Đến nội dung

BS YERSIN

Đăng ký: 21 Thg 9 2012
OFFLINE Đăng nhập: Thg 5 25 2023 09:02 AM
-----

#1193 Răng hàm mặt, mong các bsĩ giúp cháu ạ!!!

Viết bởi BS YERSIN trên 27 Tháng 10 2014 - 10:52 AM

Em thân mến,

Theo lời em kể, có vẻ là một trường hợp chẩn đoán khó khăn. Nếu X quang cho thấy xương bình thường, phần nhiều tổn thương liên quan đến phần mềm lân cận. Chúng tôi không khám cụ thể nên không thể khẳng định đó là tổn thương phần mềm, cơ hay tuyến nước bọt , hoặc là hạch vùng. Có thể em cần phải làm siêu âm hoặc MRI để xác định chẩn đoán thêm.

 

Chúng tôi rất tiếc không thể tư vấn chi tiết hơn trong những trường hợp khó và tế nhị như thế này.

Chúc em mau khỏe,

 

Tiến sĩ Bác sĩ Võ Quang Quang

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#1183 Uống thuốc tránh thai sau quan hệ

Viết bởi BS YERSIN trên 23 Tháng 10 2014 - 02:16 PM

Câu hỏi:

 

Thưa bác sĩ, cháu và chồng cháu có QHTD với nhau được hơn 1 tháng. Sau khi sinh hoạt cháu uống thuốc tránh thai cấp tốc sau đó hơn 1 ngày. Đến ngày bị kinh nguyệt thì cháu vẫn bị đều. Giờ cháu thấy bụng cháu hơi to lên. Cháu cũng bị bệnh thận kém do yếu tố công việc nên nhiều lần nhịn tiểu. Thưa bác sĩ, liệu cháu có bầu sau lần sinh hoạt đó được không ạ?

Cháu xin chân thành cảm ơn bác sĩ!

 

(Từ facebook của một bạn xin được giấu tên)

 




#1149 Tiêu hoá của bé

Viết bởi BS YERSIN trên 26 Tháng 9 2014 - 08:22 AM

Chào bạn,
 
Thay đổi số lần tiêu của bé là một trường hợp rối loạn tiêu hóa.
 
Có nhiều nguyên nhân của rối loạn này:
 
-Có khi chỉ là một rối loạn sinh lý tạm thời trong thời gian ngắn, sẽ tự nhiên hết.
 
-Có khi đơn giản do  ảnh hưởng của vấn đề dinh dưỡng. Bs. Nhi không rõ bé được dùng sữa mẹ hay sữa công thức.
 
     +Nếu dùng sữa mẹ, bạn nên uống nhiều nước, ăn thêm nhiều rau, trái cây ,cùng thực phẩm nhuận trường khác.
 
     +Nếu dùng sữa công thức, bạn có  đang thay đổi loại sữa khác với sữa bé dùng trước đây không, và bạn nên xem lại cách pha sữa có đúng như hướng dẫn của nhà sản xuất không.
 
Ngoài ra, bé cần uống thêm nước, và ở tuổi 3 tháng, bé bắt đầu dùng thêm nước trái cây, ví dụ như nước cam-để vừa thêm dinh dưỡng, vừa giúp tiêu hóa tốt.
 
-Rối loạn tiêu hóa còn có thể là triệu chứng khởi đầu của một bệnh hay của một bất thường đường tiêu hóa, hoặc là triệu chứng của một bệnh lý ngoài đường tiêu hóa.
 
Vì vậy, cách xử trí của bạn ban đầu là cần chỉnh lại vấn đề dinh dưỡng cho bé, theo dõi triệu chứng diễn biến. Nếu tình trạng rối loạn này không cải thiện và kéo dài, bạn nên đưa em đến cơ quan y tế để điều chỉnh rối loạn, hay xác định tình trạng bệnh lý, nếu có.
 
Mong bé chóng trở lại tình trạng tiêu hóa bình thường.
 
Thân ái chào bạn.
 
Bs. MAI THỊ THU CÚC
Chuyên khoa Nhi - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin



#1147 Bệnh dạ dày thường xuyên tái phát

Viết bởi BS YERSIN trên 25 Tháng 9 2014 - 09:52 AM

Câu hỏi:

 

Tôi 37 tuổi, bị chứng ợ nóng kéo dài khoảng 5 năm nay. Đã đi khám, nội soi rất nhiều lần đều cho kết quả viêm dạ dày, tá tràng nhưng điều trị không hết.

 

Mỗi lần điều trị bằng thuốc khoảng một tháng thấy cảm giác như khỏi hẳn nhưng chỉ hết đợt điều trị vài ngày là ợ nóng lại tái phát. Tôi không uống rượu bia, không hút thuốc, thường xuyên khó ngủ, ngủ ít, thỉnh thoảng vẫn phải trực đêm do yêu cầu công việc... Xin hỏi bác sĩ cách điều trị, những biến chứng có thể xảy ra do bệnh kéo dài và dùng thuốc dài ngày có ảnh hưởng gì không?

 

(Sơn)




#1137 Học bảng chữ cái

Viết bởi BS YERSIN trên 22 Tháng 9 2014 - 09:22 AM

Chào bạn,

 

Trước tiên, Bs.Nhi thành thật cảm thông với người mẹ đang mong mỏi thiên thần 5 tuổi của mình thuộc bảng chữ cái trước khi bước chân vào lớp học đầu đời. Bên cạnh đó, BS.Nhi cảm thấy dường như mẹ nhầm lẫn địa chỉ rồi khi gởi câu hỏi và yêu cầu “giúp đỡ”để “cải thiện “vấn đề đang vướng mắc của bạn.

 

Giáo dục trẻ thơ là cả một nghệ thuật. Sự thành công tùy thuộc cách phối hợp tế nhị giữa phương pháp giáo dục và tính cách cá nhân cùng sự phát triển của từng trẻ.

 

Trên cương vị của một Bs.Nhi, vì đã nhận câu hỏi, Bs. đành rụt rè đóng góp với bạn vài ý sau-Mong rằng các giáo viên mẫu giáo chuyên nghiệp và bạn mỉm cười thông cảm cho Bs.nhé:

 

-Trẻ con 5 tuổi rất thích vui chơi. Ngoài đồ chơi,

 

    + Trẻ đã biết yêu thích âm nhạc, hình ảnh, chuyện kể...

    + Đã biết phân biệt hình tượng với ý nghĩa tương đương,

    +Đã biết yêu thích thiên nhiên và môi trường thích hợp,

    +Đã biết thích mình được tôn trọng,

    +Đã biết cảm nhận và thể hiện cảm xúc khi nhận lời hướng dẫn, giải thích...

 

Do đó, phương pháp giảng dạy của mẹ cho con cần phối hợp các yếu tố trên một  cách tế nhị và hài hòa mới mong thành công được đối với trẻ mà với  nhận xét của mẹ là “không thích học” và ”rất nhát” học mà không đề cập đến thắc mắc bé là một đứa trẻ phát triển tâm vận bình thường hay không, cũng như không đề cập đến tính cách bất thường về vui chơi, ngôn ngữ, và hành vi của bé.

 

1/ Về vấn đề bạn nêu ra là bé không thích học và nhác học: Bạn nên làm sao để tạo hứng thú trong việc học, để mỗi thời gian học là mỗi thời gian vui, và quan trọng là phải ứng với thời gian tập trung của bé.

 

Việc gây cảm hứng học có thể thông qua hình ảnh, học cụ, đồ chơi có tính cách giáo dục, phương pháp truyền đạt phù hợp cảm tính cá nhân trẻ như đã đề cập ở trên.

 

Cũng nên lưu ý rằng sẽ vô ích khi chúng ta cố nhồi nhét truyền đạt cho bé ngoài thời gian tập trung của bé. Thời gian này tùy thuộc cá tính của từng em.

 

 2/ Về vấn đề mỗi lần mẹ dạy cho con 2,3 chữ cái mà vẫn không thuộc: Bạn nên thử giảm số chữ phải  học, mỗi lần học 1 chữ thôi để dễ tiếp thu hơn. Khi đã thuộc, trong lần học chữ mới sẽ có phần ôn lại chữ cũ đã học.

 

 3/ Về vấn đề bé “khó nhớ”, và mẹ thất bại trong nhiều cách giáo dục cho bé: Bạn hãy xem lại thời điểm học của bé có đúng vào thời gian tập trung của cá nhân bé và phương cách giáo dục có phù hợp với cá tính của bé không.

 

Quan trọng hơn nữa, cần phải xác định bé có phải là một trường hợp bệnh lý Chậm phát triển thông thường, hay một Rối loạn phát triển thần kinh thời thơ ấu gây khó khăn cho sự chú  ý như chứng Tăng động Giảm chú ý, ... không.

 

-Vì vậy, theo Bs.Nhi, bạn nên cho bé khám tại Bs. chuyên khoa Tâm lý và Phát triển Nhi để chẩn đoán xác định hay loại trừ các trường hợp bệnh lý nêu trên.

 

      +Trong trường hợp bệnh lý, em sẽ được can thiệp sớm tùy mức độ để cải thiện sự phát triển, và sẽ được đề nghị giáo dục ở Trường Chuyên biệt.

 

      + Trong trường hợp em là trẻ phát triển tâm –vận bình thường, Bs.Nhi khuyên bạn nên tìm đến với Giáo viên mẫu giáo chuyên nghiệp hơn là Bs.Nhi (!!!)

 

Thân chúc bạn sớm nhận được kết  quả mong đợi

 

Chào bạn

Bs. MAI THỊ THU CÚC

Chuyên khoa Nhi - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#1127 Sự lây truyền của vi khuẩn Hp

Viết bởi BS YERSIN trên 10 Tháng 9 2014 - 09:49 AM

Em thân mến,

 

Câu hỏi của em thật đơn giản nhưng để trả lời thỏa đáng và dễ hiểu là một vấn đề làm khó chúng tôi không ít. Thật vậy, nếu em tìm được một câu trả lời chính xác và thuyết phục, không chừng có khả năng nhận giải Nobel Y học đấy em nhé .

 

Trước khi đi vào phần trả lời, chúng tôi muốn em biết một số sự kiện như sau :

 

1. Em e ngại về vấn đề nhiễm HP qua miệng. Trên thực tế, khoang miệng của con người không phải là nơi " sạch sẽ " như em nghĩ đâu nhé. Ở một người hoàn toàn khỏe mạnh, khoang miệng chứa khoảng vài trăm loại vi khuẩn khác nhau và mỗi ml nước bọt cũng có cả trăm triệu con vi khuẩn ... đang lúc nhúc.

 

2.Helicobacter Pylori là một trong những chủng vi khuẩn gây nhiễm rộng rãi nhất ở con người. Ước tính chung trên thế giới có khoảng 50% dân số có nhiễm Helicobacter Pylori. Vì vậy, có thể nói là không có cách nào có thể phòng chống nó một cách tuyệt đối, khi mà Helicobacter hiện diện khắp nơi khắp chốn quanh ta, từ trong gia đình đến công sở , từ nhà vệ sinh đến bến xe bus .

 

3.Tuy nhiên, điều may mắn là trong số 50% dân số toàn thế giới đó, có khoảng 85% hoàn toàn không có " xích mích" gì với con HP cả và họ chung sống hòa bình với nhau mãi cho đến lúc " răng long đầu bạc" , chẳng cần đến sự nhiệt tình của quý bác sĩ !!!

 

4.Nếu tham khảo y văn hoặc hỏi các bác sĩ về cách thức mà HP lây bệnh, em sẽ thấy là hầu hết đều phát biểu khá thận trọng và kèm theo ..." Có thể, Có lẽ, v.v..". Nói cách khác, việc chứng minh cơ chế lây bệnh của HP, tại sao lây cho người này mà không lây cho người khác, Tại sao người này bệnh mà người khác không bệnh v.v... Chưa có lời giải đáp rõ ràng , em nhé .

 

Trở lại câu hỏi của em, phải thấy vấn đề như thế này : HP rõ ràng là một bệnh lây nhiễm nhưng việc có lây hay không và sau khi bị lây thì có phát bệnh hay không , thì đó lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Cũng chính vì thế, hiện nay chưa có một khuyến cáo nhất quán nào về việc phòng ngừa HP mà chỉ là những hướng dẫn chung chung như dùng dụng cụ ăn riêng, rửa tay thường xuyên, chú ý vệ sinh thức ăn v.v.. Tất cả những hướng dẫn này  nhằm giảm rủi ro tiếp xúc với HP ( biết rằng việc loại trừ hoàn toàn là không thể thực hiện được.). Việc thực hiện những biện pháp trên chỉ có lợi mà hầu như không có hại nên được chấp nhận rộng rãi. Tuy nhiên, trong trường hợp mà bạn hỏi, cái " lợi " thật ra cũng chưa rõ ràng và thuyết phục lắm ( như các sự kiện ở trên cho thấy) nhưng cái hại thì khá rõ ràng ( hại như thế nào thì em tự hiểu vậy ). Trong trường hợp này, có lẽ không ai đề nghi cấm đoán  cả. 

 

Để rõ ràng hơn nữa, các nghi vấn của em được trả lời như sau :

 

a/ Trong thời gian uống thuốc điều trị, em và bạn gái vẫn hôn nhau, và em được biết là vi khuẩn hp lây truyền qua miệng, như vậy em đã lây cho bạn gái rồi phải không ạ? 

        Không hẳn như vậy. Ban gái em có thể vẫn không bị nhiễm.

        Mặt khác, nếu đi khám cho thấy có bị nhiễm, cũng không có gì chắc chắn là nguồn lây từ em       

                

b/ Khi bị nhiễm hp như vậy bạn gái có bị viêm dạ dày giống em ko? 

         Không hẳn như vậy. Khả năng lớn nhất là chẳng có chuyện gì xảy ra.

 

c/ Liệu em có bị lây nhiễm vi khuẩn hp từ bạn gái không ạ: 

         Khả năng tái nhiễm lại từ người thân là có. Tuy nhiên, đối với HP thì rất hiếm khi ghi nhận. 

         Trường hợp nhiễm qua nhiễm lại như thế thường hay xảy ra với các bệnh STD hơn.

 

Tóm lại, em cứ an tâm điều trị .

Chúc em mau khỏe,

 

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#980 Những thuốc điều trị các bệnh Ains có ảnh hưởng đến dạ dày và gây viêm loét d...

Viết bởi BS YERSIN trên 31 Tháng 3 2014 - 02:14 PM

Câu hỏi:

Những thuốc điều trị các bệnh Ains có ảnh hưởng đến dạ dày và gây viêm loét dạ dày?
Thỉnh thoảng uống rượi bia thì bị ợ chua, không uống thì không bị, như vậy có được coi là bị bệnh trào ngược thực quản chưa?
Khi nào (tuổi tác, triệu chứng) cần tầm soát chẩn đoán sớm để biết có bị ung thư dạ dày? Khi nào cần nội soi dạ dày để phòng ngừa ung thư dạ dày?
Ung thu dạ dày giai đoạn T4 (muộn) thì sống được mấy tháng? Thời gian để ung thư dạ dày T1-> T2-> T3 ->T4?
Nguyễn Hoàng Việt_0903.734.834
Email: nhvietpn@yahoo.com

 

Trả lời:

 

Chào bạn,

Các thuốc kháng viêm Non – steroid (AINS ) có khả năng gây viêm loét, xuất huyết dạ dày – tá tràng.
Bệnh lý trào ngược thực quản được chẩn đoán dựa trên bệnh sử và các xét nghiêm như nội soi thực quản – dạ dày, đo PH thực quản, đo áp lực cơ vòng … Với triệu chứng thình thoảng ợ chua khi uống ia bạn nên bác sĩ thăm rõ hơn để chẩn bệnh.
Để đánh giá tiên lượng của ung thư người ta thường dùng một thang điểm là “ thời gian sống thêm 5 năm “. Qua thống kê người ta biết được tỷ lệ sống thêm 5 năm theo thang điểm này. Thời gian cụ thể sống được mấy tháng của ung thư dạ dày giai đoạn T 4 rất khó chắc chắc.

 

Ths BS Trần Quốc Vĩnh

Phó trưởng khoa Nội Soi - Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#644 Dinh dưỡng ăn dặm cho bé

Viết bởi BS YERSIN trên 04 Tháng 7 2013 - 05:01 PM

Chào bạn,

Rôm sảy là sự ứ đọng mồ hôi dưới da do nghẽn tuyến mồ hôi vì nhiều nguyên nhân.Nguyên nhân thông thường nhất là khí hậu nóng, và yếu tố làm tăng thân nhiệt khiến mồ hôi tiết nhiều mà không đào thải kịp gây ứ tắt ở miệng ống tuyến.

Triệu chứng xuất hiện ở da, hình thái khác nhau tùy vị trí nghẽn ống dẫn mồ hôi. Ở trẻ con, thông thường rôm sảy xuất hiện ở vùng mồ hôi tiết nhiều như da đầu, cổ, vai, ngực, lưng, nách, háng, dưới hình thức mụn nước li ti, đến các sẩn hồng lấm tấm lan rộng thành mảng.

Vấn đề đặt ra là những biểu hiện ngoài da của con bạn có đúng là rôm sảy không, hay là viêm da dị ứng, hay rôm sảy đã bị bội nhiễm, hoặc tổn thương da do một nguyên nhân nào khác.

Về điều trị, rôm sảy thường tự khỏi.Những yếu tố sau đây giúp rôm sảy chóng hồi phục:

1/Giảm sự tiết mồ hôi bằng cách:
+Điều hòa nhiệt độ môi trường:-Ở nơi thoáng mát,thông khí tốt: Phòng lạnh, quạt
+Tránh nắng, nhiệt
+Giảm hoạt động thể lực.

2/Tăng sự thoát mồ hôi bằng cách:
+Áo quần thoáng mát, chất liệu nhẹ mỏng, dễ hút ẩm,màu sáng.
+Vệ sinh:
-Thấm khô mồ hôi,khi cần.
-Tắm sạch bằng nước mát và xà phòng giữ ẩm.
-Cắt sạch móng tay chân .

3/Dinh dưỡng:
+ Uống nước thường xuyên không chờ khát
+ Dùng nhiều trái cây, rau quả

Trong một số trường hơp, theo chỉ định của Bác sĩ, cần dùng thêm thuốc kháng dị ứng để giảm ngứa, và giúp da chống dị ứng với chính các thành phần của mồ hôi ứ đọng trên da, hoặc kháng sinh, kháng viêm để trị bội nhiễm tùy độ viêm nhiễm.
Bạn thân mến, nếu bạn đã thực hiện đúng những điều trên mà triệu chứng ngoài da của con bạn vẫn tồn tại, bạn nên đưa con đến cơ sở y tế khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị thích hợp .

Chào bạn và chúc bé chóng trở lại làn da mịn màn của trẻ thơ.

 

Bác sĩ. Mai Thị Thu Cúc

Khoa Nhi, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#546 Trả lời câu hỏi Tư vấn trực tuyến trên báo Thanh Niên Online

Viết bởi BS YERSIN trên 28 Tháng 11 2012 - 02:20 PM

Diễn đàn Tư vấn Online Yersin xin đăng tải toàn bộ nội dung buổi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu phương pháp nội soi trong bệnh lý đường tiêu hóa” bên dưới.

 






Hội thảo chuyên môn

Gửi câu hỏi