Đến nội dung

Hình ảnh

HP và Nấm dạ dày


  • Vui lòng đăng nhập để trả lời
4 Trả lời cho chủ đề này

#4 Ngochm.bidv

Ngochm.bidv

    Newbie

  • Newbies
  • Pip
  • 3 Bài viết:

Đã gửi 03 Tháng 2 2016 - 11:00 AM

Thưa bác sỹ,

 

Xin cho tôi hỏi thêm chút nữa. Từ khi điều trị nấm, tôi thấy bụng rất hay sôi sau khi ăn xong và sôi nhiều lúc tối đi ngủ. Triệu chứng này có cần phải điều trị không ạ.

Để điều trị xung huyết dạ dày thì thời gian khoảng bao lâu để dạ dày hồi phục?.

 

Cảm ơn bác sỹ ạ

 

 

Rất cảm ơn bác sỹ đã tư vấn kịp thời. Tiếc là Phòng khám Yersin không có địa chỉ ở Hà Nội để tôi có thể thăm khám trực tiếp.

Xin nhờ bác sỹ tư vấn thêm chút xíu nữa ạ:

 

1. Tôi nghi ngờ kết quả xét nghiệm nấm dạ dày. Khi nội soi tôi được yêu cầu nộp tiền soi tươi tìm nấm dạ dầy 100k. Bác sỹ cho tôi hỏi thêm soi tươi đã đủ để kết luận nấm dạ dày chưa? Nếu tôi muốn kiểm tra mình còn nhiễm nấm hay không có thể kiểm tra bằng cách nào?

 

2. Dạ dày của tôi chỉ bị viêm xung huyết, vậy tôi có cần điều trị diệt khuẩn HP không vì tôi nghe nói chỉ diệt khuẩn khi có tình trạng lóet dạ dày.

 

Chân thành cảm ơn bác sỹ.

 


 


 

 



#5 BS YERSIN

BS YERSIN

    Yersin's Doctors

  • Doctors
  • 763 Bài viết:
  • Ngày sinh:1972-12-31

Đã gửi 15 Tháng 2 2016 - 09:57 AM

Xin chào bạn,

 

Kết quả soi tươi đủ để chẩn đoán xác định nhiễm nấm. Tuy bạn không nêu cụ thể, nhưng chúng tôi đoán là bạn mắc phải loại nấm phổ biến nhất là Candida. Cũng cần nhắc lại cho bạn rõ là các tác nhân nấm này bình thường vẫn có mặt ở một vài khoang tự nhiên trong cơ thể, cụ thể là khoang miệng. Chỉ trong trường hợp cơ địa bệnh nhân suy yếu, nấm mới mọc lan tràn đến những vùng mới và gây triệu chứng như nấm đường hô hấp, đường tiêu hóa (thực quản, dạ dày).

 

Khi đã xác định nhiễm nấm và điều trị đúng phác đồ, bạn không cần phải soi kiểm tra lại. Việc kiểm tra chỉ cần thiết nếu như triệu chứng hoàn toàn không cải thiện hoặc nặng lên, và có khả năng là nấm không phải là lý do chính gây ra triệu chứng. Mặt khác, như trên đã nói, việc nhiễm nấm dạ dày có thể coi như một tình trạng nhiễm khuẩn cơ hội. Vì vậy, điều cần làm là đánh giá lại toàn bộ bệnh sử và khám lâm sàng để xác định xem có yếu tố thúc đẩy nào khác hay không. Những yếu tố làm cơ thể suy giảm đề kháng thường là: suy dinh dưỡng, phụ nữ có thai, dùng nhiều thuốc corticoid, bị bệnh ung thư hay nhiễm HIV v.v... Một số trường hợp stress nặng, làm việc quá sức cũng làm suy yếu cơ thể và tạo điều kiện cho nấm phát triển. Một số bệnh nhân bị viêm xoang hay bệnh lý tắc nghẽn hô hấp và phải dùng nhiều corticoid tại chỗ đường hô hấp cũng góp phần thúc đẩy nấm. Việc lạm dụng kháng sinh đường uống trong thời gian dài cũng sẽ gây nên tình trạng loạn khuẩn và giúp nấm phát triển.

 

Điều bạn nghe nói là không chính xác vì nếu có viêm dạ dày do HP thì cần phải điều trị. Trong trường hợp của bạn, rất tiếc là có cả sự hiện diện của nấm và HP, nên không xác định chắc chắn tác nhân nào gây bệnh chính. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nên điều trị cả hai. Sau khi điều trị, có thể kiểm tra bằng cách tìm nấm và kháng nguyên HP trong phân. Mặt khác, ngay cả sau khi điều trị đã thành công, các chức năng của dạ dày cũng có thể chưa trở lại bình thường 100%. Tình trạng xung huyết được coi là biểu hiện cấp tính nên sẽ mất nhanh sau điều trị nhưng các triệu chứng nhẹ vẫn có thể tồn tại và cần được điều trị cũng như theo dõi tiếp trong vài tuần. 

 

Cuối cùng, bạn nên chú ý không nên làm tăng gánh nặng cho cái dạ dày đang mệt mỏi của bạn. Hạn chế bia rượu, tránh ăn quá no và hạn chế chất ngọt. Chúc bạn khỏe.

 

Thân chào,

 

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh

Gửi câu hỏi