Đến nội dung

Nội dung của BS YERSIN

207 phương tiện bởi BS YERSIN (Tìm kiếm giới hạn từ 26-Tháng 5 23)



#3604 Tại sao phải khám sức khỏe tổng quát?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 31 Tháng 10 2016 - 02:59 PM trong Tổng quát

Sức khỏe là vàng, là nền tảng của hạnh phúc, thế nhưng vẫn còn rất nhiều người e dè với việc khám sức khỏe tổng quát bởi nỗi lo không biết chọn bệnh viện nào uy tín, gói khám nào phù hợp và hơn hết là tâm lý sợ khám “ra” bệnh thì mất ăn mất ngủ.

 

Nên hiểu, có một số bệnh lý sẽ biểu hiện sớm trong giai đoạn đầu như nhiễm trùng hô hấp trên, viêm phổi, viêm dạ dày. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh lý khi có dấu hiệu là đã qua giai đoạn trễ hoặc có biến chứng (phù, tiểu nhiều do biến chứng tiểu đường gây suy thận, xuất hiện liệt nửa người hoặc đau ngực do tăng huyết áp lâu ngày không kiểm soát, xuất hiện sụt cân, tiểu nhiều, khát nhiều trong tiểu đường...). Do đó nếu không phát bệnh trong những giai đoạn sớm, việc điều trị sau này sẽ rất khó khăn, mất thời gian, tốn kém và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

webyersin.png

Vì thế, khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi năm một lần là hết sức cần thiết để bảo vệ bản thân và những người bạn yêu thương. Từ 1/11 – 31/12, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin triển khai gói khám tổng quát “TRI ÂN KHÁCH HÀNG”. Xem thông tin chi tiết chương trình tại: goo.gl/iKd7sz

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3729 Tay bị sưng đau sau khi lấy máu?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 22 Tháng 3 2018 - 09:51 AM trong Tổng quát

 

CÂU HỎI (Hoàng Oanh - Nữ - 2002):
Xin chào bác sĩ, dạo gần đây em thấy không khỏe nên đã đến bệnh viện tư để kiểm tra thì trong đó có cả việc lấy máu xét nghiệm. Nhưng trong khi lấy máu thì họ không tìm được ven và đã chọc kim vào cùng 1 chỗ nhiều lần và họ bảo phải luồn và di chuyển kim trong ven nhiều lần. sau đó em về nhà tay em từ chỗ lấy ven ( phần thịt ở khuỷu tay )luôn luôn trong tình trạng đau nhức và ê buốt, khó duỗi ra được. khi em sờ vào thì thấy 1 mạch máu nhỏ nổi lên và bị đau và để lại vết thâm đến giữa khoảng từ khuỷu tay đến cố tay. em sờ sang bên tay kia thì lại không thấy có, em đã bị đau hơn 1 tuần và có xu hướng đau hơn nhiều. Em không biết đó là bị sao nên mong bác sĩ giúp em ạ!

CÂU HỎI:
Xin chào bác sĩ, dạo gần đây em thấy không khỏe nên đã đến bệnh viện tư để kiểm tra thì trong đó có cả việc lấy máu xét nghiệm. Nhưng trong khi lấy máu thì họ không tìm được ven và đã chọc kim vào cùng 1 chỗ nhiều lần và họ bảo phải luồn và di chuyển kim trong ven nhiều lần. sau đó em về nhà tay em từ chỗ lấy ven ( phần thịt ở khuỷu tay )luôn luôn trong tình trạng đau nhức và ê buốt, khó duỗi ra được. khi em sờ vào thì thấy 1 mạch máu nhỏ nổi lên và bị đau và để lại vết thâm đến giữa khoảng từ khuỷu tay đến cố tay. em sờ sang bên tay kia thì lại không thấy có, em đã bị đau hơn 1 tuần và có xu hướng đau hơn nhiều. Em không biết đó là bị sao nên mong bác sĩ giúp em ạ!

TRẢ LỜI:

Chào em,

Theo em mô tả, phần nhiều đây là viêm tắc tĩnh mạch nông vùng cẳng tay. Bệnh hay gặp ở một số bệnh nhân có tiêm các thuốc có tính kích thích cao, nhưng vẫn có thể gặp sau khi rút máu xét nghiệm.

Tuy bệnh gây đau nhiều , nhưng nó không nguy hiểm bằng các huyết khối tĩnh mạch sâu.

Việc điều trị bao gồm :

Chườm nóng nhiều lần trong ngày, mỗi lần khoảng  10-15 p.

Kê tay cao

Uống các nhốc kháng viêm giảm đau, thường dùng là ibuprofen.

Có thể dùng thêm các kem kháng viêm xoa tại chỗ.

Tuy vậy, em vẫn nên đến khám bác sĩ để xác định chẩn đoán và có hướng dẫn cụ thể về thuốc.

Bệnh thường hết sau vài tuần.

Chúc em mau khỏe !




#3690 Tai trẻ sơ sinh nổi cục thịt dư, có nên cắt bỏ?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 26 Tháng 9 2017 - 01:56 PM trong Nhi Khoa

 

CÂU HỎI:
Chào bác sĩ, con em mới sinh có cục thịt thừa ở tai có cắt được không và cắt bằng thít chỉ được không  ạ?

CÂU HỎI:
Chào bác sĩ, con em mới sinh có cục thịt thừa ở tai có cắt được không và cắt bằng thít chỉ được không  ạ?

TRẢ LỜI:

Chào em,

Mọi tổn thương đơn giản ngoài da đều có thể cắt được. Đặc biệt, thịt thừa ở tai là một vấn đề rất thường gặp và ảnh hưởng khá nhiều đến thẩm mỹ, nên thường được cắt bỏ.

Việc thít chỉ là một phương pháp trước đây được dùng, nhằm cắt đứt máu nuôi và dần dần khối thịt thừa sẽ hoại tử . Tuy nhiên, hiện nay ít ai dùng vì thủ thuật này kéo dài nhiều ngày và có thể đau.

Thay vì vậy, có thể cắt bằng dao kéo y khoa hay bằng :Laser, cho kết quả tức thì và chắc chắn.

Thủ thuật cắt đơn giản và nhanh, nhưng vẫn có rủi ro chảy máu hay nhiễm trùng. Vì thế, có thể bé phải dùng thuốc sau khi cắt.

Cũng chính vì vậy, nếu khối thịt thừa không quá lớn, bạn nên chờ một thời gian , khi cháu ăn giặm là chủ yếu.

Thân chào!





#3550 Sỏi mật, sỏi thận...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 02 Tháng 8 2016 - 01:42 PM trong Tiết niệu - Thận

CÂU HỎI

Vừa rồi tôi đi siêu âm bụng ở bệnh viện, Bác sĩ cho biết kết quả là mật có sỏi 10mm thận phải 3,5. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và khoảng bao lâu thì nên siêu âm lại. Xin Bác sĩ tư vấn giúp. Cảm ơn rất nhiều.

TRẢ LỜI

Xin chào bạn,

Sỏi thận hay sỏi mật có thể tồn tại trong cơ thể nhiều năm mà không gây triệu chứng gì. Trong trường hợp của bạn:

  1. Siêu âm kiểm tra định kỳ hàng năm là phù hợp để theo dõi diễn tiến bệnh.
  2. Siêu âm mỗi khi bị đau lưng hoặc đau bụng nghi ngờ sỏi gây tắc nghẽn

 

Khi sỏi gây triệu chứng, biến chứng tắc nghẽn, nhiễm trùng,... bạn cần nghĩ đến việc can thiệp,  chủ yếu là dùng nội soi hay phẫu thuật.

 

Thân chào bạn

Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3499 Rối loạn thần kinh thực vật

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 21 Tháng 3 2016 - 10:54 AM trong Tổng quát

Câu hỏi:

 

Xin chào bác sĩ.

 

Em bị rối loạn thần kinh thực vật. Đa có dấu hiệu giảm nhưng khoảng 2-3 ngày thì cảm thấy cơ thể nóng lên, người đỏ. Trên đùi xuất hiện những đốm đỏ, phẳng, không ngứa, khoảng 30 phút thì hết. Xét nghiệm máu thì bác sĩ bảo không bị gì hết. Cho hỏi là bị vậy la sao ạ thưa bác sĩ?

 

(Nguyễn Văn Hùng)

 

Trả lời:

 

Chào em,
 
Những biểu hiện của em gợi ý đến các thay đổi về vận mạch của da, cũng hay gặp trong một số trường hợp dị ứng. Chúng tôi rất tiếc không có hình ảnh minh họa hoặc khám cụ thể nên không thể đưa ra chẩn đoán chắc chắn 100%. Em nên đi khám bác sĩ TRONG KHI các tổn thương này xuất hiện. Khi đó, việc định bệnh sẽ dễ dàng hơn.
 
Khamonline%20-%20roi%20loan%20than%20kin
(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)
 
Đối với các ca bị dị ứng, việc thử máu đúng là chẳng có thay đổi gì nhiều - hoặc bình thường.
 
Em cũng nên đi khám định kỳ để chắc chắn về tình trạng sức khỏe tổng quát của mình.
 
Chúc em khỏe,
 
Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin



#3569 Rối loạn cương dương...?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 12 Tháng 9 2016 - 08:51 AM trong Các vấn đề khác

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ Đỗ Anh Tuấn. Theo tìm hiểu thông tin và so lại với những gì mình gặp phải thì tôi thấy tôi đang bị rối loạn cương dương. Tình trạng là không đạt được độ cương cứng và rất nhanh xuống trước khi lâm trận. Tôi đã bị tình trạng này khoảng 3 tháng nay. Lúc đầu thấy có biểu hiện nhưng sau khi dưỡng khoảng 1 tuần thì bình thường. Nhưng 3 tháng nay tôi không thể đạt được độ cứng để lâm trân. Vậy bs có thể cho biết tôi phải chữa như thế nào? Cám ơn bác sĩ.

TRẢ LỜI

Chào bạn,

Chuyện rối loạn thì ai cũng có. Ông trời cũng lúc nắng lúc mưa mà, bạn cứ bình tĩnh nhé.

Phải nói ngay thế này, cái sự mềm yếu mà bạn đang hỏi, vốn có rất nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân rất rõ ràng, ví dụ như bị tiểu đường chẳng hạn nhưng cũng có những nguyên nhân trời ơi đất hỡi mà Bác sĩ nam khoa phải ngồi "tâm tình" với bạn vài tiếng mới tìm ra, ví dụ như trầm cảm do sếp bự trù dập hay sếp nhỏ rầy rà...

Trong trường hợp của bạn, thời gian 3 tháng là khá mới, cho thấy khả năng điều trị khỏi là khá cao, vấn đề là tìm ra nguyên nhân.

Để giải quyết vấn đề, bạn cần giải quyết như sau:

  1. Trong 3 tháng này, bạn có gì thay đổi về sức khỏe tổng quát? Nên đi khám tổng quát vì biết đâu chuyện mềm mềm yếu yếu đó lại là triệu chứng bắt đầu của một căn bệnh?
  2. Trong 3 tháng này, bạn có gì thay đổi về nếp sống? Lúc này rãnh, nhậu hơi nhiều? Hay là nhà bên có hàng cafe mới mở có cô chủ quá xinh, nên ngày nào cũng uống 4 cử? Hoặc mới đổi chỗ làm, thức khuya dậy sớm?
  3. Trong 3 tháng này, bạn có vấn đề gì về tâm lý, tâm thần hay không? Đó có thể là những vấn đề rất nhỏ tưởng chừng không liên quan như ông hàng xóm khó chịu hay đưa con trai bướng bỉnh làm mình lo lắng?

Nếu bạn tìm thấy 1 vấn đề nào đó, hãy điều chỉnh và cho mình chút thời gian để phục hồi phong độ.

Trong trường hợp bạn không thấy có gì bất thường cả, mà vẫn cứ èo uột.... Vậy chắc là bạn đã đến tuổi đón gió heo may về. Lúc này, cần phải sử dụng đến quyền trợ giúp của các thuôc hổ trợ bản lĩnh đàn ông. Bạn dùng thuốc tây thì tốt hơn là những bài thuốc chưa được kiểm chứng. Tuy nhiên, cần kiểm tra tim mạch trước khi dùng.

Chúc bạn luôn cứng rắn trong quá trình điều trị bệnh của mình.

 

Bác sĩ Yersin

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3541 Quên uống thuốc, uống thuốc trễ có kháng thuốc, giảm hấp thu thuốc...?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 18 Tháng 7 2016 - 08:37 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ, em điều trị lao đến nay được gần 1 tháng. Sáng nay do hơi bận công việc nên em uống thuốc lao chậm 1 tiếng đông hồ (thời gian em phải uống thuốc là 9h nhưng hôm nay 10h em mới uống). Vậy bác sĩ cho em hỏi quên uống thuốc nhự vậy có bị kháng thuốc không ạ? Mong các bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn.

TRẢ LỜI

Chào em,

Quan tâm đến việc uống thuốc như thế là rất tốt. Tuy nhiên, việc uống trễ 1 giờ sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể đến qúa trình hấp thu và tác động của thuốc.

Việc này sẽ không làm tăng nguy cơ kháng thuốc, em cứ an tâm nhé.

Thân chào

Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersi




#3497 Quên uống thuốc có ảnh hưởng đến điều trị bệnh Lao không?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 21 Tháng 3 2016 - 10:06 AM trong Tổng quát

Câu hỏi:

 

Chào bác sĩ,

 

Em uống thuốc lao ruột đã đủ 8 tháng rồi nhưng nhiều lần trong tháng hoặc tuần em thường hay quên uống thuốc hoặc không uống thuốc trong 1-2 ngày của tuần hoặc tháng. Vậy cho em hỏi việc thuốc đó có ảnh hưởng đến điều trị Lao không ạ và có hoàn toan hết bệnh Lao ruột không ạ?

 

(Phan Thanh Minh)

 

Trả lời:

 

Chào em,
 
Vi khuẩn Lao là một trong những loại vi khuẩn khó điều trị nhất. Để đảm bảo hiệu quả điều trị tối đa, các phác đồ điều trị hiện nay luôn nhấn mạnh các điều kiện sau đây:
 
*Kết hợp đa kháng sinh
*Điều trị dài ngày, liên tục với liệu trình tấn công và duy trì
*Các thuốc uống đủ và đúng liều
 
Khamonline%20-%20Lao%20phoi%201.jpg
(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)
 
Việc uống thuốc ngắt quãng, bỏ dỡ hay không đủ liều sẽ dẫn đến các hậu quả:
 
*Hiệu quả điều trị giảm và tỷ lệ lệ thành công thấp hơn mong muốn
*Tăng khả năng xuất hiện các chủng vi khuẩn kháng thuốc và làm việc điều trị lại khó khăn hơn
 
Cụ thể trong trường hợp của em, tuy không uống đủ và đúng, không có nghĩa là điều trị của em chắc chắn thất bại mà là có khả năng thất bại. Tỷ lệ thành công vẫn có thể chấp nhận được.
 
Do đó, để kiểm tra hiệu quả điều trị, bác sĩ vẫn phải dựa vào thăm khám, thử máu và nội soi kiểm tra. Hiện không nên chủ quan cho rằng chắc chắn thành công hoặc bi quan mà nghĩ rằng chắc chắn thất bại.
 
Trong trường hợp thất bại, bác sĩ bắt buộc phải điều trị lại với phác đồ mạnh hơn.
 
Chúc em may mắn,
 
Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin



#3560 Que thử vạch đậm, vạch mờ?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 25 Tháng 8 2016 - 09:01 AM trong Phụ khoa

CÂU HỎI

 

Chào Bác sĩ, em trễ kinh 2 tuần trước đó (17 ngày) và có quan hệ (sau 70h em có dùng thuốc tránh thai khẩn cấp Postinor). Sau đó em có dùng que thử và hiện lên vạch đậm vạch mờ. Em đi bệnh viện siêu âm đầu dò ngay thì Bác sĩ báo không có thai dặn em tuần sau tái khám. Kinh nguyệt em lần trước bị hai lần/ tháng, trước đó thì gần hai tháng em mới có. Em lo lắng quá. Không biết mình có thai không ạ? Nhờ Bác sĩ tư vấn giúp em, cảm ơn Bác sĩ rất nhiều.

 

TRẢ LỜI

 

Chào em ,

Em đã thử QST (+) nghĩa là em đã có thai. Que lên vạch đậm và vạch mờ chứng tỏ thai còn giai đoạn rất sớm. Ở giai đoạn quá sớm thì siêu âm chưa thể thấy thai trong tử cung. Tuy nhiên cần cảnh giác thai làm tổ ở ngoài tử cung.

Trường hợp của em, hiện không đau bụng hay ra huyết âm đạo, trên siêu âm chưa thấy dấu hiệu bất thường nên không có gì lo lắng cả, em cứ theo hẹn tái khám và siêu âm lại của Bác sĩ.

Trong thời gian theo dõi nếu có đau bụng hay ra huyết âm đạo thì tái khám ngay.

Chúc em may mắn, Thân mến!

Trưởng Sản - Phụ khoa, Bác sĩ Trần Thị Anh Lan

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3566 Polyp ở hồi tràng, 8mm...?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 07 Tháng 9 2016 - 10:43 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Em bị Polyp ở hồi tràng 8mm. Bác sĩ bảo khó cắt, vậy cho em hỏi vấn đề này nên giải quyết như thế nào là tốt nhất. Xin cảm ơn Bác sĩ.

TRẢ LỜI

Xin chào em,

Polyp hồi tràng thường là lành tính hoặc đôi khi chỉ là giả polyp do tăng sinh cách nang bạch huyết. Mặt khác, việc các polyp hồi tràng cũng có rủi ro cao hơn do thành ruột non khá mỏng. Do đó, phần lớn các bác sĩ chọn lựa việc sinh thiết để đảm bảo về bản chất lành tính của tổn thương và theo dõi tiếp.

Các polyp hồi tràng phát triển chậm và cũng không dẫn đến biến chứng cơ học như tắc nghẽn hay xuất huyết.

Theo dõi định kỳ bằng nội soi là giải pháp phù hợp nếu bác sĩ nội soi nhận định cắt không an toàn.

Thời gian theo dõi còn tùy thuộc vào kích thước và tính chất giải phẫu bệnh.

Thân chào

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3630 Polyp đại tràng kích thước lớn, gần góc gan...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 14 Tháng 12 2016 - 08:59 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ, em nay 28 tuổi bị Polyp đại tràng lên gần góc gan (kích thước lớn hơn 40mm) và kết luận sinh thiết: Polyp tuyến ống nhánh của ruột, nghịch sản nhẹ, Bác sĩ cho cắt nội soi nhưng vì polyp quá to nên chỉ cắt 1 phần làm xét nghiệm giải phẫu bệnh, nhưng vì em mới bị lao phổi nên Bác sĩ khuyên phải điều trị lao hết mới phẫu thuật được. Vậy Bác sĩ cho em hỏi về tình trạng của em, kết quả sinh thiết là sao và vì sao phải điều trị lao phổi trước ạ, em lo lắm, mong BS tư vấn giúp em, em cảm ơn BS.

TRẢ LỜI

Chào em,

Trường hợp bệnh của em khá phức tạp vì tổn thương tại chỗ quá lớn và nhiều khả năng có biến chứng, trên một cơ địa có bệnh suy yếu tổng trạng toàn thân. Do đó, cần cân nhắc nhiều mặt để có được phương pháp điều trị tối ưu.

1. Trước hết, bàn về tổn thương. Theo kết quả sinh thiết, đây là dạng u lành tuy vẫn có khả năng tiến triển đến ung thư. Do mức độ nghịch sản nhẹ, nguy cơ ung thư thấp nên việc trì hoãn phẫu thuật vài tháng là một đề nghị có thể chấp nhận được.

2. Tuy nhiên, cần thấy là khối polyp này có khả năng gây biến chứng rất cao.

  • Xuất huyết do loét ở bề mặt polyp.
  • Tắc ruột do  khối u quá to.
  • Ung thư là một vấn đề không thể loại trừ do khối u quá to và việc sinh thiết không đúng chỗ là rất có khả năng.
  • Do đó, chỉ định phẫu thuật nên càng sớm càng tốt để hạn chế các rủi ro này.

3. Việc chọn lựa thời điểm phẫu thuật phụ thuộc khá nhiều vào tổng trạng bệnh nhân. Mặt khác, việc sử dụng thuốc mê , kháng sinh và các loại thuốc giảm đau sau mổ có thể tăng rủi ro gây tác dụng phụ do thuốc, khi bệnh nhân vẫn đang uống thuốc kháng lao.

4. Do đó, cần cân nhắc lợi/ hại trong việc chọn lựa thời điểm mổ. Nếu cho là bệnh nhân có thể chờ được hết liệu trình điều trị lao mà không có biến chứng đáng kể, việc chờ là hợp lý. Điều này chúng tôi không có đủ thông tin để cho em lời khuyên chinh xác.

5. Tuy nhiên, nếu khối u có thể cắt qua nội soi thì bệnh nhân không nên chờ đợi vì thủ thuật cắt polyp không gây tác động xấu trong điều trị lao. Ngay cả khi khối polyp rất lớn, các bs nội soi có kinh nghiệm vẫn có thể lấy hết tổn thương bằng cách cắt từng phần. Tất nhiên, phải chấp nhận rủi ro có biến chứng thủng cao hơn bình thường. Do đó, chúng tôi đề nghị em nên soi lại ở một trung tâm chuyên nội soi điều trị như Chợ Rẫy hay Bình Dân. Nếu các bác sĩ không thể cắt hết, sinh thiết lần 2 cũng sẽ giúp an tâm hơn trong thời gian chờ điều trị lao.

Thân chào!




#3716 Polyp đại tràng có độ loạn sản cao cũng được coi là một dạng tiền ung thư

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 10 Tháng 1 2018 - 09:41 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

 

CÂU HỎI:

Tôi năm nay 24 tuổi. vừa qua tôi có đi nội soi đại tràng, trực tràng và phát hiện có 1 polyp trực tràng khoảng 1,2 cm, chân rộng, không có cuống, bề mặt xung huyết. tuy nhiên bác sỹ nội soi đã cắt bỏ thuận lợi và đem kết quả đi sinh thiết kết luận là polyp loạn sản cao, không thấy hình ảnh thoát mô đệm. Bác sỹ cho tôi hỏi đó có phải là tiền ung thư không? cách điều trị tiếp theo như thế nảo?
TRẢ LỜI:
Chào bạn,
Polyp đại tràng có độ loạn sản cao cũng được coi là một dạng tiền ung thư, tuy cần rất nhiều năm để cho một tỷ lệ trở thành ung thư thật sự. MAy mắn là bác sĩ đã cắt bỏ thuận lợi và bệnh coi như đã được chữa khỏi, hay phòng ngừa. Vấn đề còn lại bây giờ là tiếp tục theo dõi để phòng ngừa tổn thương tương tự xuất hiện ở những vị trí khác. Bạn cần theo sát lịch nội soi kiểm tra do bác sĩ đề nghị nhé, Chỉ đơn giản vậy thôi.
Thân chào!

 




#3680 Polyp túi mật có nguy hiểm không?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 05 Tháng 9 2017 - 11:10 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI:

Em siêu âm phát hiện có polyp túi mật 0.66cm, xin bác sĩ khuyên em nên điều trị như thế nào? Bệnh có nguy hiểm lắm ko ạ?

 

TRẢ LỜI:

Chào em,
Polyp túi mật là một bệnh lành tính khá thường gặp, hầu như chỉ phát hiện tình cờ khi siêu âm. Bệnh không có triệu chứng và ít khi tiến triển hoặc lớn đáng kể.
Về nguyên tắc, nếu khối polyp nhỏ hơn 1 cm và không có triệu chứng, em không cần điều trị. Theo dõi siêu âm mỗi 6 tháng để xem kích thước có thay đổi không.
Nếu polyp lớn hơn 1cm và kèm theo triệu chứng, thường là đau bụng, ăn khó tiêu, có thể cắt túi mật qua nội soi.
Chúc em khỏe.

Chào em,

Polyp túi mật là một bệnh lành tính khá thường gặp, hầu như chỉ phát hiện tình cờ khi siêu âm. Bệnh không có triệu chứng và ít khi tiến triển hoặc lớn đáng kể. Về nguyên tắc, nếu khối polyp nhỏ hơn 1 cm và không có triệu chứng, em không cần điều trị. Theo dõi siêu âm mỗi 6 tháng để xem kích thước có thay đổi không. Nếu polyp lớn hơn 1cm và kèm theo triệu chứng, thường là đau bụng, ăn khó tiêu, có thể cắt túi mật qua nội soi.

Chúc em khỏe.





#3684 Polyp nhỏ có gây nguy hiểm không?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 15 Tháng 9 2017 - 11:09 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

 

CÂU HỎI (Nguyễn Hữu Sơn - Nam - 1958):
Chào Bác Sĩ. Tôi 60 tuổi, nội soi đại tràng góc gan phát hiện polyp 0,3cm : kết quả sinh thiết kết luận: u tuyến ống kèm loạn sản nhẹ của ruột. Xin hỏi BS tình trạng polyp vậy có gì nghuy hiểm không. Xin cảm ơn Bác Sĩ.

CÂU HỎI:
Chào Bác Sĩ. Tôi 60 tuổi, nội soi đại tràng góc gan phát hiện polyp 0,3cm: kết quả sinh thiết kết luận: u tuyến ống kèm loạn sản nhẹ của ruột. Xin hỏi BS tình trạng polyp vậy có gì nghuy hiểm không.

Xin cảm ơn Bác Sĩ.

 

TRẢ LỜI:

Chào bạn,
Polyp khá nhỏ và giải phẫu bệnh lành tính nên không có gì nguy hiểm. Bạn chỉ cần thiết lập soi kiểm tra định kỳ là đủ. Khoảng cách soi mỗi 3 năm là phù hợp, hoặc tùy theo bác sĩ chuyên khoa của bạn đề nghị.
Thân chào!



#3619 Polyp không cuống, ống tuyến tăng sinh, phân nhánh, giãn rộng?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 25 Tháng 11 2016 - 08:53 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Cháu chào bác sỹ. Cháu có 1 polyp không cuống 4mm ở đại tràng sigma và kết quả sinh thiết là: polip phủ bởi biểu mô tuyến ruột - Bên trong có những ống tuyến tăng sinh, phân nhánh, có những ống tuyến dãn rộng - Mô đệm thấm nhập viêm - Có nơi có hình ảnh nghịch sản. Vậy đây có phải là u ác tính không ạ? Cháu có nên truyền hóa chất không? Nếu 3 tháng sau cháu nội soi lại và polyp đó mọc lên lại thì cháu có cần phải cắt phần đại tràng sigma đó không? Cháu cám ơn bác sỹ rất nhiều.

TRẢ LỜI

Xin chào cháu,

Các thông tin của cháu chỉ là mô tả và thiếu đi phần quan trọng nhất là chẩn đoán của bác sĩ giải phẫu bệnh. Chính chẩn đoán này và hình ảnh nội soi sẽ quy định mức độ điều trị và theo dõi phù hợp. Tạm thời, theo mô tả của cháu, phần nhiều đây là u tuyến ống có kèm nghịch sản , có thể là nhẹ.

Khi đó, điều trị chỉ cần cắt bỏ polyp qua nội soi và theo dõi soi lại sau 3-5 năm. Không cần xạ trị hay hóa trị.

Cháu nên đặt hẹn để cắt polyp sớm. Bệnh phẩm polyp lấy được cần thử giải phẫu bệnh lại, kết quả chính xác hơn.

Thân chào.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3720 Polyp dạng tuyến ống có nguy hiểm hay không?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 29 Tháng 1 2018 - 04:02 PM trong Nội soi -Tiêu hóa

 

CÂU HỎI:
Em xin chào Bác sỹ. Em năm nay 37 tuổi ngày 15/101/2018 em có lên bệnh viện đại học y Hà Nội khám và Nội soi dạ dầy và đại tràng tiền mê với kết quả như sau. Viêm dạ dầy, đại tràng sigma có polyp nhỏ 0,5cm và đã tiến hành cắt bằng kìm sinh thiết và lấy bệnh phẩm làm MBH. Kết quả phiếu xét mô bệnh học. VI THỂ; sinh thiết có cấu trúc dạng polyp, các tuyến tăng kích thước, tế bào tuyến quá sản nhiều hàng với tỷ lệ nhân/ bào tương tăng nhẹ, mô đệm xâm nhập viêm mạn tính. Không thấy tế bào ác tính. KẾT LUẬN; U tuyến ống, loạn sản độ thấp. Bác sỹ cho em hỏi bệnh đó có nặng không? Cách phòng và điều trị? Em xin chân thành cảm ơn Bác sỹ.

CÂU HỎI:
Em xin chào Bác sỹ. Em năm nay 37 tuổi ngày 15/101/2018 em có lên bệnh viện đại học y Hà Nội khám và Nội soi dạ dầy và đại tràng tiền mê với kết quả như sau. Viêm dạ dầy, đại tràng sigma có polyp nhỏ 0,5cm và đã tiến hành cắt bằng kìm sinh thiết và lấy bệnh phẩm làm MBH. Kết quả phiếu xét mô bệnh học. VI THỂ; sinh thiết có cấu trúc dạng polyp, các tuyến tăng kích thước, tế bào tuyến quá sản nhiều hàng với tỷ lệ nhân/ bào tương tăng nhẹ, mô đệm xâm nhập viêm mạn tính. Không thấy tế bào ác tính. KẾT LUẬN; U tuyến ống, loạn sản độ thấp.

Bác sỹ cho em hỏi bệnh đó có nặng không? Cách phòng và điều trị? Em xin chân thành cảm ơn Bác sỹ.

TRẢ LỜI:

Chào em,

Polyp dạng tuyến ống, độ loạn sản thấp, kích thước nhỏ nên khả năng ung thư hóa rất thấp , và coi như là khỏi bệnh sau khi đã cắt. không cần điều trị gì thêm. Tuy nhiên, polyp có thể xuất hiện lại sau nhiều năm với tiến triển khác. Vì vậy, em cần nội soi theo dõi định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, có thể mỗi 3 năm là phù hợp trong trường hợp này.

Chúc em khỏe!





#3561 Polyp d#6-8mm, có cuống?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 25 Tháng 8 2016 - 09:02 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Kết quả khám của em là: Có Polyp d#6-8mm, có cuống. Vậy xin hỏi Bác sĩ kết quả này là gì? Và có nguy cơ như thế nào ạ? Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều.

TRẢ LỜI

Chào bạn,

Polyp là một từ chung chung mô tả một tổn thương nhô cao bắt nguồn từ niêm mạc, có thể có cuống hay không cuống. Polyp có thể gặp ở nhiều nơi như trong ống tiêu hóa, trong tử cung và cổ tử cung, trong túi mật, trong mũi hoặc trong bàng quang.

Chúng tôi không rõ lắm polyp của em là của cơ quan nào, có lẽ là của đại tràng?

Trong mọi trường hợp thì xin an ủi em thế này :

  • Polyp 6-8mm thì thường được xem là nhỏ và rủi ro bị ung thư thấp.
  • Polyp có cuống thì thường có hình thái giải phẫu bệnh lành tính nhiều hơn.
  • Cộng cả hai yếu tố này lại thì việc cắt bỏ khối poyp này có vẻ là dễ dàng.

Chỉ sau khi cắt bỏ polyp và có kết quả giải phẫu bệnh cụ thể thì câu trả lời về nguy cơ của em mới đáng tin cậy. Vậy, em nên đi cắt cái polyp này nhé .

Thân mến!
Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin



#3691 Polyp 3mm có đáng lo ngại không?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 26 Tháng 9 2017 - 02:02 PM trong Nội soi -Tiêu hóa

 

CÂU HỎI:
Tôi nội soi dạ dày và đại tràng đã phát hiện có polyp 3mm kết quả sinh tiết kết luận polyp tuyến của đại tràng có loạn sản nhẹ, bác sĩ tư vấn giúp tôi. Hiên nay tôi đang uống thuốc fucoidan của nhật( tảo nâu của nhật) có tốt không? Và liều lượng thì như thế nào là đủ. Xin cảm ơn bác sĩ!

CÂU HỎI:
Tôi nội soi dạ dày và đại tràng đã phát hiện có polyp 3mm kết quả sinh tiết kết luận polyp tuyến của đại tràng có loạn sản nhẹ, bác sĩ tư vấn giúp tôi. Hiên nay tôi đang uống thuốc fucoidan của nhật (tảo nâu của nhật) có tốt không? Và liều lượng thì như thế nào là đủ. Xin cảm ơn bác sĩ!

TRẢ LỜI:

Chào bạn,

Polyp 3mm là rất nhỏ và kết quả sinh thiết thuộc nhóm lành tính, nguy cơ ung thư hóa thấp nên bạn không có gì phải lo. Trên thực tế, do polyp khá nhỏ, có nhiều khả năng bác sĩ đã dùng kẹp sinh thiết lấy trọn khối polyp. Bạn có thể đọc lại kết quả soi, nếu bác sĩ ghi nhận " sinh thiết trọn" thì nghĩa là cả khói polyp đã được lấy đi. Tuy nhiên, bạn cũng cần thiết lập lịch kiểm tra nội soi định kỳ. Chúng tôi cho rằng mỗi 3 năm là phù hợp.

Về Fucoidan, đây không hẳn là thuốc mà chỉ là dạng thực phẩm chức năng giúp cơ thể khỏe, tăng cường miễn dịch. Nói chung, các loại thuốc này đều không có cách nào kiểm định kết quả điều trị định lượng, mà thuần túy là định tính.

Nếu bạn cảm thấy " khỏe" thì tốt, còn thấy " chẳng thay đổi gì" thì có lẽ thuốc ít hiệu quả. Mặt khác, Fucoidan được bán dưới nhiều dạng (viên, viên cô đặc, nước) với nống độ khác nhau nhiều lần. Cũng do không có nghiên cứu chính xác về liều điều trị,  không có một liều chung nhất được khuyến cáo. Bạn nên tham khảo bao bì kèm theo hộp thuốc để xem khuyến cáo của nhà sản xuất.

Thân chào!





#3701 Polyp 1.5cm - cắt nội soi hay phẫu thuật?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 15 Tháng 11 2017 - 11:01 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI:

Thưa bác sĩ em đi nọi soi dạ dày kết quả báo là e bị xung huyết hang vị, tiền môn vị. polyp tiền môn vị 1,5cm, hp âm tính. Bác sĩ cho e hỏi em bị polyp như vậy có cần phẫu thuật không và bao lâu e mới nọi soi lại để kiểm tra,bệnh em như vậy có nặng lắm không bác sĩ.

Em cảm ơn .

TRẢ LỜI:

Chào em,

 

Polyp 1.5cm là khá lớn nên được điều trị. Phương pháp tốt nhất là cắt qua nội soi, không cần phẫu thuật. Em nên đến các trung tâm chuyên về nội soi điều trị để được giúp đỡ.
Thủ thuật cắt qua nội soi nhanh, an toàn với tỷ lệ tai biến rất thấp. Em cứ yên tâm nhé.
Thân chào

 

Chào em,  là khá lớn nên được điều trị. Phương pháp tốt nhất là cắt qua nội soi, không cần phẫu thuật. Em nên đến các trung tâm chuyên về nội soi điều trị để được giúp đỡ.Thủ thuật cắt qua nội soi nhanh, an toàn với tỷ lệ tai biến rất thấp. Em cứ yên tâm nhé.

Thân chào!





#3665 Phải làm gì khi bị ngứa hậu môn?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 04 Tháng 7 2017 - 01:59 PM trong Tổng quát

 

CÂU HỎI (Thành - Nam - 1993):
Em bị ngứa vùng hậu môn 1 tuần nay rồi. Giờ e nên khám khoa da liễu hay khoa nào để xác định được bệnh và có hướng điều trị hợp lý.
____________________________________________________________
Chào em,
Có nhiều bệnh gây ngứa hậu mi6b thuộc về các chuyên khoa khác nhau. Tuy nhiên, em có thể đi khám tổng quát là được. Nếu có tổn thương thuộc về da liễu, em sẽ khám chuyên khoa sau.
Lưu ý , có một nguyên nhân khá phổ biến là giun kim, em chỉ cần xổ giun là được.
Thân chào

CÂU HỎI:

Em bị ngứa vùng hậu môn 1 tuần nay rồi. Giờ e nên khám khoa da liễu hay khoa nào để xác định được bệnh và có hướng điều trị hợp lý.

TRẢ LỜI:

Chào em,Có nhiều bệnh gây ngứa hậu môn thuộc về các chuyên khoa khác nhau. Tuy nhiên, em có thể đi khám tổng quát là được. Nếu có tổn thương thuộc về da liễu, em sẽ khám chuyên khoa sau.Lưu ý , có một nguyên nhân khá phổ biến là giun kim, em chỉ cần xổ giun là được.

Thân chào!





#3640 Phòng Ngừa Bệnh Thủy Đậu

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 06 Tháng 2 2017 - 10:25 AM trong Tổng quát

Nếu không tiêm chủng ngừa, 80% người sẽ mắc thủy đậu trước 20 tuổi. Phụ nữ mang thai mắc bệnh 3 tháng đầu thai kỳ có thể sảy thai sinh con dị tật.

 

Bệnh thủy đậu còn có tên gọi khác như trái rạ. Bệnh do siêu vi trùng varicella - zoster herpes gây ra. Đây là bệnh rất hay lây. Bệnh lây qua đường hô hấp, siêu vi trùng gây bệnh có trong các chất tiết đường hô hấp, trong chất dịch của mụn nước (nốt rạ). Người lành hít phải chất tiết này khi người bệnh ho hay hắt hơi sẽ bị bệnh.

 

Một số trường hợp hiếm hơn bệnh có thể bị lây do tiếp xúc với mụn nước, dụng cụ sinh hoạt có chứa siêu vi trùng gây bệnh. Siêu vi trùng này có thể lây từ mẹ sang bé sơ sinh khi còn trong bào thai hay khi sinh và gây bệnh cho trẻ sơ sinh.

29.jpg

Bệnh thủy đậu thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ em. Người lớn nếu chưa mắc bệnh khi tiếp xúc với người bệnh cũng bị lây và bệnh nặng hơn trẻ em, có thể là nguồn lây cho trẻ em trong nhà. Bệnh thường xảy ra rải rác quanh năm, nhưng xuất hiện nhiều từ tháng giêng đến tháng sáu. Khoảng 70% số trường hợp mắc bệnh trong năm gặp trong những tháng này.

Bệnh thủy đậu xuất hiện 10-14 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh. Khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12-24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ 1-3 mm đường kính, chứa dịch trong. Những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Bệnh kéo dài 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước nhưng không để lại sẹo. Trường hợp bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ siêu vi trùng sẽ lây qua bào thai sẽ gây sảy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh… Trong những ngày sắp sinh hay sau sinh, trẻ bị lây bệnh sẽ diễn tiến rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi.

Bệnh thủy đậu nếu nhẹ có thể điều trị tại nhà mà không cần nhập viện. Trẻ chỉ cần nhập viện khi có biến chứng. Hiện nay bệnh đã có thuốc điều trị đặc hiệu chống siêu vi trùng gây bệnh là thuốc Acyclorvir nhưng cần phải điều trị sớm trong 2-3 ngày đầu và chi phí cao. Bên cạnh điều trị thuốc chống siêu vi trùng là điều trị hạ sốt, vệ sinh thân thể tránh các biến chứng nhiễm trùng, không cần phải kiêng cữ gì. Điều quan trọng là phải theo dõi và phát hiện kịp thời các biến chứng và nên tránh các thuốc có thể gây bệnh nặng hơn như corticoide.

Để phòng bệnh, nếu chỉ cách ly không tiếp xúc với người bệnh sẽ không hiệu quả. Vì khi chưa nổi mụn nước thì người bệnh đã có thể lây cho người lành và khả năng lây này còn kéo dài nhiều ngày sau khi mụn nước đã lành hẳn.

Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh thuỷ đậu hiện nay là chích ngừa. Trẻ có thể bắt đầu chích ngừa từ 18 tháng tuổi hay bất kỳ ở lứa tuổi nào sau đó khi có điều kiện. Có một quan niệm sai lầm thường gặp ở phụ huynh là chỉ nghĩ đến chích ngừa khi xung quanh có nhiều trẻ bệnh (từ tháng giêng đến tháng sáu). Tuy nhiên chích vào thời điểm này thì khả năng phòng ngừa ít hơn vì có thể trẻ đã tiếp xúc với siêu vi trùng gây bệnh rồi. Thời điểm chích ngừa tốt nhất là khi bé bắt đầu đi nhà trẻ hay lúc 12 đến tháng 18 tuổi.

Các quan niệm sai lầm

  • Kiêng tắm, kiêng ăn: Làm như vậy bé sẽ dễ bị nhiễm trùng do da ẩm ướt không sạch. Kiêng ăn sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng thêm, giảm sức đề kháng khó lành bệnh.
  • Kiêng gió, trùm kín để xổ ra hết không lậm vào nội tạng. Điều này sai vì trẻ ra càng ít là sức đề kháng tốt và ít biến chứng hơn.
  • Tắm hay uống nước gốc rạ: Không có giá trị chữa bệnh, có thể gây nhiễm trùng thêm hay ngộ độc hóa chất nông nghiệp có trong gốc rạ.

BS. Trương Hữu Khanh

Sức Khỏe, Báo Vnexpress

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email info@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3673 Phân biệt Polyp trực tràng lành tính và ác tính?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 08 Tháng 8 2017 - 10:51 AM trong Tổng quát

 

CÂU HỎI (Huỳnh Hữu Tài - Nam - 1994):
Em năm nay 23 tuổi, cao 1m72 nặng, 68kg. E co một polyp trực tràng 10mm cắt nội soi và có kết quả là polyp tuyến ống-nhánh của ruột +nghịch sản nhẹ. Thưa bác sỹ cho em hỏi thế là lành tính hay ác tính ạ? Em chân thành cảm ơn.

CÂU HỎI:
Em năm nay 23 tuổi, cao 1m72 nặng, 68kg. E có một polyp trực tràng 10mm cắt nội soi và có kết quả là polyp tuyến ống-nhánh của ruột +nghịch sản nhẹ. Thưa bác sỹ cho em hỏi thế là lành tính hay ác tính ạ? Em chân thành cảm ơn.

TRẢ LỜI:

Polyp có nghịch sản nhẹ hay trung bình đều được xem là lành tính. Khi cắt polyp, việc điều trị đã hoàn thành và vấn đề còn lại chỉ là tiếp tục theo dõi để phòng ngừa tổn thương mới xuất hiện.

Phương thức theo dõi chủ yếu là nội soi đại tràng định kỳ. Khoảng thời gian trung bình là 3 năm, nhưng thường được xác định cụ thể bởi bác sĩ đã cắt polyp.
Thông thường, khi bạn nhận kết quả giải phẫu bệnh, sẽ có khuyến cáo về thời gian theo dõi.
Thân chào,



#3610 Paracetamol Giảm Đau - Dùng Sao Cho Đúng ?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 09 Tháng 11 2016 - 10:07 AM trong Tổng quát

Thưa Bác sĩ, mẹ em năm nay 66 tuổi, tiền sử Rối loạn tiền đình.

 

Những lúc thời tiết thay đổi mẹ hay bị nhức đầu (nhức nửa đầu hoặc cả hai bên), những lúc như thế là mua thuốc có chứa Paracetamol (panadol..) về uống, thường uống lúc bụng đói vì buồn nôn không ăn được gì, hơn nữa vì đau dữ dội nên một ngày cứ 3-4 tiếng lại uống 1 viên 500ng. Em rất lo lắng không biết tình trạng dùng thuốc như thế này kéo dài thì ảnh hưởng thế nào đến dạ dày và gan?

 

Liệu có biện pháp nào trị nhức đầu mà không cần dùng đến Paracetamol mà vẫn hiệu quả hay không? Nếu trong trường hợp bắt buộc phải dùng thì em có thể mua thực phẩm chức năng bảo vệ + giải độc gan (vd như Boganic,..) cho mẹ uống kết hợp với thuốc điều trị được không?

 

Cuối cùng, nhờ bác sĩ tư vấn giúp em những thực phẩm tốt cho gan và chế độ sinh hoạt hợp lý?

 

Chân thành cảm ơn bác sĩ

 

TRẢ LỜI:

 

Chào em,

 

Vấn đề rối loạn tiền đình cần được điều trị và theo dõi ở bác sĩ chuyên khoa, có thể là nội thần kinh hay tai mũi họng. Chúng tôi chỉ có góp ý về việc sử dụng Paracetamol của mẹ em.

Paracetamol (Acetaminophen,Tylenol, Panadol v.v...) là một loại thuốc giảm đau không kê toa được dùng phổ biến trên toàn thế giới. Đồng thời, cũng là thuốc gây ngộ độc thường gặp nhất ở nhiều nước, đặc biệt ở trẻ em. Thuốc được ưa dùng vì không cần kê toa, có tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ.

 

Yersin%20-%20Paracetamol%20dung%20sao%20

 

(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

 

Thông tin của nhà sản xuất, cũng như các bác sĩ thường xuyên khuyến cáo: Đây là thuốc giảm đau đơn thuần, chỉ dùng điều trị triệu chứng tạm thời trong thời gian ngắn, thường là không quá 10 ngày. Nói cách khác, Paracetamol KHÔNG PHẢI là thuốc điều trị chứng nhức đầu, cũng KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ chứng rối loạn tiền đình. Do đó, thuốc không được dùng để uống mỗi ngày, 3-4 tiếng 1 viên như mẹ em dùng.

Hầu hết các trường hợp ngộ độc Paracetamol xảy ra do:

  • Uống nhiều loại thuốc cùng chứa Acetaminophen mà không biết. Trường hợp này hay gặp ở trẻ khi bác sĩ cho thuốc có paracetamol với tên biệt dược khác mà cha mẹ bé không nhận ra.
  • Uống quá liều, ở người lớn thường là trên 4000 mg mỗi ngày.
  • Có thể chưa uống quá liều trong ngày nhưng uống quá gần nhau. Thuốc thường được khuyên dùng mỗi 4-6 giờ.

Trường hợp của mẹ em, ngay cả khi  tổng liều mỗi ngày không quá cao, nhưng do uống thuốc quá gần nhau (mỗi 3 giờ) là đã có nguy cơ ngộ độc rồi. Có thể một lúc nào đó sẽ bùng phát cơn suy gan cấp do thuốc.

 

Tóm lại, nếu bị nhức đầu thì cần khám và điều trị nguyên nhân. Paracetamol không phải là giải pháp cho chứng nhức đầu.

 

Việc uống Paracetamol thường xuyên, sau đó kèm theo thuốc "bổ gan" như em suy nghĩ là không thực tế và không nên thực hiện. Riêng về thức ăn bổ gan, một chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng các chất sẽ giữ cho gan hoạt động khỏe mạnh. Bữa ăn giàu chất "xanh" (rau xanh, trái cây xanh, trà xanh...) và nghèo chất " mỡ" sẽ làm nhẹ gánh nặng mỗi ngày cho gan. Một số củ quả như tỏi, nghệ, dầu oliu cũng được cho là giúp gan hoạt động tốt. Tuy nhiên, xét cho cùng, để bảo vệ gan thì giải pháp đúng đắn nhất không phải là "ăn gì bổ cho gan" mà là lập tức ngưng ngay những "chất phá hoại gan", có thể kể như nhiều loại thuốc (paracetamol là một), rượu, các loại hóa chất, các chất độc v.v...

 

Chúc mẹ em mau chóng điều trị hết bệnh.

Thân chào,

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3623 Những Cơn Đột Qụy Thầm Lặng

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 06 Tháng 12 2016 - 11:12 AM trong Tổng quát

Đột qụy là nỗi lo sợ chung của nhiều người. Nếu không tử vong, đột qụy có thể để lại di chứng là những tổn thương dai dẳng và khó hồi phục. Do đó, việc  nhận diện sớm những dấu hiệu cảnh báo và đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời là vô cùng quan trọng. Các dấu hiệu dễ nhận biết của đột qụy thường được nhắc đến trong từ gợi nhớ là FAST (xệ mặt, tay tê yếu, khó nói). Ngược lại, một số bệnh nhân có thể có đột qụy mà không hề có những dấu hiệu báo động này. Họ có thể không biết hoặc không nhớ vì những triệu chứng trong trường hợp này rất mơ hồ và khó nhận biết: Đó là những cơn đột qụy thầm lặng. Thật đáng tiếc là dù diễn tiến thầm lặng, những cơn đột qụy này vẫn gây nên những tổn thương không hồi phục cho bộ não.

 

Nếu bị đột qụy hơn 1 lần dù là dạng thầm lặng, bạn có thể có vấn đề về suy nghĩ và về trí nhớ. Các cơn đột qụy thầm lặng cũng có thể dẫn đến những cơn đột qụy nặng nề hơn.

Phát hiện đột qụy thầm lặng

Nếu bạn bị đột qụy thầm lặng, có thể bạn sẽ không biết cho đến khi đi chụp cắt lớp não  và phần não tổn thương được nhận ra. Bạn có thể gặp chút vấn đề về trí nhớ hoặc thấy khó khăn khi đi lại. Bác sĩ có thể nhận ra những biểu hiện của đột qụy mà không cần làm thêm bất kỳ xét nghiệm nào.

Khác biệt với thiếu máu não

Như những cơn đột qụy thông thường, đột qụy thầm lặng thường gây ra do tắc mạch bởi những cục máu đông trong não bộ không tan.

Các cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), hay được gọi là đột qụy nhỏ (mini-troke) gây ra do những cục máu đông tự tan trong 5 phút hoặc ít hơn. Khác với những cơn đột qụy thầm lặng, các cơn thiếu máu não thoáng qua không gây ra thương tổn lâu dài ở não. Trên lâm sàng, các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua cũng giống như một cơn đột qụy điển hình như sau:

  • Một bên mặt bị xệ xuống hoặc có cảm giác tê
  • Bị yếu hoặc tê ở một cánh tay hoặc một chân
  • Nói lắp hoặc nói lời khó hiểu
  • Chậm hiểu, khó khăn trong giao tiếp
  • Lơ mơ đột ngột
  • Đột ngột mất thăng bằng hoặc mất sự phối hợp các bộ phận trong cơ thể
  • Đột ngột đau đầu dữ dội

Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào như trên, hãy gọi ngay cấp cứu, thậm chí dù triệu chứng biến mất sau vài phút. Như những cơn đột qụy, cơn thiếu máu não thoáng qua là tình huống cấp cứu và cần được điều trị sớm.

Cơn đột qụy thầm lặng thường xảy ra hơn bạn nghĩ

Một nghiên cứu trên những người trung niên, không có biểu hiện đột qụy rõ rệt, cho thấy có khoảng 10% có tổn thương não do đột qụy dù họ không biết. Các yếu tố như: cao huyết áp và nhịp tim không đều, làm tăng nguy cơ đột qụy.

Tổn thương não do đột qụy là vĩnh viễn, nhưng việc điều trị có thể khôi phục những chức năng đã bị suy yếu nhờ vào sự hoạt động của vùng não khác.

Các thói quen tốt có thể giúp phòng ngừa đột qụy

Những thói quen có lợi cho sức khỏe có thể giúp bạn giảm nguy cơ đột qụy và bệnh lý tim mạch:

  • Theo dõi và kiểm soát huyết áp
  • Theo dõi và kiểm soát mỡ máu
  • Kiểm soát đường huyết
  • Bỏ hút thuốc
  • Có chế độ ăn kiêng hợp lý, ăn nhiều trái cây tươi, rau củ và tất cả các loại hạt. Loại bỏ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối và đường
  • Tập thể dục đều đặn
  • Giữ cân nặng cơ thể lý tưởng

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3631 Nhiễm HP Và Nấm Dạ Dày

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 20 Tháng 12 2016 - 02:07 PM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Kính chào bác sĩ Tôi có đi nội soi dạ dày và được chẩn đoán viêm dạ dày nhiễm HP và bị cả nấm dạ dày. Bác sĩ đã kê đơn điều trị HP. Sau khi uống 2 tuần và xét nghiệm lại (bằng phương pháp thở) thì HP ấm tính. Tuy nhiên, sau khi ăn xong tôi vẫn bị tức bụng nên bác sĩ kê đơn thuốc uống trong 1 tháng (đơn thuốc gồm Esomeprazol và Muscota). Sau 1 tháng tôi vẫn không cải thiện được tình trạng đau tức thượng vị sau ăn (đặc biệt sau ăn trưa). Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, tôi đã điều trị HP âm tính thì việc tôi vẫn đau tức thượng vị sau ăn có phải do tôi chưa chữa bệnh nấm dạ dày không? Theo tôi tìm hiểu, bệnh nấm dạ dày chỉ phát bệnh ở 1 số cơ địa đặc biệt (suy giảm miễn dịch, ung thư, HIV…) hoặc bị stress nặng kéo dài. Nhưng tôi hoàn toàn không ở các thể trên. Vậy kính nhờ bác sĩ cho tôi lời khuyên có phải chữa bệnh nấm dạ dày sau khi chữa khỏi HP không? Nếu có xin bác sĩ cho phác đồ và đơn thuốc điều trị Cảm ơn bác sĩ nhiều.

TRẢ LỜI

Chào em,

HP có thể là nguyên nhân gây tổn thương dạ dày nhưng việc loại trừ HP chưa hẳn lúc nào cũng giải quyết được vấn đề. Việc nhiễm HP gây những tổn thương mãn tính ở đường tiêu hóa, thường gặp nhất là loạn sản ruột và teo niêm mạc dạ dày. Trong khi có một số bằng chứng cho thấy sự trở lại bình thường của các đảo loạn sản niêm mạc, tổn thương teo niêm mạc dạ dày cho thấy ít khả năng hồi phục trở lại bình thường. Do đó, việc điều trị HP tuy giúp ngăn cản bệnh tiến triển thêm, nhưng có thể vẫn không làm hết hoàn toàn các triệu chứng mà bệnh nhân đang mắc phải.

Trong trường hợp HP là nguyên nhân gây bệnh duy nhất và đã được loại trừ,  việc điều trị sẽ nhằm vào việc bảo vệ niêm mạc bằng các thuốc băng niêm mạc kèm theo chế độ dinh dưỡng tốt và loại trừ các tác nhân gây hại cho dạ dày. Hy vọng qua thời gian, tình trạng niêm mạc dạ dày sẽ phục hồi phần nào

Trường hợp của em còn phức tạp hơn vì có kèm theo việc nhiễm nấm. Cần chú ý là bệnh lý nhiễm nấm thường thấy ở thực quản hơn là ở dạ dày. Em cũng đúng khi nói về những cơ địa bị nhiễm nấm. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy cơ cũng góp phần làm bệnh nhân bị nhiễm nấm. Những yếu tố này bao gồm hút thuốc lá, ăn nhiều đường , mang răng giả, dùng nhiều kháng sinh, có bệnh mãn tính khác, ít tiết nước bọt v.v.. Bác sĩ cần hỏi bệnh kỹ để tìm ra những yếu tố nguy cơ này để điều chỉnh khi điều trị. Chúng tôi không rõ về kết quả nội soi nhưng nếu có nấm thực quản hay dạ dày thì đều phải nên điều trị.

Cuối cùng, em nên biết là dù ở Việt Nam hay Âu Mỹ, việc cho thuốc qua mạng- đặc biệt khi có liên quan đến nhiễm khuẩn và kháng sinh- không được khuyến cáo. Những thông tin của người bệnh không đủ cơ sở pháp lý để những người hành nghề y tế ra những quyết định có liên quan đến pháp lý. Do đó, các thông tin trên mạng thường chỉ dùng để tư vấn hoặc tham khảo mà thôi.

Em cần đi khám lại bác sĩ tiêu hóa và mang theo tất cả hồ sơ cũ để tham khảo.

Thân chào!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin





Hội thảo chuyên môn

Gửi câu hỏi