Đến nội dung

BS YERSIN

Đăng ký: 21 Thg 9 2012
OFFLINE Đăng nhập: Thg 5 25 2023 09:02 AM
-----

#3466 Triệu chứng viêm loét dạ dày và nguy cơ lây nhiễm bệnh khi nội soi

Viết bởi BS YERSIN trên 22 Tháng 2 2016 - 09:43 AM

Chào cháu,

 

Các triệu chứng đau bụng trái, ăn không ngon, sụt cân, đầy hơi ... đúng là biểu hiện của bệnh đường tiêu hóa nói chung và bệnh vùng bụng nói riêng. Tuy nhiên, để kết luận là bệnh mới hay bệnh tái phát thì càn phải dựa vào nhiều yếu tố:

 

-Bệnh lần trước là viêm hay loét, có nhiễm HP không? Có tiệt trừ HP thành công chưa ?

 

-Triệu chứng bệnh lần này có giống lần trước không ?

 

Tạm thời, khó có thể có câu trả lời chính xác. Cháu nên tái khám tại nơi điều trị lần trước.

 

-Tình trạng stress có thể là yếu tố góp phần gây nên các triệu chứng trên. Stress cũng có thể góp phần làm nặng thêm các biểu hiện của bệnh lý dạ dày. Tuy nhiên, đó ít khi là nguyên nhân đơn độc hay chủ yếu gây ra bệnh dạ dày. Do đó, bác sĩ thường truy tìm các nguyên nhân khác như HP, trào ngược, .. khi làm nội soi.

 

-Rất tiếc là máy nội soi sử dụng một lần (sau đó bỏ đi) vẫn chưa được áp dụng trên thực tế do vấn đề chi phí và chất lượng. Tuy nhiên, ở Phòng khám Yersin, với việc xử lý ống soi đúng quy trình thì nguy cơ lây nhiễm hoàn toàn bị loại trừ. Cháu an tâm.

 

Về chi phí, cháu có thể liên hệ với Phòng khám theo số (08) 39 33 66 88 để có chi tiết cụ thể.

 

Một số phòng khám và bệnh viện cũng có trang bị máy rửa tự động như Bệnh Viện Pháp Việt, Bệnh Viện Vinmec.

 

Thân,

 

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin



#3377 Đau họng, ợ chua

Viết bởi BS YERSIN trên 05 Tháng 1 2016 - 01:07 PM

Chào bạn,
 
Với tần suất đau (khoảng 2 tuần 1 lần ) + đáp ứng với nhóm thuốc kháng acid + kết quả nội soi như bạn đã nêu thì nên kết hợp chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý sau 4--> 8 tuần nữa xem sao.

1- Cử: chua cay, trà cafe thức uống có gaz, hạn chế thức ăn chiên xào nhiều gia vị.
 

2- Tránh thức quá khuya, nên đi ngủ trước 22 giờ mỗi ngày.

 

3- Tập thể dục thường xuyên.

 

4- Giảm tải công việc, tránh lo lắng.

 

5- Cử ăn cuối ngày cách thời gian nằm tối thiểu 30 phút -> 1 giờ

Nếu vẫn còn lo lắng nên tái khám với bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá tình trạng của bạn.

 

Chúc bạn khỏe,

 

Bác sĩ CKI Lữ Thị Hoàng Oanh

Chuyên khoa Tai Mũi Họng - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#3336 HP Dạ Dày

Viết bởi BS YERSIN trên 09 Tháng 12 2015 - 04:29 PM

Chào bạn,

 

Câu hỏi của bạn đã được gửi đến bác sĩ. Phiền bạn vui lòng đợi bác sĩ giải đáp cho bạn nhé.

 

Mình sẽ cố gắng gửi bạn phần giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể.

 

Cám ơn bạn đã tin tưởng khamonline.com

 

Thân ái,

 

Admin




#3298 Chi phí nội soi dạ dày và vấn đề về đường tiêu hóa

Viết bởi BS YERSIN trên 24 Tháng 11 2015 - 11:16 AM

Xin chào em,

 

Trước hết, về vấn đề tập thể hình, chúng tôi không cho rằng có ảnh hưởng đáng kể đến bệnh dạ dày, hoặc gây ra bệnh dạ dày, hoặc gây ra đau bụng.

 

Trong một số trường hợp tập luyện cơ bụng và làm tăng áp lực trong ổ bụng, trên lý thuyết, đó có thể là điều kiện thuận lợi làm khởi phát tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, trên thực tế, có trào ngược dạ dày thực quản không phải là chống chỉ định để tập thể hình cũng như vai trò làm nặng thêm hay kích phát trào ngược dạ dày thực quản của việc tập thể hình cũng không được khẳng định. Chúng tôi cho rằng em có thể theo các chế độ tập thể hình phù hợp. Trong trường hợp xuất hiện một số triệu chứng về tiêu hóa, em có thể đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều chỉnh nếu cần.

 

Riêng về vấn đề chẩn đoán nội soi của trào ngược dạ dày thực quản, có 2 nhóm: các trường hợp trào ngược nhẹ thường không có triệu chứng nội soi rõ ràng, các trường hợp nặng thường có dấu hiệu nội soi khá điển hình, có thể được dùng để đánh giá mức độ nặng của nó, cũng như được dùng để theo dõi điều trị và theo dõi các biến chứng.

 

Thân chào

 

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#2988 Tiểu đường tuýp 1

Viết bởi BS YERSIN trên 18 Tháng 8 2015 - 11:44 AM

Chào em,

 

Bệnh tiểu đường type 1 có nghĩa là bị thiếu tuyệt đối Insulin, do đó cách điều trị là chích insulin bổ sung hàng ngày, không uống thuốc, bất kể là thuốc tây hay thuốc nam hoặc thuốc bắc. Nếu uống thuốc mà có hiệu quả coi chừng chẩn đoán chưa hoàn toàn chính xác. Ngược lại nếu chắc chắn chẩn đoán là tiểu đường type 1 mà không chích insulin có thể có những biến chứng nặng thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

 

Thân mến,

 

Bác sĩ CKI Nguyễn Tuấn Nghĩa

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#2709 Trễ kinh

Viết bởi BS YERSIN trên 04 Tháng 6 2015 - 10:15 AM

Chào em,

Triệu chứng đau bụng dưới có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục, bàng quang, hay của bệnh lý đường ruột (đại tràng).

Vì vậy mời em đến cơ sở y tế để được khám bệnh và điều trị.

Chúc em sớm khỏe.
 

Bác sĩ Trần Thị Anh Lan

Trưởng khoa Sản Phụ Khoa - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#2699 Những bất thường ở rốn trẻ sơ sinh

Viết bởi BS YERSIN trên 01 Tháng 6 2015 - 04:54 PM

Bạn thân mến,

 

Theo bạn mô tả, coi chừng rốn con bạn bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng rốn là vấn đề quan trọng đối với trẻ sơ sinh.

 

Bạn cần đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt, để các bác sĩ kiểm tra lại và điều trị thích hợp.

 

Chúc bé mau khỏe

 

Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Hồng Thê

Trưởng khoa Nhi - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#2625 Những bất thường ở trẻ sơ sinh

Viết bởi BS YERSIN trên 11 Tháng 5 2015 - 04:27 PM

Bạn thân mến,

 

Theo bạn mô tả thì da của trẻ nổi những hạt nhỏ như rôm sẩy và có mủ, và một trong 2 trẻ rốn ướt.

 

Điều này rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh.

 

Có thể bé bị nhiễm trùng da và bé rốn ướt bị nhiễm trùng rốn.

 

Bạn nên khuyên chị đưa các bé đến khoa Nhi để được bác sĩ Nhi tư vấn, khám và điều trị.

 

Chúc các bé mau khỏe.

 

Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Thê

Trưởng khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#2433 Vết thương do té xe - làm gì để không bị sẹo?

Viết bởi BS YERSIN trên 06 Tháng 3 2015 - 11:53 AM

Chào bạn,

 

Theo diễn tiến tự nhiên trong cơ thể, khi có vết thương, theo thời gian vết thương sẽ  lành, ban đầu trên vết thương thường có màu đỏ mỏng manh, mà chúng ta thường gọi là da non. Lớp da này thường mất nước rất nhiều, có khi  tạo thành sẹo không đẹp. Muốn cho hình ảnh sẹo đẹp, ta tạo mọi điều kiện cho vết thương nhanh lành, như không để nhiễm trùng, cơ thể không suy dinh dưỡng và giảm bớt sự mất nước trên vết thương, bằng cách thoa Silicone để tạo được một màng bán thấm trên vết thương.

 

Từ đó nước không thoát ra mà không khí có thể vào được. Nên vết thương lành sớm hơn. Theo y học cổ truyền thường dùng nghệ và mật ong thoa lên vết thương giúp nhanh lành và sát khuẩn.

 

Thân mến,

 

Bs La Hằng CKI DA LIỄU

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#1431 Bệnh Trào Ngược Dạ Dày

Viết bởi BS YERSIN trên 19 Tháng 12 2014 - 08:53 AM

Em thân mến,

 

Chúng tôi cảm thấy tâm trạng em đang rất lo lắng và có phần nào có các biểu hiện suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh. Trước hết, chúng tôi muốn khẳng định với em là dù là viêm dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản thì đều là những bệnh có thể điều chỉnh được, hoàn toàn không phải là những bệnh nan y như ung thư hay AIDS, cũng không nghiêm trọng như những bệnh mãn tính khác như tiểu đường, suy thận v.v.. Việc điều trị tận gốc, chúng tôi không thể đưa ra ở đây vì cần có cuộc khám bệnh cụ thể, hỏi lại các triệu chứng cũng như xem lại quá trình điều trị của em trước khi đi đến kết luận. Em có thể liên hệ trực tiếp Phòng khám Yersin- Khoa tiêu hóa để được giúp đỡ. Trong khuôn khổ tư vấn qua mạng, chúng tôi chỉ muốn nêu 2 ý kiến có thể giúp đỡ em phần nào.
 
1.Em cần xem lại cách sống và chế độ sinh hoạt của mình:
 
Thật vậy, dù là trào ngược hay viêm dạ dày, việc điều trị thất bại hay kém hiệu quả phần lớn do người bệnh không hiểu được / hay không được giải thích về ảnh hưởng của chế độ sinh hoạt của mình mà chỉ chăm chăm nhìn vào tác dụng của thuốc. Thuốc chỉ là một phần quan trọng trong điều trị, nhưng một mình nó thì nhiều khi không thể hoàn thành được vai trò điều trị. Tình huống rất thường gặp trong cuộc sống như là một người bệnh xơ gan mãi oán trách bác sĩ trị hoài không hết khi mà anh ta chưa bao giờ ngừng uống rượu. Hoặc một người bệnh phổi kinh niên luôn than phiền thuốc không tác dụng dù anh ta chưa bao giờ ngưng thuốc lá. 
 
Chúng tôi rất tiếc là không biết rõ tình hình của em nên không thể xác định cần phải điều chỉnh những gì nhưng ít nhất thì trạng thái tinh thần của em không tốt, phần nào cũng sẽ ảnh hưởng lên các triệu chứng vốn có. Em cần lạc quan hơn và sống khỏe, sống vui hơn thì mới có khả năng trị hết bệnh.
 
2.Em cần hiểu là một số bệnh không thể nào " HẾT" mà người bệnh phải học cách sống chung hòa thuận với những vấn đề của cơ thể mình. Đây là một cách nghĩ rất phổ biến của người bệnh ở Việt Nam ta và là nguyên nhân dẫn đến nhiều cái chết đau lòng. Ví dụ đơn giản cho em hiểu, một bệnh nhân chợt phát hiện cao huyết áp, đi khám bác sĩ và được cho toa uống trong 3 tuần chẳng hạn. Tất nhiên, trong thời gian uống thuốc thì huyết áp sẽ được điều chỉnh rất tốt. Sau 3 tuần đó, bệnh nhân nghiểm nhiên tin là mình đã hết bệnh và ngừng uống thuốc cho đến khi có tai biến xảy ra như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não v.v.v.....Ngày nay, có rất nhiều bệnh thuộc vào nhóm mãn tính và việc điều trị của nó dựa trên các nguyên tắc cơ bản là :
           - Uống thuốc liên tục để giữ cơ thể ở trạng thái bình thường ( huyết áp bình thường, đường huyết bình thường, hô hấp bình thường v.v.v....)
           - Theo dõi liên tục để điều chỉnh thuốc và chế độ sinh hoạt nhằm tránh các đợt cấp tính hay bùng phát
           - Ngăn ngừa biến chứng hoặc phát hiện và điều chỉnh kịp thời các biến chứng
 
Số bệnh như vậy có rất nhiều, có thể đơn cử như suy mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường, suy thận, rối loạn mỡ máu, viêm gan siêu vi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh viêm ruột đặc hiệu, thiếu máu tán huyết v.v...Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những bệnh có thể cần phải có chiến lược theo dõi và điều trị mãn tính như thế. Việc điều trị đôi khi đơn giản như thay đổi chế độ ăn, cách nằm ngủ nhưng cũng có thể phức tạp hơn như cần uống thuốc kháng bơm proton liều cao mỗi ngày. Điều trị thế nào là phù hợp, phải khám cụ thể mới biết em nhé . Riêng trong trường hợp của em, nếu kết quả nội soi không ghi nhận dấu hiệu trào ngược thì nếu có trào ngược, cũng chỉ ở mức độ nhẹ mà thôi. 
 
Chúc em tìm được phương hướng điều trị thích hợp cho mình
 
TS.BS Võ Xuân Quang
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin



#1414 Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc

Viết bởi BS YERSIN trên 18 Tháng 12 2014 - 09:03 AM

Xin chào bạn,

 

Trả lời câu hỏi thứ nhất, qua công thức máu của bạn, có thể tạm xác nhận là bạn đang có tình trạng thiếu máu mãn tính mức độ từ vừa đến nặng.  Trên thực tế, con số HCT 25% và HgB 7,9g là khá nghiêm trọng (chỉ còn khoảng 60% so với người bình thường). Tuy nhiên, khi bạn còn bình tĩnh viết thư thắc mắc, cũng xác nhận đây là một quá trình mãn tính mà bạn chỉ biết khi đi thử máu, chứ không có biểu hiện lâm sàng. Những bệnh nhân có Hct và HgB thấp khoảng này thường có nước da xanh mét, có thể sinh hoạt bình thường nhưng sẽ cảm thấy mệt và khó thở khi vận động mạnh, làm việc nặng. 
 
Kế đến , với tình trạng hồng cầu nhỏ và nhược sắc, chẩn đoán thường gặp nhất là tình trạng thiếu máu do thiếu sắt. 
 
Câu hỏi thứ hai, với Hct thấp như trên, nếu xảy ra cấp tính thì bạn có thể đã bị choáng và cần truyền máu cấp cứu. Tuy nhiên, nếu bệnh diễn tiến mãn tính thì bạn không cần truyền máu nhưng cần có biện pháp cấp tốc để 
 
               * Ngăn cản sự mất máu nếu có
               * Bồi hoàn lượng máu mất nhanh chóng
 
Câu hỏi thứ ba và thứ tư: có cần uống thuốc gì không hay cần làm gì khác không .... thì lại khá phức tạp vì nó phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh của bạn là gì. Như đã nói, nhiều khả năng là bạn đang bị thiếu máu thiếu sắt. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác nhau để dẫn đến tình trạng thiếu sắt này. Ở trẻ em, thiếu sắt thường  xảy ra do cung cấp thiếu, nói cách khác là do dinh dưỡng. Ở người lớn (trừ tình trạng thiếu máu nhẹ ở phụ nữ có thai cũng khá phổ biến), nguyên nhân thiếu sắt thường do thất thoát / mất máu. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:
 
                * Mất máu rỉ rả  do giun móc, hay gặp ở nông dân và các vùng nông thôn 
                * Mất máu do chảy máu rỉ rả qua đường tiêu hóa: do loét dạ dày, do ung thư, polyp đường tiêu hóa
                * Mất máu do rối loạn kinh nguyệt kéo dài v.v...
 
Cần xác định nguyên nhân, điều trị nguyên nhân kết hợp với bổ sung chất sắt trong chế độ dinh dưỡng . Bạn có thể thấy việc điều trị có thể từ đơn giản như xổ giun cho đến phức tạp như phẫu thuật cắt bỏ một khối u ở đâu đó đang chảy máu. Bạn cần đi khám bác sĩ ngay để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị. 
 
Chúc bạn mau khỏe
 
TS.BS Võ Xuân Quang
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin



#1316 Bệnh tim bẩm sinh

Viết bởi BS YERSIN trên 12 Tháng 12 2014 - 11:03 AM

Bạn thân mến,

 

Con bạn bị tim bẩm sinh. Bạn nên đưa cháu đến Khoa Tim mạch của các bệnh viện Nhi.

 

Bác sĩ chuyên khoa Tim mạch - Nhi sẽ khám và tư vấn cho bạn.

 

Thân ái,

 

Bác Sĩ Nguyễn Thị Hồng Thê

 

Trưởng khoa Nhi - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#1305 Tại sao chúng ta ăn nhiều mà cơ thể bài tiết ít

Viết bởi BS YERSIN trên 10 Tháng 12 2014 - 02:57 PM

Câu hỏi:

 

Tôi 55 tuổi, là Việt Kiều định cư ở Mỹ, đã có vợ và 3 con gái, là tổng giám đốc một công ty. Tôi có cuộc sống hạnh phúc, bình an, không lao động nặng, đi bộ 2 km mỗi sáng sớm, ăn uống nghỉ ngơi điều độ, không táo bón hay tiêu chảy. Tôi từng thắc mắc với một số bác sĩ nổi tiếng người Mỹ nhưng không giải thích được. Có bác sĩ nói rằng cơ thể ông chỉ bài tiết 35%, không phải là 25%. Vì sao cơ thể chỉ bài tiết khoảng 25% lượng thực phẩm tôi nạp vào hàng ngày? Số lượng thực phẩm còn lại đã được biến hóa và tích trữ vào đâu?

 

Kính mong bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa giải đáp.

 

(Tony Thịnh Lê)




#1266 Mẫn ngứa 2 bên bẹn và bìu

Viết bởi BS YERSIN trên 29 Tháng 11 2014 - 10:49 AM

Chào em,
 
Vết mẫn đỏ ngứa ở 2 bên bẹn và bìu. Đây là bệnh lành tính. Nhưng có nhiều nguyên nhân. Vậy tốt nhất em nên đến bác sĩ da liễu khám, đừng hoang mang lo lắng sẽ bị stress đó nhé.
 
Chúc em sớm bình phục,
 

BS La Hằng CK1 Da liễu

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#1200 Sốt, đau bụng và tiêu chảy

Viết bởi BS YERSIN trên 28 Tháng 10 2014 - 11:26 AM

Xin chào bạn,

 

Nói một cách vắn tắt, bạn đang có hội chứng tiêu chảy cấp còn nguyên nhân có phải virus hay không, chúng tôi không thể khẳng định 100% được.

 

Nói chung, nếu  là bệnh do virus, bạn chỉ cần nghỉ ngơi, đảm bảo dinh dưỡng và bù nước bằng các dung dịch điện giài. Nếu triệu chứng nặng, bạn có thể phải nhập viện để truyền dịch.

 

Một số dạng tiêu chảy cấp do vi trùng cần phải điều trị kháng sinh. Dùng kháng sinh gì và theo đường uống hay chích, bác sĩ cần phải khám mới quyết định được.

 

Nếu bạn chắc chắn là mình chỉ nhiễm virus và bệnh chỉ nhẹ, việc tự điều trị có thể đơn giản và ít tốn kém. Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên đi khám thay vì tự uống đủ loại thuốc như trên, có thể làm bệnh diễn tiến phức tạp thêm.

 

Chúc bạn mau khỏe.

 

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin






Hội thảo chuyên môn

Gửi câu hỏi