Đến nội dung

Nội dung của BS YERSIN

207 phương tiện bởi BS YERSIN (Tìm kiếm giới hạn từ 20-Tháng 5 23)



#3626 "Kháng Kháng Sinh" là gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 08 Tháng 12 2016 - 03:44 PM trong Tổng quát

Kháng kháng sinh ảnh hưởng trực tiếp đến bạn. Hãy nhớ lại xem, bạn từng phải dùng đến hai loại kháng sinh trong đơn thuốc hay điều trị bệnh đến hai đợt chưa? Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết, ví dụ trong bệnh cảm cúm, sẽ khiến các vi khuẩn trong đường ruột của bạn mang gen kháng thuốc. Khi chúng có điều kiện thuận lợi để phát bệnh, bạn sẽ biết thế nào là hậu quả.

 

Trường hợp của Nguyễn Hải H. 21 tuổi, một bà mẹ đang nuôi con nhỏ 5 tháng tuổi trú tại Trương Định, Hà Nội ra đi để lại niềm thương nhớ cho cả gia đình. H. bị sụt sịt, ho và có dấu hiệu sốt. Đến ngày thứ 3 sốt truyền dịch không khỏi, H đi vào Bệnh viện Thanh Nhàn khám.

 

Trong lúc chờ vào khám, đột nhiên H. ngất và các bác sĩ đưa vào cấp cứu sau đó chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai. Sau 1 tuần điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai H. đã trút hơi thở cuối cùng.

 

Bác sĩ chẩn đoán H. bị nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng vì loại siêu vi khuẩn. Suốt một tuần điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai chi phí điều trị cho H. lên tới 300 triệu đồng bởi vì các chi phí lọc máu hiện đại tốn kém nhưng cuối cùng H. vẫn không qua khỏi vì vi khuẩn cô mắc phải đã kháng thuốc.

 

"Kháng kháng sinh" một lần nữa lại trở thành hồi chuông báo động cho cộng đồng nói chung và cá nhân bạn nói riêng. Và đây là những điều bạn cần biết ngay hôm nay:

 

1. Thuốc kháng sinh

 

Thuật ngữ kháng sinh (antibiotic) nguyên thủy được dùng để nói về một hợp chất tự nhiên được sản xuất bởi một loại nấm hoặc vi sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở người và động vật. Một số thuốc kháng sinh có thể là các hợp chất tổng hợp (không sản xuất bởi các vi sinh vật) cũng có thể giết hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

 

Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ “tác nhân kháng sinh” là nói đến cả hợp chất thiên nhiên lẫn tổng hợp, tuy nhiên, nhiều người quen sử dụng từ kháng sinh để chỉ đến hỗn hợp hai chất nói trên.

 

Mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng tích cực song chính việc dùng loại thuốc thiếu khoa học, dài kỳ nên đã dẫn đến trình trạng kháng thuốc.

 

2. Kháng kháng sinh là gì?

 

Kháng thuốc kháng sinh là nói đến khả năng của vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh dạng vi khuẩn khác kháng lại hiệu quả của thuốc kháng sinh. Kháng thuốc kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn thay đổi theo một cách mới để làm giảm hoặc loại bỏ hiệu quả của thuốc, hóa chất hoặc các tác nhân khác được dùng cho việc chữa bệnh hoặc ngăn ngừa viêm nhiễm. Một khi kháng thuốc, virút, vi khuẩn không chết mà vẫn tồn tại và tiếp tục nhân lên, gây ra nhiều tác hại khác.

 

Nếu kháng sinh mất tác dụng, đồng nghĩa với việc chúng ta trở lại thời kỳ những năm 1930. Khi đó, ngay cả một nhiễm trùng hết sức bình thường cũng có thể gây tử vong.

 

photo-7-1474517850881-1481163079885.jpg

 

3. Tại sao lại phải quan tâm đến hiện tượng kháng thuốc kháng sinh?

 

Kháng thuốc kháng sinh là một vấn đề nan giải, hiện là mối quan tâm của cộng đồng bởi nó gây ra những dòng khuẩn khỏe hơn, nguy hiểm hơn làm cho dịch bệnh lây lan nhanh hơn, khó chữa trị hơn và gây tốn kém, đặc biệt là cho người già, trẻ em và những người có sức khỏe hệ miễn dịch yếu làm tăng rủi ro khuyết tật, tử vong.

 

Ngoài ra, hiện tượng này chẳng khác gì phòng phẫu thuật sẽ được xây ở “rìa địa ngục”. Phẫu thuật bản chất là một thủ tục y tế giúp cứu sống bệnh nhân. Nhưng những hoạt động phẫu thuật phức tạp kéo theo nguy cơ nhiễm trùng cao, ví dụ phẫu thuật tim hoặc thay thế khớp.

 

Do vậy, nếu không có kháng sinh, mọi ca phẫu thuật phức tạp gần như đang được thực hiện trên “rìa địa ngục”. Một bệnh nhân phẫu thuật khớp để có được sự thoải mái hơn trong vận động, lại phải đặt lên phía bên kia bàn cân là cả mạng sống của mình.

 

Chưa kể, chúng ta có thể sẽ không phát triển được loại thuốc mới, các bệnh nhân ung thư cận kề cái chế hơn khi hóa trị cần kháng sinh và các bác sĩ bó tay trước công cụ kì diệu của y học: cấy ghép...

 

4. Vì sao vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh?

 

Sử dụng kháng sinh chính là nguyên nhân làm cho vi khuẩn kháng thuốc. Mỗi khi dùng thuốc, vi khuẩn nhạy sẽ bị tiêu diệt, còn những vi trùng không bị tiêu diệt lại kháng thuốc, phát triển và nhân rộng.

 

Nếu cứ sử dụng thuốc theo kiểu lặp đi lặp lại và không đúng chủng loại, lạm dụng hay thiếu khoa học sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc. Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, không hiệu quả dùng cho trường hợp nhiễm virút như cảm lạnh, viêm họng, hay cảm cúm.

 

Sử dụng thuốc kháng sinh thông minh chính là chìa khóa để kiểm soát, hạn chế tình trạng kháng thuốc.

 

5. Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam thế nào?

 

Trước đó, báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 2/12 có bài viết phản ánh tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam đứng đầu thế giới.

 

Theo phản ánh, mặc dù thuốc kháng sinh là thuốc bán theo đơn của bác sĩ, nhưng tại Việt Nam thuốc kháng sinh được bán ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào mà không cần chỉ định đã gây nên tình trạng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến việc người sử dụng khi có bệnh bị kháng thuốc, phải chịu chi phí cao để được điều trị bằng những dòng thuốc mới.

 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người trên toàn cầu. Đáng báo động hơn, trong số các quốc gia có tình trạng kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng thì Việt Nam là một trong số những nước đứng đầu.


Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Y tế kiểm tra nội dung trên, báo cáo trước ngày 15/12.

 

6. Làm thế nào để ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc?

 

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc là chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết và theo đúng chỉ dẫn của chuyên môn. Điều quan trọng nữa là chỉ nên dùng thuốc kháng sinh cho các loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn chứ không dùng cho việc nhiễm virút như ho, cảm lạnh hoặc cúm. Nên chú ý đến một số khuyến cáo sau:

  • Khi đã kháng thuốc nên cho bác sĩ biết để dùng thuốc cho thích hợp
  • Không dùng thuốc kháng sinh cho các loại bệnh nhiễm virút như cảm lạnh hoặc cúm.
  • Không tiết kiệm thuốc để dùng cho lần tiếp theo, thuốc thừa nên loại bỏ.
  • Dùng thuốc kháng sinh đúng theo đơn bác sĩ, không bỏ liều khi thấy đỡ bệnh, nếu dừng lại sẽ làm cho khuẩn kháng thuốc.
  • Không dùng kháng sinh của người khác. Uống thuốc không đúng có thể làm tăng bệnh và làm cho khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở.
  • Nếu bác sĩ khuyên không nên dùng thuốc kháng sinh thì không nên ép bác sĩ kê đơn dùng loại thuốc này.

Nguyễn Nguyễn

 

(Sống/ Cafef.vn)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3587 8 Tác Nhân Làm Tổn Thương Thận

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 05 Tháng 10 2016 - 10:18 AM trong Tổng quát

1. Thịt đỏ

Với một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh thì protein là thành phần thiết yếu. Tuy nhiên, với người có thận hoạt động không tốt, chế độ ăn giàu protein, nhất là protein có nguồn gốc từ thịt đỏ có thể gây hại cho thận. Hãy tư vấn với bác sĩ, có thể bạn cần một lượng nhỏ protein loại khác có nguồn gốc từ trứng, cá hoặc các loại đậu.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_grilled_str

 

2. Muối

Ở vài người, ăn quá nhiều muối sẽ gây tăng protein niệu và làm suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, có thể gây sỏi thận với các triệu chứng như buồn nôn, đau quặn và tiểu khó.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_man_hand_re

 

3. Hút thuốc

Hút thuốc sẽ làm bệnh lý cao huyết áp và đái tháo đường nặng thêm. Hai bệnh mãn tính này là nguyên nhân chính gây bệnh thận. Mặt khác, thuốc lá còn làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm giảm tuần hoàn máu đến thận và gây hại cho thận với những người có bệnh lý thận từ trước.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_woman_smoki

 

4. Bia rượu

Người uống nhiều bia rượu có nguy cơ tăng gấp đôi bệnh thận. Hoặc trường hợp uống nhiều bia rượu trong vòng 2 giờ thì đôi lúc có thể dẫn đến bệnh thận cấp tính. Đây là trường hợp khá nặng, người bệnh có thể cần được chạy thận nhân tạo.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_young_man_d

 

5. Sodas

Nếu bạn uống nước sodas dành cho người ăn kiêng nhiều hơn 2 lần/ ngày thì có nguy cơ bị bệnh thận nhiều hơn. Trong một nghiên cứu cho thấy, thức uống này làm suy giảm 30% chức năng thận ở phụ nữ sau 20 năm. Những thức uống ngọt khác thì không gây tác hại như vậy.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_couple_eati

 

6. Mất nước

Thận cần nước để hoạt động. Nếu không đủ nước, nhất là trường hợp này xảy ra thường xuyên thì thận dễ bị tổn thương. Và có bằng chứng cho rằng, uống nước giúp giảm nguy cơ bị bệnh thận.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_sweating_yo

 

7. Thuốc giảm đau

Nếu dùng thường xuyên với số lượng lớn các thuốc giảm đau như acetaminophen, aspirin, ibuprofen có thể gây tổn thương thận. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn từ chối chúng hoàn toàn. Hãy tư vấn với bác sĩ về các thuốc đang dùng và liều lượng khi cần thay thế bằng một loại thuốc khác.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_ibuprofen_p

 

8. Thuốc gây nghiện

Các thuốc gây nghiện như cocaine, heroin hoặc methamphetamine có thể gây tổn thương thận ở nhiều dạng khác nhau. Vài loại có thể làm huyết áp cao, một số thì gây bệnh thận.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_cocaine_lin

 

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3679 Đau bụng dữ dội là triệu chứng của bệnh gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 16 Tháng 8 2017 - 03:15 PM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI:

Chào Bác Sĩ, em bị đau dữ dội phía dưới bên phải bụng từ 3h sáng đến giờ. Không phải là đau bụng đại tiện. Tối qua, em có đi ăn mấy đồ ăn vặt ngoài đường, cho em hỏi là em bị sao ạ?

TRẢ LỜI:

 

Chào em,
Có nhiều lý do gây nên đau ở vùng bụng này nhưng bao giờ cũng phải loại trừ viêm ruột thừa cấp.
Em cần đi khám ngay lập tức, có nhiều trường hợp không điển hình với mức đau không nhiều và vị trí không điển hình.
Thân chào,

Chào em,
Có nhiều lý do gây nên đau ở vùng bụng này nhưng bao giờ cũng phải loại trừ viêm ruột thừa cấp.Em cần đi khám ngay lập tức, có nhiều trường hợp không điển hình với mức đau không nhiều và vị trí không điển hình.

Thân chào,

 

 





#3718 Đau bụng vùng thượng vị và hạ sườn phải - uống thuốc không hết?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 10 Tháng 1 2018 - 09:48 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI:

Xin bác sĩ cho em lời khuyên: Em thường bị đau bụng, vùng thượng vị, hay đau về bên hạ sườn phải. Đi khám tại bệnh viện 30/4 cho kết quả viêm sung huyết hang vị, thân vị dạ dày, test hp 1 tuần, kết luận HP+. Nhưng em uống thuốc điều trị vẫn không đỡ đau, xin hỏi bác sĩ có thể em còn bị đau gì nữa không, kết quả siêu âm, x-quang phổi bình thường.
Chào em,
Trước hết em cần xác định điều trị thành công hay thất bại bằng cách kiểm tra HP với test hơi thở.
Nếu HP vẫn còn, vấn đề của em là tiếp tục điều trị tuy biết là sẽ khó khăn vì có thể vi khuẩn thuộc nhóm kháng thuo61cv.
Nếu HP đã âm tính, chứng tỏ điều trị thành công. Trong trường hợp này, triệu chứng đau sẽ giảm dần sau vài tuần. Một số bác sĩ có thể điều trị thêm tình trạng viêm dạ dày mà không dùng đến kháng sinh.
Nếu HP đã âm tính và bệnh vẫn kéo dài, dù bác sĩ vẫn không ngừng cho các thuốc bao tử : có thể có vấn đề khác . Khi đó, em cần được đánh giá lại để tìm các nguyên nhân gây bệnh khác có thể phối hợp.
Thân chào!




#3672 Đau bụng đi ngoài là triệu chứng bệnh gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 01 Tháng 8 2017 - 09:46 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

 

CÂU HỎI:
Tôi năm nay 49 tuổi, bị sôi bụng hơn 1 tháng nay, ăn xong bị đau, trước ăn cũng bị đau, đi ngoài phân cục nhỏ, phân lỏng. Thưa bác sĩ tôi bị làm sao? Mong bác sĩ giải đáp giúp. Cám ơn Bác sĩ!
TRẢ LỜI:
Chào bạn,
Đây là những triệu chứng không đặc hiệu của đường tiêu hóa và có thể gặp trong rất nhiều bệnh khác nhau, tuy nhiều khả năng là bạn có bệnh vùng đại trực tràng.
Bạn nên đến khám tiêu hóa để được xem xét.
Thân chào.

CÂU HỎI:
Tôi năm nay 49 tuổi, bị sôi bụng hơn 1 tháng nay, ăn xong bị đau, trước ăn cũng bị đau, đi ngoài phân cục nhỏ, phân lỏng. Thưa bác sĩ tôi bị làm sao? Mong bác sĩ giải đáp giúp.

Cám ơn Bác sĩ!

 

 

TRẢ LỜI:

Chào bạn,

Đây là những triệu chứng không đặc hiệu của đường tiêu hóa và có thể gặp trong rất nhiều bệnh khác nhau, tuy nhiều khả năng là bạn có bệnh vùng đại trực tràng. Bạn nên đến khám tiêu hóa để được xem xét.

Thân chào.





#3657 Đau bụng, buồn nôn, chán ăn,...Căn bệnh ai cũng một lần mắc phải!

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 13 Tháng 6 2017 - 04:26 PM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI:
Chào Bác sĩ, gần đây con hay bị các triệu chứng:
- Đau vùng bụng phía trên và dưới
- Buồn nôn, thỉnh thoảng bị choáng
- Đau nhức khó chịu
- Chán ăn nhưng bụng lại phình to và rất hay đi ngoài.
Bác sĩ tư vấn giúp, con có thể bị bệnh gì ạ?

dau%20bung%20buon%20non.jpg

TRẢ LỜI:

Chào con,
Có nhiều khả năng là căn bệnh đường tiêu hóa. Các triệu chứng của con rất phổ biến và không đặc hiệu. Hầu như bệnh nào của dạ dày hay đại tràng đều có thể gây chán ăn, chướng bụng, khó tiêu.
Nếu con "rất hay đi ngoài", thì có thể mắc bệnh đại tràng, nhất là viêm đại tràng hay hội chứng đại tràng kích thích.
Tuy vậy, bác sĩ vẫn cần khám hoặc làm một số xét nghiệm trước khi quyết định điều trị.
Thân chào,

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3685 Đau dạ dày chữa không khỏi - phải làm sao?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 15 Tháng 9 2017 - 11:22 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

 

CÂU HỎI:
Chào Bác Sỹ. Em bị đau dạ dày rất nhiều, cứ uống thuốc vào lại khỏi rồi lại bị .Em cũng đi nội soi 2 lần trong 2 tháng sát nhau.nhưng giờ vẫn đau thế e nên đi nội soi tiếp không ạ.

CÂU HỎI:
C
hào Bác Sỹ. Em bị đau dạ dày rất nhiều, cứ uống thuốc vào lại khỏi rồi lại bị. Em cũng đi nội soi 2 lần trong 2 tháng sát nhau, nhưng giờ vẫn đau thế e nên đi nội soi tiếp không ạ?

TRẢ LỜI:

Chào em,

Em không nên soi nữa. Kỹ thuật soi tuy khá an toàn nhưng vẫn có khả năng có biến chứng. Nội soi không được dùng để theo dõi điều trị hoặc để tái khám.

Em nên tập hợp toàn bộ kết quả soi, các CD và toa thuốc và tái khám tại một địa chỉ đáng tin cậy.

Bác sĩ cần xem lại toàn bộ quá trình chẩn đoán và điều trị để tìm lý do vì sao bệnh không khỏi hẳn.

Thân chào!






#3712 Đau ngực phải phía trong có cần xét nghiệm không?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 19 Tháng 12 2017 - 09:26 AM trong Tổng quát

 

CÂU HỎI (Lê Hoàng Uyên  - Nữ - 1997:
Bác sĩ cho em hỏi năm nay em 20 tuổi. Mấy ngày qua em bị đau ở ngực phải có sưng phía trong em nên xét nghiệm gì và khám xét nghiệm ở đâu chi phí là bao nhiêu ạ?

CÂU HỎI:
Bác sĩ cho em hỏi năm nay em 20 tuổi. Mấy ngày qua em bị đau ở ngực phải có sưng phía trong em nên xét nghiệm gì và khám xét nghiệm ở đâu chi phí là bao nhiêu ạ?

TRẢ LỜI:

Chào em,

Em có thể đi khám tổng quát, chi phí tùy theo nơi em khám. Sau khi khám, tùy theo nhân định của bác sĩ mà các xét nghiệm có thể thay đổi tùy trường hợp.

Nếu nghi ngờ nơi sưng là tuyến vú, em phải đi siêu âm tuyến vú

Nếu nghĩ là xương khớp thành ngực, em có thể cần chụp X quang

Đôi khi bác sĩ có thể nhận định được chẩn đoán từ lâm sàng, em có thể không cần xét nghiệm gì.

Chúc em khỏe !






#3722 Đau ngực và ho ra máu - Dấu hiệu nguy hiểm không thể "làm ngơ"!!!

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 29 Tháng 1 2018 - 04:31 PM trong Tổng quát

 

CÂU HỎI:
Dạo này gần 1 tháng em có dấu hiệu lạ, thỉnh thoảng bị đau lòng ngực, sau khi đau thì ho ra máu và chóng mặt. Cho em hỏi em có làm sao không ạ?

CÂU HỎI:
Dạo này gần 1 tháng em có dấu hiệu lạ, thỉnh thoảng bị đau lòng ngực, sau khi đau thì ho ra máu và chóng mặt. Cho em hỏi em có làm sao không ạ?

TRẢ LỜI:

Em thân mến,

Tuy không muốn, nhưng chúng tôi đành phải xác nhận , đúng là em " có làm sao ". Người ta thường gắn liền ho ra máu với ho lao, hay nói cách khác là bệnh lao phổi.

Đó là một tình huống đáng nghi ngờ, nhưng thật ra ở người trẻ cũng có nhiều nguyên nhân khác gây ho ra máy như dãn phế quản, tăng áp động mạch phổi hay nhiều khi chỉ đơn giản là viêm họng.

Em nên đi khám sớm và chụp x quang phổi kiểm tra nhé

Thân!






#3696 Đau nhói mạn sườn trái - Triệu chứng của bệnh gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 24 Tháng 10 2017 - 09:36 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI:

Tôi bị đau nhói mạn sườn trái, xin hỏi là dấu hiệu triệu chứng gì? Cảm ơn Bác sĩ.

TRẢ LỜI:

Chào bạn

Theo định khu giải phẫu mà nói, bạn có thể có vấn đề của đáy phổi trái, màng phổi trái. Cũng có thể bị bệnh ở lách hay dây thấm kinh liên sườn.
Thân chào!

 

Chào bạn,

Theo định khu giải phẫu mà nói, bạn có thể có vấn đề của đáy phổi trái, màng phổi trái. Cũng có thể bị bệnh ở lách hay dây thấm kinh liên sườn.

Thân chào!






#3651 Đau nhói ngực trái là biểu hiện của bệnh gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 07 Tháng 6 2017 - 10:32 AM trong Tim mạch


CÂU HỎI :

Em bị yếu từ nhỏ, rất dễ bị cảm sốt, đau đầu và dùng para rất nhiều giờ bị nhờn thuốc nên người rất yếu. Từ cấp 1 tới giờ em hay bị đau nhói ngực trái, tần suất tăng dần, từ nhỏ là 1 lần 1 năm, rồi 2 lần 1 năm, và đầu năm tới giờ em đã đau 3 -4 lần rồi, đau nhói góc phía dưới bên phải của ngực trái, ngay chỗ góc xương, cảm giác như có nhìu cây kim to đâm từ trong ra rất khó thở, nhưng chỉ bị 1 lần rồi hết, bác sĩ có thể tư vấn em bị gì được không ạ? Cảm ơn Bác sĩ.

TRẢ LỜI:

Em thân mến,
Theo lời em kể, chuyện đau ngực này đã có trên 20 năm. Ngoài sự khó chịu trên, em không có biểu hiện gì khác. Do đó, dù là nguyên nhân gì thì đây cũng là một bệnh lành tính, không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát.
Với thông tin hạn chế, chúng tôi khó có thể đưa ra chẩn đoán chính xác. Em cần kiểm tra điện tâm đồ, đặc biệt là Holter 24h để kiểm tra loạn nhịp tim. Cần làm CT ngực để đánh giá tổn thương phổi và các phần mềm, khung sườn.
Khi có các kết quả trên, các bác sĩ có thể phân tích thêm triệu chứng đau của em để xác định nguyên nhân.
Thân chào.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3671 Đau nhói đầu do áp lực công việc: Tự cứu mình là chính!

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 01 Tháng 8 2017 - 09:01 AM trong Tổng quát

 

CÂU HỎI:
Do dạo này nhiều việc áp lực công việc cao làm việc nhiều em thường cảm thấy đau nhói đầu, đầu rất nặng. Xin hỏi các bác sĩ nên uống thuốc bổ gi tốt cho não? Cám ơn Bác Sĩ.
TRẢ LỜI:
Em thân mến,
Y học dân gian có câu ăn gì bổ nấy. Y học cổ truyền thì chú trọng an thần dưỡng não... Nhưng Tây Y lại không coq khái niệm gì là bổ não, em ạ.
Khoan hay nói đến nhức đầu, vốn là một chứng bệnh mà việc điều trị rất là ...nhức đầu, thì cái mà em có hay cái mà em muốn điều trị lại hoàn toàn chẳng ăn nhập đến việc bổ não cả.
Thật vậy, chính em cũng nhận thấy vấn đề của mình : áp lực cao, làm việc nhiều ... không bị nhức đầu mới là kỳ lạ.
Vấn đề ở đây rất đơn giản, em muốn điều trị nguyên nhân hay điều trị triệu chứng ?
Muốn điều trị triệu chứng, em ra nhà thuốc mua Tylenol uống là đủ.  Còn muốn êm dịu đầu óc với các thuốc an thần nhẹ, em phải đi khám để có toa thuốc.
Muốn điều trị nguyên nhân, chỉ có thể điều chỉnh sinh hoạt, công tác của mình. Tìm cách giảm áp lực, tăng thư giản cho đầu óc bằng nhiều cách khác nhau. Phần lớn cách là không dùng thuốc.
Em đừng tin vào các quảng cáo thần dược bổ não của thực phẩm chức năng.
Tự cứu mình là chính, em nhé.
Thân chào

CÂU HỎI:

Do dạo này nhiều việc áp lực công việc cao làm việc nhiều em thường cảm thấy đau nhói đầu, đầu rất nặng. Xin hỏi các bác sĩ nên uống thuốc bổ gi tốt cho não? Cám ơn Bác Sĩ.


TRẢ LỜI:

Em thân mến,Y học dân gian có câu ăn gì bổ nấy. Y học cổ truyền thì chú trọng an thần dưỡng não... Nhưng Tây Y lại không coq khái niệm gì là bổ não, em ạ.Khoan hay nói đến nhức đầu, vốn là một chứng bệnh mà việc điều trị rất là ...nhức đầu, thì cái mà em có hay cái mà em muốn điều trị lại hoàn toàn chẳng ăn nhập đến việc bổ não cả.Thật vậy, chính em cũng nhận thấy vấn đề của mình : áp lực cao, làm việc nhiều ... không bị nhức đầu mới là kỳ lạ.

Vấn đề ở đây rất đơn giản, em muốn điều trị nguyên nhân hay điều trị triệu chứng? Muốn điều trị triệu chứng, em ra nhà thuốc mua Tylenol uống là đủ.  Còn muốn êm dịu đầu óc với các thuốc an thần nhẹ, em phải đi khám để có toa thuốc. Muốn điều trị nguyên nhân, chỉ có thể điều chỉnh sinh hoạt, công tác của mình. Tìm cách giảm áp lực, tăng thư giản cho đầu óc bằng nhiều cách khác nhau. Phần lớn cách là không dùng thuốc. Em đừng tin vào các quảng cáo thần dược bổ não của thực phẩm chức năng. Tự cứu mình là chính, em nhé.

Thân chào!





#3709 Đau nửa đầu - Dấu hiệu của bệnh gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 19 Tháng 12 2017 - 09:13 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI (Phuong Uyen   - Nữ - 2003):
Chào bác sĩ, trong khoảng 3 tuần nay cháu bị đau nửa đầu, sốt nhẹ kéo dài 2 tuần, người cháu cứ uể oải mệt mỏi, gần đây cháu bị đau ngay chân mày bên trái nó cứ nhức lan cả đầu, mũi cháu bị nghẹt và hiện tại đã hết nhưng lại cảm nhận được mùi rất kém ạ bác sĩ cho cháu hỏi thế là cháu bị gì ạ ?

CÂU HỎI:
C
hào bác sĩ, trong khoảng 3 tuần nay cháu bị đau nửa đầu, sốt nhẹ kéo dài 2 tuần, người cháu cứ uể oải mệt mỏi, gần đây cháu bị đau ngay chân mày bên trái nó cứ nhức lan cả đầu, mũi cháu bị nghẹt và hiện tại đã hết nhưng lại cảm nhận được mùi rất kém ạ bác sĩ cho cháu hỏi thế là cháu bị gì ạ ?

cho%C3%A1ng-khi-v-a-ng-_1.jpg

TRẢ LỜI:

Chào cháu,

Vùng cảm nhận mùi nằm khá cao ở hai bên ngách mũi. Khi cháu bị cảm, nghẹt mũi thì sự lưu thông không khí qua vùng này bị tắc và cháu không thể cảm nhận được mùi. Thông thường khi hết bệnh hay khi  mũi hết nghẹt thì cảm giác mùi sẽ trở lại sau một thời gian ngắn. Riêng trong trường hợp của cháu, do có đau đầu vùng trán và sốt kèm nghẹt mũi, rất nhiều khả năng cháu có viêm xoang kèm theo, nhất là các xoang trán. Đôi khi, tình trạng nghẹt mũi cục bộ có thể thuyên giảm nhưng các triệu chứng viêm xoang vẫn kéo dài.

Cháu nên đi khám tai mũi họng, các bác sĩ có thể cho chụp X quang xoang hay CT để chẩn đoán xác định và đánh giá độ nặng.

Chúc cháu mau khỏe!

 

 

 

 




#3558 Đau thắt vùng bụng thường xuyên...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 22 Tháng 8 2016 - 10:09 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Gần 1 tuần nay, em thường xuyên bị đau thắt vùng bụng, đau âm ỉ từng cơn, đau ở quanh rốn, cơn đau chỉ một lúc là hết. Và em chưa từng có bất kì va chạm hay phẫu thuật vùng này. Kính mong Bác sĩ tư vấn giúp em ạ và hướng dẫn em cách điều trị. Em cảm ơn Bác sĩ rất nhiều.

TRẢ LỜI

Chào em,

Vị trí đau quanh rốn và chỉ xảy ra từng lúc, các tính chất đau đó gợi ý đến nguồn gốc cơn đau từ ống tiêu hóa - ruột non hay ruột già. Việc chẩn đoán chính xác còn khám lâm sàng và một số xét nghiệm bổ sung. Tuy nhiên, khả năng nhiều nhất là em chỉ bị rối loạn tiêu hóa, có thể do vấn đề vệ sinh thực phẩm.

Các trường hợp rối loạn tiêu hóa này thường là nhẹ nếu không kèm tình trạng nôn ói hay tiêu chảy cấp. Bệnh nhân chỉ cần ăn nhẹ, dễ tiêu trong vài ngày để cơ thể tự hồi phục. Để giảm đau, có thể dùng các thuốc giảm co thắt cơ trơn như nospa, buscopan hay spasmaverine có thể mua không cần toa. Tuy nhiên, nếu sau khi uống thuốc vài ngày mà tình trạng đau không giảm, em cần đi khám bác sĩ để xác định lại nguyên nhân gây đau. Trong thời gian này, em cần chú ý đến việc ăn uống, đi tiêu tiểu để ghi nhận lại bất thường nếu có.
Chúc em mau khỏe,

Thân mến!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin



#3546 Đau và mất liên kết ở vùng khuỷu tay...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 30 Tháng 7 2016 - 08:37 AM trong Cơ xương khớp

CÂU HỎI

Thưa Bác sĩ, năm nay cháu 19 tuổi. Hồi 11t cháu bị ngã trật khuỷa tay vỡ xương má trong khuỷa tay. Gần mấy năm nay cháu cảm thấy tay cháu mất liên kết và rất yếu ở vùng khuỷa. Xin hỏi Bác sĩ đây có phải di chứng để lại không? Và cháu phải điều trị như thế nào? Cảm ơn Bác sĩ.

TRẢ LỜI

Chào cháu, vấn đề khuỷu tay bị yếu đi rất có thể là do chấn thương mà cháu gặp phải năm 11 tuổi, cũng có thể do kết hợp với các hoạt động hoặc thói quen khác của cháu (tư thế, vận động thể thao, v.v...) Cách điều trị như thế nào sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân chính xác của vấn đề. Khuỷu tay có 3 khớp nối giữa hai xương cẳng tay và xương cánh tay, xung quanh các khớp có các dây chằng và cơ giúp cánh tay hoạt động linh hoạt và ổn định. Bất kỳ một sự rối loạn chức năng nào của một trong những bộ phận này cũng đều có thể gây ra các triệu chứng như của cháu gặp phải. Do đó cách tốt nhất là cần phải tìm ra được chính xác nguyên nhân.

Cháu nên đến gặp Bác sĩ chuyên về các vấn đề về thần kinh cột sống và xương khớp để tìm ra chính xác vấn đề mà cháu đang gặp phải. Các bác sĩ của trung tâm 3C sẽ tư vấn hướng điều trị tốt nhất cho cháu.

Giám đốc Y khoa - Bác sĩ KEVIN MERNISSI

Phòng khám Thần kinh Cột sống 3C

(http://3cchiro.com/)

(Facebook page: https://www.facebook.com/3ccare/)




#3605 Đau vùng bụng, buồn nôn, hay đi ngoài?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 02 Tháng 11 2016 - 09:40 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Dạ chào Bác sĩ. Năm nay con 21 tuổi. 5 ngày gần đây con hay bị đau vùng bụng phía trên và bụng dưới, buồn nôn, thỉnh thoảng bị choáng, đau nhức khó chịu, chán ăn, không ăn được gì nhưng bụng lại phình to và rất hay đi ngoài. Bác sĩ tư vấn giúp, con có thể bị bệnh gì ạ? Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều.

TRẢ LỜI

Chào em,

Các triệu chứng mà em mô tả định hướng cho một căn bệnh đường tiêu hóa. Đáng tiếc, các triệu chứng này thật sự rất phổ biến, và không đặc hiệu. Hầu như bệnh nào của dạ dày hay đại tràng đều có thể gây chán ăn, chướng bụng, khó tiêu. Nếu em "rất hay đi ngoài", thì bệnh đại tràng có vẻ nhiều khả năng hơn, nhất là viêm đại tràng hay hội chứng đại tràng kích thích.

Tuy vậy, bác sĩ vẫn cần khám, có thể phải cần làm một số xét nghiệm trước khi quyết định điều trị.

Thân chào,

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3504 Đau vùng dưới ngực

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 29 Tháng 3 2016 - 08:51 AM trong Tổng quát

Câu hỏi:

 

Thưa bác sĩ,

 

Em bị đau ở dưới ngực phải đã 3 ngày. Em có mua thuốc giảm đau ở tiệm thuốc tây, bớt rồi đau lại, chỉ cần cử động nhẹ hay làm gì cũng đau. Vậy cho em hỏi em bị gì vậy bác sĩ ? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp. Em cám ơn ạ.

 

(Dieu Tuong)

 

Trả lời

 

Em thân mến,

 

Các thông tin mà em cung cấp thật nghèo nàn. Nghèo nàn đến mức bất cứ ý kiến nào đưa ra cũng đều có khả năng ... trật thật cao. Đặc biệt, đau ở vùng nhạy cảm như vùing ngực mà em cũng không cho biết mình là nam hay nữ, già hay trẻ thì quả thật là em đang làm khó chúng tôi rồi.
 
Nói chung, đau vùng ngực phải thường có các nguyên nhân như sau, từ ngoài vào trong
 
Yersin%20-%20dau%20duoi%20nguc.jpg
(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)
 
1. Đau vùng tuyến vú: đặc biệt phổ biến ở các cô gái và liên quan khá nhiều đến chu kỳ kinh nguyệt và các nội tiết tố. Việc khám ngực và siêu âm sẽ giúp chẩn đoán. Nguyên nhân thường gặp nhất là căn bệnh xơ nang, thường diễn biến lành tính và chỉ điều trị bằng các loại giảm đau thông thường.
 
2. Đau ở thành ngực: thường có nguyên nhân rõ ràng như do chấn thương, bị đánh, té. Thậm chí, trong một số trường hợp, bệnh nhân bị chấn thương bị gãy hoặc ứt xương sườn mà vẫn không biết. Đau trong những trường hợp này thường dai dẵng và chỉ bớt khi dùng các thuốc giảm đau có kháng viêm không steroid.
 
3. Đau do màng phổi: Có thể là các bệnh lý viêm, lao màng phổi. Trong trường hợp này, cơn đau thường liên quan khá rõ ràng với động tác hô hấp. Khhi hít thở, hai lá mảng phổi cọ vào nhau gây cơn đau rất nhiều, thường là khiến bệnh nhân phải đi khám ngay và ít khi chịu được.
 
Trái với người ta thường nghĩ, các bệnh của chủ mô phổi lại có đau không rõ ràng và khá mơ hồ. Đau do tim thì chủ yếu nằm bên ngực trái. Cả bệnh phổi hay màng phổi đều cần X quang để chẩn đoán.
 
Tóm lại, em có thể uống thuốc giảm đau không kê toa khoảng 2-3 ngày. Sau 3 ngày, nếu cơn đau vẫn còn, em nên đi khám để được chẩn đoán bệnh và điều trị.
 
Thân chào,
 

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3707 Đau vùng ngực và vai trái dữ dội?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 24 Tháng 11 2017 - 08:28 AM trong Tổng quát

 

CÂU HỎI:
Em năm nay 18t,mấy hôm rồi em có ăn gà rán rồi sau đó em cảm giác khó chịu bên ngực trái, vai. Trong thời gian đó em cũng hay ợ, lâu lâu buồn nôn. Cân nặng của em không đổi. Cho em hỏi triệu chứng nhói của em là bị gì ạ?

CÂU HỎI:
Em năm nay 18t,mấy hôm rồi em có ăn gà rán rồi sau đó em cảm giác khó chịu bên ngực trái, vai. Trong thời gian đó em cũng hay ợ, lâu lâu buồn nôn. Cân nặng của em không đổi. Cho em hỏi triệu chứng nhói của em là bị gì ạ?

TRẢ LỜI:

Chào em,

Các triệu chứng của em khá mơ hồ và có vẻ không liên quan đến nhau. Vấn đề mà em quan tâm hiện nay là tình trạng đau vùng ngực trái vá vai trái, phần nhiều không liên quan đến gà rán và các triệu chứng ợ, buồn nôn.

Ở lứa tuổi của em, các triệu chứng đau cục bộ này thường do thần kinh cơ, có thể chỉ đơn giản là đau cơ hoặc đau một số rễ thần kinh. Mặt khác, cũng chưa loại trừ được tổn thương phổi và màng phổi vùng đỉnh.

Em có thể uống giảm đau như Paracetamol trong vài ngày. Nếu không hết đau, em nên đi khám và chụp X quang phổi.

 

Thân chào!





#3545 Đau vùng thắt lưng nhiều năm...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 26 Tháng 7 2016 - 10:46 AM trong Cơ xương khớp

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ, năm nay tôi 30 tuổi và tôi thường bị đau vùng thắt lưng đã nhiều năm nay. Khi tôi đi lại hoặc thậm chí chỉ đứng khoảng hơn 1 tiếng, tôi cảm thấy rất đau. Xin hỏi Bác sĩ, tôi cần làm gì đối với trường hợp này.

TRẢ LỜI

Chào bạn,

Vấn đề của bạn khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh đau lưng, như ngồi một chỗ quá lâu khi làm việc với máy tính, mang vác nặng hoặc đơn giản là té ngã hay chấn thương. Đa phần những cơn đau này đều liên quan tới đĩa đệm, khớp, cơ hoặc dây thần kinh. Ở vùng lưng dưới, chúng ta có 5 đốt sống và 2 khớp nối với xương chậu. Cơn đau của bạn có thể do một sự rối loạn chức năng nào đó thuộc vùng này.

Untitled-3.png

Tuy nhiên để biết chính xác, bác sĩ sẽ cần làm một số bài kiểm tra. Thuốc có thể giúp giảm đau nhưng nếu bạn thật sự muốn tìm kiếm một phương pháp tự nhiên, Chiropractic chính là giải pháp cho bạn. Đây là một phương pháp trị liệu bằng tay, hoàn toàn an toàn và không hề đau đớn. Bạn nên đặt hẹn để được các bác sĩ của chúng tôi kiểm tra, từ đó có thể chỉ ra chính xác vấn đề mà bạn đang gặp phải và đưa ra một liệu trình điều trị thích hợp với bệnh trạng của bạn.

Thân chào.

Giám đốc Y khoa - Bác sĩ KEVIN MERNISSI

Phòng khám Thần kinh Cột sống 3C

(http://3cchiro.com/)

Facebook page: https://www.facebook.com/3ccare/




#3616 Đau đầu - Đau họng - Đau bụng?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 21 Tháng 11 2016 - 10:08 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ! Em thường hay đau họng và đau đầu. Ăn nhiều dầu mỡ hay uống nước đá là bị nóng sốt va đau họng. Đầu em thường hay đau nhức, em đã chụp X quang xoang, chuẩn đoán xoang bình thường. Nhưng khi bị đau đầu em đau nhiều lắm. Em còn bị sau khi ăn thỉnh thoảng bị đau bụng bên trái. Xin Bác sĩ tư vấn sức khỏe giúp em. Cảm ơn Bác rất nhiều!

TRẢ LỜI

Chào em,

Tóm tắt các vấn đề của em bao gồm đau đầu, đau họng và đau bụng. Các triệu chứng đau này không có dấu hiệu lên quan với nhau, nên cần được chẩn đoán và xử trí riêng biệt. Đáng tiếc, những thông tin mà em cung cấp quá sơ sài và không thể có chẩn đoán xác định.

1. Đau đầu:

Trừ viêm xoang đã được em loại trừ,  còn có nhiều lý do khác thường gặp như cao huyết áp, nhức đầu vận mạch, nhức đầu do thần kinh, do trầm cảm. Nhức đầu có thể là nguyên phát hay thứ phát nhưng việc chẩn đoán phân biệt thường không dễ dàng. Trường hợp của em, không ghi nhận dấu hiệu chỉ điểm nào. Nếu thấy đau đầu có ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc, em nên đi khám chuyên khoa thần kinh.

2. Đau họng: tình trạng đau khi uống lạnh hay gặp trong các trường hợp viêm họng mãn tính . Trong khi việc điều trị thuốc thường kéo dài và kém hiệu quả, việc hạn chế các tác nhân kích thích ( trong trường hợp này là lạnh ) thường giúp đỡ đáng kể.

3. Đau bụng:

Sau khi ăn, thỉnh thoảng đau bụng bên trái. Đây có thể là triệu chứng của căn bệnh viêm dạ dày. Nếu nhẹ và ít, em có thể dùng các loại gel kháng acid uống sau khi ăn như Maalox, Pepto Bismol hay Pepsan. Các thuốc này đều có bán tự do ở nhà thuốc. Nếu đau nặng và nhiều, em cần đi khám tiêu hóa và nội soi.

Thân chào.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3552 Đau đầu thường xuyên...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 05 Tháng 8 2016 - 08:22 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Em là nữ năm nay 22 tuổi. Cứ tầm 2, 3 tuần em lại bị một cơn đau đầu kéo dài vài ngày. Ban đầu cơn đau nhức xảy ra ở giữa trán và thái dương bên trái, có lúc đau theo mạch đập. Sau đó em bị đau buốt nhói từng cơn phía trên thái dương bên phải, cứ tầm 1, 2 phút lại nhói lên vài lần, rất đau và khó chịu. Em bị thế này đã lâu, tầm 1 - 2 năm nay. Em rất lo lắng không biết mình bị bệnh gì, mong Bác sĩ tư vấn giúp em. Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều ạ.

TRẢ LỜI

Chào em,

Nhức đầu là một căn bệnh phổ biến, gây ra do nhiều nguyên nhân. Riêng trong trường hợp của em, vị trí đau và tính chất đau có gợi ý đến bệnh lý viêm động mạch thái dương (temporal arteritis) hay còn gọi là bệnh Horton. Tuy nhiên, để xác định cần loại trừ các bệnh khác bằng khám lâm sàng và CT. Để khẳng định, có thể cần phải làm sinh thiết tại chỗ.

Do đó, em cần khám chuyên khoa thêm để có chẩn đoán và điềru trị chính xác.

Thân chào

Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3641 Đau đầu, ớn rét, sốt cao,...?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 10 Tháng 2 2017 - 09:47 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Người bệnh tiền sử bị xoang trán, xuất huyết dạ dày. Triệu chứng hiện tại sốt cao, ớn rét, đau đầu vùng trán. Nên sơ cứu như thế nào ạ. Cảm ơn Bác sĩ!

TRẢ LỜI

Chào em,

Vấn đề trước mắt là sốt cao và đau đầu. Việc sơ cứu bao gồm hạ sốt và giảm cơn đau. Tại nhà, em dùng khăn lạnh lau mát toàn thân, kèm theo dùng hạ sốt giảm đau đường uống hoặc nhét hậu môn.

Sau khi hạ sốt, cần đi khám để xác định lại nguyên nhân và có điều trị thích hợp.

Nếu không hạ sốt được và nhiệt độ quá cao, trên 41oC, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Các thuốc hạ nhiệt tĩnh mạch sẽ hiệu quả hơn trong trường hợp đó.

Thân chào!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

 

 




#3711 Đã cắt Polyp nhỏ - liệu có tái phát?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 19 Tháng 12 2017 - 09:22 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

 

CÂU HỎI (Nguyen Long  - Nam - 1967):
Thưa Bác Sĩ, Tôi năm nay 51 Tuổi, tôi mới đi nội soi đại trực tràng ở BVĐHYD TPHCM và có kết quả nội soi là: U tuyến Ông, 0.6cm(không chân),có loạn sản mức độ thấp,BS nội soi đã cắt, và BS điều trị chỉ nói cần nội soi lại sau 1 năm. Tôi muốn nhờ BS tư vấn giúp cụ thể tình trạng bệnh Polyp của tôi, việc cắt Polyp như vậy liệu đã hết chân chưa ? có cần điều trị dự phòng chống tái phát không, và tương lại Polyp này có gây biến chứng nguy hiểm gì không, Rất mong nhận được tư vấn từ BS sớm nhất. Xin Chân Thành cám Ơn BS. Nguyễn Long.

CÂU HỎI:
Thưa Bác Sĩ, Tôi năm nay 51 Tuổi, tôi mới đi nội soi đại trực tràng ở BVĐHYD TPHCM và có kết quả nội soi là: U tuyến Ông, 0.6cm(không chân),có loạn sản mức độ thấp,BS nội soi đã cắt, và BS điều trị chỉ nói cần nội soi lại sau 1 năm. Tôi muốn nhờ BS tư vấn giúp cụ thể tình trạng bệnh Polyp của tôi, việc cắt Polyp như vậy liệu đã hết chân chưa ? có cần điều trị dự phòng chống tái phát không, và tương lại Polyp này có gây biến chứng nguy hiểm gì không, Rất mong nhận được tư vấn từ BS sớm nhất. Xin Chân Thành cám Ơn BS. Nguyễn Long.

TRẢ LỜI:

Xin chào bạn,

Với một polyp nhỏ như thế, phần nhiều bác sĩ nội soi đã cắt một cách đơn giản bằng kẹp sinh thiết thông thường. Kích thước nhỏ, giải phẫu bệnh thuộc nhóm tuyến ống, mức độ loạn sản thấp .... Đó là những yếu tố tiên lượng tốt và bạn không cần phải lo lắng nhiều. Việc theo dõi nội soi là cần thiết nhưng có thể thực hiện sau 3 năm. Việc phòng chống polyp không có biện pháp rõ ràng và chỉ có thể theo dõi để phát hiện sớm các tổn thương mới mà thôi. Nói cách khác, polyp này đã được điều trị tốt nhưng bạn vẫn có thể có những polyp khác xuất hiện mới trong tương lai. Nói chung, khi đã ý thức được vấn đề của mình và theo dõi định kỳ đều đặn thì bệnh không có gì nguy hiểm.

Thân chào !





#3693 Đại tiện quá nhiều lần trong ngay?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 23 Tháng 10 2017 - 09:16 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI:

Tôi thường hay đi đại tiện vào buổi sáng sau khi vệ sinh cá nhân, nhưng sau khi ăn sáng hoặc uống cafe sáng lại đi thêm lần nữa. Và có khi lại đi thêm sau khi ăn trưa. Phân ra thường kg thành khuôn. Tình trạng này kéo dài đã lâu. Tôi đã thử sổ lãi thì có giảm được vài ngày đầu nhưng sau đó lại quay về tình trạng cũ. Xin hỏi bác sỹ tôi bị gì và phải khám ra sao?

Xin cám ơn!

TRẢ LỜI:

Chào bạn,

 

Nếu các triệu chứng này mới xuất hiện trong thời gian gần đây, có thể chỉ là rối loạn tiêu hóa đơn thuần. Nếu như bạn đã bị kéo dài trên 6 tháng, phần nhiều đây là biểu hiện của hội chứng đại tràng kích thích.
Ngoài việc khám bác sĩ và dùng thuốc, bạn có thể tự điềutrị cho mình bằng cách tìm ra những yếu tố kích thích đó để hạn chế nó. Có thể có nhiều yếu tố khác nhau , ví dụ như tách cafe buổi sáng, việc thức đêm ngày hôm trước, bữa nhậu nhiều bia mỗi ngày ...v.v.... Tìm ra và hạn chế chúng sẽ giúp giảm triệu chứng đáng kể.
Khi không tìm được tác nhân kích thích, bác sĩ phải dùng thuốc để điều trị triệu chứng. Có rất nhiều thuốc khác nhau dùng cho các cơ địa khác nhau. Do đó, bạn cần đi khám.
Ở tuổi bạn, nội soi đại tràng là cần thiết. Bạn cần kiểm tra nội soi trước khi chẩn đoán hội chứng đại tràng kích thích được xác nhận.
Thân chào

 

Chào bạn, Nếu các triệu chứng này mới xuất hiện trong thời gian gần đây, có thể chỉ là rối loạn tiêu hóa đơn thuần. Nếu như bạn đã bị kéo dài trên 6 tháng, phần nhiều đây là biểu hiện của hội chứng đại tràng kích thích. Ngoài việc khám bác sĩ và dùng thuốc, bạn có thể tự điều trị cho mình bằng cách tìm ra những yếu tố kích thích đó để hạn chế nó. Có thể có nhiều yếu tố khác nhau , ví dụ như tách cafe buổi sáng, việc thức đêm ngày hôm trước, bữa nhậu nhiều bia mỗi ngày ...v.v.... Tìm ra và hạn chế chúng sẽ giúp giảm triệu chứng đáng kể.
Khi không tìm được tác nhân kích thích, bác sĩ phải dùng thuốc để điều trị triệu chứng. Có rất nhiều thuốc khác nhau dùng cho các cơ địa khác nhau. Do đó, bạn cần đi khám.
Ở tuổi bạn, nội soi đại tràng là cần thiết. Bạn cần kiểm tra nội soi trước khi chẩn đoán hội chứng đại tràng kích thích được xác nhận.
Thân chào!





#3703 Đầu bị rung lắc, co giật mặt?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 15 Tháng 11 2017 - 11:17 AM trong Tổng quát

 

CÂU HỎI:
5 tháng trứớc em có chụp mri đầu vì em bị co giật mặt. Khi ăn nói chuyện hoặc đi thì đầu em cứ bị run lắc. Mất thăng bằng khi đi đứng. Em chụp mri thì phát hiện bị u nang màn nhện vùng sau thùy giun tiểu não.kt 33×16mm. Mà bác sĩ nói nang đó bình thường bẩm sinh ai cũng có. Giờ đầu em cứ run run công việc trở nên khó khăn chậm chạp. Giờ nếu em khám bệnh viện mới và chụp mri lại i thì em nên khám nội thần kinh hay khám ngoại thần kinh ạ?

CÂU HỎI:
5 tháng trứớc em có chụp mri đầu vì em bị co giật mặt. Khi ăn nói chuyện hoặc đi thì đầu em cứ bị run lắc. Mất thăng bằng khi đi đứng. Em chụp mri thì phát hiện bị u nang màn nhện vùng sau thùy giun tiểu não.kt 33×16mm. Mà bác sĩ nói nang đó bình thường bẩm sinh ai cũng có. Giờ đầu em cứ run run công việc trở nên khó khăn chậm chạp. Giờ nếu em khám bệnh viện mới và chụp mri lại  thì em nên khám nội thần kinh hay khám ngoại thần kinh ạ?


TRẢ LỜI:

Chào em,

Trước hết, nên đính chính với em là không phải ai cũng có. Có thể em hiểu nhầm ý bác sĩ là bệnh nhân nào cũng có từ lúc mới sinh. Tuy nhiên, u nang màng nhện thường lành tính và không có triệu chứng nên có thể nhiều người không phát hiện. Trong trường hợp của em, có vẻ là khối u nang này đang gây ra một số triệu chứng cần theo dõi lâu dài. Em nên theo dõi ở ngoại thần kinh vì điều trị nếu cần, thường là dùng can thie5p x quang hay phẫu thuật, phẫu thuật nội soi. Thuốc không trị được bệnh.

Thân chào!






Hội thảo chuyên môn

Gửi câu hỏi