Đến nội dung

Nội dung của BS YERSIN

207 phương tiện bởi BS YERSIN (Tìm kiếm giới hạn từ 21-Tháng 5 23)



#3667 Ngưng thuốc khi đang điều trị cường giáp có nguy hiểm không?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 12 Tháng 7 2017 - 11:56 AM trong Tổng quát

 

CÂU HỎI:
Chào Bác sĩ, tháng 1 năm 2016 tôi phát hiện và bắt đầu điều trị cường giáp. Tính đến hết tháng 4/2017 chỉ số T3, T4, TSH trong mức bình thường bác sĩ ghi trong toa ổn được 10 tháng. Nhưng bác sĩ nói tôi cần phải uống thuốc với toa: 2 viên Thyrozol 5mg, Berlthyrox 100 (100mcg) 3/4 viên, 2 viên Chophytol trong 1, 5-2 năm nữa. Tôi đang uống thuốc điều trị viêm dạ dày nên thấy ngán nhiều thuốc quá nên từ đầu tháng 5/2017 tôi tạm ngưng thuốc cường giáp có sao không bác sĩ, uống liên tục trong vòng 1,5-2 năm nữa thì mới được hả bác sĩ? Xin bác sĩ cho lời khuyên, chân thành cám ơn.
TRẢ LỜI:
Chào Ngọc !
Cảm ơn Ngọc đã gởi câu hỏi
Phác đồ điều trị cường giáp như sau :
Giai đoạn tấn công từ 6-8 tuần (Bs sẽ cho thuốc kháng giáp liều cao cho đến khi ổn định rồi giảm liều thuốc chuyển qua điều trị duy trì)
Giai đoạn duy trì  từ 12-18 tháng
Sau đó nếu ổn định Bs sẽ cho xét nghiệm lại để xem xét ngưng thuốc
Như vậy em đã điều trị tổng cộng 15 tháng (2 tháng tấn công - 13 tháng duy trì) nhưng vì em đã ngưng uống thuốc rồi thì chỉ cần theo dõi tái phát thôi,tỉ lệ tái phát là 40%
Em nên gặp Bs chuyên khoa nếu có triệu chứng cường giáp tái phát
Vì em là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ nên em cần tư vấn Bs chuyên khoa khi dự định có thai vì bệnh cường giáp ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ và lúc sinh
Thân

CÂU HỎI:
Chào Bác sĩ, tháng 1 năm 2016 tôi phát hiện và bắt đầu điều trị cường giáp. Tính đến hết tháng 4/2017 chỉ số T3, T4, TSH trong mức bình thường bác sĩ ghi trong toa ổn được 10 tháng. Nhưng bác sĩ nói tôi cần phải uống thuốc với toa: 2 viên Thyrozol 5mg, Berlthyrox 100 (100mcg) 3/4 viên, 2 viên Chophytol trong 1, 5-2 năm nữa.

Tôi đang uống thuốc điều trị viêm dạ dày nên thấy ngán nhiều thuốc quá nên từ đầu tháng 5/2017 tôi tạm ngưng thuốc cường giáp có sao không bác sĩ, uống liên tục trong vòng 1,5-2 năm nữa thì mới được hả bác sĩ? Xin bác sĩ cho lời khuyên, chân thành cám ơn.


TRẢ LỜI:

Chào Ngọc !
Cảm ơn Ngọc đã gởi câu hỏiPhác đồ điều trị cường giáp như sau :

1. Giai đoạn tấn công từ 6-8 tuần (Bs sẽ cho thuốc kháng giáp liều cao cho đến khi ổn định rồi giảm liều thuốc chuyển qua điều trị duy trì)

2. Giai đoạn duy trì  từ 12-18 thángSau đó nếu ổn định Bs sẽ cho xét nghiệm lại để xem xét ngưng thuốc. Như vậy em đã điều trị tổng cộng 15 tháng (2 tháng tấn công - 13 tháng duy trì) nhưng vì em đã ngưng uống thuốc rồi thì chỉ cần theo dõi tái phát thôi,tỉ lệ tái phát là 40%.Em nên gặp Bs chuyên khoa nếu có triệu chứng cường giáp tái phát.

Vì em là nữ và trong độ tuổi sinh đẻ nên em cần tư vấn Bs chuyên khoa khi dự định có thai vì bệnh cường giáp ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ và lúc sinh

Thân!

Bác sĩ Phạm Hữu Tú

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#3680 Polyp túi mật có nguy hiểm không?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 05 Tháng 9 2017 - 11:10 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI:

Em siêu âm phát hiện có polyp túi mật 0.66cm, xin bác sĩ khuyên em nên điều trị như thế nào? Bệnh có nguy hiểm lắm ko ạ?

 

TRẢ LỜI:

Chào em,
Polyp túi mật là một bệnh lành tính khá thường gặp, hầu như chỉ phát hiện tình cờ khi siêu âm. Bệnh không có triệu chứng và ít khi tiến triển hoặc lớn đáng kể.
Về nguyên tắc, nếu khối polyp nhỏ hơn 1 cm và không có triệu chứng, em không cần điều trị. Theo dõi siêu âm mỗi 6 tháng để xem kích thước có thay đổi không.
Nếu polyp lớn hơn 1cm và kèm theo triệu chứng, thường là đau bụng, ăn khó tiêu, có thể cắt túi mật qua nội soi.
Chúc em khỏe.

Chào em,

Polyp túi mật là một bệnh lành tính khá thường gặp, hầu như chỉ phát hiện tình cờ khi siêu âm. Bệnh không có triệu chứng và ít khi tiến triển hoặc lớn đáng kể. Về nguyên tắc, nếu khối polyp nhỏ hơn 1 cm và không có triệu chứng, em không cần điều trị. Theo dõi siêu âm mỗi 6 tháng để xem kích thước có thay đổi không. Nếu polyp lớn hơn 1cm và kèm theo triệu chứng, thường là đau bụng, ăn khó tiêu, có thể cắt túi mật qua nội soi.

Chúc em khỏe.





#3666 Viêm gan B và quá trình điều trị hiệu quả nhất

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 12 Tháng 7 2017 - 11:43 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

 

CÂU HỎI:
Chào bác sĩ, em bị nhiễm virus viêm gan B. Cách đây vài ngày em có truyền ozon và bác sĩ cho uống thuốc khoảng nữa tháng sau quay lại tái khám. Em muốn hỏi bên mình có những phương pháp trị viêm gan b như thế nào.Em muốn chuyển qua bệnh viện mình để điều trị vì em có bảo lãnh viện phí tại bệnh viện. Rất mong sự tư vấn của bác sĩ. Em chân thành cảm ơn.
TRẢ LỜI:
Thân gửi Bạn
BS cám ơn câu hỏi của bạn . Bạn đang bị Nhiễm siêu vi viêm gan B , việc theo dõi và điều trị là một chương trinh quản lý chặt chẽ để phòng ngừa diễn tiến xơ gan và ung thư gan vì vậy bạn được cần được tư vấn trực tiếp với bác sĩ để hiểu thấu đáo hơn . Hiện phòng khám chúng tôi có điều trị Viêm gan siêu vi B . Bạn vui lòng sắp xếp thời gian để đến Phòng khám gặp BS Tuyết nhé. Để thuận tiện cho thời gian gặp BS bạn nên đăng ký trước theo  số  điều trị thuốc theo toa bác sĩ/ medication is just taken if prescribed by doctor điện thoại  : 08 39336688 gặp Thư ký lầu 3 nhé
Thân chào


CÂU HỎI:

Chào bác sĩ, em bị nhiễm virus viêm gan B. Cách đây vài ngày em có truyền ozon và bác sĩ cho uống thuốc khoảng nữa tháng sau quay lại tái khám. Em muốn hỏi bên mình có những phương pháp trị viêm gan b như thế nào. Em muốn chuyển qua bệnh viện mình để điều trị vì em có bảo lãnh viện phí tại bệnh viện. Rất mong sự tư vấn của bác sĩ. Em chân thành cảm ơn.

 

TRẢ LỜI:

Thân gửi Bạn

BS cám ơn câu hỏi của bạn . Bạn đang bị Nhiễm siêu vi viêm gan B , việc theo dõi và điều trị là một chương trinh quản lý chặt chẽ để phòng ngừa diễn tiến xơ gan và ung thư gan vì vậy bạn được cần được tư vấn trực tiếp với bác sĩ để hiểu thấu đáo hơn. Hiện phòng khám chúng tôi có điều trị Viêm gan siêu vi B . Bạn vui lòng sắp xếp thời gian để đến Phòng khám gặp BS Tuyết nhé.

Để thuận tiện cho thời gian gặp BS bạn nên đăng ký trước theo  số  điều trị thuốc theo toa bác sĩ/ medication is just taken if prescribed by doctor điện thoại  : 08 39336688 gặp Thư ký lầu 3 nhé

Thân chào

Bác sĩ Ánh Tuyết - Giám Đốc Y Khoa

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin.




#3653 Xét nghiệm máu và các chỉ số "không thể không biết"

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 08 Tháng 6 2017 - 01:46 PM trong Tổng quát

CÂU HỎI:
Thưa bác sĩ, em xét nghiệm máu có kết quả như sau : IgG : POS 16,8U/ml và IgM : NEG 11,2U/ml. Bác sỹ có thể giúp em giải thích kết quả này như thế nào không ạ? Cám ơn Bác rất nhiều.
 
x%C3%A9t-nghi-m-m%C3%A1u.jpg
 

TRẢ LỜI:

Chào em,

IgG và IgM đều là kháng thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân vi khuẩn, virus từ bên ngoài.
Tùy theo giai đoạn và loại nhiễm khuẩn mà cơ thể sẽ sản xuất ra loại kháng thể tương ứng. Thông thường , IgM hay gặp ở giai đoạn sớm trong khi IgG gặp ở giai đoạn trễ hơn. Bác sĩ còn dựa vào sự hiện diện hay vắng mặt của các kháng thể này để xác định giai đoạn nhiễm bệnh.
Các kết quả thường là định tính, có hay không. Các con số kèm theo là giá trị cắt ngang để phạn biệt, có thể thay đổi theo phương pháp hay theo từng loại kit.
Tronng trường hợp của em, IgG dương tính (positive) và IgM âm tính (negative) cho thấy em có nhiễm bệnh và khá lâu rồi.
Nhiễm bệnh gì hay vi khuẩn, virus gì thì phải xem test tìm loại gì.
Trong khá nhiều trường hợp, sự hiện diện của IgG chỉ mang giá trị chỉ điểm, cho biết người bệnh đã từng tiếp xúc với tác nhân đó. Tuy nhiên, bệnh có thể đã khỏi hoàn toàn và không cần điều trị.
Để xác định, cần làm thêm một vài xét nghiệm khác.
Thân chào em!
Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin



#3639 Hay mệt, thở dốc, khó thở, tim đập nhanh,...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 23 Tháng 1 2017 - 02:30 PM trong Tim mạch

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ, khoảng hơn 1 năm nay, tôi rất hay bị mệt và thở dốc. Nhiều lúc đang làm việc nhà bỗng cảm thấy khó thở, tức ngực và tim đập rất nhanh. Thỉnh thoảng lúc nằm, hay nghe mọi người to tiếng, âm thanh ồn tôi cũng bị trường hợp tương tự vậy. Không biết tôi mắc phải bệnh gì và nên dùng thuốc thì để cải thiện tình hình này ạ?

Cảm ơn Bác sĩ!

TRẢ LỜI

Chào bạn,

Chúng tôi không biết giới tính, độ tuổi và cơ địa bản thân cũng như tiền sử bệnh, nên chẳng thể tư vấn kỹ hơn. Có khả năng là bạn  chỉ bị rối loạn chức năng( các tên khác là rối loạn thần kinh tim, rối loạn thần kinh chức năng, rối loạn thần kinh thực vật v.v..). Trong trường hợp đó, nguyên nhân chủ yếu là tâm lý, bạn chỉ cần dùng  các vitamin, thay đổi chế độ sinh hoạt và có thể dùng thuốc an thần nhẹ. Mặt khác, đây cũng có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân (ví dụ: thiếu máu, cường giáp, cao huyết áp v..v...) hoặc là biểu hiện của một bệnh cơ quan (suy mạch vành, viêm phế quản mãn, rối loạn nhịp tim, v.v...).

Nói cách khác, bệnh gì cũng có thể có biểu hiện như bạn mô tả và khó mà có chẩn đoán hay điều trị với thông tin hạn chế như trên- Bạn cần đi khám tổng quát hoặc khám chuyên khoa tim mạch để được tư vấn chính xác hơn.

Thân chào.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin


 




#3681 Điều trị HP dài ngày không tiến triển, phải làm sao?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 05 Tháng 9 2017 - 11:23 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

 

CÂU HỎI (Phạm Phú An - Nam - 1980):
Xin chào bác sĩ. Sau khi nội soi ở bệnh viện Trà Vinh tôi bị nhiễm hp dương tính, đã uống thuốc điều trị từ 15/4/2017 nhưng đến giờ vẫn đau. Sau đó tôi đi BV đại học Y dược TPHCM, BS chỉ định cho uống thuốc tiếp 2 tháng rồi mới test hơi thở lại. Hiện giờ tôi đang uống thuốc mà vẫn đau. Vậy xin hỏi BS giờ tôi đang uống thuốc mà muốn nội soi để tầm soát ung thư có được không, có cần nghỉ uống thuốc 3 tuần như BS dặn hay không? Tôi rất lo lắng vì đã uống thuốc điều trị 4 tháng rồi mà không hết đau. Cảm ơn bác sĩ.

CÂU HỎI:
X
in chào bác sĩ. Sau khi nội soi ở bệnh viện Trà Vinh tôi bị nhiễm hp dương tính, đã uống thuốc điều trị từ 15/4/2017 nhưng đến giờ vẫn đau. Sau đó tôi đi BV đại học Y dược TPHCM, BS chỉ định cho uống thuốc tiếp 2 tháng rồi mới test hơi thở lại. Hiện giờ tôi đang uống thuốc mà vẫn đau. Vậy xin hỏi BS giờ tôi đang uống thuốc mà muốn nội soi để tầm soát ung thư có được không, có cần nghỉ uống thuốc 3 tuần như BS dặn hay không? Tôi rất lo lắng vì đã uống thuốc điều trị 4 tháng rồi mà không hết đau.

Cảm ơn bác sĩ.

TRẢ LỜI:

Chào em,

Việc nội soi tầm soát ung thư được thực hiện mỗi 1 năm hay xa hơn tùy theo đối tượng. Em mới vừa soi vào tháng 4/ 2017,  hoàn toàn không cần thiết để soi lại. Mặt khác, việc ngưng thuốc trước soi nếu có là để tăng độ chính xác của việc truy tìm HP, chẳng liên quan gì đến tầm soát ung thư.

Cuối cùng, việc điều trị của em có vẻ bị thất bại, cần tìm nguyên nhân thất bại để có hướng xử trí đúng, thay vì cứ kéo dài uống thuốc hay là lại đi soi nữa.

Những nguyên nhân thất bại thường gặp là do

1. Bệnh nhân không hợp tác tốt, uống thuốc không đúng liều, không đủ ngày.

2. Bệnh nhân hợp tác tốt nhưng thuốc chất lượng kém, thuốc giả.

3.Bệnh nhân hợp tác tốt, thuốc tốt nhưng vi khuẩn kháng thuốc và phác đồ thất bại.

Trong trường hợp thứ 3, bác sĩ sẽ phải dùng thuốc khác. Chỉ khi thất bại liên tiếp, cần soi cấy làm kháng sinh đồ để chọn thuốc phù hợp. Khi đó, có chỉ định soi lại.

Thân chào!





#3693 Đại tiện quá nhiều lần trong ngay?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 23 Tháng 10 2017 - 09:16 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI:

Tôi thường hay đi đại tiện vào buổi sáng sau khi vệ sinh cá nhân, nhưng sau khi ăn sáng hoặc uống cafe sáng lại đi thêm lần nữa. Và có khi lại đi thêm sau khi ăn trưa. Phân ra thường kg thành khuôn. Tình trạng này kéo dài đã lâu. Tôi đã thử sổ lãi thì có giảm được vài ngày đầu nhưng sau đó lại quay về tình trạng cũ. Xin hỏi bác sỹ tôi bị gì và phải khám ra sao?

Xin cám ơn!

TRẢ LỜI:

Chào bạn,

 

Nếu các triệu chứng này mới xuất hiện trong thời gian gần đây, có thể chỉ là rối loạn tiêu hóa đơn thuần. Nếu như bạn đã bị kéo dài trên 6 tháng, phần nhiều đây là biểu hiện của hội chứng đại tràng kích thích.
Ngoài việc khám bác sĩ và dùng thuốc, bạn có thể tự điềutrị cho mình bằng cách tìm ra những yếu tố kích thích đó để hạn chế nó. Có thể có nhiều yếu tố khác nhau , ví dụ như tách cafe buổi sáng, việc thức đêm ngày hôm trước, bữa nhậu nhiều bia mỗi ngày ...v.v.... Tìm ra và hạn chế chúng sẽ giúp giảm triệu chứng đáng kể.
Khi không tìm được tác nhân kích thích, bác sĩ phải dùng thuốc để điều trị triệu chứng. Có rất nhiều thuốc khác nhau dùng cho các cơ địa khác nhau. Do đó, bạn cần đi khám.
Ở tuổi bạn, nội soi đại tràng là cần thiết. Bạn cần kiểm tra nội soi trước khi chẩn đoán hội chứng đại tràng kích thích được xác nhận.
Thân chào

 

Chào bạn, Nếu các triệu chứng này mới xuất hiện trong thời gian gần đây, có thể chỉ là rối loạn tiêu hóa đơn thuần. Nếu như bạn đã bị kéo dài trên 6 tháng, phần nhiều đây là biểu hiện của hội chứng đại tràng kích thích. Ngoài việc khám bác sĩ và dùng thuốc, bạn có thể tự điều trị cho mình bằng cách tìm ra những yếu tố kích thích đó để hạn chế nó. Có thể có nhiều yếu tố khác nhau , ví dụ như tách cafe buổi sáng, việc thức đêm ngày hôm trước, bữa nhậu nhiều bia mỗi ngày ...v.v.... Tìm ra và hạn chế chúng sẽ giúp giảm triệu chứng đáng kể.
Khi không tìm được tác nhân kích thích, bác sĩ phải dùng thuốc để điều trị triệu chứng. Có rất nhiều thuốc khác nhau dùng cho các cơ địa khác nhau. Do đó, bạn cần đi khám.
Ở tuổi bạn, nội soi đại tràng là cần thiết. Bạn cần kiểm tra nội soi trước khi chẩn đoán hội chứng đại tràng kích thích được xác nhận.
Thân chào!





#3726 Test thở C14 để thử HP dạ dày có hại cho trẻ hay không

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 28 Tháng 2 2018 - 02:41 PM trong Nhi Khoa

CÂU HỎI


Chào Bác sĩ. Con trai tôi chưa đủ 3 tuổi, xuống bệnh viện bác sỹ đề nghị test thở C14 để thử HP dạ dày, liệu con tôi sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe như thế nào không? Nhờ Bác sĩ giải đáp. Tôi thấy lo lắng quá. Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều.


TRẢ LỜI


Xin chào bạn,


Test hơi thở C14 có sử dụng chất phóng xạ với hàm lượng rất nhỏ. Người ta ước tính rằng mức phóng xạ thu nhập khi dùng test C14 tương ứng với mức phơi nhiễm trong tự nhiên ít hơn một ngày hoặc chỉ bằng một phần tư so với việc chụp một hình X quang phổi thông thường. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận dùng test hơi thở C14 là an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, những người cẩn thận luôn cho rằng nếu có thể dùng những phương pháp chẩn đoán hoàn toàn không gây hại thì vẫn tốt hơn. Do đó,  khuynh hướng chung là đề nghị việc thay thế hoàn toàn test hơi thở C14 băng nhóm C13 không có hoạt tính phóng xạ, nếu có thể được.


Về mặt lý luận, nếu bạn hỏi là test C14 có hại cho trẻ hay không thì câu trả lời là có nhưng mức độ rất thấp và chấp nhận được. Cũng giống như khi trẻ bị bệnh, bạn bắt buộc phải cho cháu đi thử máu, chụp X quang phổi hay đôi khi là CT.


Về mặt thực hành, các phòng khám trên thế giới vẫn cho phép sử dụng test hơi thở C14 cho trẻ em.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, nếu bạn quá lo lắng về vấn đề này, bạn có thể đưa cháu đến test hơi thở C13 tại Phòng Khám Yersin. Phương pháp test hơi thở C13 có độ nhạy cao, chuyên biệt và chính xác (tương đồng với C14) nhưng đặc biệt không có chất phóng xạ nên an toàn cho tất cả mọi người kể cả trẻ em dưới 8 tuổi và phụ nữ đang mang thai.

Chúc cháu chóng khỏe!

Thân chào,



#3715 Bụng trái nổi cục nhô cao là bị làm sao?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 10 Tháng 1 2018 - 09:38 AM trong Tổng quát

 

CÂU HỎI:

Em năm nay vừa tròn 18, em khá là ốm vì 1m7 nhưng 43kg, hồi đầu năm nay em thấy phần bụng trái nhô lên cao nên sờ thì thấy có 1 cục gì đó, ấn vào ko đau, sau đó em đi ra phòng khám siêu âm lần 1 không có gì, lúc sau bác sĩ coi kiểm tra lại thì dắt em đi siêu âm lại xong nói rằng em bị phình động mạch chủ bụng, bác sĩ kêu em ra bệnh viện lớn để siêu âm lại cho chắc. Thì em ra 1 bệnh viện tư nhân lớn, bác sĩ siêu âm bảo chả bị gì và cứ siêu âm kĩ vậy hoài, bác sĩ trưởng khoa thì kêu em ốm quá nên dạ dày trồi lên và sờ vào cục đó thì có nhịp đập ạ.
Sau đó vài tháng thì em cũng có cảm giác đau nhẹ giữa bụng trên rồi hết, vậy như thế có an toàn ko ạ, em sợ đi khám rồi nhưng bác sĩ ko phát hiện ra bệnh. Em cảm ơn bác sĩ tư vấn đã xem và mong bác sĩ trả lời thắc mắc của em ạ!
TRẢ LỜI:
Chào em.
Nếu chiều cao của em là 1m7 thì em phải cân khoảng từ 55 đến 67kg. 43kg thì không thể gọi là khá ốm, mà phải gọi là rất ốm rồi. Chúng tôi hoàn toàn tin là động mạch chủ bũng sẽ nổi rõ và rất dễ sờ thấy ở người cơ địa như vậy. Tuy em không cho biết số đo cụ thể nhưng dựa vào độ tuổi và thể trạng của em, chúng tôi ít nghĩ đến bệnh lý phình động mạch chủ bụng mà chỉ là nhịp đập bình thường của mạch máu. Tuy vậy, em cũng nên để ý là bác sĩ siêu âm bảo " chả bị gì" .... không có nghĩa là em " chả bị gì" . Chắc là em có bị một cái gì đấy để cho cơ thể rơi vào tình trạng khiêm tốn như thế.
Em cần xem lại cơ thể mình một cách toàn diện nhé.
Thân chào!

 




#3705 Bị khô mắt sau mổ lasik?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 15 Tháng 11 2017 - 11:38 AM trong Tổng quát

 

CÂU HỎI:
Em chào bác sĩ. Em bị khô mắt sau mổ la sik thì đc bs kể nhỏ liposic eye gel trong 1 tháng. Bác sĩ cho e hỏi sau 1 tháng thì em tra tiếp có đc ko ạ? Hay phải ngừng 1 thời gian. Em cám ơn Bác sĩ ạ.

CÂU HỎI:
Em chào bác sĩ. Em bị khô mắt sau mổ lasik thì đc bs kể nhỏ liposic eye gel trong 1 tháng. Bác sĩ cho e hỏi sau 1 tháng thì em tra tiếp có đc ko ạ? Hay phải ngừng 1 thời gian. Em cám ơn Bác sĩ ạ.

TRẢ LỜI:

Chào em,

Việc khô mắt sau mổ Lasik là khá phổ biến, có thể kéo dài nhiều tuần đến nhiều tháng. Việc sử dụng thuốc hoàn toàn phụ thuộc vào cơ địa và diễn tiến của em. Nếu sau 1 tháng, em không còn cảm giác xốn , khó chịu thì có thể ngưng.

Nếu tình trạng xốn mắt còn kéo dài, có thể phải tiếp tục dùng thuốc thời gian dài. Chú ý uống nhiều nước, dùng dầu cá hay các chế phẩm có Omega 3 để giúp tiết nước mắt.

Thân chào!





#3704 Khó thở, nặng ngực, nấc ợ liên tục - cháu bị bệnh gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 15 Tháng 11 2017 - 11:28 AM trong Tổng quát

 

CÂU HỎI:
Chào bác sỹ. Cháu năm nay 20 tuổi, cách đây mấy tháng, cháu có cảm giác khó thở, cảm giác nặng ngực, thở không được đều và thở không được sâu. Một vài tháng sau, cháu có cảm giác như có vật gì đó mắc ở cổ, khạc ra không có gì, thi thoảng có đờm, đờm trắng, dính như keo, sáng ngủ dậy bị ngẹt mũi,chảy nước mũi. Cháu có đi khám ở Đa Khoa, bác sỹ nói bị "trào ngược dạ dày" và kê thuốc cho uống. Cháu uống thuốc khá lâu nhưng thấy tình trạng vẫn vậy "khó thở, cảm giác mắc ở cổ, đờm dính,sáng ngủ dậy thường xuyên bị chảy nước mũi. thi thoảng nấc-ợ liên tục" mong bác sỹ tư vấn giúp cháu ạ. Cảm ơn bác sỹ.

CÂU HỎI:
Chào bác sỹ. Cháu năm nay 20 tuổi, cách đây mấy tháng, cháu có cảm giác khó thở, cảm giác nặng ngực, thở không được đều và thở không được sâu. Một vài tháng sau, cháu có cảm giác như có vật gì đó mắc ở cổ, khạc ra không có gì, thi thoảng có đờm, đờm trắng, dính như keo, sáng ngủ dậy bị ngẹt mũi,chảy nước mũi. Cháu có đi khám ở Đa Khoa, bác sỹ nói bị "trào ngược dạ dày" và kê thuốc cho uống. Cháu uống thuốc khá lâu nhưng thấy tình trạng vẫn vậy "khó thở, cảm giác mắc ở cổ, đờm dính,sáng ngủ dậy thường xuyên bị chảy nước mũi. thi thoảng nấc-ợ liên tục" mong bác sỹ tư vấn giúp cháu ạ.

Cảm ơn bác sỹ.

 

TRẢ LỜI:

Chào em,

Những triệu chứng mà em mô tả phù hợp với tình trạng viêm, kích thích đường hô hấp trên. Trào ngược có thể là một nguyên nhân nhưng cần chú ý tìm những nguyên nhân khác như thuốc lá, nhiễm trùng, dị ứng v.v..

Chúng tôi cho là em nên kiểm tra kỷ lại ở bác sĩ tai mũi họng để được chẩn đoán lại.

Thân chào !





#3629 Viêm gan B mạn có phải dùng thuốc?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 09 Tháng 12 2016 - 09:42 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Xin chào bác sĩ! em năm nay 30 tuổi, em bị viêm gan B mạn thể hoạt động (HBeAg +) (định lượng vi rút 10^8), men gan alt năm 2015 là 30, năm 2016 là 40. Vừa rồi em khám t12/2016 là 60. Xin Bác sĩ tư vấn trường hợp của em có phải dùng thuốc không? Bác sĩ có chỉ định em dùng thuốc terfovir gì đó. Nhưng em vẫn chưa an tâm lắm. Nhờ Bác sĩ tư vấn giúp. Em xin cảm ơn bác sĩ.

TRẢ LỜI

Chào em,

Tình trạng viêm gan của em đã bắt đầu gây ảnh hưởng xấu trên gan.

Nếu không điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng diễn tiến thành xơ gan, đồng thời cũng tăng rủi to bị ung thư.

Chúng tôi cho là chỉ định điều trị là phù hợp. Tuy nhiên, thuốc cần được theo dõi sát để phòng biến chứng và các tác dụng phụ.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3628 Nhói vùng ngực phải...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 09 Tháng 12 2016 - 09:42 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Dạo gần đây, em vừa học vừa làm rồi tối về làm công việc nhà cho gia đình đến khuya nên có phần kiệt sức. Hiện tại em hay bị nhói nhói từng cơn nhỏ ở vùng ngực phải. Bác sĩ cho em hỏi tình trạng như vậy là bệnh gì ạ? Và cách khắc phục ạ. Cám ơn bác sĩ.

TRẢ LỜI

Chào em,

Rất tiếc là triệu chứng của em quá nghèo nàn, khó có thể gợi ý chính xác một bệnh nào. Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm tim (các rối loạn nhịp) , phổi (viêm phổi hay tràn dịch màng phổi. Các khớp sụn sườn bị viêm cũng hay gây đau nhẹ.

Trước mắt, em cố sắp xếp nghĩ ngơi một vài ngày và dùng các thuốc giảm đau thông thường.

Sau 3 ngày mà vẫn còn đau, cần khám bác sĩ để có chẩn đoán.

Chúc em khỏe!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin





#3532 Trẻ ăn uống khó khăn, hay nôn...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 11 Tháng 6 2016 - 11:30 AM trong Bệnh thường gặp ở trẻ

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ, tôi có con trai đã 8 tháng tuổi rồi nhưng chỉ nặng 7,5kg. Cháu ăn uống rất khó khăn, mỗi lần uống sữa chỉ được 60ml mà đôi lúc còn nôn ra hết. Tôi đã đưa đi khám ở bệnh viện nhưng vẫn không tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ có cho uống thuốc chống nôn trước khi ăn nhưng vẫn không có kết quả tốt.

Mong Bác sĩ tư vấn tôi nên làm thế nào để tình hình của con tôi được cải thiện. Mong sớm nhận được tư vấn của Bác sĩ. Xin cảm ơn Bác sĩ.

 

TRẢ LỜI

Chào em,

Con trai em 8 tháng tuổi nhưng chỉ nặng 7,5 kg là chậm cân so với độ tuổi phát triển của bé. Tình trạng cháu hay nôn có thể cháu bị trào ngược dạ dày – thực quản, đây là 1 vấn đề hay gặp ở trẻ em.

Vomiting-in-the-newborn.png

Trào ngược dạ dày - Vấn đề thường gặp ở trẻ (Ảnh sưu tầm)

 

Tùy vào mức độ trào ngược sẽ có những loại thuốc thích hợp để cải thiện tình trạng cho cháu. Nếu chỉ dùng thuốc chống nôn thông thường mà không điều chỉnh chế độ ăn và cách chăm sóc thì cũng không thể khắc phục triệt để vấn đề của cháu. Em nên đưa cháu đến Bác sĩ Khoa Nhi để khám, tư vấn, điều trị để giúp cháu nhanh chóng bắt kịp đà tăng trưởng theo tuổi.

Thân mến chào em.

 

BS. Nguyễn Thị Hải Thanh

BSNT – Chuyên khoa I – Nhi khoa

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3544 Viêm thực quản do nấm...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 25 Tháng 7 2016 - 01:58 PM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

 

Chào Bác sĩ. Khoảng 3 -4 tháng này em hay bị ợ hơi, cấn vùng thượng vị, khó tiêu, chướng bụng, cảm thấy vướng vướng cổ họng, nghĩ là trào ngược dạ dày và loét dạ dày tái phát (tiền sử em bị viêm loét dạ dày). Sau khi nội soi BS kết luận: Nấm thực quản chứ không phải loét và cũng không phải HP. Bác sĩ cho 1 số thuốc tiêu hoá như Glosicon, Elthon,... Và em thấy có thuốc Nystatin 15 ngày (60 viên, 1 ngày 2 lần, 1 lần 2 viên). Mong BS tư vấn giúp em:

  1. Em nghe nói đây là bệnh hiếm gặp, chỉ khi sức đề kháng giảm và suy giảm miễn dịch (như HIV, Lao, ... ) hiện em đang lo lắng là nguyên nhân nào gây ra bệnh. Em cũng từng bị viêm xoang và thường phải uống kháng sinh, phải chăng đây là nguyên nhân chính?
  2. Ngoài ra, thuốc Nystatin có trị khỏi hoàn toàn nấm ko? Bệnh này có dễ tái phát và lây nhiễm cho vợ con không? Giả sử khi hôn môi và móm cho con ăn. Ngoài ra thuốc này có gây tổn thương lớn cho gan, thận hay không?
  3. Sau 15 ngày thuốc thì để kiểm tra mình đã hết nấm chưa, thì em phải đi làm xét nghiệm máu hay phải đi soi lần nữa? Em xin cám ơn Bác sĩ rất nhiều.

TRẢ LỜI

Xin chào bạn,

Đúng như bạn nghĩ, bệnh viêm thực quản do nấm là một bệnh nhiễm khuẫn cơ hội, ít khi xảy ra ở người bình thường mà hay gặp khi bệnh nhân có vấn đề về sức đề kháng của cơ thể.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng. HIV, tiểu đường, ung thư hay lao thì cũng chỉ là một vài nguyên nhân có thể. Trên thực tế, có khá nhiều yếu tố thuận lợi khác làm người ta bị bệnh do nấm. Lạm dụng kháng sinh gây mất cân bằng các vi khuẩn đường tiêu hóa là một yếu tố thường gặp ở nước ta. Những yếu tố khác bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Mang răng giả
  • Bị khô miệng
  • Ăn nhiều đường
  • Bị một bệnh mãn tính khác...

Do đó, cần hạn chế hoặc loại trừ các yếu tố thuận lợi này để đảm bảo điều trị thành công.
Các vấn đề khác bạn hỏi:

  • Lây khi tiếp xúc? Điều này ít khả năng vì như đã nói, đây là bệnh nhiễm khuẩn cơ hội. Nếu cháu khỏe mạnh, việc tiếp xúc với bệnh nhân có nấm cũng không làm mắc bệnh. Mặt khác, cần biết là trong cơ thể người bình thường, nấm cũng có hiện diện với số lượng ít.
  • Tác dụng phụ? Nystatin là thuốc có tác dụng phụ tương đối ít, chủ yếu ở đường tiêu hóa. Với liều điều trị thông thường, ít khả năng gây tổn thương gan, thận ...
  • Theo dõi thường bằng lâm sàng, hiếm khi nào phải nội soi lại. Nếu triệu chứng không giảm hay nặng hơn, cần kiểm tra tổng quát để phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn khác.

Chúc bạn mau khỏe.

Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3531 Trẻ thường xuyên bị viêm amidan

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 09 Tháng 6 2016 - 03:18 PM trong Bệnh thường gặp ở trẻ

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ,

Con tôi năm nay 7 tuổi. Cháu thường xuyên bị viêm amidan từ hồi mới được 2 tuổi. Cháu thường bị ngứa rát họng, nuốt vướng, thỉnh thoảng phải khạc nhổ, hơi thở hôi, giọng nói thỉnh thoảng khàn nhẹ, hay sốt. Cháu cũng thường bị viêm mũi, chảy dịch gây khó thở, nhất là khi gặp khói bụi.

Xin Bác sỹ cho lời khuyên, đối với trường hợp cuả cháu nên điều trị như thế nào?

TRẢ LỜI

Chào em,

Amidan là một tổ chức bạch huyết phát triển mạnh nhất ở tuổi lên 2. Song song với sự phát triển là sự viêm nhiễm tái đi tái lại ở trẻ độ tuổi đi học. Trường hợp của cháu có thêm hiện tượng viêm mũi, chảy dịch, gây khó thở nhất là khi gặp khói bụi, rất có khả năng cháu bị viêm VA kèm theo. VA là 1 tổ chức gần giống Amidan, vị trí ở phía sau, trên mũi họng. Vì ở 2 vị trí mũi và họng nên VA và Amidan thường xuyên tiếp xúc với các mầm bệnh trong không khí và trong thức ăn trước khi đưa vào cơ thể để được kích thích tạo miễn dịch, đồng thời cũng vì thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh nên VA là Amidan hay bị viêm, nhiễm trùng.


Do vậy, đối với trường hợp của cháu nên tránh môi trường khói bụi, khói thuốc lá, tiếp xúc hóa chất,… Nếu trong một năm cháu bị tái phát từ 6 lần trở lên, ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt, giấc ngủ… thì em nên đưa cháu đến Bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Thân ái.

BS. Nguyễn Thị Hải Thanh

BSNT – Chuyên khoa I – Nhi khoa

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3517 Không đi ngoài được, bụng to và khó chịu

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 21 Tháng 4 2016 - 08:26 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

Câu Hỏi:

Thưa bác sĩ.năm nay cháu 21 tuổi.khoảng 10 ngày gần đây cháu ăn uống bình thường.nhưng không hiểu sao lại không đi ngoài được ạ.không có hiện tượng đau bụng .Nhưng thấy hơi khó chịu và bụng hơi to.cháu có đi khám tại phòng khám nhưng bác sĩ ấy bảo chỉ cần uống nước và Ăn nhiều rau.cháu cũng làm theo lời dặn nhưng vẫn không đi được.bác sĩ cho cháu hỏi hiện tượng đấy là bị bệnh gì được không ạ.

Cháu cảm ơn bác sĩ

Trả Lời:

Chào cháu

 

Việc 10 ngày không đi cầu có thể hiểu một cách đơn giản là bón. Một số nguyên nhân khác có thể làm bụng to là có nước trong ở bụng ( báng bụng), có khối u , có thai ... Tuy nhiên, các nguyên nhân này cần khám và hỏi bệnh mới xác định được.
Riêng trong trường hợp của cháu, chúng tôi có ý kiến như sau :
*Đang trong tình trạng tiêu hóa bình thường, không thể " bổng nhiên bị bón" được. Chúng tôi cho rằng có một nguyên nhân nào đó cần được xác định thì mới giải quyết được. Các nguyên nhân thường gặp là do thuốc ( nhiều loại thuốc chống ói, thuốc giảm nhu động, thuốc trị tiêu chảy, thuốc ho , thuốc nhóm á phiện.....)  gây ra bón khá nặng. Có thể cháu không để ý nhưng trước đó cháu đã uống thuốc trị ho , hay trị tiêu chảy chẳng hạn và tác dụng phụ của thuốc là gây bón.

Một số bệnh lý nội khoa cũng gây bón, đặc biệt khi đi kèm với liệt ruột cơ năng như tiểu đường, viêm tụy v.v... Nói tóm lại, cháu chỉ đưa cho chúng tôi đúng một chữ bón, và hỏi là bệnh gì thì chúng tôi thật không thể bói ra được. Nếu đến nay cháu vẫn chưa đi tiêu được, chúng tôi cho rằng vấn đề thật không đơn giản và cháu nên đi khám lại ngay.

*Lời khuyên của bác sĩ về uống nhiều nước và ăn nhiều rau hoàn toàn đúng nhưng thường chỉ hữu ích về lâu về dài và giúp cải thiện thói quen đi tiêu.
Trong trường hợp cháu bị bón 10 ngày nay và đang rất khó chịu, cháu cần có biện pháp khẩn cấp để "giải thoát" ngay. Chúng tôi cho rằng trong trường hợp này thhi1ch hợp nhất là các dung dịch gây xổ bằng nước /có thể có kèm chút ít glycerine. Cháu có thể mua ở nhà thuốc các loại ống bơm đi tiêu dung tích lớn khoảng 100 ml (Fleet enema chẳng hạn). Cần xem kỹ cách sử dụng hoặc hỏi dược sĩ cách sử dụng . Cũng cần chú ý ý kiến của chúng tôi về việc đi khám lại ngay nếu sau khi thử biện pháp này mà vẫn không đỡ.

Chúc cháu mau khỏe

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

 

 




#3516 Bụng trái phải ngang rốn có đau nhức khi đói ?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 21 Tháng 4 2016 - 08:15 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

Câu Hỏi:

Chào bác sĩ, gần 6 tháng nay tôi cảm thấy cơ thể khá ốm, không tăng cân, vị trí bụng trái phải ngang rốn có đau nhức khi đói, trước đây tôi từng bị viêm loét thượng vị có hp, tôi ăn uống ít chất xơ, nhiều cơm và thịt, thường thì 3 ngày mới đại tiện 1 lần. Mong bác sĩ tư vấn giúp có phải tôi có dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày hay đại tràng không? Xin hỏi bác sĩ thêm là giá thành của các phương pháp tầm soát ung thư đại tràng hiện nay?

Cảm ơn bác sĩ.

( Mạc Thế Sơn )

Trả Lời :

 

Xin chào bạn,
Trước hết, chúng tôi rất vui vì bạn đã có ý thức bảo vệ sức khỏe cho mình một cách hợp lý.
Chúng tôi xin trả lời các điểm chính như sau :
*Ở người bình thường ở độ tuổi trưởng thành, việc cơ thể không tăng cân là hoàn toàn bình thường. Thậm chí, có thể nói đó là niềm mơ ước của các cô hay ăn quà vặt và các quý ông quý bà tuổi trung niên. Việc bạn cảm thấy " khá ốm" quả thật không có ý nghĩa gì về mặt y khoa nói chung và việc cảnh giác ung thư đại tràng nói riêng. Bạn nên có một cân sức khỏe đặt ở nơi thuận tiên để kiểm tra sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Bất cứ sự thay đổi nào dù tăng hay giảm trên 5% cân nặng trong thời gian ngắn đều là dấu hiệu để bạn cảnh giác. Nếu ít hơn, có thể chỉ là những thay đổi tạm thời do ăn uống, công việc
hoặc nhiều lý do khác.

*Kế đến, việc đau khi đói thường là biểu hiện của bệnh dạ dày vì khi đó dịch vị ứ đọng gây kích thích niêm mạc dạ dày , yêu cầu được "trung hòa " ngay. Kết hợp với tiền sử viêm loét và có HP, chúng tôi cho là bạn nên kiểm tra lại nội soi để được xác định chẩn đoán. Việc đại tiện 3 ngày 1 lần là ít hơn bình thường nhưng điều đó còn tùy thuộc vào đánh giá của riêng bản thân bạn. Nếu bạn cảm thấy trong người khỏe mạnh, thoải mái, bụng không đau và đi tiêu dễ dàng thì vẫn có thể chấp nhận là bình thường. Ngược lại, nếu bạn thấy bụng óc ách, khó tiêu và thường xuyên chướng bụng, đi tiêu khó khăn thì bạn cần thay đổi chế độ ăn uống của mình. Cách thay đổi đơn giản nhất là uống nhiều nước và ăn thức ăn nhiều chất xơ-đặc biệt là các loại rau.

*Tất cả những triệu chứng mà bạn kể ( ốm, đau bụng, bón ...) đều có thể gặp trong ung thư dạ dày và ung thư đại tràng, và đồng thời cũng gặp trong hầu hết các bệnh lý khác vùng bụng và trong nhiều loại bệnh lý toàn thân. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những triệu chứng này, không có gì để gợi ý đến bệnh ung thư dạ dày hơi đại tràng cả. Bạn không có yếu tố nguy cơ nào rõ rệt nên có thể áp dụng những biện pháp tầm soát như người bình thường.

*Các biện pháp tầm soát ung thư đại tràng chủ yếu hiện nay bao gồm :
-Thử phân tìm máu ẩn : chi phí thấp nhất nhưng chỉ báo động là có bệnh đường tiêu hóa như ung thư dạ dày hay đại tràng , viêm loét dạ dày hay đại tràng. Tuy nhiên, nếu test này dương tính, cần chỉ định nội soi ngay để truy tìm nguyên nhân. Ở người lớn tuổi, test này nên làm mỗi năm một lần.
-Thử máu tìm chất đánh dấu ung thư : Test này có chi phí cao hơn, cũng không tuyệt đối đặc hiệu cho ung thư đại tràng nhưng mức báo động của nó cao hơn là thử máu ẩn trong phân.
-Nội soi đại tràng là phương pháp chính xác nhất và có chi phí cao nhất. Nếu không có yếu tố nguy cơ, nội soi dạ dày nên làm từ 3-5 năm 1 lần ở người trên 50 tuổi . Nếu có yếu tố nguy cơ ( tiền sử polyp, tiền sử gia đình có ung thư đại tràng chẳng hạn) thì nội soi cần được làm sớm hơn và gần hơn.
Ở Việt Nam, nội soi ảo bằng CT ít có giá trị chẩn đoán vì chi phí cũng cao mà không chính xác bằng nội soi thật,
Bạn có thể liên hệ trực tiếp các phòng khám để biết chi phí cụ thể.

Chúc bạn khỏe

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

 

 




#3556 Tăng chỉ số Creatinin sẽ dẫn đến suy thận...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 12 Tháng 8 2016 - 11:12 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Kính chào Bác sĩ. Chỉ số Creatinin của em là 72,6, em sợ nó sẽ tiếp tục tăng và thành suy thận. Bác sĩ cho em hỏi làm thế nào để giảm chỉ số này. Em không có bệnh lý về thận trước đây cũng không bị tiểu đường hay huyết áp cao thế sao creatinin của em lại cao thế ạ? Em cũng từng đi khám nhưng không phát hiện có gì bất thường cả. Cảm ơn Bác sĩ.

TRẢ LỜI

Xin chào em,

Trước hết, cần xác định chỉ số creatinine của em là bình thường hay bất thường. Ở người nam bình thường, Creatinin trong máu là 0,6 đến 1,2 mg% hoặc 53 đến 106 micromol t/l. Theo đó, con số mà em cung cấp có vẻ là theo đơn vị microM/l và là trong giới hạn bình thường.

Trên thực tế, các chỉ số sinh hóa trong cơ thể thường có một độ giao động nhất định tùy theo cân bằng nước điện giải và theo chế độ ăn, sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, creatinin máu có thể tăng trong nhiều trường hợp như ăn nhiều chất đạm hoặc có nhiều hoạt động làm tăng sự chuyển hóa của cơ như tập vận động nặng, nhịn đói kéo dài hoặc mất nước. Trong những trường hợp này, chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn hoặc chế độ vận động của mình thì chỉ số creatinin sẽ trở lại bình thường. Trước mắt, chúng tôi cho là em không có gì phải lo lắng về vấn đề suy thận cả.

Xin chào và chúc em khỏe.

Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3558 Đau thắt vùng bụng thường xuyên...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 22 Tháng 8 2016 - 10:09 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Gần 1 tuần nay, em thường xuyên bị đau thắt vùng bụng, đau âm ỉ từng cơn, đau ở quanh rốn, cơn đau chỉ một lúc là hết. Và em chưa từng có bất kì va chạm hay phẫu thuật vùng này. Kính mong Bác sĩ tư vấn giúp em ạ và hướng dẫn em cách điều trị. Em cảm ơn Bác sĩ rất nhiều.

TRẢ LỜI

Chào em,

Vị trí đau quanh rốn và chỉ xảy ra từng lúc, các tính chất đau đó gợi ý đến nguồn gốc cơn đau từ ống tiêu hóa - ruột non hay ruột già. Việc chẩn đoán chính xác còn khám lâm sàng và một số xét nghiệm bổ sung. Tuy nhiên, khả năng nhiều nhất là em chỉ bị rối loạn tiêu hóa, có thể do vấn đề vệ sinh thực phẩm.

Các trường hợp rối loạn tiêu hóa này thường là nhẹ nếu không kèm tình trạng nôn ói hay tiêu chảy cấp. Bệnh nhân chỉ cần ăn nhẹ, dễ tiêu trong vài ngày để cơ thể tự hồi phục. Để giảm đau, có thể dùng các thuốc giảm co thắt cơ trơn như nospa, buscopan hay spasmaverine có thể mua không cần toa. Tuy nhiên, nếu sau khi uống thuốc vài ngày mà tình trạng đau không giảm, em cần đi khám bác sĩ để xác định lại nguyên nhân gây đau. Trong thời gian này, em cần chú ý đến việc ăn uống, đi tiêu tiểu để ghi nhận lại bất thường nếu có.
Chúc em mau khỏe,

Thân mến!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin



#3594 Khả năng điều trị khỏi Virus siêu vi B có cao không?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 14 Tháng 10 2016 - 09:02 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Khi bị nhiễm virus gan B khả năng điều trị khỏi có cao không? Nhờ Bác sĩ tư vấn thêm về bệnh gan siêu vi b ăn uống cần kiêng loại thực phẩm nào?

TRẢ LỜI

Chào em,

Chữa khỏi hẳn bệnh viêm gan siêu vi B mãn tính đến thời điểm này là điều chưa thực hiện được, hiện chỉ có thể trông chờ vào sự tiến bộ của y học trong tương lai mà thôi. Và mục tiêu của điều trị viêm gan B mạn tính chỉ là kiểm soát nồng độ virus để tế bào gan không bị phá hủy chứ không thể trị khỏi hoàn toàn.

Việc em cần làm:

  • Ăn uống hợp lý: Đủ chất dinh dưỡng và năng lượng, cân đối, đa dạng, đủ đạm, hạn chế chất béo, giảm muối, uống nhiều nước.
  • Vận động: có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực huyền. Tuy nhiên không nên tập luyện quá sức.
  • Không uống rượu, không hút thuốc lá.
  • Thận trọng khi điều trị với các thuốc và các loại thảo mộc. Khi cần sử dụng phải hỏi ý kiến của Bác sĩ.

Chúc em khỏe,

Thân mến.

Thư kí Hội Gan Mật Việt Nam - Giám Đốc Y Khoa, Bác sĩ Trần Ánh Tuyết

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3581 Có nên phẫu thuật cắt dạ dày?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 28 Tháng 9 2016 - 09:22 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Tôi đi nội soi dạ dày, có sinh thiết. Bác sỹ nội soi kết luận: Viêm niêm mạc dạ dày mạn tính hoạt động mạnh, dị sản ruột, loạn sản độ thấp, HP dương tính (++). Bác sỹ khoa nội khuyên tôi cần phải mổ cắt da dạ dày ngay không thi bị ung thư. Tôi xin Bác sỹ tư vấn: 1. Có phác đồ điều trị nào khỏi bệnh mà không cân cắt dạ dày không? 2. Nếu phải mổ cắt dạ dày thì có cần thiết phải ngay bây giờ không. Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều!

TRẢ LỜI

Chào bạn,

Chúng tôi e là bạn đã hiểu nhầm ý kiến của bác sĩ điều trị. Với những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi không thấy có lý do nào để chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày cả.

Bạn chỉ cần điều trị viêm dạ dày, tiệt trừ HP và theo dõi định kỳ vùng tổn thương có loạn sản là đủ.

Thân chào bạn.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3571 Tăng hồng cầu nhỏ và lá lách lớn?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 12 Tháng 9 2016 - 08:53 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Xin chào Bác sĩ. Em có đi khám tổng quát định kỳ hàng năm ở công ty thì được chuẩn đoán là bị tăng hồng cầu nhỏ và lá lách lớn. Xin Bác sĩ tư vấn giúp em, cảm ơn Bác sĩ rất nhiều.

TRẢ LỜI

Chào em,

Không rõ là em có bị thiếu máu hay không nhưng sự phối hợp hồng cầu nhỏ và lách to gợi ý đến bệnh lý tán huyết do bất thường Hemoglobin, thường là các nhóm thalassemia.

Em cần làm thêm một số xét nghiệm về huyết học để có chẩn đoán. Việc điều trị thì tùy vào mức độ thiếu máu và nguyên nhân sinh bệnh.

Thân chào!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3570 Ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn đầu?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 12 Tháng 9 2016 - 08:52 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Thưa Bác sĩ, ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn đầu (khối u < 3cm) có khả năng chữa khỏi được hay chỉ làm các hoá trị xạ trị để kéo dài thời gian sống? Em đọc nhiều tài liệu có thấy thông tin chữa khỏi bệnh ung thư, liệu có đúng sự thực ko ạ? Hay chỉ là chiêu trò của các trang mạng quảng cáo? Em cảm ơn Bác sĩ rất nhiều!

TRẢ LỜI

Chào em,

Ung thư nào cũng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Đối với ung thư phổi loại không phải tế bảo nhỏ, phẫu thuật có thể giúp điều trị tận gốc. Tuy nhiên, tỷ lệ sống còn sau 5 năm còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác và không ai có thể đảm bảo trị lành bệnh 100%.

Em nên tuân thủ phác đồ điều trị, giữ cơ thể khỏe mạnh và luôn lạc quan trong quá trình chiến đấu chống ung thư. Điều đó sẽ giúp cải thiện khả năng sống sót và lành bệnh.

Chúc em khỏe,

Thân mến!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3505 Nguy cơ ung thư đại tràng

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 31 Tháng 3 2016 - 11:16 AM trong Ung thư Đại trực tràng

Câu hỏi:

 

Thưa bác sĩ, em hay bị bón mấy năm trước. Hai năm trở lại đây em hay bị đau bụng lúc sáng sớm nhưng rất khó đi. Đi mấy lần mới đi được nhưng đi toàn phân sống. Cách đây hơn một năm em có nội soi đại tràng rồi nhưng kết quả là không bị gì, bác sĩ nói do ruột của em bị gấp khúc nên mới như vậy. Nhưng hơn một tháng nay bụng dưới em cứ đau, đầy bụng, tức ở chấn thủy, khó thở. Đói cũng đau mà no cũng đau lại hay sôi ruột nữa. Có mấy ngày đi phân có mùi ôi khó chịu em đi khám uống thuốc thì phân hết hôi nhưng các triệu chứng kia vẫn còn. Như vậy em có nguy cơ bị ung thư đại tràng không bác sĩ?

 

(Lai)

 

Trả lời:

 

Em thân mến,


Câu trả lời vắn tắt là chúng tôi không biết. Có khá nhiều yếu tố nguy cơ ung thư đại tràng nhưng những thông tin đó không được em cung cấp. Vậy, em tự đánh giá mình có hay không các yếu tố đó đi nhé.

 

Khamonline%20-%20Viem%20dai%20trang.jpg

(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

*Tuổi > 50.
*Đã từng bị ung thư đại trực tràng hay có tiền sử bị polyp đại trực tràng.
*Có tiền sử mắc bệnh viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.
*Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nhất là thân nhân có quan hệ huyết thống gần - trực hệ.
*Khẩu phần ăn nhiều mỡ, giảm vận động, béo phì và nghiện rượu, thuốc lá 

Những chi tiết mà em lo ngại không phải là yếu tố nguy cơ đại tràng tuy một vài trong số chúng có thể là triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, việc nội soi cho kết quả bình thường có lẽ giúp loại trừ mối lo lắng này. Phần nhiều, đó là biểu hiện của hội chứng đại tràng kích thích hay viêm đại tràng không đặc hiệu.

 

Thân chào,

 

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin





Hội thảo chuyên môn

Gửi câu hỏi