Diễn đàn Tư vấn Online Yersin xin đăng tải toàn bộ nội dung buổi giao lưu trực tuyến “Tìm hiểu phương pháp nội soi trong bệnh lý đường tiêu hóa” bên dưới.
Trả lời câu hỏi Tư vấn trực tuyến trên báo Thanh Niên Online
#2
Đã gửi 29 Tháng 11 2012 - 06:54 PM
Đoàn Ngọc Thành Đài(Dĩ An, Bình Dương)
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Về nguyên tắc, khi máy soi được xử lý đúng quy trình thì hoàn toàn không có nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, việc xử lý máy soi khá phức tạp với nhiều công đoạn tỉ mỉ và sự vi phạm ở bất cứ khâu nào đều dẫn đến nguy cơ lây bệnh.2/ Tôi phẫu thuật cắt tử cung và buồng trứng phải cách đây 8 năm. Hiện nay mỗi ngày tôi uống trên 2 lít nước, ăn nhiều rau và trái cây tươi nhưng vẫn bị bón. Đôi lúc tự nhiên đau bụng đi tiêu lỏng một lần rồi tự hết. Vậy tôi bị bệnh gì? Tôi muốn nội soi trực tràng nhưng rất sợ bị đau. tôi phải làm sao? Xin bác sĩ tư vấn. Chân thành cám ơn.
Đoàn Kim Hiền(186-188 Lê Thánh Tôn, Q.1, TP.HCM)
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Theo mô tả, bệnh không liên quan đến tiền sử mổ của bạn mà phần nhiều bạn bị hội chứng đại tràng kích thích (Irritable Bowel Syndrom). Tuy nhiên, đây là một chẩn đoán loại trừ. Có nghĩa là chỉ xác định khi tất cả các xét nghiệm đều không có gì bất thường, kể cả nội soi.
Nếu tình trạng này đã lâu bạn nên đi nội soi để hoàn toàn chắc chắn về tình trạng bệnh của mình.
Nội soi trực tràng làm rất đơn giản, nhanh và không đau nhưng bệnh của chị cần soi toàn bộ đại tràng thay vì chỉ một đoạn trực tràng. Nội soi làm đúng kỹ thuật vốn không đau nhiều nhưng cảm giác khó chịu khi có một "vật lạ" ngọ ngoạy trong cơ thể mình là điều không tránh được. Ngoài ra, khi máy soi đi qua những đoạn gập góc có thể làm căng mạc treo ruột và bệnh nhân thấy đau tức thoáng qua.
Do sự xuất hiện của các thuốc gây mê tĩnh mạch tác dụng ngắn, hồi phục nhanh, ngày nay nội soi có thể thực hiện khi bệnh nhân ở trạng thái mơ màng và hoàn toàn không thấy khó chịu gì khi soi.
3/ Tôi muốn cắt ruột thừa, vậy có thể dùng nội soi được không?
Minh Đăng(TP.HCM)
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chào bạn, ngày nay phần lớn ca cắt ruột thừa đều dùng nội soi cả. Tất nhiên, đó là nội soi ổ bụng chứ không phải nội soi dạ dày hay đại tràng. Vấn đề là ít ai cắt ruột thừa phòng ngừa một cách chủ động mà đa phần chỉ cắt khi có viêm ruột thừa hay khi đang mổ kèm một bệnh lành tính khác.4/ Tôi bị sỏi gan thì sẽ điều trị ra sao?
Trí Quang(TP.HCM)
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Sỏi gan - Nếu bạn đang nói về vôi hóa trong gan thì không cần điều trị. Nếu bạn nói về sỏi nhánh gan thì có nhiều phương pháp khác nhau. Các khối sỏi lớn và nhiều có thể cần phải mổ cắt phân thùy gan. Các sỏi nhỏ và ít có thể lấy bằng nội soi mật tụy hay nội soi đường mật qua da. Một số sỏi nhỏ không triệu chứng có thể chỉ cần theo dõi mà không điều trị gì.
5/ Bé con nhà em mới hơn 3 tuổi, gần 1 tháng nay bé hay kêu đau bụng quanh vùng rốn nhất là lúc đang ăn, mình nghi là có thể bé bị đau dạ dày vì ở lứa tuổi này cũng dễ bị do tâm lý stress khi bị ép ăn (ở lớp bé ăn chậm nhất lớp và tâm lý sợ ăn do bị cô ép, mình nghĩ phần nhiều do nguyên nhân này). Mình đã cho bé đi khám và siêu âm + xét nghiệm phân nhưng kết quả đều bình thường, uống men tiêu hóa 5 ngày + tẩy giun nhưng hiện tượng này không hề giảm, bé vẫn kêu đau bụng. BS nói để chuẩn đoán bệnh thì nên cho bé đi soi dạ dày, tá tráng. Qua tìm hiểu mình thấy việc soi này kinh khủng lắm, có người còn thề chết thì chịu chứ không bao giờ đi soi. Nghĩ mà thương con quá, nếu không cho đi soi thì lại không yên tâm. Nghe nói ở viện họ có cho tiêm thuốc gây mê khi soi cho các cháu còn bé, đọc báo có vụ 1 bé 7 tuổi ở TP.HCM khi tiêm thuốc gây mê bị sốc và tử vong. Nghe mà hoang mang quá, không biết chọn cách nào?
Minh Quyên(TP.HCM)
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Bạn suy nghĩ rất đúng vì nội soi cho trẻ em đòi hỏi nhiều tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn người lớn rất nhiều. Vì thế, ở TP.HCM rất ít nơi triển khai nội soi cho các cháu bé. Thật sự, kỹ thuật nội soi chỉ nên áp dụng hạn chế khi thật sự cần thiết nhưng gần đây do vấn đề lan rộng của vi khuẩn HP mà chúng tôi đã thấy khá nhiều trẻ có bệnh lý dạ dày nghiêm trọng dù tuổi rất nhỏ.
Nếu bác sĩ điều trị cho bé đã chỉ định nội soi, chúng tôi tán thành và nghĩ là hợp lý. Để tránh đau đớn và khó chịu cho bé, bạn nên tìm những địa chỉ y tế có dịch vụ nội soi riêng cho trẻ em.
6/ Trường hợp nào không nên thực hiện nội soi dạ dày?
Thanh Đức(TP.HCM)
Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Bệnh nhân đang nằm viện có nhiều trường hợp không nên soi dạ dày vì đang có những vấn đề sống chết như đang bị tai biến mạch máu não cấp, nhồi máu cơ tim cấp, đang suy hô hấp cấp hay đang choáng... Bệnh nhân ở ngoài bệnh viện chỉ có 2 trường hợp không nên soi dạ dày:
1. Bệnh nhân không đồng ý soi hoặc không hợp tác để soi.
2. Bệnh nhân không có chỉ định hợp lý để soi.
7/ Tôi bị viêm hang vị đã nội soi nhiều lần, xin hỏi các bác sĩ việc nội soi nhiều người liệu có lây vi trùng HP cho nhau không vì tôi thấy vừa nội soi xong người này lại tới người khác cách nhau chừng 5 phút và các bác sĩ cũng có rửa ống nội soi bằng dung dịch gì đó liệu có diệt được các vi trùng dính vào ống nội soi hay không. Thường thì trong nội soi có test vi trùng HP liệu kết quả này có chính xác 100% hay không vì dựa vào kết quả này bác sĩ mới cho thuốc phù hợp. Cám ơn các bác sĩ.
Bàng(Bình Thuận)
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Một máy soi được khử khuẩn đúng quy trình hoàn toàn không gây lây nhiễm. Ngược lại, việc lây HP từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác hoàn toàn có thể xảy ra. Một quy trình xử lý máy soi dù bằng tay hay bằng máy rửa tự động đều cần rất nhiều công đoạn phức tạp cần khoảng 30 phút. Việc bạn thấy thời gian giữa các ca quá nhanh có thể do phòng soi có nhiều máy và các bác sĩ dùng xen kẽ lẫn nhau.
Về test tìm HP bằng urease, độ chính xác của nó chỉ khoảng chung quanh 90 - 95%. Việc âm tính giả thường xảy ra khi bệnh nhân dùng các loại kháng sinh hay kháng tiết acid vài ngày đến vài tuần trước khi soi.
8/ Toi bi benh dau bao tu. Da noi soi tat ca 10 lan vay co gi nguy hiem khong?
pham van trac
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Số lần soi không ảnh hưởng gì đến sức khỏe cả bạn nhé.
9/ Thưa BS, Nội soi đại trực tràng đã có phương pháp gây mê chưa ạ?
Bá Quý(Biên Hòa, Đồng Nai)
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Hiện nay phương pháp soi đại tràng gây mê đã được chấp nhận rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam. Riêng soi trực tràng thì thường không cần gây mê vì thủ thuật quá nhanh và ít khi gây đau.
10/ Xin vui long cho biet su khac nhau giua noi soi va chup CT tieu hoa de phat hien polyp, thu thuat nao chinh xac hon va phat hien polyp duong ruot tot hon!
Ngo Bich Tam
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: CT có một kỹ thuật dựng hình lại lòng ruột để phát hiện các tổn thương u (nội soi ảo). CT có ưu điểm là không xâm lấn và nhẹ nhàng nhưng Nội soi vẫn là phương pháp chính xác nhất để phát hiện và đồng thời có thể xử lý luôn các polyp nếu được phát hiện. CT nếu có thấy tổn thương thì cũng chỉ là nghi ngờ và sẽ gửi đi làm nội soi thật để xác nhận lại.
11/ Cháu đi nội soi 3 lần tại bệnh viện HP và 2 lần tại bệnh viện Y Hà Nội, bác sĩ kết luận cháu bị bị loét hành tá tràng sâu và viêm dạ dày test có khuẩn HP, viêm thực quản trào ngược độ A, nấm thực quản. Cháu đang uống thuốc và lần nội soi gần nhất loét tá tràng đã có sẹo, khuẩn HP âm tính nhưng vẫn còn nấm thực quản và viêm dạ dày. Cháu muốn hỏi bác sĩ là bệnh của cháu có chữa khỏi dứt điểm không, cháu nội soi nhiều lần không gây mê có nguy cơ gây ung thư dạ dày và thực quản không (cháu đã chữa 5 năm nay mà dừng uống thuốc là đau và nôn). Mong bác sĩ cho cháu lời khuyên chi tiết!
Đào Đức Hòa(82/186 Hai Bà Trưng, Lê Chân, Hải phòng)
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin:Câu hỏi thứ nhất: có nguy cơ gây ung thư không? Xin trả lời là không.
Câu hỏi thứ hai: có chữa dứt điểm không? Có. Trước hết là loét của cháu đã lành đấy. Sau đó, các bác sĩ đã làm mất HP rồi. Để hết nấm thực quản thì e là cháu phải dùng thuốc chống nấm đúng loại đúng liều thì mới hết còn viêm dạ dày là hậu quả của việc nhiễm HP nhiều năm, có thể hết nhưng thường thì diễn tiến rất chậm.
12/ Tôi năm nay 42 tuổi, đã bị bệnh viêm hang vị 15 năm nay rồi và bị viêm ruột kích thích nữa. Mới đây tôi đi khám và phát hiện bị viêm trực tràng và nhiễm virus HP. Tôi cũng đã điều trị ở mhiều bệnh viện như: Đại học Y dược, Chợ Rẫy, Bình Dân, Hòa Hảo... Cũng đã uống thUốc nhiều mà bệnh chưa hết. Các bác sĩ cho hỏi virus HP có điều trị hết tuyệt đối được không vì tôi có nghe một người bạn cũng là bác sĩ nói virus này rất khó chữa khỏi và khuyên tôi nên "sống chung với lũ". Mong các bác sĩ tư vấn cho tôi được biết. Xin chân thành cảm ơn!
Dương Đức Thúy(ducthuyduong@gmail.com)
Có nhiều phác đồ khác nhau có khả năng tiệt trừ HP. Sau khi thất bại lần đầu tiên, bệnh nhân sẽ được dùng một phác đồ khác. Sau 2 lần thất bại, khả năng vi khuẩn kháng thuốc là rất cao nên cần phải soi lại để lấy mẫu gửi cấy và làm kháng sinh đồ. Việc chọn lựa thuốc ở lần điều trị thứ ba sẽ dựa rất nhiều vào kháng sinh đồ.
Cũng cần nhấn mạnh với bạn là phải đảm bảo uống đúng thuốc, đúng liều, đúng ngày thì điều trị mới có tác dụng. Còn về lời khuyên của bạn thì không nên theo vì vi khuẩn có gây ra tổn thương ở dạ dày rồi thì nên được tiệt trừ để hạn chế việc sinh ung thư về sau.
13/ Mẹ em đã mổ nội soi u xơ tử cung sau 1 tuần đi tiểu vẫn ra máu, như vậy có nguy hiểm gì không?
Vũ Văn(TP.HCM)
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Về nguyên tắc, mổ u xơ tử cung không gây tổn thương bàng quang nên không gây tiểu máu. Nếu có tiểu máu, phần nhiều là tổn thương bàng quang kèm theo, thường gặp nhất là nhiễm trùng tiểu.
Tiểu ra máu liên quan đến cuộc mổ thì có thể gây ra do sang chấn, hay thủng trong lúc mổ nhưng tai biến này khá hiếm. Nhiều khả năng là nước tiểu chỉ bị vấy máu do máu chảy từ vết mổ trong mỏm cụt mà ra. Tốt nhất là bạn nên đưa mẹ đến nơi mổ để bác sĩ kiểm tra lại.
14/ Em bị bệnh đường ruột, hay tiêu chảy khi ăn rau củ chưa nấu chín, vậy em có nên nội soi đường ruột để xác định bệnh hay không?
Trần Văn Nam(TP.HCM)
15/ Tôi đã cắt túi mật cũng được một năm mấy rồi, hiện giờ tôi bị triệu chứng là mỗi khi ăn xong là mắc đi cầu liền không nhịn được, và đi ra ngoài cũng không được nhiều. Vậy cho tôi hỏi bác sĩ như vậy có bị sao không? Có cần nội soi ruột không?
luu minh vien (5/40 lê thị hồng gấm khóm 5 phường 5 thành phố bạc liêu)
16/ Xin cho biết để nội soi đại trực tràng phải chuẩn bị gì? Có nhịn ăn không? Có thể chụp CT thay nội soi được không?
Trần Ngọc Linh(Vĩnh Long)
Để soi đại tràng thì việc chuẩn bị phức tạp hơn, bệnh nhân cần uống dung dịch rửa ruột (thường là Fortrans) với số lượng khoảng 3l. Sau đó, bệnh nhân sẽ đi tiêu nhiều lần cho đến khi dịch trong hoàn toàn và ngưng. Khi đó, ruột đã sạch đủ để nội soi.
Bệnh nhân chuẩn bị tối hôm trước thì soi vào sáng hôm sau. Bệnh nhân chuẩn bị buồi sáng thì có thể soi vào buổi chiều.
CT nói chung không thay thế được nội soi. Hình ảnh nội soi ảo bằng CT có giá trị hạn chế và ít dùng ở Việt Nam.
17/ Tại sao tôi lại bị HP trong khi tôi ăn uống rất vệ sinh. Có phải ăn đồ cháy, khét và uống cà phê nhiều thì bị HP không? HP ở đâu mà có, làm sao để phòng tránh HP?
Tuyết Anh(Cần Thơ)
a. Ăn đồ cháy khét, uống cà phê... không liên quan gì đến HP.
b. HP lây qua đường miệng từ thức ăn và nước uống bị nhiễm bẩn, có thể trực tiếp hay thông qua bàn tay cầm nắm các vật dụng nhiễm bẩn. Do đó, việc phòng ngừa nhiễm HP chỉ có 3 chuyện: ăn sạch, uống sạch và rửa tay.
c. Câu hỏi tại sao thật khó trả lời. Vấn đề là số người bị nhiễm HP chung quanh chúng ta quá cao và mỗi ngày khi chúng ta ăn uống ở các quán, nhà hàng… tin là không thể nào kiểm soát được vấn đề vệ sinh của các nhà bếp được. Mặt khác, tập quán chung mâm chung đũa của người Việt có thể là tác nhân dẫn đến lây nhiễm.
18/ Tôi không có triệu chứng đau hay ợ hơi nhưng tại sao lại có HP dương tính?
Minh Quang(Bình Dương)
19/ Tôi hay bị tiêu chảy, nếu ăn đồ ăn không hợp sẽ bị tiêu chảy. Vậy tôi có phải đi nội soi không?
Nguyên(TP.HCM)
20/ Tôi bị nhiễm HP nhưng sao vợ tôi lại không bị? Bác sĩ nói có thể lây cho người trong gia đình khi bị HP, vậy sao vợ tôi lại không sao? Vậy kết quả HP của tôi có chính xác không khi mà vợ tôi không bị lây?
Minh Phụng(Long An)
Một quan sát khác là việc nhiễm HP dễ dàng hơn khi còn ở độ tuổi trẻ em và vi khuẩn sống tiềm tàng qua nhiều năm cho đến khi phát bệnh.
21/ Chào bác sĩ, em bị viêm dạ dày đã gần 7 năm. Năm nay em 25 tuổi, thời gian gần đây em có điều trị. 7 năm trước em đi nội soi thì kết quả là viêm dạ dày. Cách đây 1 năm em đi nội soi lại thì phát hiện vừa viêm dạ dày vừa nhiễm HP. Rồi bệnh viện tại đó cấp thuốc (lần 1) cho em uống, nhưng thời gian sau khoảng 4 tháng em đi xét nghiệm máu là vẫn còn HP. Nên đã đem đơn thuốc (lần 1) đã dùng cho bác sĩ khác xem. Bác sĩ đã cho em một đơn thuốc khác chỉ uống trong 1 tuần. Sau 4 tuần xét nghiệm máu thì kết quả là bình thường (IgG NEG 11.9 U/ml, IgM NEG 7.5 U/ml). Nhưng sau một thời gian em vẫn thấy bị khó chịu nên đi khám lại lần nữa, kết quả là bị nhiễm lại HP (IgG POS 32.2 U/ml, IgM NEG 9 U/ml). Em có nghe nói test hơi thở hiệu quả hơn xét nghiệm máu, mà em lại bị khó chịu khi nội soi. Mong bác sĩ cho em lời khuyên đễ chữa trị ạ. Cảm ơn bác sĩ.
Thành Nam (Nha Trang)
Test hơi thở được thực hiện rất nhẹ nhàng và đơn giản nhưng cần có sự chuẩn bị khá phức tạp về các thuốc cần phải tránh. Do đó bạn nên liên hệ những cơ sở có làm test này để được hướng dẫn.
22/ Hiện nay tôi thấy các ca ung thư đường tiêu hóa khá nhiều, vậy tôi phải làm những xét nghiệm gì để tầm soát? Làm sao tôi biết mình có nằm trong nhóm có nguy cơ bị ung thư không?
Hiền Lê(Quận 10, TP.HCM)
a. Nội soi mềm.
b. Xét nghiệm, trong đó có thể là các xét nghiệm đơn giản như tìm máu trong phân hay phức tạp hơn như tìm các dấu ấn ung thư (CEA,CA19-9,CA 72-4)... Nói về xét nghiệm, việc tầm soát đại trà không có giá trị vì chi phí quá cao so với lợi ích mà nó mang lại (vì các xét nghiệm này có độ đặc hiệu và nhạy cảm thấp). Do đó chỉ có một số cá nhân có điều kiện kinh tế hoặc có bối cảnh nguy cơ cao thì mới làm.
Về nội soi thì lại càng hạn chế hơn ở các nước phát triển vì chi phí quá cao và nguồn nhân lực hạn chế. Tuy nhiên, có lẽ chúng ta được may mắn hơn vì ở Việt Nam, chi phí nội soi ở mức thấp “đáng kinh ngạc” - chỉ bằng 1/100 cho đến 1/10 so với Âu Mỹ. Các nước có tỷ lệ ung thư tiêu hóa cao như Nhật, Hàn quốc có chương trình tầm soát quốc gia. Ở Việt Nam hiện nay vấn đề tầm soát ung thư sớm đường tiêu hóa mang tính cá nhân và lẻ tẻ nên số bệnh nhân phát hiện muộn vẫn chiếm phần lớn.
23/ Em bị bệnh cường giáp, nhưng em thường có triệu chứng là sau khi ăn no thì ưa bị buồn nôn, mệt, tim đập nhanh, trướng bụng, không tiêu. Em đã nội soi một lần, BS kết luận là bị viêm hang vị. BS cho biết đây có thật sự là bệnh viêm hang vị, hay biến chứng của cường giáp.
lê thái phong(ấp 1, phước vĩnh an, củ chi, tp.hcm)
24/ Tôi đi nội soi và được chẩn đoán là loét đại tràng, nhưng kết quả giải phẫu bệnh là “viêm đại tràng mạn tính không đặc hiệu”. Vậy tình trạng của tôi có nghiêm trọng không? Phải theo dõi và điều trị như thế nào?
Tố Như(Hải Phòng)
Loét đại tràng có thể đơn giản như do dị vật, do nhiễm trùng amip nhưng cũng có thể xuất phát từ những bệnh nặng hơn như lao, Crohn, viêm loét đại tràng hay ung thư. Việc theo dõi và điều trị chỉ có thể xác định khi có chẩn đoán chính xác.
25/ Em năm nay 30 tuổi, đã lập gia đình và có một bé gái 5 tuổi. Tuần trước em thấy đau vùng thượng vị, chán ăn, bụng trướng về đêm và đau nhiều, em đã đi nội soi dạ dày và được kết luận là: xung huyết hang vị HP+. Xin hỏi bác sĩ vi rút HP+ có thể gây ung thư dạ dày hay không? Bệnh như em có nặng không? Em cần điều trị theo hướng nào để nhanh khỏi bệnh? Xin BS cho biết, cảm ơn.
Minh Hồng(Bình Dương)
26/ Khi noi soi cac bac si bao bao tu co vi trung va thay hoi dau bao tu, xin bac si tu van cho ve cach dieu tri? Cam on bac si nhieu.
tran van phuong (3/39 duog so 6,p.tan hung thuan,quan 12,tp.hcm)
- Kháng sinh để trừ tiệt vi trùng (thường là kết hợp từ 2 kháng sinh trở lên, theo sự đồng thuận quốc tế).
- Thuốc ức chế tiết axit.
- Thuốc băng niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh đó bạn cần thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày để giảm stress, chế độ ăn phù hợp.
27/ Toi bi chay mau khi di cau, da kham, va noi soi dai truc trang tai benh vien Hoan My (TP.HCM) thang 10.2010, bac si ket luan: Tri do 2, da thua hau mon va chi dinh phau thuat, song do dieu kien cong tac, nen toi chua co thoi gian de phau thuat, ma chi uong thuoc theo toa cua bac si benh vien Hoan My. Tu do den nay thay binh thuong (khong dau, ngua, di cau khong ra mau). Vay trong truong hop nay xin hoi bac si toi co can noi soi lai va phau thuat hay khong? Xin cam on bac si!
Pham Van Luan(Ca Mau)
Bạn không nói rõ nhưng có lẽ bạn bị trĩ nội độ 2 (trĩ chia làm 4 độ), đã có biến chứng chảy máu. Các phương pháp điều trị thông thường của bệnh trĩ là:
- Điều trị nội khoa (uống thuốc).
- Điều trị thủ thuật hoặc phẫu thuật. Điều trị thủ thuật hiện nay thường là thắt vòng cao su hoặc chích xơ, thường được ứng dụng trong trĩ nội độ 2, 3 có chảy máu. Còn phẫu thuật cũng được chỉ định trong điều trị trĩ nội độ 2 trở lên. Tuy nhiên, phương pháp phẫu thuật thì phức tạp hơn và đòi hỏi bệnh nhân phải nhập viện.
28/ Em bị bệnh viêm đại tràng mãn tính hơn 10 năm rồi. Thời gian gần đây em thường xuyên bị đau. Em nghe nói bệnh này có thể chuyển thành ung thư đại tràng. Em muốn hỏi bác sĩ làm thế nào để biết được bị ung thư mà không phải làm xét nghiệm? Nếu làm các xét nghiệm để nhận biết thì chi phí để làm các xét nghiệm, nội soi đó khoảng bao nhiêu không?
Văn Đôn (Hà Nội)
Nhóm bệnh viêm đại tràng có nguy cơ sinh ung thư là hai nhóm bệnh viêm đặc hiệu: Viêm loét đại tràng (Ulcerative Colitis) và bệnh Crohn. Để chuẩn đoán được 2 bệnh này và tầm soát ung thư thì phải làm nội soi đại tràng. Riêng trường hợp của bạn, để khẳng định hội chứng đại tràng kích thích thì cần phải loại trừ những nguyên nhân thực thể, cũng bằng nội soi đại tràng. Có một vài loại xét nghiệm dấu ấn ung thư có thể thay đổi khi bị ung thư đại tràng nhưng giá trị tầm soát chung không cao. Xét nghiệm đơn giản nhất mà bạn có thể làm là thử phân tìm máu ẩn. Nếu xét nghiệm dương tính thì khả năng bạn có khối u lành tính (Polyp) hay ác tính (ung thư) là rất cao. Chi phí của các xét nghiệm này thay đổi tùy theo các trung tâm.
29/ Tỷ lệ rủi ro trong việc nội soi như thế nào. Chẳng hạn như lủng dạ dày hay đại tràng. Có cách nào có thể thay thế phương pháp nội soi hiện nay không?
Hoàng Huy(Quận 1)
Do nội soi (đặc biệt là nội soi đại tràng) là tương đối khó khăn và khó chịu đối với một số người nên những phương pháp khác thay thế nội soi được đặt ra như nội soi đại tràng ảo bằng CT hoặc MRI. Tuy nhiên, nếu phát hiện tổn thương cũng phải chuyển bệnh nhân đến nội soi đại tràng để có thể tiến hành sinh thiết hoặc cắt Polyp.
Do vậy cùng với nội soi đại tràng, nội soi đại tràng ảo là những phương pháp tầm soát ung thư đại trực tràng.
Hiện nay ở nưóc ta một số trung tâm y tế lớn đã triển khai nội soi đại tràng ảo bằng CT.
30/ Vấn đề nội soi hiện nay nhiều người còn rất lo sợ khi nghĩ đến việc phải nội soi dạ dày, đại tràng ... Xin bác sĩ có thể chia sẻ vấn đề này cho mọi người biết về phương pháp, cách thức, và ý nghĩa của nó trong việc chẩn đoán bệnh. Cám ơn!
Truong Van (Bình Thạnh)
Hơn nữa, khi nội soi dạ dày hoặc đại tràng bác sĩ sẽ thấy trực tiếp tổn thương dù là tổn thương rất nhỏ, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết, cắt Polyp, thắt tĩnh mạch thực quản,... nên nội soi vẫn có giá trị rất cao và quyết định trong các bệnh lý đường tiêu hóa.
Thực ra, đôi khi sự sợ hãi trong nội soi chỉ là "huyền thoại", các máy nội soi ngày càng được thiết kế nhỏ hơn, nhẹ nhàng hơn, các bác sĩ ngày càng giỏi hơn và có nhiều cách thức để giảm thiểu sự khó chịu, sợ hãi từ bệnh nhân như nội soi dạ dày qua đường mũi, nội soi dạ dày hoặc đại tràng có gây mê.
Các phương pháp này được chấp nhận và ngày càng phát triển trên thế giới (bao gồm tại Việt Nam).
31/ Toi co di kham benh o benh vien dai hoc y duoc noi soi bi viem truot phu ne hang mon vi muc do trung binh ket qua CLO test sau 3 gio noi soi AM TINH bac si cho toa thuoc nhu sau: 1 pantoprazole 40 mg 2 pepsane gel 3 itoprid 50 mg 4trimebutine 150 mg 5 levosulpiride 25 mg. Toi uong het toa thuoc noi tren ma van khong thuyen giam toi mong bac si co toi biet uong loai thuoc nao co hieu qua. Toi chan thanh cam on.
Minh Hạnh (Cần Thơ)
Trong trường hợp của bạn, kết quả nội soi cho thấy tổn thương không nặng lắm và cũng không có nhiễm HP, nếu điều trị không thuyên giảm, chúng tôi nghĩ đến 3 khả năng:
1. Tổn thương dạ dày có thể do một nguyên nhân nào đó chưa được nghĩ đến và giải quyết: ví dụ: chế độ làm việc đang có nhiều stress, chế độ ăn uống lạm dụng bia rượu và các chất kích thích, đang dùng những thuốc gây hại cho dạ dày như: thuốc giảm đau khớp, đau lưng....
2. Triệu chứng đau của bạn có thể do một nguyên nhân khác như đã nói ở trên. Triệu chứng đau thượng vị có thể xảy ra do nhiều bệnh lý của gan, mật, tụy... Do đó nếu bạn chưa làm những xét nghiệm thăm dò những cơ quan này thì cần thiết phải thực hiện thay vì tiếp tục điều trị bệnh dạ dày kéo dài.
3. Tuy kết quả Clo test âm tính nhưng trong thực tế có rất nhiều trường hợp âm tính giả do việc sử dụng tràn lan các thuốc dạ dày trước khi bệnh nhân đi đến nội soi. Trong trường hợp này, Clo test âm tính không có giá trị loại trừ và bạn cần kiểm tra lại tình trạng HP bằng test hơi thở (sau khi ngưng các thuốc kháng tiết axít ít nhất 4 tuần - trong toa của bạn là pantoprazole).
Chỉ khi có hướng chẩn đoán phù hợp thì việc điều trị mới có hiệu quả.
32/ Mẹ tôi năm nay 86 tuổi, có thể tiến hành nội soi để kiểm tra đại tràng được không? Hệ tim mạch của cụ nói chung là tốt (mạch và huyết áp 80/120).
Phan Thanh(Bảo Lộc, Lâm Đồng)
Kết luận là mẹ của bạn có thể thực hiện việc kiểm tra đại tràng nhưng cũng không thực sự cần thiết. Hơn nữa nội soi đại tràng là một thủ thuật khá khó khăn và gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân (đặc biệt là người già).
33/ Bác sĩ, khi có HP thì phải ăn riêng để không lây cho người khác. Như vậy nếu mình đã điều trị xong mà vô tình lại ăn chung với người bị nhiễm HP, như vậy lại bị HP lần nữa. Do ăn chung mà dễ lây HP, nhưng văn hóa Việt Nam vẫn hay ăn chung bất kể trong gia đình hay đi chơi cùng bạn bè. Vậy có cách nào có thể bảo vệ mình khỏi HP nhưng không cần phải phiền hà vụ ăn riêng hay ăn chung không?
NT Hằng
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Đây là một tình trạng cũng hay gặp khi điều trị HP mà trong chuyên môn chúng tôi gọi là tái nhiễm.1. Cần phân biệt tái nhiễm với điều trị thất bại. Dù bạn đã điều trị xong nhưng nếu không kiểm tra xác nhận HP đã âm tính thì việc dương tính lần sau không thể biết được là mới hay cũ.
2. Việc tái nhiễm thường xảy ra khi có tình trạng nhiễm HP ở nhiều người trong cùng một gia đình. Điều trị một người đã khỏi nhưng có nguồn lây kế bên thì việc nhiễm lại rất có khả năng sẽ xảy ra. Do đó, đồng thuận của hội tiêu hóa Việt Nam có khuyên nên tầm soát và điều trị HP cho những người thân cùng sống trong gia đình bệnh nhân để tránh tái nhiễm.
3. Bạn an tâm là HP lây qua đường miệng nhưng cũng không phải là quá dễ dàng. Người ta nhận thấy phần đông bệnh nhân nhiễm HP trong thời kỳ còn trẻ. Vi khuẩn HP có thể sống tiềm tàng nhiều năm trước khi gây bệnh.
4. Bạn hơi hiểu lầm về vấn đề ăn riêng, ăn chung. Không có khuyến cáo nào yêu cầu bệnh nhân phải ăn riêng hay ăn cách ly. Vấn đề ở đây là ăn sạch nghĩa là không bị vấy bẩn vi khuẩn từ bàn tay của người nấu bếp hoặc vấy bẩn từ nước bọt của những người cùng ăn. Ở các nước đã phát triển, không ăn riêng nhưng người ta sử dụng dụng cụ ăn riêng (chén, bát, dĩa, dao...) để tránh việc vấy bẩn này. Khi ăn chung bạn hoàn toàn có thể áp dụng những nguyên tắc này dù phải nói là khá khó khăn và đôi khi hơi kỳ lạ đối với văn hóa ăn uống của Việt Nam.
34/ Trước đây ở tập thể tôi hay bị táo bón. Sau này về nhà tôi tập dưỡng sinh đã hết, nhưng còn bị triệu chứng phải đi cầu ngày 2 lần sáng và chiều, nếu không sẽ có cảm giác khó chịu đầy bụng. Như vậy tôi có bị đại tràng không. Cách đây 3 năm tôi có đi nội soi đại tràng nhưng không bị gì. Việc nội soi nên thăm khám định kỳ mấy năm 1 lần, có phương pháp nào để nội soi nhẹ nhàng hơn không vì khi nội soi tôi thấy rất khó chịu.
Nguyễn Thanh Liêm(Tổ 47, phường Hòa Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng)
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Những triệu chứng của bạn nêu ra là chưa hoàn toàn đầy đủ. Tuy nhiên, có thể gợi ý bệnh bạn bị hội chứng ruột kích thích (IBS). Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý rất thường gặp với những triệu chứng như: rối loạn đi cầu, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy.Nhưng đây là một chẩn đoán loại trừ, tức là các xét nghiệm khác phải bình thường, đặc biệt là nội soi đại tràng (phù hợp với hoàn cảnh của bạn).
Nội soi đại tràng định kỳ là một phương pháp tầm soát ung thư hiệu quả, nếu như bạn nội soi đại tràng là bình thường thì thời gian khám định kỳ là khoảng 5 đến 10 năm/lần.
Lưu ý là nội soi đại tràng được đặt ra để tầm soát ung thư ngay cả trong những bệnh nhân không có triệu chứng gì trên 50 tuổi.
Nội soi đại tràng là một thủ thuật khó trong nội soi tiêu hóa, gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Người ta đã cố gắng thay thế bằng một số phương pháp mới như nội soi đại tràng ảo, bằng CT bằng MRI, nội soi viêm nang... Tuy nhiên, những phương pháp này cũng không thay thế hoàn toàn và nếu có nghi ngờ cũng phải trở lại nội soi đại tràng.
Vì ý nghĩa quyết định của nội soi đại tràng trong chẩn đoán cũng như điều trị, người ta giảm thiểu sự khó chịu của bệnh nhân bằng cách cải tiến máy soi và có thể an thần cho bệnh nhân trong lúc soi. Nhiều bệnh nhân sau khi nội soi đại tràng có gây mê không biết mình đã từng nội soi đại tràng.
35/ Toi bi ung thu da day da cat bo hoan toan va dua mot doan ruot len lam tui dung toi muon noi soi toan bo ba vet noi xin cho biet dia chi lien lac va moi thu tuc can thiet.
lai van sau
36/ Em thường xuyên bị tiêu chảy, và thỉnh thoảng trong phân có dính ít máu, mỗi lần em ăn rau vào buổi tối, là đêm đó em bị tiêu chảy. Xin bác sĩ tư vấn cho em, em nên đi khám bệnh ở đâu? Em xin cám ơn
nguyễn thi hằng nga(3/11, ấp tây a, đông hòa, dĩ an, bình dương)
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin:Xin chào bạn!
Việc thường xuyên bị tiêu chảy đặc biệt là khi ăn rau cho thấy bạn có rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Tuy nhiên, triệu chứng có máu trong phân làm chúng tôi e ngại là bạn có thể có một tổn thương thực thể của đường tiêu hóa dưới.
Có hai khả năng thường gặp nhất:
1. Đơn giản nhất có thể chỉ là tình trạng rách nứt hậu môn do tiêu chảy nhiều lần và quá nhanh. Trong trường hợp này máu rất tươi, lượng ít nhỏ vài giọt sau khi đi tiêu và thường có cảm giác đau buốt nhẹ ở hậu môn. Việc điều trị khá đơn giản chỉ cần nghỉ ngơi và chú ý không rặn quá mạnh, quá gấp khi đi tiêu.
2. Nếu bạn có một tổn thương nào đó trong đại tràng như viêm loét, Polyp hay ung thư thì hay chảy máu rỉ rả nhưng trộn lẫn với phân.
Để phân biệt 2 nguyên nhân này, bạn cần gặp BS chuyên khoa và nhiều khả năng là cần phải nội soi đại tràng. Bạn nên thu xếp đi sớm để tránh tình trạng phát hiện tổn thương quá trễ, rất khó điều trị.
37/ Xin bác sĩ cho em hỏi virus HP là gì? Hiện nay có quá nhiều người bị nhiễm virus HP, tại sao tình trạng này lại ngày càng gia tăng, có cách nào phòng ngừa hay không? Xin cám ơn bác sĩ!
Anh Minh
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Câu hỏi của bạn có một sự lẫn lộn khá nghiêm trọng. Vi rút HP là một loại vi rút gây bệnh chủ yếu ở phụ nữ với 2 loại là sùi mào gà và ung thư cổ tử cung. Vi rút HP hay có tên khác là HPV có tên đầy đủ là Human Papillo virus. Mối liên quan giữa HPV và ung thư cổ tử cung đã được xác lập nên vacxin ngừa HPV còn được gọi là vacxin ngừa ung thư cổ tử cung.Ngược lại vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn có tên gọi đầy đủ là Helicobacter Pylori, chủ yếu gây bệnh dạ dày và là tác nhân làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày. Đáng tiếc là cho đến nay vẫn chưa có vacxin ngừa vi khuẩn HP hay là ngừa ung thư dạ dày. Tần suất nhiễm HP thấp ở các nước phát triển khoảng 25 - 30% dân số trong khi rất cao ở các nước đang phát triển từ 50 - 70% dân số. Sự khác biệt này liên quan đến các điều kiện kinh tế xã hội, vệ sinh môi trường cũng như tập quán ăn uống. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm vi khuẩn HP bao gồm: Ăn sạch, uống sạch và rửa tay thường xuyên sau khi tiếp xúc với những vật thể có khả năng nhiễm.
38/ Bác sĩ ơi, em đi nội soi thì phát hiện mình bị HP dương tính, nhưng bình thường em không có triệu chứng đau bụng gì hết. Chỉ là ăn đồ ăn mất vệ sinh, nhiều dầu mỡ... thì hay bị tiêu chảy. Uống thuốc điều trị HP 2 tuần, thì thấy ăn uống dễ tiêu, ít bị đau bụng. Em soi cách đây 3 tháng rồi, vẫn chưa nội soi kiểm tra lại, nhưng bệnh tiêu chảy thì vẫn lâu lâu tái phát, bụng thì lâu lâu thấy hơi khó tiêu, đôi khi hơi chán ăn. Không biết có phải vẫn còn HP không ạ? Em có nghe nói có thể thử HP qua hơi thở mà phương pháp này có chính xác không? Có tác dụng phụ không? Nghe nói thuốc test hơi thở có phóng xạ, vậy nó có ảnh hưởng sức khỏe mình không? Còn thử HP qua xét nghiệm máu và phân có chính xác không ạ? Trong các phương pháp thử HP thì phương pháp nào chính xác nhất ạ?
PT Triều
Vấn đề của bạn là có triệu chứng đó (khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, chán ăn,...). Bạn đã nội soi nhưng chưa kiểm tra lại nên không biết đã trừ triệt HP hay chưa, việc còn hay mất HP trong dạ dày không thể chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng.
Phương pháp thử HP qua hơi thở là một phương pháp chính xác, trong phương pháp này người ta dùng một đồng vị rất hiếm của carbon C14 được phát hiện trong hơi thở của bệnh nhân sau khi uống thuốc chứa ure mà trong thành phần có carbon C14 được đánh dấu.
Do C14 không có trong tự nhiên nên việc phát hiện C14 trong hơi thở gần như khẳng định có HP (C14 nằm trong thành phần của CO2 sinh ra bởi tác động của men Urease sinh bởi vi trùng HP).
Phương pháp này gần như không có tác dụng phụ, có thể sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú (nhưng không khuyến cáo).
Từ "phóng xạ" mà bạn nói gợi ý một mối nguy cơ về sức khỏe, chẳng hạn như phóng xạ hạt nhân, nhưng ở đây phóng xạ là một tia có độ xâm nhập rất thấp (0,03mm) nên an toàn cho sức khỏe người kiểm tra.
Thử HP qua xét nghiệm máu thường không chính xác và thường không dùng để kiểm tra hiệu quả của điều trị bởi vì thử nghiệm này là tìm kháng thể trong máu, mà các kháng thể trong phương pháp này có thể tồn tại kéo dài mặc dù HP đã được trừ tiệt hoàn toàn. Thử HP qua phân thường có độ nhạy thấp.
Tóm lại, các phương pháp thử HP với CLO test và test hơi thở cho kết quả chính xác.
39/ Em làm việc nhiều bị street nên bao tử thường bị đau, sốt nhẹ, bị trướng hơi, ăn không ngon, ăn ít, không bị đói, người mệt. Hai tháng nay em bị sụt cân đến 6 kg. Đi nội soi dạ dày và đại tràng thì tốt, chỉ có dạ dày bị loét nhẹ. Siêu âm gan thì nói gan em bị có u phân thùy 4 và 8 bên phải. Kiểm tra sán thì em bị cả 2 loại sán lớn và nhỏ. Bác sĩ cho thuốc: ZENTEL (3 viên buổi sáng * 21 ngày và 4 viên eganten uống 2 lần cách nhau 12 tiếng). Uống thuốc xong được 2 tháng nhưng em vẫn còn đau mãi, đau bụng dưới sườn non bên phải, tiếp theo em phải điều trị như thế nào bác sĩ?
Đoàn Phước TY(242 B HOANG DIEU, DA NANG)
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Theo mô tả của bạn thì có vẻ như là bạn đang có tổn thương gan do sán lá gan lớn Fasciola Hepatica. Đặc điểm của tổn thương do sán lá gan lớn là dai dẳng và chậm hồi phục. Vi thế, tổn thương gan của bạn có thể sẽ tồn tại từ nhiều tháng đến nhiều năm và tình trạng đau bụng dưới sườn non bên phải này có thể cũng sẽ kéo dài từ nhiều tuần đến nhiều tháng. Bạn đã điều trị thuốc đặc hiệu rồi nên không cần uống thêm. Nếu đau âm ỉ, dai dẳng bạn có thể dùng thêm các loại thuốc giảm đau thông dụng.Tuy nhiên đây chỉ là phỏng đoán dựa trên một số thông tin ban đầu. Bạn nên hỏi kỹ hơn với người BS đang điều trị cho bạn.
40/ Thưa bác sĩ, em 47 tuổi, nữ. Em hay bị đầy trướng bụng, cảm giác không tiêu. Ăn xong nhiều lúc cứ bị còn mắc ngay cổ. Em đã đi nội soi bao tử. Bác sĩ nói bị nhiễm HP. Em đã chữa trị và thử test thổi bong bóng. Kết quả đã hết. Nhưng tình trạng đầy trướng bụng cứ bị hoài. Bác sĩ cho em hỏi, làm sao chữa khỏi tình trạng trên. Em không ăn đồ dầu mỡ, ăn chất xơ nhiều. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Cám ơn bác sĩ nhiều.
Nguyễn Hữu Phương Liên(Đào Duy Anh, P.9, Q.PN)
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Bệnh lý do HP là một bệnh mãn tính. Tổn thương thường hay gặp là có tình trạng teo niêm mạc dạ dày dẫn đến giảm tiết axít và gián tiếp gây ra tình trạng khó tiêu. Việc điều trị HP có những phác đồ cụ thể từ 1 đến 2 tuần là đủ nhưng sự hồi phục của niêm mạc đường tiêu hóa thì cần 1 thời gian lâu hơn rất nhiều. Do đó, khi kết thúc điều trị HP có thể đã âm tính nhưng nếu kiểm tra nội soi lại thì các tổn thương viêm hay teo niêm mạc thường vẫn còn đó. Do đó, sau khi điều trị HP một số bệnh nhân có đáp ứng tốt thì sẽ thấy khỏe hẳn nhưng cũng có một số bệnh nhân có triệu chứng cải thiện rất chậm so với điều trị.
Tình trạng viêm dạ dày do HP cũng có thể kết hợp với những rối loạn chức năng khác của đại tràng chẳng hạn. Do đó, cần đánh giá cẩn thận triệu chứng trướng bụng, đầy hơi xem có kèm theo vấn đề của đại tràng hay không.
41/ Thường xuyên bị đau dạ dày, đã nội soi với kết luận: HP+, viêm dạ dày. Đã điều trị nhiều lần nhưng vẫn tái phát, xin bác sĩ tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn!
LE VAN HIEU(DA NANG)
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin:Vấn đề của bạn:
- Đau dạ dày.
- Viêm dạ dày, HP dương tính (có lẽ khoa nội soi).
- Đã điều trị nhiều lần nhưng vẫn tái phát.
Các vấn đề của bạn nêu ra chưa rõ ràng như bạn đã có nội soi hay chưa, kết quả nội soi lần nào cũng cho ra kết quả viêm dạ dày hoặc HP+ hay không, điều trị bao gồm những gì...
Tuy nhiên, với câu hỏi của bạn tôi dự đoán rằng bạn đã bị HP+ nhiều lần, tôi có một số gợi ý như sau:
- Vấn đề trừ tiệt HP: đây là một vấn đề khá khó khăn, bởi vì HP được coi là một vi trùng khá cứng đầu (bằng chứng là nó có khả năng sống được trong môi trường axit mạnh), việc điều trị thường đòi hỏi phải kết hợp 2 kháng sinh trở lên, thông thường sau khi điều trị phát đồ 1 nếu HP vẫn tiếp tục dương tính, bác sĩ sẽ dùng phác đồ thứ 2. Nếu vẫn tiếp tục dương tính, có thể bác sĩ sẽ cho phác đồ điều trị "thay thế" và cuối cùng nếu vẫn dương tính, thì bác sĩ cho nuôi cấy vi trùng và làm kháng sinh đồ.
Từ kết quả kháng sinh đồ bác sĩ sẽ chọn những nhóm thuốc còn nhạy cảm với vi trùng để trừ triệt nó.
- Chữ "tái phát" đôi khi đồng nghĩa với việc tái nhiễm HP, việc tái nhiễm này có thể thông qua con đường ăn uống, nhiễm bẩn. Vì vậy, để tránh tái nhiễm ta cần chú ý vấn đề vệ sinh ăn uống: ăn sạch, uống sạch và rửa tay sạch. Điều này được đặt ra là rất cần thiết trong bối cảnh tỷ lệ nhiễm HP ở nước ta là rất cao.
42/ Bác sĩ, công việc của em phải ngồi trước vi tính thường xuyên. Em nghe người ta nói ngồi nhiều thì dễ bị trĩ? Có đúng vậy không bác sĩ? Công việc mình không thay đổi được, vậy có cách nào tránh được bệnh trĩ không? Nếu ăn uống hay bị trễ giờ do công việc quá nhiều, lâu ngày có ảnh hưởng đến bao tử không ạ? Nếu có thì mình phải làm sao ạ? Cám ơn bác sĩ
NT Yên
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Đúng vậy bạn à. Những công việc đơn điệu ngồi im một chỗ ít di chuyển hay dẫn đến những bệnh lý liên quan đến tĩnh mạch như trĩ hay giãn tĩnh mạch chân. Nếu công việc không thay đổi được bạn nên chú ý đến việc thay đổi tư thế và vận động trong buổi làm việc. Vấn đề cũng khá đơn giản: Sau khi ngồi làm việc khoảng 1-2 tiếng bạn nên đứng dậy đi lại trong văn phòng 5-10 phút. Việc đi lại hay vận động sẽ làm hoạt động các khối cơ và tạo tác động bơm để đẩy lượng máu ứ đọng trong hệ tĩnh mạch vùng thân dưới trở về tim.Việc ăn uống thất thường không phải là nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày như HP nhưng có thể góp phần gây một vài triệu chứng như đau thượng vị, cảm giác xót ruột... Nguyên nhân chủ yếu do sự tích tụ lượng axít bài tiết trong dạ dày không được "trung hòa" đúng giờ đúng giấc. Cách giải quyết cũng khá đơn giản, bạn có thể giữ vài loại bánh hoặc thức ăn nhẹ để dùng tạm trong khi chờ đến bữa ăn chính hoặc có thể dùng 1 vài loại thuốc kháng axít có bán rộng rãi ở các nhà thuốc.
43/ Tôi có đi nội soi dạ dày với kết quả như sau: - Viêm xung huyết dạ dày. - Sẹo ở hành tá tràng. - CLO test sau 3 giờ nội soi là có H.Pylori sau 5 phút. --> Cho tôi hỏi H.Pylori là gì (vi khuẩn hay vi trùng)? Và tôi có gặp vấn đề về ung thư dạ dày không? Xin BS tư vấn giúp để tôi được rõ hơn. Cám ơn BS.
Thanh Hà(Nha Trang)
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin:
Kết quả của bạn:
- Viêm xung huyết dạ dày.
- Sẹo ở hành tá tràng.
- CLO test sau 3 giờ nội soi là có H.Pylori sau 5 phút.
Xin được giải thích rõ hơn được một chút, kết quả này có nghĩa là thuốc thử HP đã đổi màu (nghĩa là dương tính) trong vòng 5 phút sau khi lấy mẫu cho một test kết quả âm tính chỉ được kết luận sau 3 tiếng. Đây là một test phát hiện HP khá chính xác.
H.Pylori là viết tắt của vi trùng Helicobacter Pyloi, chứ không phải virút. HP là một xoắn khuẩn có khả năng sống trong niêm mạc dạ dày, gây ra viêm loét và thậm chí là ung thư dạ dày. Hiện nay HP được coi là tác nhân chính và quan trọng nhất gây ra ung thư dạ dày.
Có vi trùng HP, có nghĩa là có khả năng bị ung thư dạ dày chứ HP không phải là ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày được xác định qua nội soi và qua giải phẫu bệnh, việc trừ tiệt HP góp phần làm giảm thiểu khả năng ung thư dạ dày.
Việc phát hiện HP, trừ tiệt nó được coi là một cuộc cách mạng lớn nhất trong y học trong vòng 20 năm nay.
44/ Toi bi dau thuong vi da lau, den kham o MEDIC duoc soi da day va xet nghiem mau tim hp ket qua duong tinh nhung dieu tri xong thu lai van duong tinh. Xin bs tu van toi phai lam gi tiep theo?
nguyen bach ngoc(21A ba hat, q.10, tp.hcm)
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Việc thử máu tìm kháng thể HP có giá trị khá hạn chế trong việc xác định sự hiện diện của vi khuẩn HP tại thời điểm rút máu. Kháng thể IgM chỉ điểm cho một sự nhiễm mới gần đây. Kháng thể IgG chỉ điểm cho một sự nhiễm trong quá khứ từ nhiều tháng tới nhiều năm. Để xác định nhiễm HP, phương pháp được khuyến cáo là test hơi thở hoặc test Urease khi làm nội soi. Việc bạn thử máu vẫn là dương tính sau khi điều trị không có ý nghĩa là vẫn còn bệnh. Nếu bạn đã điều trị đúng phác đồ thì nên kiểm tra lại bằng test hơi thở thay vì thử máu.45/ Bác sĩ vui lòng cho em hỏi, mẹ em bị viêm xung huyết bao tử, đã đến và đang điều trị tại Bệnh viện ĐH Y dược TP.HCM nhưng trong quá trình điều trị, mẹ em có bị chóng mặt, khi tái khám bác sĩ bảo là do triệu chứng của bệnh, gây tràn dịch và được kê toa. Triệu chứng có giảm sau vài ngày uống thuốc nhưng nay mẹ em tiếp tục bị chóng mặt và mỏi gân cổ. Bác sĩ cho em hỏi đây có phải là một triệu chứng khác của bệnh hay không, hay là triệu chứng của một bệnh khác ạ và có cách nào để khắc phục tình trạng chóng mặt không ạ. Hiện mẹ em vẫn còn đang dùng thuốc điều trị của lần tái khám viêm xung huyết bao tử. Cám ơn bác sĩ.
Văn Chung (Đồng Nai)
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Tình trạng chóng mặt và mỏi gân cổ của mẹ bạn phần nhiều không liên quan đến vấn đề viêm dạ dày. Ngoài ra chúng tôi cũng không hiểu yếu tố tràn dịch mà bạn nói có ý nghĩa gì.Vấn đề chóng mặt và mỏi cơ hay liên quan đến bệnh lý của hệ thần kinh cơ hoặc hệ thống tiền đình. Triệu chứng này không đặc hiệu nên cũng có thể gặp trong rất nhiều bệnh lý toàn thân như thiếu máu, nhiễm trùng... Cần xác định nguyên nhân chính xác thì mới có hướng điều trị thích hợp. Chúc mẹ bạn mau khỏe.
46/ Xin hỏi có cắt POLYP đại tràng tại BV ĐH YD TP.HCM, sau kết quả (sinh thiết) gì đấy tôi không hiểu. Có ghi kết luận: U TUYẾN ỐNG (TUBULAR ADENOMA) CỦA ĐẠI TRÀNG CÓ NGHỊCH SẢN VỪA. Vậy xin được hỏi bác sĩ - vợ tôi có vấn đề gì nghiêm trọng không? Có phải khám, nội soi để điều trị gì khác nữa không?
Thành (Hà Nội)
90% các ung thư đại trực tràng xuất phát từ Polyp. Do vậy Polyp được coi là một tổn thương tiền ung thư, vấn đề là sự phát triển từ một Polyp nhỏ đến ung thư đại trực tràng rất chậm chạp, khoảng từ 5 đến 10 năm.
Việc phát hiện và cắt bỏ Polyp góp phần làm giảm 90% ung thư đại trực tràng. Tuy nhiên, Polyp rất ít khi có triệu chứng, đôi khi chỉ phát hiện tình cờ qua nội soi. Vì vậy việc nội soi tầm soát ung thư đại trực tràng là rất cần thiết, đặc biệt là sau độ tuổi 45.
Polyp được phân thành nhiều loại, trong đó một phần lớn là u tuyến. U tuyến được chia làm 3 loại: U tuyến ống; U tuyến ống nhánh; U tuyến nhánh. Trong đó, u tuyến ống là lành tính nhất, có nghĩa là khả năng biến thành ung thư đại trực tràng là thấp nhất.
Kết quả U TUYẾN ỐNG (TUBULAR ADENOMA) CỦA ĐẠI TRÀNG CÓ NGHỊCH SẢN VỪA là một kết quả "tạm được". Tuy nhiên, vợ bạn cần phải được thăm khám (trong đó có nội soi đại tràng thường xuyên). Hơn nữa, như đã nói ở trên việc cắt Polyp làm giảm đến 90% ung thư đại trực tràng.
#3
Đã gửi 30 Tháng 11 2012 - 11:35 AM
TRẢ LỜI NHỮNG THẮC MẮC CHƯA ĐƯỢC GIẢI ĐÁP TRÊN THANH NIÊN ONLINE:
1/ Mẹ tôi 85 tuổi Khoảng hơn 1 tháng nay thường xuyên bị táo bón,có khi 5-6 ngày không đi đại tiện,lại phải cho uống thuốc nhuận tràng xổ mới ra,nhưng sau đó bị lại.hàng ngày uống duphalac (2goi/ngày) nhưng không thấy giảm.xin bác sỹ cho biết cách và thuốc điều trị .xin cám ơn bác sỹ.
Trung Hiếu
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Triệu chứng táo bón ở người già thường do nhiều nguyên nhân phối hợp, trong đó giảm vận động, ít uống nước và chế độ ăn không đủ chất xơ là những yếu tố quan trọng nhất. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này mới xuất hiện một tháng nay thì cần phải loại trừ một tổn thương u bướu trong đại tràng. Dù tuổi cao vẫn có thể làm nội soi được nhưng việc điều trị (giả sử có tổn thương) thì e là bị hạn chế nhiều. Nếu không nghĩ đến chuyện u bướu, thì bạn cần xem lại chế độ sinh hoạt - khuyến khích cụ vận động đi lại nhiều hơn, cho uống nhiều nước , ăn nhiều rau quả. Thuôc Duphalac là loại nhuận trường thẩm thấu có thể thể dùng dài ngày nhưng nếu không hiệu quả, có thể dùng thêm các chế phẩm tạo xơ. Khi bón kéo dài 5-6 ngày, cụ có thể thấy khó chịu thì có thể dùng thêm thuốc nhuận trường dạng kích thích trong thời gian ngắn. Các thuốc hay dùng là bisacodyl, boldolaxin có thể mua trên quầy thuốc. Cũng có thể tạm thời dùng các loại nhuận trường bơm hậu môn.
2/ Thưa BS, em 47t, nữ. Em hay bị đầy trướng bụng, cảm giác không tiêu. Ăn xong nhiều lúc cứ bị còn mắc ngay cổ. Em đã đi nội soi bao tử. BS nói bị nhiễm HP. Em đã trữa trị và thử test thổi bong bóng. Kêt quả đã hết.Nhưng tình trạng đầy trướng bụng cứ bị hoài. BS cho em hỏi, làm sao chữa khỏi tình trạng trên. Em k ăn đồ dầu mỡ, ăn chất xơ nhiều. Mong BS tư vấn giúp em. Cám ơn BS nhiều.
Một bạn đọc
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Theo như thông tin bạn trình bày, chỉ có thể kết luận tạm là chứng khó tiêu của bạn không liên quan đến HP. Tuy nhiên , để kết luận là do nguyên nhân gì và điều trị ra sao thì không đủ dữ kiện
3/ Tôi muốn đi nội soi đại trực tràng, nhưng nghe nói nội soi đau nên sợ quá. Thực sự có đau ko, có cách nào giảm đau?
Nguyễn thị Minh Tuyết
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chào bạn, nội soi làm đúng kỹ thuật vốn không đau nhiều nhưng cảm giác khó chịu khi có một " vật lạ" ngọ ngoạy trong cơ thể mình là điều không tránh được. Ngoài ra, khi máy soi đi qua những đoạn gập góc có thể làm căng mạc treo ruột và bệnh nhân thấy đau tức thoáng qua. Do sự xuất hiện của các thuốc gây mê tĩnh mạch tác dụng ngắn, hồi phục nhanh, ngày nay nội soi có thể thực hiện khi bệnh nhân ở trạng thái mơ màng và hoàn toàn không thấy khó chịu gì khi soi.
4/ Toi bị đau da dày khoảng 8 năm nhưng điều tri thuốc không hết hẳn, lau lai tro lai, hiện ngay toi cu đau ram rang phía bên trái cư hay bắt di câu, khi đi co lúc bón lúc lỏng, khi an thức an lạ là bi tieu chảy. toi xin hỏi hien tuong tren là bệnh gì và toi phai di khám o dau để chữa trị khỏi và có cần nội soi không, toi cũng đã khám ở bệnh viện tỉnh, huyện nhiều lần, uống thuốc rất lâu nhưng sau do cung trở lại
Nguyễn Thanh Sang
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Bệnh của bạn chắc chắn là cần nội soi để đánh giá chinh xác tổn thương. Điều trị theo kinh nghiệm chỉ có thể giúp trong một số trường hợp nhưng nếu không đáp ứng thì việc thăm dò chuyên khoa là cần thiết.
5/ Tôi có hạch ngay thận thì mổ nội soi hay là phương pháp gì
Hà Thanh
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Hạch ngay thận … Có thể hình dung ra là hạch sau phúc mạc ít khi là bệnh nguyên phát mà là thứ phát sau một khối u nằm đâu đó lân cận. Do đó, cần khám để truy tìm nguyên nhân thay vì nghĩ đến chuyện mổ. Một số bệnh cũng gây ra hạch to nhưng điều trị bằng thuốc như lao, bệnh ung thư hạch v.v..Bạn cần đi khám chuyên khoa để xác định chẩn đoán.
6/ Tôi có chỉ định của bác sĩ đi nội soi dạ dày, nhưng được biết nội soi dạ dày rất khó chịu, đau đớn. Nghe nói nội soi dạ dày có thể gây mê. Xin bác sĩ tư vấn giúp, nội soi dạ dày gây mê có ảnh hưởng gì không và giá khoảng bảo nhiêu cho một lần nội soi gây mê?
Ngô Bình
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Với các thuôc gây mê thế hệ mới tác dụng nhanh và hồi phục nhanh, việc làm thủ thuật nội soi đã trở nên nhẹ nhàng cho bệnh nhân . Với sự kiểm soát của bác sĩ gây mê, hầu như không gặp tai biến gì đáng kể. Một vài sự cố nhỏ chủ yếu về tim mạch như xuất hiện ngoại tâm thu, mạch nhanh, hạ oxy máu thoáng qua v.v.. được ghi nhận nhưng không gây ảnh hưởng nào khác. Về chi phí, khá khác nhau tùy theo điều kiện cơ sở vật chất cũng như các tiêu chuẩn về an toàn và vô khuẩn. Tại thành phố HCM thì chi phí dao động từ 1 đến 3 triệu.
7/ Cần chuẩn bị gì trước khi nội soi dạ dày?
Thanh Hải
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Nội soi dạ dày chỉ cần nhịn đói trước đó 8 tiếng là đủ . Các bệnh nhân tim mạch đang dùng kháng đông cần hỏi ý kiến bs chuyên khoa về việc ngưng tạm thời thuốc kháng đông để làm sinh thiết hay làm thủ thuật khác.Nếu nội soi tầm soát HP thì cần tuân thủ dặn dò của bác sĩ về việc dùng thuốc để tránh làm test urease âm tính giả. Nếu nội soi dạ dày để can thiệp thì có thể cần một số xét nghiệm chuyên khoa.
8/ Tôi hay bị rối loạn tiêu hóa, vùng bụng dưới có lúc trướng khó chịu, đi ngoài 3-4 lần/ngày (lúc táo, lúc lỏng, có khi phân lẫn máu). Đã uống nhiều thuốc không khỏi. Có người khuyên nên đi nội soi đại tràng. Xin quý báo tư vấn về phương pháp này? Có nguy hiểm không?
Thanh Phong
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Xin chào bạn, trường hợp của bạn đi tiêu phân lẫn máu là một triệu chứng báo động ung thư. Bạn cần thực hiện nội soi đại tràng càng sớm càng tốt. Chúng tôi hy vọng đó chỉ là dấu hiệu của một bệnh lành tính khác như polyp hay viêm loét đại tràng v.v..
9/ Kính gửi Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang :- Khi khám bệnh tôi muốn biết mình có vấn đề về sỏi mật hay không thì có cần phải khám nội soi hay không.
Nguyễn Xuân Việt
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chào bạn, không cần thiết làm nội soi để chẩn đoán bệnh sỏi mật. Ngày nay siêu âm giúp chẩn đoán hơn 90% các bệnh lý liên quan đến sỏi mật. NHững trường hợp khó có thể dùng CT hay MRI để lấy thêm thông tin. Nội soi trong bệnh đường mật ngày nay là để điều trị, không phải để chẩn đoán.
10/ Em bị bệnh đường ruột, hay tiêu chảy khi ăn rau cũ chưa nấu chín, vậy em có nên nội soi đường ruột để xác định bệnh hay không?
Một bạn đọc
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Còn tùy vào độ tuổi và hoàn cảnh của em. Nếu mức độ rối loạn tiêu hóa xảy ra không thường xuyên và không ảnh hưởng thể trạng, em cũng không có tiền sử gia đình về ung thư đại trực tràng thì có thể không cần soi đại tràng.
11/ Cho em hỏi bác sĩ Quang, khi em uống bia em thường bị tiêu chảy, em hỏi bác sĩ thì do men tiêu hóa em có vấn đề. Nếu em ngừng uống 1 tháng sau đó uống bia, rượu lại thì trường hợp tương tự cũng xảy ra. Cho em hỏi cách điều trị, em xin cảm ơn!
Trần Văn Nguyễn
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Xin chào bạn, đây là trường hợp khá thường gặp khi bệnh nhân có rối loạn tiêu hóa khi dùng một vài loại thức ăn, uống nào đấy. Rất tiếc là câu trả lời sẽ không làm bạn hài lòng vì đa số bác sĩ sẽ khuyên bạn hạn chế hay ngưng tác nhân kích thích đó. Thật ra thì có nhiều yếu tố có thể góp phần vào "sự phiền toái này"
* Bạn có thể uống hơi nhiều, 5 lon bia cung cấp lượng nước thuần là 1650ml - Nếu uống nhanh, hấp thu và bài tiết qua nước tiểu không kịp thì đương nhiên sẽ ... tiêu chảy
* Bạn đang trong bàn tiệc, thường thì sẽ tiêu thụ đủ loại thức ăn " không chính quy" , khả năng rối loạn tiêu hóa do các thức ăn này ... hơi cao hơn bình thường
* Việc đưa một lượng lớn bia vào cơ thể một cách thường xuyên sẽ làm rối loạn hệ vi khuẩn cộng sinh , thường là theo chiều hướng giảm nên cũng góp phần gây kém hấp thu và ... tiêu chảy
Để giải quyết những vấn đề này, bạn cần xem lại tiết chế lượng bia uống mỗi lần, chú ý vệ sinh thực phẩm và có thể uống thêm men tiêu hóa trong một thời gian dài để khôi phục hệ vi khuẩn thường trú có ích. Các loại men hay dùng như antibio,biolactyl v.v..
12/ Ông của em đã đi khám và nội soi tại phòng khám Yesin. phòng khám ở đây rất đẹp, phong cách phụ vụ rất tận tình, kỹ thuật nội soi dạ dày ở đây rất tốt, đặc biệt là gây mê để nội soi dạ dày rất nhanh gọn, không gây khó chịu nhiều cho bệnh nhân. kết quả nội soi là viêm dạ dày sung huyết, HP (-)tuy nhiện khi uống thuốc thời gian đầu đã giảm đau rồi nhưng sau đó thỉnh thoảng vẫn đau lại, toa thuốc gồm có : pepsan, pantoprazol, antibio, vậy hướng điều trị sắp tới như thế nào? em xin chân thành cảm ơn!
Một bạn đọc
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chào em, khi tổn thương dạ dày có nguyên nhân như HP thì điều trị khá dễ dàng với phác đồ tiệt trừ. Sau khi bệnh nhân sạch HP thì triệu chứng cải thiện rõ. Ngược lại, khi nguyên nhân không rõ ràng như ông của em thì việc điều trị khá mơ hồ và kéo dài tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Nói một cách nôm na, ông em bị " bao tử yếu" nên hay bị đau lại khi gặp thức ăn khó tiêu hay kể cả khi "trái gió trở trời" . Những trường hợp này chỉ có thể điều trị triệu chứng bằng các thuốc giảm tiết acid hay băng niêm mạc. Ông có thể cảm thấy "hạp" với một loại thuốc nào đó và có thể dùng kéo dài hoặc từng đợt khi có triệu chứng.
13/ Ở Đà Nẵng có Nội soi phát hiện bệnh đường tiêu hoá không.Ở đâu khám Nội soi tốt nhất.
Nguyen Van Anh
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chắc chắn là có em ạ. Rất tiếc là chúng tôi không trực tiếp ở Đà Nẵng nên không thể góp ý cho sự lự chọn của bạn. Nếu có dịp vào TPHCM, chúng tôi có thể giúp bạn tư vấn thêm và thực hiện yêu cầu theo tiêu chuẩn tốt nhất.
14/ Có phương pháp nào thực hiện hiệu quả hơn chức năng nội soi?Tôi bị hóc xương cá nhỏ ở cổ nơi đốc họng khạc không ra. Đến bệnh viện huyện nội soi tiêu hóa, bệnh viện nói không thấy xương cá. Về nhà xương vẫn cộm cộm một cách rõ ràng. Vậy tôi phải làm gì và ở đâu? Cổ nay hơi đau hơn.
Thanh
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chào bạn, đây là một vấn đề cấp cứu cần được xử lý càng sớm càng tốt. Xương cá , đặc biệt là các xương nhỏ trong suốt có thể rất khó phát hiện. Xương cắm vào thành lại càng khó nhìn hơn. Các bạn ở huyện tuy được đào tạo bài bản nhưng phần nhiều ít kinh nghiệm với các dị vật loại này. Nếu bạn vẫn còn triệu chứng, nên đến khám ở một trung tâm nội soi lớn. Nếu bạn ở gần TPHCM, hãy liên hệ với chúng tôi ngay để được giúp đỡ.
15/ Tôi bị mụt nhọt gần cửa hậu môn, tuy đã xẹp nhưng vẫn còn môt cục u nhỏ, khoảng 5-10 ngày khi bóp mạnh thì xịt ra nước màu đỏ nhạt, không thấy đau nhức gì cả. Tình trạng này kéo dài 01 năm. Tôi muốn giải quyết tận gốc cục u nhọt này nhưng không biết cách điều trị ra sao? tại bệnh viện nào? Xin bác sĩ tư vấn cho tôi. Thành thật cám ơn.
Đỗ Thành
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Có nhiều khả năng là bạn bị rò hậu môn. Bạn có thể đến bệnh viện đại học Y dược, khoa hậu môn trực tràng để xin điều trị.
16/ Nội soi dạ dày qua miệng sao bị nôn nhiều quá. Có cách nào khác dễ chịu hơn không? Xin cám ơn.
Chánh Trực
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Bạn có thể yêu cầu soi qua mũi hoặc soi gây mê để giảm cảm giác khó chịu.
17/ Toi muon kiem tra he tieu hoa bang phuong phap nao hieu qua nhat, khong dau, gia ca bao nhieu? Tôi hay dau ben trai phia duoi suon.
Huynh Thanh Hai
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Tùy theo bác sĩ đánh giá vấn đề của bạn là gì mà sẽ có phương pháp chẩn đoán phù hợp. Nếu nghi dạ dày, soi dạ dày gây mê là đủ. Nếu nghi vấn đề ở lách, tụy hay thận trái thì CT là phương pháp được chọn.
18/ Rối loạn tiêu hóa - K30 là gì? khi nào cần đi nội soi tiêu hóa ?
Nguyễn Hòa Bình
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: K30 là một mục bệnh lý trong hệ thống mã bệnh lý quốc tế ICD -10 (International Classification of Diseases) . Người ta ký hiệu nhanh là K30 để bác sĩ khắp nơi trên thế giới đều hiểu đây là chứng khó tiêu (Dyspepsia) mà không cản trở bởi rào chắn ngôn ngữ. Về chỉ định nội soi mà bạn hỏi thì khá rộng và khó mà đưa ra hết ở đây về bản thân nội soi tiêu hóa cũng đã là một tập hợp gồm rất nhiều nhóm khác nhau như nội soi dạ dày, nội soi đại tràng, nội soi trực tràng, nội soi ruột non, nội soi mật tụy v.v.. Bạn có thể hiểu một cách đơn giản : nội soi là một phương tiện thăm dò chẩn đoán khu trú ở một đoạn nhất định của ống tiêu hóa. Nếu bệnh nhân có triệu chứng dạ dày (đau thượng vị, ói,ăn không tiêu, ợ hơi v.v…) thì bác sĩ sẽ cho soi dạ dày. Nếu bệnh nhân có triệu chứng của đại tràng (tiêu chảy , táo bón, đầy hơi, tiêu máu, tiêu nhày nhớt v.v.) thì bác sĩ sẽ cho soi đại tràng. Tất nhiên sự liên quan giữa triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp nên nhiều khi bạn sẽ thấy chỉ định có vẻ không liên quan như bệnh u gan lại cho soi đại tràng hay là bị tiêu chảy lại cho nội soi mật tụy.
Chính vì thế, chúng ta mới cần vai trò của bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa , bạn nhé !
19/ Trong lần khám sức khoẻ định kỳ, khi siêu âm phát hiện polyp túi mật. Bác sĩ khuyên tôi nên sống chung với nó.Xin BS tư vấn nên xử lý trường hợp này như thế nào.Cảm ơn.
Nguyễn Văn Chương
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Các polyp túi mật thường nhỏ và không gây triệu chứng gì . Do đó, ít khi cần phải mổ xẻ. Việc mổ vì polyp túi mật có thể đặt ra trong ba trường hợp: -Kích thước polyp lớn >=1cm. Đặc biệt là khi lớn nhanh vì lúc đó, cần loại trừ khả năng ung thư.
-Polyp to gần cổ tử cung gây tắc nghẽn và gây triệu chứng
-Polyp có kèm theo nhiều sỏi
Các trường hợp còn lại chỉ cần theo dõi siêu âm định kỳ mỗi 6 đến 12 tháng là đủ
20/ Em hien dang co thai 8 tuan. khoang 4 tuan gan day e thuong hay bi dau bung cam giac kho tieu, day hoi truong bung va thay dau o duoi nguc vung chinh giua pham lom, tr day e cug hay bi day hoi truong bung. cho e hoi khong biet truong hop cua e di noi soi duong tieu hoa co anh huong gi khong ah?
Tran Thi Hai
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Tuy không có chống chỉ định tuyệt đối nhưng nội soi nên được trì hoãn đến 3 tháng giữa nếu được, đặc biệt là nội soi đại tràng. Soi trong thời kỳ cho con bú cũng cần thận trọng đối với các thuốc phải dùng. Riêng trong trường hợp thai 8 tuần như bạn, triệu chứng dạ dày có thể lẫn lộn vào tình trạng thai hành nên tốt nhất là điều trị thuốc. Sau 12 tuần, nếu triệu chứng vẫn còn mà không đáp ứng điều trị nội, bạn có thể được nội soi dạ dày . Riêng nội soi đại tràng thì nên chờ sau sinh vì vấn đề không có gì khẩn cấp.
21/ Thưa TS BS tôi bị bệnh đường ruột, Cáh đây khoảng 3 năm do đi ngoài ra mấu tươi tôi đã đến nội soi tai BV Việt Đức:1- Nội soi dạ dày kết luận không có vấn đề gì2- Nội soi Đại tràng KL trĩ nội độ 2. Do ăn uống cung không xô bồ nên việc tiêu hóa cũng không có gì đặc biệt nhưng hiên tại tôi đi ngoài thường sống phân.Kính đề nghị TS BS cho tôi lời khuyên tiếp tục chữa bênh bằng phương pháp nào và làm thế nào để khỏi hẳn được Trân trọng
Hoàng Trọng Nam
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Trước hết, cần khẳng định việc đi phân sống không liên quan đến dạ dày , cũng không liên quan đến trĩ . Tình trạng phân sống thường nằm trong một hội chứng tên là hội chứng kém hấp thu gây ra do sự thiếu hụt các men tiêu hóa ,có kèm hay không kèm các rối loạn vận động đường ruột.
Trong trường hợp này, nếu điều trị theo kinh nghiệm, các bác sĩ thường bổ sung men tiêu hóa, thuốc bảo vệ niêm mạc và điều hòa nhu động kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn. Nếu muốn điều trị bài bản, bệnh nhân cần làm thêm nhiều xét nghiệm thăm dò chức năng các tuyến tiêu hóa, đặc biệt là khu gan mật tụy cũng như ruột non.
Thông tin chung chung bạn cung cấp khó có thể đạt được một điều trị chắc chắn hiệu quả.
22/ Em chào Bác sĩ Em bị bệnh viêm gan B và cũng có một số vấn đề về hệ thống đường tiêu hóa , cho dù em có ăn uống thế nào thì cũng không tăng cân , em cao 1m63 nặng 47kg , em luôn lo lắng và sũng rất suy nghĩ , em cũng đi khám một vài nơi mà cũng không biết kết quả . Em rất mong được sự giúp đỡ của bác sĩ , em cảm ơn.
Nguyễn Quốc Hiệp
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Trước hết, BMI của bạn là 17.69 . Như vậy, đúng là bạn thuộc nhóm thiếu cân. Việc điều chỉnh cân nặng bao giờ cũng gồm điều chỉnh chế độ ăn nhằm bổ sung calo và những chât vi lượng cần thiết. Bản thân bệnh viêm gan B không ảnh hưởng đến cân nặng trừ khi gây chán ăn trong giai đoạn viêm gan tiến triển, bị xơ gan hay ung thư gan. Câu trả lời có vẻ là nằm ở “ một số vấn đề về hệ thống đường tiêu hóa” như bạn mô tả. Rất tiếc, chúng tôi không biết là những vấn đề gì ,nên khó có một câu trả lời rõ ràng hơn. Một vài khuyến cáo có thể hữu ích cho bạn :
Uống nước nhiều
Ăn nhiều bữa ăn (4-5 bữa nhỏ mỗi ngày)
Ăn nhiều trái cây tươi
Không nên uống rượu và café
Tránh dùng các loại thức ăn đã đóng hộp hoặc xử lý công nghiệp
Không hút thuốc lá
23/ Tôi bị Viêm dạ dày mãn tính vì sợ bị ung thư nên tôi thường xuyên nội soi dạ dày, lần nào nội soi cũng cho kết quả bị Viêm, sung huyết,... rồi BS cho thuốc nhưng sao tôi chữa hoài không khỏi. mỗi lần nội soi tôi lại thấy sợ vì vậy tôi không biết thế nào. tại BS nội soi hay BS kê toa, điều trị mà bệnh dạ dày của tôi không khỏi hẳn, không lẽ suốt đời chỉ đi nội soi sao BS?
Tô Ngọc Phương
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chúng tôi không khuyến cáo việc nội soi liên tục như bạn ghi nhận. Trong điều trị bệnh dạ dày, bệnh nhân chỉ cần nội soi một lần để đánh giá loại và mức độ tổn thương cũng như xác định tình trạng nhiễm HP. Việc theo dõi HP sau điều trị thì chỉ cần dùng các test khác không phải nội soi. Nếu điều trị không đáp ứng cần xem lại chẩn đoán của bạn có chính xác không thay vì nội soi nhiều lần như thế. Xin bạn chú ý : Kết quả nội soi có thể là viêm dạ dày – nhưng điều đó không có nghĩa là cơn đau của bạn có nguồn gốc từ dạ dày.
Mặt khác, nếu bạn quan ngại về vấn đề ung thư dạ dày thì mức độ tầm soát hợp lý là thực hiện một lần mỗi 3-5 năm chứ không phải 3-5 lần mỗi năm.
24/ Toi bi viem bao tu nhung kg dau ma thinh thoang lai bi chay mau (di cau phan den) toi cung di kham va chua vai noi nhung kg het vay hoi bac sy co cach nao tri dut diem dc kg. Xin cam on!
Quang Dam
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Viêm dạ dày mãn ít khi gây chảy máu theo kiểu bạn mô tả. Việc chảy máu rỉ rả thường liên quan đến loét hay một khối u ở đâu đó trong đường tiêu hóa. Để giải quyết tình trạng của bạn, chúng tôi e là phải soi và đánh giá lại từ đầu. Trước hết là soi dạ dày. Nếu không phát hiện tổn thương thì phải soi đại tràng. Nếu vẫn không thấy gì thì cần phải soi ruột non. Chỉ có thể trị dứt điểm khi xác định được vị trí và loại tổn thương mà thôi.
25/ Chao Bac si: Toi bi san mat tuy con nho. Xin hoi bac si: san mat co chua tri het khong? Neu phau thuat cat bo mat (truong hop san lon) co anh huong lon toi suc khoe va tuoi tho khong?Xin cam on bac si.
Phan Van Thuan
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Sỏi mật có thể trị hết nhưng phần lớn phải cần đến nội soi hay phẫu thuật. Các sỏi nhỏ chưa gây triệu chứng có thể khô ng cần điều trị ngay mà để theo dõi – nhiều khi cả đời không có triệu chứng gì. Khi cần phải cắt túi mật, sức khỏe và tuổi thọ không bị ảnh hưởng . Bệnh nhân có thể chỉ bị khó tiêu khi ăn nhiều chất béo vì mất đi sự điều hòa tiết mật của túi mật mà thôi.
26/ Con tôi năm nay 6 tuổi, nhưng từ lúc cháu còn nhỏ hay bị táo bón, đi cầu phân từng cục nhỏ. Lúc 2 tuổi tôi có đưa cháu đi khám ở bệnh viện nhiệt đới (vì gần nhà chị tôi), BS ở đó có cho qua BV Hòa hảo chụp X quang bụng. Sau đó kết quả đưa qua BS khoa khám nhi của BV hòa hảo, tại đây BS nói ruột cháu dài nên phải cho cháu ăn nhiều mới tự đi cầu được nếu cho ăn đúng điều độ sẽ không kích thích tự đi cầu. nay cháu 6 tuổi, có khi ngày nào cháu cũng tự đi, có khi 2, 3 ngày mới tự đi, có khi cháu ăn thật no mới đi được (lúc đó 2 hoặc 3 ngày). tôi cho cháu ăn nhiều thì sợ béo phì, thỉnh thoảng cháu hay đau bụng buổi sáng ngủ dậy. vậy bây giờ có cần phải đi kiểm tra không. Nếu kiểm tra thì đến đâu. cháu ăn trái cây rất nhiều, mỗi bữa ăn 1 chén cơm và 2 chén canh, một ít cá hoặc thịt.
Nguyên Quý
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Thói quen đi tiêu có thể khác nhau theo mỗi người tùy theo tình trạng ống tiêu hóa cũng như chế độ ăn. Có người 1 ngày đi 2 lần, cũng có người 2-3 ngày đi 1 lần. Tất cả những trường hợp như thế đều là bình thường nếu cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh và không cảm thấy khó chịu gì cả ở vùng bụng. Nếu cháu phát triển tốt và không có triệu chứng gì khác, chúng tôi không nghĩ là cháu cần đi khám chuyên khoa sâu. Tuy nhiên , nếu bạn muốn kiểm tra để chắc chắn thì có thể tìm đến các phòng khám nhi có chuyên khoa tiêu hóa. Về chuyện “ ruột dài” (dolichocolon), cũng chỉ là một dị dạng giải phẫu không gây ra triệu chứng gì và cũng không cần điều trị . Chị không cần tìm cách để làm nó “ngắn” lại đâu nhé!
27/ Xin hỏi bác si, toi bi dau da day cach day khoang 4 nam ma noi soi rat nhieu lan va uong thuoc rat nhiêu nhưng không hết, vậy xin hỏi bác sĩ giá nội soi ở yersin chi phí bao nhiêu và giá điều trị khoang bao nhiêu. Xin cảm ơn bác sĩ!
thach sang co sol
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Cảm ơn bạn đã quan tâm. Tuy nhiên, đây là kênh trả lời trực tuyến qua báo Thanh niên nên chúng tôi chỉ trả lời các vấn đề mang tính cách tổng quát. Nếu bạn muốn tìm hiểu chi phí và thủ tục ở một cơ sở nào đó, xin vui lòng liên hệ trực tiếp. Xin cảm ơn!
28/ Vừa rồi cháu có đi nội soi dạ dày, kết quả bị viêm xung huyết toàn bộ dạ dày và hành tá tràng và được cho thuốc uống trong vòng 2 tuần. Dù uống thuốc gần một tuần rồi nhưng vẫn còn ra phân đen. Cho cháu hỏi như vậy bệnh có nặng không, và cần ăn uống như thế nào để mau khỏi? Cháu cám ơn.
Nguyen Le
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chúng tôi không rõ tình trạng của cháu bao gồm :
-Có tổn thương nào đang chảy máu không ?
-Có bị nhiễm HP không?
-Cháu đang dùng thuốc gì ?
Nên không thể cho lời khuyên chính xác. Tuy nhiên, viêm sung huyết không phải là nguyên nhân làm phân đen vì phân đen là một biểu hiện gián tiếp của chảy máu trong lòng ruột mà theo mô tả của bạn thì không ghi nhận chuyện chảy máu này.
Bạn cần trao đổi thẳng thắn với bác sĩ đang điều trị với những câu hỏi mà chúng tôi nêu ở trên.
Sau khi điều trị bệnh dạ dày hay nhiễm HP, nếu cháu không bị thiếu máu (vì tiêu phân đen) thì chế độ ăn bình thường cũng đủ giúp cháu hồi phục chị nhé !
29/ Xin hỏi bác sĩ, mẹ tôi vừa đi nội soi dạ dày, kết quả ghi là có ổ loét 0,6mm, loét hành tá tràng, viêm đại tràng. Hiện tại mẹ tôi thường có cảm giác đầy bụng, chán ăn, dễ bị tiêu chảy. Vậy tình trạng đau dạ dày như vậy nghiêm trọng đến mức nào? Chế độ ăn có cần kiêng cữ quá không?
Hà Dương
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Loét hành tá tràng thường liên quan đến nhiễm HP . Ổ loét 6mm cũng là nhỏ. Do đó, chúng tôi không cho là bệnh của mẹ bạn qua 1na85ng. Về nguyên tắc, loét hành tá tràng do HP chỉ cần điều trị 2 tuần. Điều trị viêm đại tràng thường là kéo dài tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Vừa bị dạ dày, vừa bị đại tràng thì việc ăn uống phải cần kiêng cử khá nhiều đấy bạn ạ.
30/ Bệnh của tôi cứ 2 ngày đi cầu một lần ,lúc đầu thì táo bón rất khó đi ,nhưng đi dược rồi thì phân lại bình thương.như vậy có phải tôi bị bệnh lý đường ruột không thưa Bác Sĩ. Tôi cám Bác Sĩ.
Đào văn Bẩy
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Bản thân táo bón đã là một triệu chứng của bệnh lý đường ruột . Có khá nhiều nguyên nhân gây táo bón như chế độ ăn uống, chế độ vận động, tình trạng nhu động của đại tràng, tình trạng vận động của hệ thống cơ thắt ở ống hậu môn. Tùy theo định hướng nguyên nhân mà sẽ có hướng điều trị khác nhau.
31/ Xet nghiem CEA trong K dai trang tang bao nhieu la toi da ,neu nhieu hon 10.000 co nguy hiem khong ?
Tran Thi Hong Doan
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chỉ số CEA bình thường rất thấp < 4ng/ml. Việc tăng CEA làm nghĩ đến có khối u đường tiêu hóa , cũng như một số bệnh lý khác như xơ gan, viêm loét đại tràng, khí thủng v.v.. CEA không có trị số tối đa nhưng mưc độ tăng nhiều hay ít không tỷ lệ với độ trầm trọng của bệnh của bệnh. Giá trị tuyệt đối của CEA không quan trọng bằng sự thay đổi (tăng) khi theo dõi bệnh nhân sau mổ ung thư đại tràng.
32/ Trước đây, tôi có uống nhiều bia, gần đây, thì ít, mỗi lần uống khoảng 10 lon. Sau khi uống, tôi thường bị tiêu chảy. Dạo gần đây, dễ bị tiêu chảy kéo dài, ăn thức chua, ngọt, lạ là tiêu chảy. Tôi có phải nội soi đường ruột không.
Ngọc Tân
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Mỗi lần bạn uống 10 lon , tương đương 3300ml – tương đương với một lần rửa ruột để nội soi thì việc tiêu chảy xảy ra hầu như là tất nhiên. Việc “rửa ruột” lập lại thường xuyên như thế sẽ làm trôi mất toàn bộ hệ thống vi sinh vật có ích đang thường trú trong cơ thể chúng ta và hậu quả của nó là bạn dễ dàng bị tiêu chảy ăn thức ăn chua, ngọt, lạ … như bạn mô tả. Bạn có thể chưa cần nội soi nhưng nên giảm bớt việc uống bia với số lượng lớn như thế và nên bổ sung các loại men tiêu hóa để phục hồi cân bằng hệ sinh thái của các vi sinh vật thường trú có ích trong cơ thể.
33/ Xin hoi bac sĩ : Toi bi tri do 2 , bac sy chi dinh phau thuat , ma chua phau thuat duoc, nay di cau khong ra mau, vay co can phai noi si va phau thuat khong?
Pham Luan
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Nếu trĩ độ 2 không ra máu thì bạn có thể theo dõi tiếp hay chỉ cần điều trị bằng các thủ thuật nội soi như thắt trĩ, chích xơ trĩ mà không cần phẫu thuật. Các thủ thuật này không cần chuẩn bị phức tạp, thực hiện nhanh và cũng ít khi gây biến chứng.
34/ Tôi bị loet da dầy 5 năm nay uông thuốc nhiều cũng không khỏi, đã lâu không sử dung đên thuốc cung đươc cả năm không thấy đau lại,thưa bác si, có nên đi nội soi lai không?
Le Thanh Tuan
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Bạn hơi mâu thuẫn ở chỗ “ uống thuốc nhiều cũng không khỏi” nhưng “không sử dụng thuốc cũng không thấy đau”. Chúng tôi không rõ vì sao bạn lại nghĩ là không khỏi trong khi bạn không đau gì cả. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử loét dạ dày, bạn đã 47 tuổi và 5 năm nay không soi thì năm nay chỉ định soi 1 lần để kiểm tra và đánh giá lại tổn thương cũ, tầm soát tổn thương mới cũng là hợp lý.
35/ Hiện nay tôi bị viêm tụy mãn, có sỏi ở trong tụy , đường kính nhỏ hơn 10 mm, không có u. Thỉnh thoảng tôi đau vùng thượng vị và đau lưng. Nhờ bác sĩ tư vấn cho tôi về phương pháp nội soi ERCP tại Việt nam có được không?
Trần Minh Tuấn
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Việc dùng ERCP lấy sỏi tụy đã được tiến hành từ lâu ở Việt Nam ở các trung tâm lớn như Chợ Rẫy, Bạch Mai, Đại học YDTPHCM hay Medic. Có một số yếu tố cần cân nhắc như sau đây : 1.Dù có CT hay MRI, đôi khivẫn nhầm giữa sỏi trong ống tụy và vôi hóa cạnh ống tụy. ERCP không giúp gì được trong trường hợp thứ hai
2.Đau do viêm tụy mãn do nhiều cơ chế, việc lấy được sỏi không đảm bảo là bạn sẽ hết đau và hết triệu chứng. Chỉ định ERCP chỉ rõ ràng khi sỏi nằm ở đoạn đầu và gây tắc nghẽn với nhiều đợt viêm tụy cấp tái phát
3.Về mặt kỹ thuật, lấy sỏi tụy khó hơn lấy sỏi mật và tỷ lệ thất bại cũng cao hơn
Bạn nên cân nhắc và thảo luận với bác sĩ điều trị về lợ/hại của thủ thuật này trước khi quyết định.
36/ Em hay bị đầy trướng bụng, ăn không tiêu. Đã đi nội soi bao tử, phát hiện virus HP. Em đã được điều trị khỏi, thổi bong bóng. Tình trạng đầy bụng, khó tiêu vẫn cứ tái diễn hoài. Vậy em phải điều trị làm sao thưa BS ?
Nguyễn Hữu Phương Liên
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Em cần xác định lại tình trạng đầy bụng, khó tiêu này là do nguyên nhân gì. Cũng rất có thể đó là triệu chứng của những bệnh khác em ạ.
37/ Nội soi bao tử nhiều lần có nguy hiểm không ?
Trần Kim Hằng
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Nội soi nhiều lần không nguy hiểm gì hơn bạn ạ nhưng chẳng có lý do gì để nội soi nhiều lần như bạn nghĩ cả. Việc chẩn đoán và điều trị bệnh lý tiêu hóa thường chỉ cần nội soi 1 lần. Việc lập lại chỉ thực hiện đối với các ca khó hay cần điều trị thêm mà thôi.
38/ Em thường đi tiêu chảy, mỗi lần như vậy em thường uống Đại tràng hoàn PH thì ổn. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, như vậy có nguy cơ Ung thư đại tràng hay ko thưa Bác sĩ?
Hoàng Thị Thơ
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Bản thân triệu chứng tiêu chảy không gây nguy cơ ung thư nên bạn không cần phải lo lắng nhiều.
39/ Buổi sáng mỗi khi uống sữa, cà phê, hoặc ăn sáng tôi thường hay bị tiêu chảy, mỗi lần bị như vậy tôi thường đi 2 đến 3 lần thì hết. Xin bác sĩ cho biết nguyên nhân và cách điều trị. Cảm ơn!
Phan Sửu
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Triệu chứng bạn mô tả phù hợp với hội trứng đại tràng kích thích. Tuy nhiên, để xác định hội chứng đại tràng kích thích, bạn cần phải nội soi để loại trừ các tổn thương thực thể bên trong. Để có chế độ điều trị chính xác, bác sĩ cần phải làm thêm một số xét nghiệm cũng như cần hỏi bệnh sử.
40/ Kính gửi Bs Xuân Quang. Xin bác giới thiệu sơ qua phương pháp nội soi trong bệnh lý đường tiêu hóa như thế nào ? có đau khi nội soi không ?Thanks
Nguyễn Thanh Thủy
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Nội soi là 1 phương pháp dùng 1 thiết bị quang học đưa vào cơ thể qua đường tự nhiên (miệng, hậu môn) để khảo sát lòng ống tiêu hóa. Nội soi là phương pháp duy nhất chính xác để xác định vị trí và bản chất các tổn thương bên trong ống tiêu hóa nhờ vào kĩ thuật sinh thiết để lấy mẩu mô ra ngoài. Ngày này nội soi còn giúp điều trị nhiều loại bệnh lý phức tạp như: các khối u lành tính, các ổ loét gây chảy máu, hoặc sỏi mật, …. Nội soi làm đúng kĩ thuật và có giải thích rõ ràng cho bệnh nhân thì không đau, không khó chịu. Nếu bệnh nhân muốn cảm thấy hoàn toàn thoải mái thì có thể chọn phương pháp nội soi gây mê.
41/ Tôi đi xét nghiệm kết quả ghi là HP lory Ggb+ như vậy có nguy hiểm không? Bị sỏi mật có nguy hiểm không? cách điều trị thế nào?
Nam
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chúng tôi đoán là bạn có kết quả HP IgG dương tính. Kết quả này phản ảnh là bạn đã từng nhiễm HP. Bạn không cần phải lo lắng, vì có ít nhất 50% dân số nước ta có kết quả giống bạn. Nó cũng không có ý nghĩa là bạn đang bị nhiễm HP. Bệnh sỏi mật có thể có biến chứng hay không có biến chứng. Nếu không biến chứng, bệnh nhân có thể chỉ cần theo dõi định kỳ. Khi có biến chứng, thường là tắt nghẽn và nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể diễn tiến nặng và tử vong. Điều trị có thể dùng nội soi hay phẫu thuật.
42/ Có mấy phương pháp nội soi đại tràng. Có phương pháp nào nhẹ nhàng nhất, không gây đau hoặc quá khó chịu không ?
Nguyễn Thanh Liêm
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Về mặt kĩ thuật, có 2 phương pháp là soi 1 người và soi kèm 1 người phụ. Về cách thức tiến hành cũng có 2 loại: soi khi bệnh nhân tỉnh táo và soi khi bệnh nhân ngủ. Soi đại tràng có gây mê giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu và hoàn toàn không thấy đau.
43/ Xin cho hỏi bé 5 tuổi thường bị đau bụng trước và sau khi ăn, gan như ngày nào cũng đau. tôi đã đưa bé đi khám được biết bé nhiễm HP. Bản thân tôi cũng bị viêm dạ dày và HP. theo tôi biết thì trong gia dình có nguời nhiễm HP thì thường lây nhiễm cho những thành viên còn lại và việc chữa trị dứt điểm HP rất khó, thường tái nhiễm nhiều lần. Như vậy, gia đình tôi có cần đi kiểm tra đường tiêu hóa để có chữa trị toàn diện hay chỉ tôi và bé. Và nội soi có chữa trị dứt điểm vitrung HP hay không. Xin cám ơn bac sĩ.
Minh Duyen
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Trong trường hợp gia đình có nhiều người bệnh bị nhiễm HP thì nên tiến hành điều trị tiệt trừ cùng một lúc. Những thành viên của gia đình không có triệu chứng, có thể không cần soi, nhưng nên làm test hơi thở để xác định tình trạng nhiễm HP và điều trị.
44/ Thưa Bác Sỹ! Tôi năm nay 33 tuổi và có 1 cháu. Trong 2 năm nay tôi thỉnh thoảng hay bị co thắt đại tràng. Cách đây mấy tháng tôi có đi khám tại BV Hoàn Mỹ ĐN, bác sỹ cho nội soi đại tràng và không phát hiện gì chỉ có trĩ độ I. Bác sỹ chỉ kê đơn cho thuốc đặt trĩ và nói co thắt đại tràng kg cần thuốc. Nhưng thời gian gần đây tôi hay bị co thắt đại tràng và mỗi lần co thắt bụng căng lên và rất đau, khó chịu. Vậy xin hỏi bác sỹ bệnh co thắt đại tràng để lâu ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ sau này, và mỗi lần co thắt đại tràng nên uống thuốc gì cho khỏi và có kiên cữ gì không? Tôi xin cảm ơn.
Thủy Tiên
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Co thắt đại tràng chẳng qua cũng chỉ là một dạng bệnh đại tràng chức năng, thể hiện ra tình trạng rối loạn nhu động và trương lực quá mức nên gây đau. Nói chung, bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều trừ khi triệu chứng đau gây cản trở đến công việc và chế độ ăn uống. Bệnh cũng không có nguy cơ dẫn đến ung thư. Việc điều trị chủ yếu là sử dụng các thuốc chống co thắt và dãn cơ, kèm với an thần nhẹ. Người bệnh đại tràng, có thể phải kiên cử rất nhiều, nhưng sau một quá trình, mỗi bệnh nhân đều tự cảm thấy được những loại thức ăn nào hay gây triệu chứng và những loại thức ăn không gây vấn đề gì. Các lời khuyên của bác sĩ chỉ mang tính chất tổng quát và không thể đem áp dụng chung cho mỗi bệnh nhân.
45/ Vừa qua, tôi xét nghiệm máu thì có KQ như sau: - HP Test-lgG: POS> 100 U/ml - HP Test-lgM: NEG 28.7Câu hỏi: - Nguyên nhân nào làm igG cao?- Có cần điều trị và biện pháp phòng ngừa? - Có lây bệnh cho người thân k?
Lê Chí Đức
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: HP IgG cũng như IgM là kháng thể do cơ thể sinh ra khi bị nhiễm vi khuẩn HP. Do đó, IgG sẽ cao nếu bạn đã tiếp xúc với vi khuẩn HP trong quá khứ. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể không phải là bệnh, không cần phòng ngừa. Nếu cần phòng ngừa vi khuẩn HP thì bạn cần áp dụng đúng cách 3 yếu tố: ăn sạch, uống sạch và rửa tay thường xuyên. Cũng xin lưu ý bạn là kết quả này không cho phép kết luận bạn đang bị nhiễm vi khuẩn HP.
46/ Tôi hay bị đau bụng,đi khám nội soi BS nói bị polip đại tràng và cắt luôn,sau khi xuất viện về nhà thì đi ngoài ko còn bị đau bụng nữa,nhưng thời gian gần đây thỉnh thỏang cũng đau lại và đi ngoài phân sống,xin hỏi BS tôi có cần đi nội soi lại ko ? cảm ơn BS.
Chí Đông
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Sau khi cắt polyp, bệnh nhân luôn luôn cần phải được nội soi kiểm tra sau một khoảng thời gian nhất định, tùy theo kích thước và bản chất của khối polyp. Nếu là loại u tuyến nhánh và lớn hơn 1 cm thì nên kiểm tra sau 3 năm. Nếu là u tuyến ống hoặc nhỏ hơn 1 cm thì có thể kiểm tra sau khoảng 5 năm. Triệu chứng đau và đi ngoài phân sống, thường là không liên quan đến cắt polyp.
47/ Em đau dạ dày từ lúc 10 tuổi, mỗi lần đau em mua thốc giảm đau uống vô vài ngày là hết, nhưng càng lớn em càng thấy đa năng hơn, ăn uống các thức ăn hơi cay, hoặc cứng là bị đau , và em hay bị bón, Cách đây 1 năm em có đi nội soi 2 lần, 1lần ở bệnh viện tỉnh, kết quả điều có vi trùng HP, em uống thuốc được 2 tuần sau lên xét nghiệm máu Bác sĩ bảo hết vi trùng, về hơn 1 tháng sau em an đồ chua bị đau lại , lần này em đi nội soi ở Bệnh Viện Chợ Rẫy, kết quả lại bị vi Trùng HP nữa, bác sĩ cho em uống thêm 3 tháng thuốc nũa, nhưng khi nghỉ được 2 tháng lại đau lại,liệu em có bị vi trùng lại không? nay em định đi nội soi lại , nhưng nghe nói nội soi nhiều sẽ có biến chứng sau này dễ bị ung thư, có đúng vậy không bác sĩ, mong bác sĩ cho em một lời khuyên, cũng như cách chữa trị nào có hiệu quả nhất. Em xin cảm ơn và chờ hồi âm của các bác sĩ !
Phuong
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Câu hỏi của bạn quá phức tạp nên chúng tôi sẽ trả lời lần lượt như sau: 1) Sau khi xét nghiệm máu âm tính và bác sĩ bảo hết vi trùng: điều này là không đúng. Vì thử máu không có giá trị theo dõi sau điều trị HP.
2) Khi soi lại ở Chợ Rẫy, kết quả lại bị vi trùng HP nữa: phần nhiều đây là vi trùng HP mà em đã bị nhưng chưa điều trị hết chứ không phải bị nhiễm lại.
3) Nếu em vẫn đau lại: có rất nhiều khả năng là điều trị đã thất bại vì em bị nhiễm chủng HP kháng thuốc. Em cần phải nội soi lại để lấy mẫu gởi cấy và làm kháng sinh đồ để tìm loại kháng sinh phù hợp mới điều trị dứt HP được. Tuy nhiên, cần chú ý là chỉ có một số cơ sở nội soi lớn mới thực hiện kĩ thuật nuôi cấy HP.
Nội soi gây nhiều không có biến chứng dẫn đến ung thư, em đừng lo việc này nhé.
48/ Xin nhờ các BS tư vấn:Tôi thường bị ợ chua (không bị đau) sau giờ ăn cơm và nghỉ trưa ở cơ quan, có đi nội soi dạ dày cách nay hơn 6 tháng không có vi khuẩn Hp, nghe nhiều người nói có thể bị trào ngược dạ dày nên ngủ trưa nằm gối cao hiện có giảm ợ chua nhưng tôi cũng lo lắng vì sợ ung thư dạ dày không có triệu chứng rõ ràng nên muốn nội soi lại mà thấy sợ các ống nội soi dùng chung không biết có bảo đảm tiệt trùng không? sợ bị lây bệnh. Xin cảm ơn.
Lê Thị Hoa
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Triệu chứng của bạn phù hợp với bệnh lý trào ngược dạ dày – thực quản và cách xử lý của bạn là quá đúng. Nếu bạn e ngại về vấn đề ung thư dạ dày, bạn có thể chủ động đi soi tầm soát ung thư sớm mỗi 3 đến 5 năm. Để chắc chắn không bị lây nhiễm, bạn có thể chọn những trung tâm có uy tín và sử dụng các máy rửa tự động.
49/ Tôi nam năm nay 58t , hằng ngày đều đi tiêu buổi sáng sau ly cafe . Phân không có lọn mà dạng nhảo , xưa nay không có triệu chứng đau bụng hay gì cả , phân như vậy có bình thường không ? vậy có nên đi nội soi đại trực tràng để tầm soát bệnh không ? Cảm ơn BS.
Kim
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Số lần đi tiêu cũng như tính chất phân có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người. Việc bạn đi phân nhão nhưng không đau bụng, cũng không có triệu chứng nào khác được coi là bình thường. Do đó, bạn không cần đi nội soi vì lí do này. Tuy nhiên, vì bạn 58 tuổi nên bạn có thể đi nội soi tầm soát ung thư sớm mỗi 5 đến 10 năm.
50/ Tôi bị bệnh sỏi trong ống dẫn mật nhánh trái và phải. Năm 2009 tôi đã đi mổ tại bệnh viện Việt Đức, Hà nội. Sỏi lấy ra giống viên tròn đường kính 4mm, tập hợp của nhiều viên sỏi nhỏ. Bác sỹ kết luận là dạng sỏi bùn. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian 1,5 năm sau mổ tôi lại thấy đau và đi khám siêu âm lại phát hiện ra sỏi.Tôi muốn hỏi, sỏi như của tôi có thể mổ nội soi để hút và lấy sỏi được không? Trong quá trình sinh hoạt thì cần phải kiêng khem gì không?Hiện nay, tôi vẫn đang uống nước lá kim tiền thảo hàng ngày. Bác sỹ cho tôi hỏi uống như thế có tác dụng phụ gì không?Tran trọng cảm ơn.
Tran Sinh
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Trường hợp sỏi nhánh gan như của anh, có thể thực hiện nội soi đường mật qua da để lấy hoặc tán sỏi mà không cần phải rạch bụng. Hiện nay do sỏi vẫn còn rải rác nhiều nơi nên trong ăn uống nên hạn chế các thức ăn có nhiều chất béo. Kim tiền thảo được dùng để trị sỏi thận nên không có tác dụng gì trong bệnh lý sỏi mật của anh.
51/ có nội soi được ruột non không và bằng máy gì?
Đinh Văn Cân
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Hiện nay có 3 phương pháp nội soi ruột non: nội soi bằng viên nang, nội soi ruột non với 1 balloon, và nội soi ruột non với 2 balloon. Phương pháp nội soi viên nang dễ chịu nhất và đắt tiền nhất, nhưng không thể sinh thiết và điều trị gì cả. Còn phương pháp nội soi 1 balloon hay 2 balloon có chi phí thấp hơn, hình ảnh đẹp hơn nhưng chỉ khảo sát được 1 phần lớn mà không phải là toàn bộ ruột non.
52/ Co the lay soi trong mat ma khong phai bo tui mat khong?
Nguyen Hoai Thu
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Hoàn toàn có thể bạn ạ. Các bác sĩ hoàn toàn có thể rạch túi mật và lấy sỏi mà không phải cắt bỏ túi mật. Nhưng ít ai làm điều đó vì 2 lí do:
1) Khi rạch túi mật thì sẽ có nguy cơ làm vấy bẩn dịch mật ra ổ bụng và các cơ quan chung quanh và làm tăng nguy cơ biến chứng sau mổ.
2) Nếu để lại túi mật thì sẽ có nguy cơ gây sỏi tái phát về sau rất cao.
Do đó, không ai khuyến cáo việc giữ lại túi mật khi mổ sỏi túi mật cả.
53/ Thưa Bác sĩ.Tôi bị xuất huyết bao tử 02 lần, lần 1 cách đây 3 năm, lần 2 cách đây 2 tháng ,theo Bs nội soi tại bệnh viện tỉnh kết quả là viêm loét hang môn vị.Tôi đã điều trị 2 tháng bằng thuốc tây. Hỏi tôi có phải nội soi lai hay không ở đâu ? và cần uống thuốc thêm bao lâu nữa?
Trần Quang Duyệt
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chào anh! Vấn đề của anh là anh đã viêm loét bao tử gây biến chứng xuất huyết tiêu hóa . Anh không nói rõ điều trị thuốc tây với những loại thuốc nào ? Kết quả điều trị ra sao ? Anh có bị nhiễm vi trùng HP hay không ? … Tuy nhiên do đã bị viêm loét hang vị biến chứng xuất huyết đã điều trị 2 tháng cũng cần phải nội soi lại để đánh giá kết quả điều trị . Việc có uống thuốc hay không tùy thuộc vào triệu chứng lâm sàng, kết quả của nội soi ( trong đó có kết quả trừ tiệt HP )
54/ Nam lop 8 chau bi khoang 1 tuan khong di ngoai duoc.sau do lai di nhu thóa cống va bung chau cứ sôi lên.sau do chau đi nội soi đai trang thi duoc chuan doan la viêm trực tràng.sau do bac si kê đơn cho chau nhung uông vân không khoi.sau do chau ra bênh viên bạch mai nôi soi thi bac si bao chi chup đại tràng không phai nôi soi thi kêt qua cho thay đại trang vân binh thuong.cho chau hoi taai sao nôi soi thi đô chinh xac cao bit dung benh ma benh cua chau van khong khoi.den thoi diem nay thi he tieu hoa cua chau rat yeu thuog xuyen di bi di ngoai va co khi con co ca chât nhầy nua.gio chau mun kiem tra xem he tieu hoa cua chau co van de gi khong thi lam phai lam sao ạ?
Lê Đình Lợi
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chào bạn! Bệnh lý đại trực tràng thường là phức tạp, phải điều trị dài ngày và thường phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ và bệnh nhân . Nói chung trong bệnh lý đại tràng ,nội soi đại trực tràng là một xét nghiệm tương đối chính xác . Kết quả nội soi cách đây đã 7, 8 năm nên không còn giá trị chẩn đoán nữa . Với những triệu chứng như hiện nay bạn nên nội soi đại tràng.
55/ Tôi nội soi đại tràng. kết luận polip sigma 5mm. Tôi xin hỏi có cần phải nội soi cắt bỏ hay không?Nên tiến hành ở đâu?Tôi thường bị đi tiêu chảy khi ăn thức ăn lạ, thỉnh thoảng đau âm ỉ vùng dưới bụng bên trái, nhất là khi phải uống rượu. Triệu chứng đó có khỏi khi cắt polip không? Xin cảm ơn các bác sĩ và quý báo!
Một bạn đọc
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chào anh! Polyp đại trực tràng là một tổn thương tiền ung thư . 90% -95% ung thư đại trực tràng xuất phát từ Polyp . Người ta đã chứng minh rằng việc phát hiện và cắt polyp đại trực tràng giảm đến 90% khả năng ung thư đại trực tràng . Hơn nữa việc cắt đốt polyp qua nội soi là một thủ thuật khá đơn giả, an toàn đặc biệt với những polyp nhỏ d<5mm. Vì vậy đối với trường hợp của anh cắt polyp là cần thiết . Mặt khác các triệu chứng của anh gợi ý bệnh lý đại tràng . Vì vậy anh nên soi đại tràng kiểm tra , polyp được cắt trong quá trình soi.
56/ Em và chồng em bị nhiễm HP, hiện em có 1 bé gái 7 tuổi cũng hay đau bụng, em sợ bé bị nhiễm HP giống vợ chồng em vì em nghe nói HP lay qua đường ăn uống, thưa bác sĩ có cách nào phát hiện vi khuẩn HP mà không cần nội soi không a?
Một bạn đọc
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chào chị! HP có thể lây lan qua đường ăn uống . Hơn nữa do tập quán sinh hoạt của Việt Nam ( và của Đông Nam Á ) nữa là hay “ và cơm “ hoặc thổi cơm cho con ăn lúc nhỏ . Vì vậy con của anh chị có khả năng đã bị lây nhiễm HP .
Có nhiều cách phát hiện vi trùng HP mà không cần nội soi :
- Xét nghiệm máu tìm kháng thể
- Xét nghiệm phân
- Test hơi thở ( PY test ) ...
57/ BS cho em hỏi bằng pp nội soi đường tiêu hóa có tìm ra được virut HP không? HP là loại virut hay vi khuẩn đường ruột, phácđồ điều trị HP như thế nào và trong bao lâu, Cảm ơn BS.
Nguyễn Thị Anh Đào
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Vi trùng HP có thể phát hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau . Nội soi dạ dày là một phương pháp hiệu quả và chính xác để phát hiện HP qua một test thường gọi là CLO test ( hay HP test , Urease test ). HP là viết tắt của vi trùng Helicobacter Pylori . Đây là một vi trùng có dạng hình xoắn ( xoắn trùng ), không phải virut .
Phác đồ điều trị HP (bao gồm cả điều trị viêm loét) bao gồm :
- Kháng sinh : thường phối hợp hai loại kháng sinh trở lên . Việc lựa chọn kháng sinh dựa trên các phác đồ đồng thuận trên thế giới . Một số trường hợp cần phải làm kháng sinh đồ để tìm kháng sinh thích hợp .
- Nhóm thuốc kháng tiết acid : như nhóm ức chế bơm proton, nhóm anti H2 …
Chẳng hạn : một số phối hợp trong phác đồ :
- Clarithromycin + Amoxicillin + Omeprazole ( phác đồ OAC)
- Levofloxacin + Amoxicillin + Omeprazole ( phác đồ OAL ) …
Thời gian dùng một phác đồ từ 10 đến 14 ngày .
Tuy nhiên việc dùng thuốc gì , trong thời gian bao lâu được quyết định bởi bác sĩ của bạn.
58/ Tôi xét nghiệm máu ở Pastuer để kiểm tra vi khuẩn HP, kết quả dương tính. tôi đã uống thuốc HP được 21 ngày, uống esomeprazol sáng 1v, chiều 1 v được 40 ngày (còn 10 ngày sáng chiều và 30 ngày chiều) vậy khi nào tôi có thể đi kiểm tra lại. kiểm tra theo phương pháp nội soi hay xét nghiệm máu để biết đã tiêu diệt con HP. có cần kiểm tra cho con tôi không, con tôi năm nay 6 tuổi, dạo này cháu hay đau bụng lúc sáng ngủ dậy.
Hiền
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Không biết trước khi xét nghiệm máu tại Pasteur chị có uống thuốc để trừ tiệt HP chưa . Xét nghiệm là tìm kháng thể kháng HP . Đây là một xét nghiệm tương đối ít chính xác, thường không dùng để theo dõi điều trị . Theo cách trình bày, có lẽ chị đã được phác đồ trừ tiệt HP . Để kiểm tra điều trị trừ tiệt HP người ta có thể
- Nội soi kiểm tra ( làm CLO test để kiểm tra ) . Test này chính xác hơn khi ngừng điều trị các loại thuốc ít nhất 1 tháng.
- Test hơi thở ( Breath test , PY test ). Test này không cần nội soi . Tuy nhiên điều kiện trước test có nghiêm ngặt hơn :
- Nhịn ăn trước test ít nhất 4 tiếng
- Ngừng sử dụng các thuốc kháng tiết ít nhất 2 tuần
- Ngừng sử dụng các thuốc kháng sinh ít nhất 6 tuần ( trước đây là 4 tuần )
Con chị nên đi khám bác sĩ để cho chỉ định phù hợp .
59/ Năm 2008 tôi đến bệnh viện Nhân Dân Gia Định, thực hiện nội soi dạ dày. Tại phòng nội soi, khi lần một thực hiện đưa dụng cụ vào soi, dụng cụ không xuống được dạ dày mà mắc ở trên thực quản. Tại đây Bs. tác nghiệp nói có hiện tượng lạ. Nhưng vì Bs. chỉ định nội soi dạ dày, nên Bs. tác nghiệp lại làm lại lần 2, đưa ống soi vào trong và lần này dụng cụ xuống được dạ dày để Bs. tác nghiệp.Vậy cho tôi hỏi: lần môt ống nội sọi mắc kẹt vào đâu? và hiện tượng gì đã sảy ra ở thực quản của tôi?Gần 4 năm nay tôi không thấy hiện tượng lạ ở thực quản, nhưng vẫn sợ thực quản có hiện tượng bất thường?Xin Bs. cho tham vấn. Kính chào Bs. cảm ơn.
Đào Hoàng Kiền
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chào Bác! Nội soi dạ dày là một thủ thuật xâm lấn, xem xét một cách trực tiếp thực quản , dạ dày tá tràng. Theo thứ tự thì máy soi lần lượt đi qua : thực quản – dạ dày – tá tràng ( theo thứ tự đó ). Bác sĩ nội soi ( Bác sĩ tác nghiệp ) sẽ ghi nhận tất cả những gì xem xét được, ngay cả những chổ hẹp, khối từ ngoài đè vào hay những khó khăn trong quá trình nội soi … Ở đây không rõ chẩn đoán cuối cùng là gì . Có lẽ tốt nhất là bác nên hỏi bác sĩ tác nghiệp lúc đó . Bác sĩ sẽ giải thích rõ ràng những băn khoăn của Bác . Chuyện xảy ra đã từ 4 năm nay nhưng bác vẫn còn băn khoăn mặc dù không thấy hiện tượng gì lạ ở thực quản. Bác có thể yên tâm , nhưng để không còn băn khoăn bác nên đi khám lại bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.
60/ Toi bi dau rat va day bung rat kho chiu, tien su co loet hanh ta trang. toi dang uong thuoc: Nexium 40mg 2v/ngay. Amomixin 4v/ngay. Phosphalugen 3 goi/ngay.Uong da 10 ngay ma van chua thay khoi. vay phai uong them thuoc gi nua?
Nguyễn Thanh Minh
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Vấn đề của chú là hiện nay chú bị đau rát và đầy bụng khó chịu và tiền sử có loét hành tá tràng . Chừng đó chỉ là gợi ý nhưng chưa chắc đã là bệnh lý loét hành tá tràng tá phát . Để biết chắc chắc chú nên đến khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và nội soi dạ dày kiểm tra. Có lẽ đây là thuốc mà chú tự mua uống do không thấy chú nêu có HP trong dạ dày không và trong vấn đề trừ tiệt HP người ta cần phối hợp hai kháng sinh trở lên ( Ở đây chú đã uống Amoxicillin 4 viên /1 ngày trong 10 ngày ) . Hơn nữa vấn đề đầu tiên là chú chưa chắn khẳng định là bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng ( Các thuốc như đã nêu chủ trị viêm loét dạ dày tá tràng ) . Vì vậy chú nên đi khám bác sĩ để được khám và cho xét nghiệm thích hợp để chẩn đoán bệnh chính xác.
61/ Thưa bác sĩ vậy khi soi đại tràng có phải nằm viện hay không?
Đoàn Kim Hiền
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Nội soi đại tràng là một thủ thuật an toàn nên trong đa số các trường hợp là không phải nằm viện . Một số nội soi đại tràng phải nằm viện có liên quan đến một số bệnh lý như : xuất huyết tiêu hóa dưới, cắt đốt polyp to phức tạp qua nội soi , bệnh ung thư đại trực tràng, bệnh nhân quá gầy yếu…
62/ Con trai tôi du học tại Mỹ, cách đây 02 giờ, cháu điện thoại cho mẹ bảo là nó đang ngủ, cảm thấy khát nước. Nó dậy lấy ly nước uống thì ngay sau đó ói ra rất nhiều máu. Cháu sợ và báo tôi biết. Tôi nghĩ rằng con tôi bị xuất huyết bao tử nên khuyên cháu báo ngay với giám thị nội trú và đi bệnh viện ngay.Hiện tôi chưa liên lạc lại con tôi được. Xin hỏi, trong trường hợp này nên nghĩ đến bệnh gì ? Còn 02 tuần nữa cháu về VN, tôi muốn đưa cháu đến nội soi và điều trị tại Phòng khám. Cảm ơn, xin trả lời để tôi yên tâm. Tôi đọc báo Thanh niên và gửi câu hỏi này.
Một bạn đọc
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chúng tôi xin chia sẻ những lo lắng của chị .Theo những triệu chứng chị nêu rất có thể con trai chị xuất huyết tiêu hóa trên . Đây là một cấp cứu nội khoa . Chị khuyên cháu báo ngay với giám thị và đi bệnh viện ngay là hoàn toàn chính xác . Nước xa không cứu được lửa gần, chị lo lắng là phải . Nhưng chị thể tạm yên tâm vị nước Mỹ là một nước có nền y tế rất phát triển và qui trình xử lý xuất huyết tiêu hóa của họ là rất tốt. Chị nên giữ liên lạc liên tục với bên đó. Các nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên thường gặp là : - Loét dạ dày , loét tá tràng xuất huyết
- Giãn vỡ tĩnh mạch thực quản xuất huyết
- Rách tâm vị xuất huyết ( hội chứng Mallory – Weiss : hội chứng này thường xảy ra do nôn ọe quá nhiều , quá mạnh, đặc biệt sau uống rượu, bia )
- Khối u dạ dày , thực quản xuất huyết ….
Hiện nay có nhiều phương pháp cầm máu rất hiệu quả, không phải phẫu thuật .
63/ Tôi muốn đi nội soi đại tràng nhưng muốn nội soi được phải nhịn ăn 2 ngày , tôi bị huyết áp thấp nên việc nhịn ăn là tôi không chụi nổi xin hỏi bác sỹ có biện pháp nào đơn giản hơn không để nội soi đạt kết quả tốt nhất
Trần Hữu Trường
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Có lẽ anh có một số rắc rối về đại tràng nên muốn nội soi . Vấn đề là nội soi đại tràng tương đối phức tạp hơn nội soi dạ dày đặc biệt là việc chuẩn bị để làm sạch phân . Tuy nhiên cũng không phải nhịn ăn đến 2 ngày ( là nhịn đói quá nhiều với tất cả mọi người chứ không riêng gì một người huyết áp thấp như anh) . Thậm chí nội soi đại tràng có thể chuẩn bị ngay trong một buổi ( buổi sáng uống thuốc – đi cầu , ban chiều nội soi đại tràng . Với các bệnh lý đại tràng , nội soi là phương pháp tốt nhất. Anh không phải lo lắng về việc phải nhịn đói 2 ngày ( vì không có chuyện đó đâu ).
64/ Kính gửi : Chương trình Tư vấn Trực tuyếnTôi năm nay 52 tuổi, nặng 71kg, cao 1,6m.Cách nay 5 năm tôi đã nội soi trực tràng ở Medic . Kết quả tốt- Từ ngày làm doanh nhân thường xuyên tiếp khách, nên uống rượu bia và ăn uống nhiều hơn lúc trước.hiện nay cứ sau mỗi lần uống bia thì thường đi tiêu nhiều lần, phân không đóng khung mà chỉ nhỏ hơn ngón tay và thường đứt khúc mỗi khi đi tiêu.- Hiện tượng đầy hơi xảy ra thường xuyên, ăn ít hay nhiều đều có cảm giác no hơi, vỗ vào bụng có tiếng kêu như thùng rổng.- Đi cầu nhiều lần trong ngày, không có hiện tượng ra máu và bọt.- nếu không uống bia thì các trường hợp trên ít xảy ra.Vậy xin nhờ chương trình tư vấn giúp. Xin trân trọng cám ơn.
Nguyễn Văn Thành
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Những triệu chứng anh nêu có thể gợi ý bệnh lý đại tràng . Cách đây 5 năm anh có nội soi trực tràng ở MEDIC với kết quả tốt . Nhưng trực tràng chỉ là phần nhỏ của đại trực tràng ( bao gồm trực tràng – đại tràng sigma- đại tràng trái – đại tràng góc lách – đại tràng ngang – đại tràng góc gan – đại tràng phải – manh tràng ) nên không thể bao quát cho cả đại tràng được . Hơn nữa thời gian soi đã quá 5 năm ( thời gian định kỳ mà nội soi trực tràng , đại tràng sigma phải định kỳ lặp lại ) . Ở lứa tuổi của anh nên đi nội soi đại tràng kiểm tra.
65/ Mẹ em đã nsoi và cắt polyp hơn 3 năm, bs lúc đó nói lành tính, vậy bao lâu nên cho me soi lai kiểm tra ah? kính gởi bac sĩ.
Nguyễn Hoàng Minh
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chào anh! Anh không nói rõ là polyp ở đâu ( dạ dày hay đại tràng ). Polyp đại tràng là một tổn thương thường là lành tính nhưng có khả năng trở thành ung thư ( hơn 90% ung thư đại tràng xuất phát từ polyp đại tràng ) . Việc phát hiện và cắt bỏ polyp có thể làm giảm 90% ung thự đại trực tràng . Anh cũng không nói rõ mức độ “ lành tính” của giải phẫu bệnh ( chẳng hạn là polyp tăng sinh ( hyperplastic polyp ) hay polyp tuyến ( adenomatous ), tuyến ống, tuyến nhánh hoặc tuyến ống- nhánh , mức độ nghịch sản ( nhẹ, vừa ) …. nên không có một lộ trình tái khám . Tuy nhiên thời gian đã là 3 năm ( khá dài ) , anh nên cho mẹ anh nội soi đại tràng kiểm tra lại ngay .
66/ Tôi hay bị ợ chua, có cảm giác tiêu hoá kém mặc dù ăn vẫn thấy ngon miệng, tôi muốn nội soi dạ dày vì thời gian ợ chua cũng hơn một năm, nhưng nghe đâu ống nội soi rất đắt tiền phải dùng chung mà thời gian ngâm dung dịch sát khuẩn giữa các lần nội soi không lâu nên rất lo ngại không bệnh lại thành lây bệnh, xin các Bác sĩ cho tôi lời khuyên có nên nội soi không trong trường hợp của tôi bị ợ chua thường .Xin cảm ơn các bác sĩ rất nhiều.
Trần Thị Mỹ Nhung
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chào chị! Chúng tôi xin chia sẻ những lo lắng rất đúng của chị .Dĩ nhiên là máy nội soi là rất đắt tiền và phải dùng chung ,không riêng gì ở Việt Nam mà trên thế giới ngay cả những nước tiên tiến nhất. Vấn đề lây nhiễm có thể được đặt ra nếu xứ lý máy không đúng qui trình. Với các triệu chứng của chị, chị nên nội soi dạ dày .
67/ Thông thường những bệnh nhân nào cần soi dạ dày? Tại sao nội sôi không đau thường không được áp dụng rộng rãi mà phải theo yêu cầu mới nội soi. Được biết nội sôi không đau rất đắt? tại sao đắt xin BS cho biết? Cảm ơn.
Một bạn đọc
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Những bệnh nhân thường được chỉ định nội soi dạ dày là : - Khó nuốt, nuốt đau , nuốt vướng
- Đau thượng vị ( đau bụng vùng trên rốn ) : đau bụng lúc no, lúc đói ..
- Ợ hơi, ợ chua
- Buồn nôn, nôn ói
- Ăn không tiêu , đầy hơi, khó chịu sau khi ăn
- Ói ra máu hoặc đi cầu phân đen .
- Thiếu máu
- Bệnh lý tăng áp tĩnh mạch cửa ( xơ gan, ung thư gan ) ….
Nội soi dạ dày có gây mê được hiểu với nghĩa nội soi dạ dày không đau chưa được áp dụng rộng rãi là vì …. mới ( chí ít ra cũng ở Việt Nam ). Trong trường hợp này, nội soi phải phối hợp chặt chẻ với chuyên khoa gây mê, phải có bác sĩ và kỹ thuật viên gây mê phụ trách và phải có máy móc gây mê . Các bác sĩ gây mê phải thăm khám thật cẩn thận cho bệnh nhân để đảm bảo cho một cuộc soi an toàn . Hơn nữa nội soi không đau cũng khá đắt tiền . Vì vậy nội soi “ không đau” chưa thể áp dụng rộng rãi mà phải … yêu cầu.
Với những lý do trên có thể suy diễn được tại sao nội soi dạ dày không đau hãy còn đắt tiền.
68/ Xin hỏi BS tại sao nội soi đã trở thành nỗi sợ hãi của rất nhiều người? Có cách nào khắc phục được khônh? Xin BS cho biết, cảm ơn.
Một bạn đọc
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Nội soi từ lâu đã trở thành huyền thoại, trở thành nỗi sợ hãi của rất nhiều người. Đó là một vấn đề có thật nhưng thật ra đây là một vấn đề tâm lý, người bệnh có thể nghe người khác kể, tưởng tượng ra và rùng mình. Thử tưởng tượng 1 ống có đường kính khoảng 10 mm “thọc” vào cổ họng thì thật là …. Thật ra, nội soi dạ dày là 1 thủ thuật tương đối an toàn, bệnh nhân thường ít nhiều khó chịu nhưng có khả năng chịu đựng được. Để giảm thiểu nỗi sợ hãi của bệnh nhân, người ta có thể đi theo nhiều hướng. Một trong những hướng đó là làm máy nội soi nhỏ đi, mềm mại hơn, nhỏ đến mức có thể đi đường mũi. Nội soi bằng đường mũi được chứng minh là giảm thiểu rất nhiều khó chịu cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân (vì vấn đề tâm lý) vẫn tiếp tục sợ hãi, thì nội soi gây mê được đặt ra. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành gây mê, nội soi gây mê được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, một số bệnh viện cũng tiến hành nội soi gây mê và đem những kết quả tích cực cho bệnh nhân. Có thể nói với nội soi gây mê, chúng ta tạm biệt với nỗi sợ hãi mang tên nội soi.
69/ Xin BS cho biết tại sao nội soi không đau lại rất mắc, theo tôi được biết nội sôi không đau ở các nước trên thế giới có từ rất lâu còn Việt Nam thì chỉ mới có vài năm nay?
Một bạn đọc
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Nội soi không đau là nội soi được tiến hành với gây mê. Nội soi dạ dày có gây mê được hiểu với nghĩa nội soi dạ dày không đau chưa được áp dụng rộng rãi là vì …. mới ( chí ít ra cũng ở Việt Nam ). Trong trường hợp này, nội soi phải phối hợp chặt chẻ với chuyên khoa gây mê, phải có bác sĩ và kỹ thuật viên gây mê phụ trách và phải có máy móc gây mê . Các bác sĩ gây mê phải thăm khám thật cẩn thận cho bệnh nhân để đảm bảo cho một cuộc soi an toàn. Với những lý do như vậy có thể suy diễn được tại sao nội soi dạ dày không đau hãy còn đắt tiền.
70/ Xin hỏi Bác sỹ là có phương pháp nội soi nào nhẹ dàng và dể chịu hơn không, ví dụ như thả con chip cho vào. Vì hiện nay em đã đi nội soi và hay bị nôn ói và mấy ngày sau vẫn bị nhợn ở cổ họng.cảm ơn Bác sỹ.
Một bạn đọc
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Nội soi dạ dày với bao nỗi khó chịu là lí do người ta mơ ước 1 phương pháp nội soi nhẹ nhàng hơn, dễ chịu hơn. Trong thời đại tin học dĩ nhiên là con chip được nghĩ ra và thực vậy nội soi với 1 con chip được thả vào đường tiêu hóa (dưới dạng 1 viên thuốc) đã được chế tạo và đã đem lại những hiệu quả tích cực (nội soi này được gọi là nội soi viên nang đã được thực hiện tại 1 số bệnh viện tại Việt Nam). Bệnh nhân rõ ràng là dễ chịu và thích thú hơn. Tuy nhiên, nội soi viên nang còn khá nhiều hạn chế (chẳng hạn không thể tiến hành sinh thiết đối với tổn thương, không thể tiến hành gắp dị vật hoặc chích cầm máu...) và điều quan trọng là nó vẫn còn quá đắt đối với đa số dân chúng.
71/ Khi cơ thể có dấu hiệu hay triệu chứng thế nào thì cần phải nội soi đường tiêu hóa (nội soi dạ dày, nội soi đại tràng). Xin cám ơn Bác sỹ!
Một bạn đọc
- Thạc sĩ - bác sĩ Trần Quốc Vĩnh - Chuyên khoa Nội soi tiêu hóa, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chào bạn! Nội soi dạ dày và đại tràng là những thủ thuật rất phổ biến trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý tiêu hóa . Nội soi dạ dày thường được chỉ định trong các trường hợp :
- Khó nuốt, nuốt đau , nuốt vướng
- Đau thượng vị ( đau bụng vùng trên rốn ) : đau bụng lúc no, lúc đói ..
- Ợ hơi, ợ chua
- Buồn nôn, nôn ói
- Ăn không tiêu , đầy hơi, khó chịu sau khi ăn
- Ói ra máu hoặc đi cầu phân đen .
- Thiếu máu
- Bệnh lý tăng áp tĩnh mạch cửa ( xơ gan, ung thư gan ) ….
Nội soi đại tràng cũng được chỉ định trong các trường hợp :
- Rối loạn đi cầu ( đi cầu bón , tiêu chảy ; táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đi cầu khó .. )
- Thay đổi tính chất phân : phân nhỏ , phân thành khuôn , phân có lẫn đàm máu
- Đi cầu ra máu ( máu đỏ tươi, máu đen )
- Xuất huyết tiêu hóa dưới
- Đầy hơi
- Đau bụng dọc theo khung đai tràng
- Đau bụng không rõ nguyên nhân …
- Trĩ
Ngoài ra, ở một số quốc gia nhằm tầm soát ung thư đại trực tràng, nội soi đại tràng cũng được đề nghị ở những người không có triệu chứng gì trên 50 tuổi (nhằm mục đích phát hiện và cắt bỏ polyp – nguồn gây bệnh ung thư đại trực tràng vì các polyp trong nhiều trường hợp không gây ra triệu chứng gì)
72/ Em muốn đi nội soi dạ dày, xin hỏi nội soi ở bệnh viện có gây mê không và nội soi bao nhiêu tiền? Em phải đến cơ sở nào để khám bệnh? Em xin cảm ơn.
Thành Nam
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Thật ra thủ thuật nội soi có gây mê khá đơn giản và hoàn toàn có thể được thực hiện tại các bệnh viện. Vấn đề ở đây là các bệnh viện hiện nay luôn trong tình trạng quá tải nên cần “giải quyết” mọi bệnh nhân thật nhanh để có thể phục vụ hết số người đến khám mọi ngày. Nội soi gây mê tuy đơn giản nhưng cần thời gian, và cần giường theo dõi nghĩ ngơi … là những điều hiện nay rất thiếu thốn ở các bệnh viện công. Chính vì vậy, việc triển khai nội soi gây mê còn rất chậm , hiếm ở bệnh viện.
Các phòng khám đa khoa cao cấp, các bệnh viện tư nhân đều có dịch vụ này.
73/ Chào bác sĩ. cháu vài hôm trước có đi nội soi dạ dày và trong phiếu kết quả nội soi có ghi dương tính với vi khuần Helicobacter Pylori (HP). và đc bác sĩ chỉ định uống Amoxicillin 0.5g: uống ngày 4v/2lan/ngay Cleron 0.5g: uống 2v/2lan/ngay Gastech 20mg: uống 1v/ngay trước bữa ăn sáng 1h. Bác sĩ cho em hỏi vs pháp đồ điều trị trên thì có thể giảm mức phát triển vi khuẩn HP đc triệt để hay không? Nếu không cháu nên làm gì? Xin BS cho biết, cảm ơn.
Minh Nam
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Bạn đang dùng phác đồ đều tiên điều trị HP với Rabeprazol; Amoxicillin; Clarithromycin. Tuy nhiên, liều cleron có lẽ bạn ghi sai vì hầu hết các phác đồ chỉ dùng 1g/ngày chia 2 lần (một số tác giả dùng đến 1g5 chia 3 lần). Khi phác đồ này mới được giới thiệu, tỷ lệ thành công của nó vào khoảng 90-95%. Hiện nay, do vấn đề kháng Clarithromycin, tỷ lệ thành công của nó chỉ vào khoảng 60-70%.
Nếu điều trị thất bại, thường các bác sĩ sẽ dùng đến phác đồ bước thứ hai hoặc bước ba. Bạn cần chú ý là để đảm bảo thành công, bạn cần uống thuốc đúng liều, đúng giờ và đúng số ngày đã cho.
74/ Tôi ở Bạc Liêu lên BV khám, BS cho đi xét nghiệm và nội soi chuẩn đoán bị nhiễm vi rút trong dạ dầy, uống thuốc 2 tuần. hai tuần sau lên tái khám BS tiếp tục cho uống thuốc thêm 2 tuần có kèm thêm thuốc thần kinh (vì nói BS có bệnh này). BS dặn uống hết 2 tuần này thì ngưng thuốc, một tháng sau lên tái khám lại. Nhưng khi ngưng thuốc được vài ngày kể cả thuốc thần kinh thì bị nhứt đầu trở lại. Vậy xin hỏi BS tôi uống thuốc thần kinh trở lại được không?(chỉ uống thuốc thần kinh, không uống thuốc điều trị dạ dầy), có nên đi nội sôi không? Xin BS cho biết, cảm ơn.
Thanh Hải
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Các thuốc thần kinh phần nhiều không ảnh hưởng đến HP và thuốc điều trị HP. Vì vậy, bạn có thể uống được. Tất nhiên, nếu cẩn thận bạn nên cho chúng tôi biết tên thuốc cụ thể thì câu trả lời sẽ chính xác hơn.
75/ Xin cho tôi hỏi: Chi phí nội sôi kkhông đau là bao nhiêu tiền? Xin cảm ơn BS.
Minh Toàn
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Ở TPHCM, chi phí nội soi dạ dày gây mê từ 1 triệu đến 3 triệu tùy cơ sở bạn ạ.
76/ Chào bác sĩ. E năm nay 32 tuổi nhân viên kế toán, e mới đi khám thì được biết mình đang bị viêm loét dạ dày - hành tá tràng và đang điều trị uống thuốc. e muốn hỏi bác sĩ tư vấn bệnh viêm loét dạ dày có dẫn đến ung thư không? và em nên kiểm tra những gì để xác định lại xem mình có nhiễm vi khuẩn HP không? vì đợt trước đi khám chỉ có nội soi thôi không làm xét nghiệm nào khác. E cũng nghe nói uống chè dây rất tốt cho người bị viêm loét dạ dày, vậy e có nên uống chè dây kết hợp với uống thuốc tây không ạ. Mong bác sĩ trả lời sơm giúp e. Xin Chân Thành cảm ơn!
Hà Nguyên
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chào bạn! Thật ra thì bệnh dạ dày do acid/HP có thể có 3 nhóm chính :
-Viêm dạ dày
-Loét dạ dày
-Loét hành tá tràng
Bạn gom hết cả ba vào một thế này thì việc điều trị chắc phải kéo dài .
Trước hết, bản thân viêm dạ dày không phải là yếu tố gây ung thư nhưng tổn thương viêm mãn tính do HP là một điều kiện dễ nảy sinh ung thư hơn so với niêm mạc lành.
Để xác định có HP mà không cần nội soi, bạn nên đi làm test hơi thở.
Việc uống chè dây không tương tác với thuốc tây nên bạn có thể dùng. Chúng tôi không có kinh nghiệm về sự phối hợp này nên cũng không thể khẳng định là bệnh sẽ chóng lành hơn.
77/ Thưa Bác sĩ, tôi nghĩ minh bi hở van dạ dày, nội soi có giúp phát hiện chính xác bệnh này không? Nếu bị có điều trị được không vậy Bác sĩ? XIn cảm ơn BS
Thu Phương
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin:
Chào bạn, Dạ dày thật ra không có van và cũng không có chứng bệnh hở van dạ dày. Tôi đoán là bạn đang nói đến hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Nội soi có thể chẩn đoán khá chính xác nhưng có một số trường hợp sớm, bệnh nhân có thể có triệu chứng ợ nóng khá trầm trọng nhưng tổn thương nội soi lại không rõ ràng. Bệnh có thể điều trị được bạn ạ!
78/ Tôi thường bị đi ngòai khi ăn thức ăn lạ và thỉnh thỏang đau nhâm nhẩm ở vùng hạ sườn trái, nhật là khi phải uống rượu. Tôi mới nội soi đại tràng và kết quả là:có Polip nhỏ. Tôi xin hỏi:Có phải do polip mà tôi bị những triệu như trên không?Tôi có cần nội soi cắt bỏ polip không?Có biến chứng gì khi cắt bỏ bằng nội soi hay không?
Nguyễn Đức
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Chào bạn,
1.Polyp không phải là nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên
2.Không phải polyp nào cũng cần phải cắt. Có nhiều bệnh nhân có rất nhiều polyp li ti mà nếu chúng ta muốn cắt hết, e là phải tốn… vài năm. Nguyên tắc chung là những polyp trên 5mm nên được cắt. Dưới 5mm có thể chỉ cần sinh thiết đại diện là đủ , trừ khi có nghi ngờ khác.
3.Cắt polyp có 2 biến chứng chính là thủng và chảy máu. Với các máy cắt đốt thế hệ mới thong minh, các trường hợp tai biến này ngày càng ít gặp.
79/ Nội soi có nguy hiểm không ? Tỷ lệ tai biến là bao nhiêu ? Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin có bảo đảm về sự an toàn trong nội soi không ?
Phan Phùng Hưng
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Xin chào bạn, không có gì là không nguy hiểm cả. Ngay cả một mũi tiêm ngừa vacxin đơn giản nhất cũng có thể gây chết người thì việc yêu cầu bất cứ thủ thuật nào phải an toàn 100% xem ra là điều không tưởng. Tuy nhiên nhìn chung thì nội soi là một thủ thuật khá an toàn , đặc biệt nếu hội đủ các yếu tố sau đây: 1. Bác sĩ có đủ trình độ chuyên môn
2. Quy trình xử lý thiết bị theo khuyến cáo của thế giới
3. Quy trình theo dõi bệnh nhân trước,trong và sau thủ thuật chặt chẻ
Tỷ lệ tai biến trong nội soi thay đổi tùy theo loại. Nội soi dạ dày có tỷ lệ tai biến thấp nhất. Nội soi mật tụy và các loại nội soi điều trị khác có tỷ lệ tai biến cao nhất. Con số thay đổi rất hiều theo các trung tâm thùy theo tay nghề của bác sĩ cũng như mức độ can thiệp mà họ đang làm.
Có thể lấy một ví dụ đơn giản là thủng ruột do nội soi đại tràng. Tỷ lệ này dao động từ 1/1000 đến 1/10000.
Slogan của chúng tôi là The symbol of Smile trong đó “S” tượng trưng cho Safety – mang ý nghĩa đặt sự an toàn của bệnh nhân lên hàng đầu.
80/ Thua bac si gan day toi cam thay met moi nhuc dau kho tho, du uong nuoc nhieu nhung moi van bi kho an khong thay ngon mieng co the nhu bi suy kiet , nho bac si cho toi loi khuyen xi chan thanh cam on ,
Nguyen Dan Long
- Tiến sĩ - bác sĩ Võ Xuân Quang - Chuyên khoa Tiêu hóa - gan mật, Giám đốc điều hành Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin: Bạn có nhiều triệu chứng toàn thân thay đổi nhưng không thấy hướng về một cơ quan nào rõ ràng. Tốt nhất là bạn nên đi khám tổng quát và kiểm tra toàn bộ cơ thể để tìm ra vấn đề.
2 người đang xem chủ đề
0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh