Đến nội dung

Nội dung của BS YERSIN

207 phương tiện bởi BS YERSIN (Tìm kiếm giới hạn từ 20-Tháng 5 23)



#3583 Chụp X-quang nhiều lần có nguy hiểm?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 03 Tháng 10 2016 - 10:18 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ, em bị u nang xương ở ngón tay và đã phẫu thuật vào tuần trước. Hiện tại sức khỏe em rất tốt nhưng có 1 số vấn đề em rất mong được Bác sĩ tư vấn giúp em. Đó là việc em chụp X-quang quá nhiều lần. Tổng cộng em đã chụp X-quang đến 5 lần trong thời gian ngắn mà mỗi lần 2 phim cộng với chụp trong khi phẫu thuật. Liệu như thế có nguy hiểm gì cho cơ thể không ạ? Mong Bác sĩ tư vấn giúp em, em xin cảm ơn!

TRẢ LỜI

Chào bạn,

Em đang hỏi về các rủi ro do phóng xạ vì phải chụp x quang nhiều lần. Để đánh giá độ nhiễm xạ, người ta dùng đơn vị mSv để theo dõi. Ngay ở người bình thường cũng cò bị nhiễm xạ từ các nguồn tự nhiên như mặt trời, trái đất và các hoạt chất phóng xạ rải rác trong tự nhiên.

Con số được ghi nhận là 3,1 mSv mỗi năm.

Việc chụp x quang sẽ làm tăng mức độ nhiễm xạ. X quang ngực là 0,1 mSv. Chụp CT ngực là 7mSv.

Riêng về chụp bàn tay, do diện chụp nhỏ hơn nên mức nhiễm xạ cũng ít hơn nhiều. Trên thực tế, việc phơi xạ bàn tay là rất cao ở các bác sĩ làm X quang. Giới hạn an toàn bức xạ ở bàn tay là 500 mSv mỗi năm.

Nói cách khác, bạn không có gì phải lo lắng nhé.

Thân chào.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3570 Ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn đầu?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 12 Tháng 9 2016 - 08:52 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Thưa Bác sĩ, ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn đầu (khối u < 3cm) có khả năng chữa khỏi được hay chỉ làm các hoá trị xạ trị để kéo dài thời gian sống? Em đọc nhiều tài liệu có thấy thông tin chữa khỏi bệnh ung thư, liệu có đúng sự thực ko ạ? Hay chỉ là chiêu trò của các trang mạng quảng cáo? Em cảm ơn Bác sĩ rất nhiều!

TRẢ LỜI

Chào em,

Ung thư nào cũng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Đối với ung thư phổi loại không phải tế bảo nhỏ, phẫu thuật có thể giúp điều trị tận gốc. Tuy nhiên, tỷ lệ sống còn sau 5 năm còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác và không ai có thể đảm bảo trị lành bệnh 100%.

Em nên tuân thủ phác đồ điều trị, giữ cơ thể khỏe mạnh và luôn lạc quan trong quá trình chiến đấu chống ung thư. Điều đó sẽ giúp cải thiện khả năng sống sót và lành bệnh.

Chúc em khỏe,

Thân mến!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3584 Bệnh Lyme? Phương pháp chẩn đoán?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 03 Tháng 10 2016 - 10:29 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Mình nghi là mình có triệu chứng của lyme disease giai đoạn thứ 2 hoạc 3 vì hầu như các triệu trứng đưa ra đều rất đúng và trước đây mấy tháng thì có bị bọ/ rệp cắn sưng to nhưng rồi lại khỏi sau 2-3 tuần. Cho mình hỏi ngoài xét ngiệm máu ra, có cách nào xét nghiẹm chuẩn đoán lyme disease ở Sài Gòn ko ? Cám ơn Bác sĩ rất nhiều ạ!

TRẢ LỜI

Chào em,

Chẩn đoán bệnh Lyme dựa vào 3 yếu tố: hồng ban di chuyển có dạng bia, tiền sử bị rệp cắn và kết quả thử máu.

Cần chú ý là các test thử máu có thể không nhạy và âm tính giả trong nhiều trường hợp, nhất là trong vài tuần sau khi bị cắn. Ngoài ra thử máu có thể gồm nhiều loại khác nhau. Ngoài thử máu, không có test nào khác em ạ.

Thân chào

 

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3622 Trào ngược dạ dày thực quản...?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 02 Tháng 12 2016 - 10:07 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sỹ. Tôi có cảm giác nghẹn ở cổ họng gần 1 tháng, kèm viêm họng. Đã điều trị bên bác sỹ TMH (chẩn đoán là viêm họng do trào ngược dạ dày). Tôi đã uống thuốc trị viêm họng kết hợp trị trào ngược dạ dày trong tháng. Tuy nhiên cảm giác nghẹn càng tăng lên. Bác sỹ Tai Mũi Họng bảo tôi nên đi khám tiêu hóa. Bác sỹ tư vấn giúp tôi có khả năng liên quan đến tiêu hóa không, và tôi phải đi khám ở đâu (trước đó tôi có uống thuốc điều trị viêm dạ dày). Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều!

TRẢ LỜI

Xin chào bạn,

Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản có khả năng gây ra một vài triệu chứng vùng họng và thanh quản. tuy nhiên, để chẩn đoán trường hợp này, cần loại trừ tất cả các nguyên nhân bệnh lý khác ở vùng hầu họng cũng như làm nội soi để xác định mức độ trào ngược. Tuy một số trường hợp trào ngược gây viêm họng , thanh quản không có biểu hiện rõ ràng qua nội soi nhưng hầu hất đều đáp ứng rất tốt với các điều trị bằng thuốc kháng tiết acid.

Trong trường hợp của bạn, chưa có khẳng định bằng nội soi, lại  không đáp ứng với điều trị tiêu hóa, chúng tôi cho rằng khả năng nghẹn hay viêm họng do trào ngược là rất ít.

Để xác định, bạn nên đi nội soi để kiểm tra, đồng thời chú ý lại một số vấn đề trong sinh hoạt có thể làm cho điều trị kém hiệu quả. Các sai lầm thường gặp là ăn quá no, uống nhiều bia rượu-cafe, nằm hay vận động mạnh ngay sau ăn, ngủ nằm đầu thấp ...

Đi khám tiêu hóa là cần thiết để xác định hay loại trừ chắc chắn. Bạn có thể đến khám ở các bệnh viện công như Chợ Rẫy, Đại học Y dược hoặc các phòng khám tư nhân chuyên tiêu hóa, tùy theo khả năng và lựa chọn của chính bạn. Đây cũng không phải là vấn đề quá khó khăn nên hầu hết các phòng khám đều có thể giải quyết được.

Chúc bạn mau khỏe

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3605 Đau vùng bụng, buồn nôn, hay đi ngoài?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 02 Tháng 11 2016 - 09:40 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Dạ chào Bác sĩ. Năm nay con 21 tuổi. 5 ngày gần đây con hay bị đau vùng bụng phía trên và bụng dưới, buồn nôn, thỉnh thoảng bị choáng, đau nhức khó chịu, chán ăn, không ăn được gì nhưng bụng lại phình to và rất hay đi ngoài. Bác sĩ tư vấn giúp, con có thể bị bệnh gì ạ? Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều.

TRẢ LỜI

Chào em,

Các triệu chứng mà em mô tả định hướng cho một căn bệnh đường tiêu hóa. Đáng tiếc, các triệu chứng này thật sự rất phổ biến, và không đặc hiệu. Hầu như bệnh nào của dạ dày hay đại tràng đều có thể gây chán ăn, chướng bụng, khó tiêu. Nếu em "rất hay đi ngoài", thì bệnh đại tràng có vẻ nhiều khả năng hơn, nhất là viêm đại tràng hay hội chứng đại tràng kích thích.

Tuy vậy, bác sĩ vẫn cần khám, có thể phải cần làm một số xét nghiệm trước khi quyết định điều trị.

Thân chào,

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3581 Có nên phẫu thuật cắt dạ dày?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 28 Tháng 9 2016 - 09:22 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Tôi đi nội soi dạ dày, có sinh thiết. Bác sỹ nội soi kết luận: Viêm niêm mạc dạ dày mạn tính hoạt động mạnh, dị sản ruột, loạn sản độ thấp, HP dương tính (++). Bác sỹ khoa nội khuyên tôi cần phải mổ cắt da dạ dày ngay không thi bị ung thư. Tôi xin Bác sỹ tư vấn: 1. Có phác đồ điều trị nào khỏi bệnh mà không cân cắt dạ dày không? 2. Nếu phải mổ cắt dạ dày thì có cần thiết phải ngay bây giờ không. Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều!

TRẢ LỜI

Chào bạn,

Chúng tôi e là bạn đã hiểu nhầm ý kiến của bác sĩ điều trị. Với những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi không thấy có lý do nào để chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày cả.

Bạn chỉ cần điều trị viêm dạ dày, tiệt trừ HP và theo dõi định kỳ vùng tổn thương có loạn sản là đủ.

Thân chào bạn.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3610 Paracetamol Giảm Đau - Dùng Sao Cho Đúng ?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 09 Tháng 11 2016 - 10:07 AM trong Tổng quát

Thưa Bác sĩ, mẹ em năm nay 66 tuổi, tiền sử Rối loạn tiền đình.

 

Những lúc thời tiết thay đổi mẹ hay bị nhức đầu (nhức nửa đầu hoặc cả hai bên), những lúc như thế là mua thuốc có chứa Paracetamol (panadol..) về uống, thường uống lúc bụng đói vì buồn nôn không ăn được gì, hơn nữa vì đau dữ dội nên một ngày cứ 3-4 tiếng lại uống 1 viên 500ng. Em rất lo lắng không biết tình trạng dùng thuốc như thế này kéo dài thì ảnh hưởng thế nào đến dạ dày và gan?

 

Liệu có biện pháp nào trị nhức đầu mà không cần dùng đến Paracetamol mà vẫn hiệu quả hay không? Nếu trong trường hợp bắt buộc phải dùng thì em có thể mua thực phẩm chức năng bảo vệ + giải độc gan (vd như Boganic,..) cho mẹ uống kết hợp với thuốc điều trị được không?

 

Cuối cùng, nhờ bác sĩ tư vấn giúp em những thực phẩm tốt cho gan và chế độ sinh hoạt hợp lý?

 

Chân thành cảm ơn bác sĩ

 

TRẢ LỜI:

 

Chào em,

 

Vấn đề rối loạn tiền đình cần được điều trị và theo dõi ở bác sĩ chuyên khoa, có thể là nội thần kinh hay tai mũi họng. Chúng tôi chỉ có góp ý về việc sử dụng Paracetamol của mẹ em.

Paracetamol (Acetaminophen,Tylenol, Panadol v.v...) là một loại thuốc giảm đau không kê toa được dùng phổ biến trên toàn thế giới. Đồng thời, cũng là thuốc gây ngộ độc thường gặp nhất ở nhiều nước, đặc biệt ở trẻ em. Thuốc được ưa dùng vì không cần kê toa, có tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ.

 

Yersin%20-%20Paracetamol%20dung%20sao%20

 

(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

 

Thông tin của nhà sản xuất, cũng như các bác sĩ thường xuyên khuyến cáo: Đây là thuốc giảm đau đơn thuần, chỉ dùng điều trị triệu chứng tạm thời trong thời gian ngắn, thường là không quá 10 ngày. Nói cách khác, Paracetamol KHÔNG PHẢI là thuốc điều trị chứng nhức đầu, cũng KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ chứng rối loạn tiền đình. Do đó, thuốc không được dùng để uống mỗi ngày, 3-4 tiếng 1 viên như mẹ em dùng.

Hầu hết các trường hợp ngộ độc Paracetamol xảy ra do:

  • Uống nhiều loại thuốc cùng chứa Acetaminophen mà không biết. Trường hợp này hay gặp ở trẻ khi bác sĩ cho thuốc có paracetamol với tên biệt dược khác mà cha mẹ bé không nhận ra.
  • Uống quá liều, ở người lớn thường là trên 4000 mg mỗi ngày.
  • Có thể chưa uống quá liều trong ngày nhưng uống quá gần nhau. Thuốc thường được khuyên dùng mỗi 4-6 giờ.

Trường hợp của mẹ em, ngay cả khi  tổng liều mỗi ngày không quá cao, nhưng do uống thuốc quá gần nhau (mỗi 3 giờ) là đã có nguy cơ ngộ độc rồi. Có thể một lúc nào đó sẽ bùng phát cơn suy gan cấp do thuốc.

 

Tóm lại, nếu bị nhức đầu thì cần khám và điều trị nguyên nhân. Paracetamol không phải là giải pháp cho chứng nhức đầu.

 

Việc uống Paracetamol thường xuyên, sau đó kèm theo thuốc "bổ gan" như em suy nghĩ là không thực tế và không nên thực hiện. Riêng về thức ăn bổ gan, một chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng các chất sẽ giữ cho gan hoạt động khỏe mạnh. Bữa ăn giàu chất "xanh" (rau xanh, trái cây xanh, trà xanh...) và nghèo chất " mỡ" sẽ làm nhẹ gánh nặng mỗi ngày cho gan. Một số củ quả như tỏi, nghệ, dầu oliu cũng được cho là giúp gan hoạt động tốt. Tuy nhiên, xét cho cùng, để bảo vệ gan thì giải pháp đúng đắn nhất không phải là "ăn gì bổ cho gan" mà là lập tức ngưng ngay những "chất phá hoại gan", có thể kể như nhiều loại thuốc (paracetamol là một), rượu, các loại hóa chất, các chất độc v.v...

 

Chúc mẹ em mau chóng điều trị hết bệnh.

Thân chào,

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3574 Khối u nhỏ 21mm ở phổi, có hút thuốc...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 19 Tháng 9 2016 - 09:26 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào bác sĩ,

Nhà em hiện mới 26 tuổi. Khám bệnh phát hiện khối u nhỏ 21 mm ở phổi, có hút thuốc. Vậy có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi không?

Mới vài tuần nay, không biết có phải do thời tiết thay đổi không? Nhà em bị ho, khàn tiếng, sốt cao, tiêu chảy và tiêu ra máu nhưng những triệu chứng này em tham khảo đều là triệu chứng của ung thư phổi, không biết có phải vậy không ?

Sau 1 tuần chụp X quang phát hiện u, nhà em tiếp tục đi siêu âm lại, thì bác sĩ nói u không lan ra, cho thuốc uống ...

Nhà em sợ "bói ra ma quét nhà ra rác" nên không chịu đi làm xét nghiệm sinh thiết để xác định bệnh ung thư hay không

Bác sĩ cho em lời khuyên với ạ, triệu chứng như vậy là ung thư ? Giai đoạn mấy ? Khả năng chữa trị khỏi có cao không ạ?

Em cám ơn bác sĩ nhiều.

TRẢ LỜI

Em thân mến,

Vấn đề ung thư hay không, rõ ràng là rất quan trọng nên việc em dè dặt tìm hiểu thêm là rất đúng. Rất tiếc, nếu chỉ bằng vài dòng thư của em mà chúng tôi có thể quyết định được, thì chính chúng tôi lại trở thành thầy bói mất rồi. Vì vậy, chúng tôi chỉ có thể đưa ra vài góp ý:

  1. Ho, sốt cao, khàn tiếng CÓ THỂ nhưng không phải là triệu chứng điển hình của ung thư. Ung thư phổi thường biểu hiện bằng ho kéo dài, ho ra máu và sụt cân. Các triệu chứng nêu trên gợi ý bệnh lý viêm đường hô hấp hơn là ung thư.
    Tiêu chảy và tiêu máu không phải là triệu chứng ung thư phổi.
  2. 26 tuổi là khá trẻ để bị ung thư phổi. Nguy cơ bị ung thư tăng theo mức độ hút thuốc. Trường hợp của em là không điển hình, thường phải cần chẩn đoán phân biệt giữa viêm (đặc biệt là các tổn thương do lao và ký sinh trùng), u lành và ung thư. X quang thông thường có thể không giúp ích mà cần làm CT hay nội soi phế quản hút dịch để tìm vi trùng hoặc tìm tế bào ung thư. Trong trường hợp CT nghi ngờ và nội soi không cho kết quả, có thể cần sinh thiết xuyên thành phế quản hay xuyên thành ngực.
    Siêu âm hầu như không có giá trị gì trừ siêu âm nội soi.
  3. Trường hợp này vẫn chưa rõ ràng và có vẻ là bác sĩ điều trị đang nghiêng về hướng viêm. Do đó, trước khi chẩn đoán ung thư rõ ràng hơn, chúng tôi khuyên em khoan hãy lo lắng về độ nặng hay điều trị.
  4. Tóm lại, nên làm rõ chẩn đoán trước rồi mới bàn đến điều trị.

Thân chào,

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#3621 Viêm Dạ Dày & HP+

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 25 Tháng 11 2016 - 08:54 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ.

Cháu là nữ hiện 23 tuổi, Cháu đi nội soi dạ dày - thực quản - tá tràng, kết quả là viêm dạ dày và hp+. Hôm đi khám cháu có chụp phổi do cảm thấy tức ngực, khó thở khi nằm nhưng phổi sáng, không có bất thường. Khoảng 1 tháng trở lại đây cháu bị đi ngoài phân sống, không đau bụng , có chất nhầy hay máu gì cả. Phân ngay buổi sáng đang to mà chiều lại nhỏ đi bằng 2 - 3 ngón tay. Ngoài ra cháu khám sức khỏe định kỳ thường xuyên và kết quả của những chức năng khác bình thường. Vậy cho cháu hỏi một số câu hỏi:

1. Viêm dạ dày kết hợp hp+ có tiến triển thành ung thư dạ dày ko? Nếu có thì thời gian là bao lâu?

2. Hiện tượng tức ngực khó thở khi nằm nếu không liên quan đến đường hô hấp thì liệu có phải triệu chứng của bệnh lý dạ dày không? Cháu có cần đi nội soi đại trực tràng không? Cháu nội soi dạ dày bằng phương pháp tiền mê. Vậy nếu nội soi trực tràng tiếp tục tiền mê chỉ 1 tháng sau đó thì có ảnh hưởng gì ko? Có tác dụng phụ gì không? Và khoảng cách bao lâu giữa 2 lần tiền mê là hợp lý? Cháu cảm ơn ạ!

TRẢ LỜI

Chào cháu,

1. Viêm dạ dày có HP không tiến triển thành ung thư. HP chỉ làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày một cách đáng kể nhưng không phải ai nhiễm HP cũng bị ung thư cả cháu nhé. Tuy nhiên, nguy cơ này đủ để các bác sĩ yêu cầu điều trị tiệt trừ khi có bệnh. Quá trình xuất hiện ung thư sau nhiễm HP kéo dài nhiều năm nhưng không có dố liệu chắc chắn.

2.Tức ngực khó thở ít khả năng liên quan đến bệnh dạ dày. Tình trạng rối loạn tiêu hóa mới xảy ra nên được điều trị nội khoa, không phải là chỉ định nội soi đại tràng.

3. Thuốc dùng tiền mê trong nội soi phân hủy nhanh nên sẽ không có ảnh hưởng hay tai biến gì cả . Cháu có thể kết hợp soi cùng lúc hoặc cách ngày nếu có chỉ định.

Thân chào!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3571 Tăng hồng cầu nhỏ và lá lách lớn?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 12 Tháng 9 2016 - 08:53 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Xin chào Bác sĩ. Em có đi khám tổng quát định kỳ hàng năm ở công ty thì được chuẩn đoán là bị tăng hồng cầu nhỏ và lá lách lớn. Xin Bác sĩ tư vấn giúp em, cảm ơn Bác sĩ rất nhiều.

TRẢ LỜI

Chào em,

Không rõ là em có bị thiếu máu hay không nhưng sự phối hợp hồng cầu nhỏ và lách to gợi ý đến bệnh lý tán huyết do bất thường Hemoglobin, thường là các nhóm thalassemia.

Em cần làm thêm một số xét nghiệm về huyết học để có chẩn đoán. Việc điều trị thì tùy vào mức độ thiếu máu và nguyên nhân sinh bệnh.

Thân chào!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3612 Lách to và tiểu cầu giả...?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 16 Tháng 11 2016 - 10:56 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ! Em bị chứng lách to, tiểu cầu hồng cầu giảm, xét nghiệm tủy, gan các thứ khác bình thường. Với tình trạng này em phải điều trị và sinh hoạt như thế nào ạ? Em sinh năm 1988, cảm ơn Bác sĩ rất nhiều!

TRẢ LỜI

Chào bạn,

Vấn đề cần xác định ở đây là nguyên nhân gây lách to, nguyên phát hay thứ phát sau một nguyên nhân nào đó.

Nếu là lách to nguyên phát và cường lách, điều trị là bảo tồn nếu mức độ thiếu máu và giảm tiểu cầu nhẹ, không ảnh hưởng đến cuộc sống. Điều trị cắt lách đặt ra nếu lách quá to gây đau, ảnh hưởng sinh hoạt hay tình trạng giảm tế bào máu nghiêm trọng.

Nếu lách to thứ phát thì việc điều trị cần chú ỳ giải quyết hoặc điều chỉnh nguyên nhân trước. Những nguyên nhân gây lách to thứ phát thường gặp là xơ gan, sốt rét, bệnh thiếu máu tán huyết và các bệnh ung thư máu hay hạch.

Trong mọi trường hợp, lách to luôn đi kèm với việc tăng hủy hồng cầu. Cần tránh việc dùng viên sắt để bổ máu trong trường hợp này, vì cơ thể vốn không thiều sắt.

Mặt khác, lách to luôn kèm với rủi ro bị vỡ. Do đó, nên tránh những môn võ đối kháng và những môn thể hao có va chạm mạnh.

Thân mến!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3562 Có thể trị dứt điểm khuẩn HP được không?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 25 Tháng 8 2016 - 09:08 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ, xin hỏi Bác sĩ: Vi khuẩn HP trong dạ dày có thể trị khỏi dứt điểm được không ạ? Cảm ơn Bác sĩ.

TRẢ LỜI

Chào cháu,

Vi khuẩn HP có thể trị khỏi hoàn toàn. Tuy việc điều trị chỉ kéo dài từ 10 ngày đến 2 tuần nhưng cần phối hợp nhiều loại kháng sinh. Các cách phối hợp khác nhau gọi là các phác đồ. Chọn phác đồ nào tùy thuộc vào cơ địa của từng bệnh nhân và tùy theo đánh giá của bác sĩ.

Trên thực tế, điều trị không phải bao giờ cũng thành công mà luôn có một tỷ lệ thất bại khoảng 10-20%. Trong trường hợp đó, bác sĩ sẽ đổi phác đồ hoặc yêu cầu cấy vi khuẩn để có lựa chọn chính xác.

Bệnh nhân cần hợp tác và theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để có kết quả tốt nhất.

Thân chào.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3623 Những Cơn Đột Qụy Thầm Lặng

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 06 Tháng 12 2016 - 11:12 AM trong Tổng quát

Đột qụy là nỗi lo sợ chung của nhiều người. Nếu không tử vong, đột qụy có thể để lại di chứng là những tổn thương dai dẳng và khó hồi phục. Do đó, việc  nhận diện sớm những dấu hiệu cảnh báo và đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời là vô cùng quan trọng. Các dấu hiệu dễ nhận biết của đột qụy thường được nhắc đến trong từ gợi nhớ là FAST (xệ mặt, tay tê yếu, khó nói). Ngược lại, một số bệnh nhân có thể có đột qụy mà không hề có những dấu hiệu báo động này. Họ có thể không biết hoặc không nhớ vì những triệu chứng trong trường hợp này rất mơ hồ và khó nhận biết: Đó là những cơn đột qụy thầm lặng. Thật đáng tiếc là dù diễn tiến thầm lặng, những cơn đột qụy này vẫn gây nên những tổn thương không hồi phục cho bộ não.

 

Nếu bị đột qụy hơn 1 lần dù là dạng thầm lặng, bạn có thể có vấn đề về suy nghĩ và về trí nhớ. Các cơn đột qụy thầm lặng cũng có thể dẫn đến những cơn đột qụy nặng nề hơn.

Phát hiện đột qụy thầm lặng

Nếu bạn bị đột qụy thầm lặng, có thể bạn sẽ không biết cho đến khi đi chụp cắt lớp não  và phần não tổn thương được nhận ra. Bạn có thể gặp chút vấn đề về trí nhớ hoặc thấy khó khăn khi đi lại. Bác sĩ có thể nhận ra những biểu hiện của đột qụy mà không cần làm thêm bất kỳ xét nghiệm nào.

Khác biệt với thiếu máu não

Như những cơn đột qụy thông thường, đột qụy thầm lặng thường gây ra do tắc mạch bởi những cục máu đông trong não bộ không tan.

Các cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), hay được gọi là đột qụy nhỏ (mini-troke) gây ra do những cục máu đông tự tan trong 5 phút hoặc ít hơn. Khác với những cơn đột qụy thầm lặng, các cơn thiếu máu não thoáng qua không gây ra thương tổn lâu dài ở não. Trên lâm sàng, các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua cũng giống như một cơn đột qụy điển hình như sau:

  • Một bên mặt bị xệ xuống hoặc có cảm giác tê
  • Bị yếu hoặc tê ở một cánh tay hoặc một chân
  • Nói lắp hoặc nói lời khó hiểu
  • Chậm hiểu, khó khăn trong giao tiếp
  • Lơ mơ đột ngột
  • Đột ngột mất thăng bằng hoặc mất sự phối hợp các bộ phận trong cơ thể
  • Đột ngột đau đầu dữ dội

Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào như trên, hãy gọi ngay cấp cứu, thậm chí dù triệu chứng biến mất sau vài phút. Như những cơn đột qụy, cơn thiếu máu não thoáng qua là tình huống cấp cứu và cần được điều trị sớm.

Cơn đột qụy thầm lặng thường xảy ra hơn bạn nghĩ

Một nghiên cứu trên những người trung niên, không có biểu hiện đột qụy rõ rệt, cho thấy có khoảng 10% có tổn thương não do đột qụy dù họ không biết. Các yếu tố như: cao huyết áp và nhịp tim không đều, làm tăng nguy cơ đột qụy.

Tổn thương não do đột qụy là vĩnh viễn, nhưng việc điều trị có thể khôi phục những chức năng đã bị suy yếu nhờ vào sự hoạt động của vùng não khác.

Các thói quen tốt có thể giúp phòng ngừa đột qụy

Những thói quen có lợi cho sức khỏe có thể giúp bạn giảm nguy cơ đột qụy và bệnh lý tim mạch:

  • Theo dõi và kiểm soát huyết áp
  • Theo dõi và kiểm soát mỡ máu
  • Kiểm soát đường huyết
  • Bỏ hút thuốc
  • Có chế độ ăn kiêng hợp lý, ăn nhiều trái cây tươi, rau củ và tất cả các loại hạt. Loại bỏ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối và đường
  • Tập thể dục đều đặn
  • Giữ cân nặng cơ thể lý tưởng

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3664 Bé bị đau bụng đi ngoài phải làm sao?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 04 Tháng 7 2017 - 09:15 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI:
Xin hỏi Bác Sĩ, con tôi sinh năm 2004, cháu bị virus HP, đã điều trị nhưng không hết. Cháu thỉnh thoảng bị đau bụng ở phần thượng vị, thỉnh thoảng đau cầu nhưng khi vào toilet thì không đi được, đôi khi đi cầu ngày 2 hoặc 3 lần, lúc phân lỏng, lúc bón. Xin hỏi Bác Sĩ con tôi có bị đại tràng không và điều trị như thế nào. Có cần nội soi đại tràng không hay phải làm các xét nghiệm gì để tìm ra bệnh, ở tuổi cháu nếu nội soi đại tràng có được không. Xin cảm  ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Rất tiếc là chỉ bằng vài dòng mô tả đơn sơ, không có bác sĩ nào có thể đưa ra một chẩn đoán xác định cho bạn cả. Một vài thông tin có thể tạm khẳng định như sau :
1.Nếu cháu có HP và có đau thượng vị, bạn nên tìm cách điều trị dứt hẳn cho cháu. Tình trạng viêm lâu ngày do HP có thể dẫn đến teo niêm mạc, rất khó hồi phục về sau. Các bác sĩ chuyên khoa có thể phải dùng những phác đồ mạnh hoặc cần đến kháng sinh đồ, ngưng luôn luôn có cách giải quyết. Bạn đừng bỏ qua nhé.
2.Tình trạng rối loạn tiêu hóa bạn mô tả có thể là biểu hiện của bệnh đại tràng, nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiễm HP. Bạn nên giải quyết vấn đề HP trước, có thể các triệu chứng này sẽ cải thiện. Nếu không cải thiện, lúc đó sẽ cân nhắc đến khả năng điều trị đại tràng.
3.Bạn cần làm các xét nghiệm máu tổng quát và xét nghiệm phân để tìm máu và các ký sinh trùng đường ruột. Riêng về nội soi, ở tuổi cháu vẫn có thể làm nội soi tuy chúng tôi cho rằng hiện tại vẫn chưa có chỉ định. Chỉ sau khi tiệt trừ HP, xét nghiệm và điều trị rối loạn tiêu hóa luông đem lại kết quả, nội soi có thể chỉ định để tìm tổn thương.
Thân chào.

CÂU HỎI:

Xin hỏi Bác Sĩ, con tôi sinh năm 2004, cháu bị virus HP, đã điều trị nhưng không hết. Cháu thỉnh thoảng bị đau bụng ở phần thượng vị, thỉnh thoảng đau cầu nhưng khi vào toilet thì không đi được, đôi khi đi cầu ngày 2 hoặc 3 lần, lúc phân lỏng, lúc bón. Xin hỏi Bác Sĩ con tôi có bị đại tràng không và điều trị như thế nào. Có cần nội soi đại tràng không hay phải làm các xét nghiệm gì để tìm ra bệnh, ở tuổi cháu nếu nội soi đại tràng có được không. Xin cảm  ơn bác sĩ.

 

TRẢ LỜI:

Chào bạn,Rất tiếc là chỉ bằng vài dòng mô tả đơn sơ, không có bác sĩ nào có thể đưa ra một chẩn đoán xác định cho bạn cả. Một vài thông tin có thể tạm khẳng định như sau :

1.Nếu cháu có HP và có đau thượng vị, bạn nên tìm cách điều trị dứt hẳn cho cháu. Tình trạng viêm lâu ngày do HP có thể dẫn đến teo niêm mạc, rất khó hồi phục về sau. Các bác sĩ chuyên khoa có thể phải dùng những phác đồ mạnh hoặc cần đến kháng sinh đồ, ngưng luôn luôn có cách giải quyết. Bạn đừng bỏ qua nhé.

2.Tình trạng rối loạn tiêu hóa bạn mô tả có thể là biểu hiện của bệnh đại tràng, nhưng cũng có thể là triệu chứng của nhiễm HP. Bạn nên giải quyết vấn đề HP trước, có thể các triệu chứng này sẽ cải thiện. Nếu không cải thiện, lúc đó sẽ cân nhắc đến khả năng điều trị đại tràng.

3.Bạn cần làm các xét nghiệm máu tổng quát và xét nghiệm phân để tìm máu và các ký sinh trùng đường ruột. Riêng về nội soi, ở tuổi cháu vẫn có thể làm nội soi tuy chúng tôi cho rằng hiện tại vẫn chưa có chỉ định. Chỉ sau khi tiệt trừ HP, xét nghiệm và điều trị rối loạn tiêu hóa luông đem lại kết quả, nội soi có thể chỉ định để tìm tổn thương.

Thân chào.





#3625 Trước nội soi cần chuẩn bị những gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 08 Tháng 12 2016 - 10:52 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Xin hỏi Bác Sĩ khi nội soi dạ dày thì cần chuẩn bị những gì ạ? Em lúc trước bị nhịp nhanh kịch phát trên thất đã cắt đốt thì có thể nội soi tiền mê không ạ? Em xin cảm ơn ạ.

TRẢ LỜI

Chào em,

Để nội soi dạ dày, việc chuẩn bị không có gì phức tạp. Em chỉ cần nhịn đói khoảng 6 giờ trước khi soi. Nếu khát nước, em có thể uống vài ngụm nước nhỏ nhưng nên tuyệt đối ngưng 2 giờ trước soi.

Một số người nghi có hẹp đường tiêu hóa hay có chậm thoát thức ăn qua dạ dày có thể phải nhịn đến 12 giờ.

Mặt khác, nếu dự định tầm soát HP qua nội soi, em cần ngưng các loại kháng sinh và các thuốc ức chế tiết acid 2 tuần trước soi để đảm bảo độ chính xác. Tốt nhất, em nên thông báo với đơn vị soi về những thuốc đang dùng.

Vấn đề loạn nhịp của em không phải là chống chỉ định cho gây mê, nhất là khi nó đã được điều trị. Tuy nhiên, em cần thông bào chi tiết cho bác sĩ gây mê để có tiên lượng và xử trí phù hợp khi có tai biến.

Chúc em khỏe

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin





#3595 Điều trị HP

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 18 Tháng 10 2016 - 09:30 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Kính thưa Bác sỹ! Tôi hay đau âm ỉ vùng bụng, không muốn ăn vì toàn bị ợ hơi, bụng nóng cồn cào, cổ họng thì lúc nào cũng đau, ngứa rất khó chịu! Tôi đi nội soi dạ dày và được kết quả là viêm dạ dày do tràn ngược dịch mật, HP âm tính, BS có kê đơn điều trị một tuần nhưng tôi thấy ngày càng nặng hơn, tôi ăn được rất ít và rất khổ sở, khó ở sau khi ăn! Sau đó tôi lại đi đến một nơi uy tín khác để khám lại, kết quả nội soi tôi dương tính với HP và nấm ở dạ dày và thực quản, không nói gì đến tràn ngược dịch mật! Tôi thực sự băn khoăn vì hai kết quả nội soi cách nhau đúng 1 tuần lại khác hẳn nhau! Sau đó BS cho tôi điều trị HP trước trong 2 tuần rồi nghỉ 3 tuần mới điều trị nấm! Thực sự tôi thấy hoang mang không hiểu mình đã điều trị đúng hướng chưa? Hiện tôi đã xong hai tuần điều trị HP, người rất mệt mỏi, tình trạng cơ thể vẫn vậy! Tôi rất mong nhận được sự tư vấn của Bác sỹ về ba vấn đề:

  1. Vì sao có thể có hai kết quả khác nhau như vậy trong một tuần ạ?
  2. Sau 3 tuần này thì tôi có cần nội soi lại không, và điều trị nấm cơ thể có mệt không ạ?
  3. Tôi ăn chất đạm vào thì rất buồn nôn, người nhức nhối nhưng không bị nôn, sau vài tiếng đi lai nhẹ nhàng cảm giác đó hết dần vậy thì tôi có nên cố ăn không ạ?

Tôi rất mong sớm được BS trả lời! Cảm ơn BS rất nhiều!

TRẢ LỜI

Xin chào bạn,

Chúng tôi rất tiếc vì những gì bạn đã trải qua. Tuy khó tin, nhưng những trường hợp như bạn không phải là hiếm và việc chậm chẩn đoán hay sót chẩn đoán là có, tuy có những lý do của nó.

1. Vì sao có thể có hai kết quả khác nhau như vậy trong một tuần?

Một người bình thường sẽ khẳng định ngay là không thể và chắc chắn là có một trong hai bác sĩ đã chẩn đoán sai. Trên thực tế, vấn đề không đơn giản như vậy và có nhiều khả năng có thể xảy ra.

a. Về vấn đề HP:

Bạn có thể có nhiễm HP trong lần soi đầu tiên. Bác sĩ soi đã không phát hiện được HP. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra và không phải lỗi hoàn toàn do bác sĩ . Một số lý do thường gặp:

Trước lần soi thứ nhất, bạn đã có dùng thuốc. Các thuốc như ức chế bơm proton, các thuốc kháng sinh có đặc tính tạm thời ức chế hoạt động của vi khuẩn HP, gây kết quả âm tính giả khi làm thử nghiệm urease nhanh để phát hiện HP qua nội soi. Vì thế, trước khi nội soi, các bác sĩ thường hỏi bệnh nhân đã uống thuốc gì. Đáng tiếc, nhiều bệnh nhân vì ngại hoặc vì không nhớ mà không thông báo cfho bác sĩ. Trong những trường hợp này, kết quả HP âm tính là không chính xác. Thông thường, sau khi ngưng kháng tiết khoảng 2 tuần, kháng sinh khoảng 4 tuần thì test sẽ dương tính trở lại. Có thể thời gian này trùng hợp với lần nội soi thứ 2 nên bác sĩ xác định là có HP.

Một số trường hợp khác, HP chỉ phát triển từng khúm ở niêm mạc. Việc sinh thiết không đúng chỗ có thể đem lại kết quả âm tính giả. Cần biết là độ nhạy của test urease nhanh chỉ khoảng 90%, tức là có 10% số bệnh nhân bị chẩn đoán sót như bạn.

Một khả năng khác cũng hiếm gặp nhưng là thực tế ở nước ta. Có thể lần soi đầu tiên bạn đúng là không bị nhiễm HP nhưng do việc khử khuẩn thiết bị không đảm bảo, bạn có thể bị nhiễm HP từ bệnh nhân soi trước đó. Chỉ sau vài ngày hoặc vài tuần, việc soi lại và làm test nhanh urease sẽ cho thấy dương tính như trong lần soi thứ 2.


b. Về vấn đề dịch mật:

Việc trào ngược dịch mật có thể xác định khi quan sát trong quá trình nội soi. Dịch mật nói chung chỉ tồn tại ở ruột. Nếu quan sát thấy dịch mật hoặc thấy nhu động đẩy dịch mật vào trong dạ dày, thì việc xác định trào ngược dịch mật là đúng. Chẩn đoán này có thể xem lại được bằng các hình chụp nội soi hoặc xem DVD quay phim quá trình soi. Ở đây có 2 điểm chúng tôi cần lưu ý với bạn. Trước hết, việc trào ngược dịch mật không phải liên tục mà chỉ xảy ra từng đợt. Trong nhiều trường hợp, nếu bác sĩ soi không thấy dịch mật và không thấy nhu động bất thường thì hoàn toàn có thể bỏ sót chẩn đoán này. Chúng tôi cho rằng lần soi thứ hai đã bỏ sót vấn đề này, vì nó không xảy ra trong lúc soi. Mặt khác, trào ngược dịch mật tuy có nhưng chưa hẳn là tác nhân chính gây ra viêm dạ dày. Khi có sự hiện diện của HP, rất có thể HP là nguyên nhân chính còn dịch mật chỉ có vai trò phụ.

c. Về vấn đề nấm:

Tổn thương nấm trong thực quản thường rõ ràng và ít khi bị bỏ sót. Việc bác sĩ soi lần 1 không thấy có thể do tổn thương không rõ ràng và trở nên nặng hơn sau đó. Chúng tôi không rõ khoảng cách giữa hai lần soi là bao lâu nhưng 3 tuần đủ để có khá nhiều thay đổi xảy ra. Một lần nữa, việc xem lại các hình ảnh có thể giúp đánh giá quá trình thay đổi này. Cũng cần lưu ý là việc chẩn đoán nấm thường dựa vào xét nghiệm tìm nấm qua sinh thiết. Nếu bác sĩ soi thiếu kinh nghiệm, có thể nhầm một vài gel , giả mạc là tổn thương nấm.

Đánh giá chung của chúng tôi là tổn thương được đánh giá qua hai lần nội soi là phù hợp với nhau, cũng như phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng : viêm dạ dày. Vấn đề ở đây là hai bác sĩ soi không thông nhất với nhau về nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm này. Với các thông tin mà bạn cung cấp, không có khả năng xác định được sai sót xảy ra ở khâu nào tuy vi khuẩn HP nhiều khả năng là tác nhân gây bệnh chủ yếu.

2. Sau 3 tuần này thì tôi có cần nội soi lại không, và điều trị nấm cơ thể có mệt không ạ?

Về nguyên tắc, không có chỉ địn h soi để đánh giá kết quả điều trị trừ khi có lý do tin rằng lần nội soi trước cung cấp kết quả không phù hợp. Riêng cho trường hợp, chúng tôi cũng không cho là nên soi lại.

Việc đánh giá kết quả điều trị HP nên được thực hiện bằng test hơi thở. Đánh giá điều trị nấm có thể bằng cách tìm nấm trong phân.Thuốc điều trị nấm thường dùng là Fluconazol không gây mệt mỏi, có thể gây nhức đầu, buồn ói, đau bụng hay tiêu chảy.

3. Có thể là trùng hợp nhưng bạn chú ý là đạm có thể có nhiều nguồn gốc từ động vật, thực vật hay thức ăn tổn hợp. Đạm động vật cũng có thể có nhiều nguồn từ thịt cá các loại. Việc cung cấp đạm thiết yếu là một phần cơ bản trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày và bạn nên cố gắng giữ. Vấn đề ở đây chưa chắc là do bản chất đạm mà có thể do vấn đề khẩu vị và cách chế biến, đặc biệt ở người bệnh viêm dạ dày. Hy vọng là sau khi điều trị khỏi viêm dạ dày thì tình trạng buồn nôn này sẽ cải thiện theo.

Chúc bạn mau khỏe!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3563 Hay bị chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu,...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 29 Tháng 8 2016 - 08:33 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Con rất hay bị chóng mặt, hoa mắt, có thể sau khi đứng lên gấp, hay bị nhức đầu, có khi nhức cả ngày không hết. Mẹ con có nói do con ngủ không đủ vì con thức khuya dậy sớm đi học. Tuy nhiên dạo gần đây con hay mệt mỏi sau khi ngủ dậy, ăn sáng xong cảm thấy người nôn nao, sau các bữa ăn khác cũng vậy, có cảm giác buồn nôn. Ra gió lạnh con cảm thấy lạnh nhưng mồ hôi lại túa ra rất nhiều. Ban đầu con nghĩ do trúng gió nhưng thường khi trúng gió xong con sẽ bị cảm hoặc nôn hết 1 lần chứ không bị dai dẳng. Ngoài ra khi ăn thỉnh thoảng con cũng hay bị nghẹn. Con ăn uống khá khoa học, lựa chọn thực phẩm sạch và lành mạnh, tập thể dục đều đặn nữa ạ. Con mong bác sĩ tư vấn cho con trong thời gian sớm nhất. Con xin cám ơn ạ!

TRẢ LỜI

Chào cháu,
Tất cả những triệu chứng mà cháu mô tả đều khá mơ hồ, thuộc về nhóm biểu hiện toàn thân và gần như có thể gặp trong bất kỳ bệnh lý nào của cơ thể. Mặt khác, chúng cũng là những biểu hiện phổ biến của những trường hợp có thay đổi về sinh lý, mà không phải là bệnh lý. Những ví dụ thường gặp có thể kể như thiếu ngủ, ăn uống kém, làm việc quá sức v.v...

Nói cách khác,  các triệu chứng trên không thể giúp  gợi ý được là cháu có bệnh hay không bệnh và nếu bệnh là bệnh ở đâu . Cháu cần gặp bác sĩ để có hỏi bệnh chi tiết và khám cụ thể để có hướng chẩn đoán. Trường hợp của cháu khó có thể giúp được từ xa cháu ạ.

Thân chào
Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3587 8 Tác Nhân Làm Tổn Thương Thận

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 05 Tháng 10 2016 - 10:18 AM trong Tổng quát

1. Thịt đỏ

Với một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh thì protein là thành phần thiết yếu. Tuy nhiên, với người có thận hoạt động không tốt, chế độ ăn giàu protein, nhất là protein có nguồn gốc từ thịt đỏ có thể gây hại cho thận. Hãy tư vấn với bác sĩ, có thể bạn cần một lượng nhỏ protein loại khác có nguồn gốc từ trứng, cá hoặc các loại đậu.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_grilled_str

 

2. Muối

Ở vài người, ăn quá nhiều muối sẽ gây tăng protein niệu và làm suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, có thể gây sỏi thận với các triệu chứng như buồn nôn, đau quặn và tiểu khó.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_man_hand_re

 

3. Hút thuốc

Hút thuốc sẽ làm bệnh lý cao huyết áp và đái tháo đường nặng thêm. Hai bệnh mãn tính này là nguyên nhân chính gây bệnh thận. Mặt khác, thuốc lá còn làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm giảm tuần hoàn máu đến thận và gây hại cho thận với những người có bệnh lý thận từ trước.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_woman_smoki

 

4. Bia rượu

Người uống nhiều bia rượu có nguy cơ tăng gấp đôi bệnh thận. Hoặc trường hợp uống nhiều bia rượu trong vòng 2 giờ thì đôi lúc có thể dẫn đến bệnh thận cấp tính. Đây là trường hợp khá nặng, người bệnh có thể cần được chạy thận nhân tạo.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_young_man_d

 

5. Sodas

Nếu bạn uống nước sodas dành cho người ăn kiêng nhiều hơn 2 lần/ ngày thì có nguy cơ bị bệnh thận nhiều hơn. Trong một nghiên cứu cho thấy, thức uống này làm suy giảm 30% chức năng thận ở phụ nữ sau 20 năm. Những thức uống ngọt khác thì không gây tác hại như vậy.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_couple_eati

 

6. Mất nước

Thận cần nước để hoạt động. Nếu không đủ nước, nhất là trường hợp này xảy ra thường xuyên thì thận dễ bị tổn thương. Và có bằng chứng cho rằng, uống nước giúp giảm nguy cơ bị bệnh thận.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_sweating_yo

 

7. Thuốc giảm đau

Nếu dùng thường xuyên với số lượng lớn các thuốc giảm đau như acetaminophen, aspirin, ibuprofen có thể gây tổn thương thận. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn từ chối chúng hoàn toàn. Hãy tư vấn với bác sĩ về các thuốc đang dùng và liều lượng khi cần thay thế bằng một loại thuốc khác.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_ibuprofen_p

 

8. Thuốc gây nghiện

Các thuốc gây nghiện như cocaine, heroin hoặc methamphetamine có thể gây tổn thương thận ở nhiều dạng khác nhau. Vài loại có thể làm huyết áp cao, một số thì gây bệnh thận.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_cocaine_lin

 

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3642 Ợ dịch chua có tia máu, có nên nội soi lại?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 15 Tháng 2 2017 - 09:04 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Kính thưa Bác sĩ, em tên Minh, 25 tuổi, hiện đang sống và làm việc tại Pháp. Tháng 3/2013, em có đi nội soi ở Việt Nam thì kết quả là viêm xung huyết dạ dày HP âm tính (em chỉ đi tầm soát vì em không có triệu chứng gì đặc hiệu). Sau đó em sang Pháp sinh sống đến tháng 8/2015, do cảm thấy nóng rát thượng vị nên em đã đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá và đã được nội soi và sinh thiết với kết quả là không có gì bất thường, không viêm, không loét, kết quả xét nghiệm H.pylorie cũng là âm tính và các kết quả sinh thiết cung không có gì bất thường. Vì vậy bác sĩ tiêu hoá nói với em là có thể dạ dày của em nhạy cảm với acid dịch vị và cũng không cho thuốc uống chỉ dặn tránh đồ chua cay nóng. Tháng 12/2016 em có đi khám sức khoẻ định kỳ thử máu thì các chỉ số đều nằm trong mức bình thường. Đầu tuần này tháng 1/2017, do ko ăn sáng nên đến trưa em ợ chua và em nhổ dịch chua ra thì thấy có tia máu như trong hình đính kèm. (tia máu nhỏ có màu nâu đen). sau đó em theo dõi 3 - 4 ngày hôm sau cứ mỗi buổi trưa trc khi ăn em cố ợ ra dịch chua đó và thấy vẫn có tia máu. (Có thể trc đây em chưa bào giờ cố tình ợ ra dịch chua để kiểm tra nên không biết ). Dịch chua màu trong, có tí bọt trắng nhưng luôn luôn đi kèm tia máu. Em hiện đang rất hoang mang lo sợ mình bị loét, ung thư hay gì đó.

Xin hỏi Bác sĩ trường hợp em có một ít tia máu trong dịch dạ dày như thế (do niêm mạc dạy dày bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị) có bình thường không ạ? (em không có bất cứ một triệu chứng nào khác, ăn uống sinh hoạt vẫn bình thường). Bên cạnh đó, em có nên đi nội soi lại không? (lần nội sôi gần nhất cách đây 1,5 năm). Cảm ơn Bác sĩ!

TRẢ LỜI

Chào em,

Em là một thanh niên, điều kiện sức khỏe chắc chắn là tốt hơn các chú bác râu ria rậm rạp, nên không cần phải nghiêm trọng hóa vấn đề như thế. Qua những thông tin mà em cung cấp, chúng tôi xin có một vài góp ý như sau:

  1. "... Tháng 3/2013, em có đi nội soi ở Việt Nam thì kết quả là viêm xung huyết dạ dày HP âm tính (em chỉ đi tầm soát vì em không có triệu chứng gì đặc hiệu). Sau đó em sang Pháp sinh sống đến tháng 8/2015, do cảm thấy nóng rát thượng vị nên em đã đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá và đã được nội soi và sinh thiết với kết quả là không có gì bất thường, không viêm, không loét, kết quả xét nghiệm H.pylorie cũng là âm tính và các kết quả sinh thiết cung không có gì bất thường. Vì vậy bác sĩ tiêu hoá nói với em là có thể dạ dày của em nhạy cảm với acid dịch vị và cũng không cho thuốc uống chỉ dặn tránh đồ chua cay nóng. Tháng 12/2016 em có đi khám sức khoẻ định kỳ thử máu thì các chỉ số đều nằm trong mức bình thường...."
    Toàn bộ đoạn này chỉ nói lên một điều : em chẳng có bệnh gì nghiêm trọng ở dạ dày. Đặc biệt, ở tuổi 25 và không có triệu chứng gì đặc hiệu, chúng tôi thực sự không nghĩ là nên tầm soát bất cứ vấn đề gì về đường tiêu hóa, trừ khi có một lý do nào khác rõ ràng hơn, mà em không muốn nói ra đây. Dù sao đi nữa, 2 lần nội soi này đều ghi nhận không có gì nghiệm trọng. Enm cũng nên biết là " viêm dạ dày xung huyết...." có thể chỉ  là một vấn đề thoáng qua, xảy ra sau khi uống vài ly rượu, hoặc vài viên thuốc giảm đau và nếu không có triệu chứng, không nhất thiết phải điều trị. Đặc biệt, một số cơ sở nội soi có thể đánh giá hơi quá mức những hình ảnh quan sát được và nghi ngờ viêm xung huyết cho nhiều bệnh nhân ... vốn không có bệnh ! Điều đó phần nào giải thích tại sao có kết quả khác nhau giữa hai lần soi.
  2. "Đầu tuần này tháng 1/2017, do ko ăn sáng nên đến trưa em ợ chua và em nhổ dịch chua ra thì thấy có tia máu như trong hình đính kèm. (tia máu nhỏ có màu nâu đen). sau đó em theo dõi 3-4 ngày hôm sau cứ mỗi buổi trưa trc khi ăn em cố ợ ra dịch chua đó và thấy vẫn có tia máu. (Có thể trc đây em chưa bào giờ cố tình ợ ra dịch chua để kiểm tra nên không biết ). Dịch chua màu trong, có tí bọt trắng nhưng luôn luôn đi kèm tia máu. Em hiện đang rất hoang mang lo sợ mình bị loét, ung thư hay gì đó....".
    Việc cố ợ ra dịch chua thật sự là không cần thiết. Thỉnh thoảng ăn trễ hay quên ăn, hoặc uống vài ly rượu, hoặc ăn thức ăn không tốt ... có thể làm người ta khó chịu, khó tiêu, ợ hay nôn một vài ngày. Cách xử trí đúng nhất trong những trường hợp này là khôi phục chế độ ăn bình thường , đúng giờ, đúng chất và hạn chế bia rượu, thuốc giảm đau hay bất kỳ tác nhân nào ảnh hưởng đến dạ dày. Kèm theo, có thể sử dụng các loại thuốc trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc có thể mua không cần toa. Các thuốc thường dùng là Pepsan, Mylanta, Phosphalugel, PeptoBismol v.v....Thường thì triệu chứng sẽ giảm đi và mất sau vài ngày. Nếu không, cần khám bác sĩ thêm.
    Vài tia máu nhỏ trong dịch vị khi cố ợ ra dịch chua là phổ biến và chẳng có ý nghĩa gì. Chúng thường có nguồn gốc từ hầu họng do niêm mạc vùng này không được bảo vệ với dịch acid trào lên từ dịch vị. Mặt khác, tác động cơ học của việc " ... cố ợ" càng làm dễ xuất hiện các tổn thương niêm mạc ở vùng này.

Tóm lại, với những gì mà em mô tả, chúng tôi chẳng thấy gì gợi ý đến ung thư hay loét và nội soi hoàn toàn không có chỉ định . Chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa là tuy nội soi dạ dày khá an toàn nhưng vẫn có một tỷ lệ tai biến . Ở nước ngoài, nội soi chỉ được chỉ định khi thật sự cần thiết. Trong trường hợp của em, có thể đã có dấu hiệu của sự lạm dụng kỹ thuật không cần thiết. Điều đó làm tăng chi phí y khoa và tăng rủi ro y khoa cho em.

Thân chào,

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

 




#3553 Lách to và nhiễm HP...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 08 Tháng 8 2016 - 10:07 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ, ông xã em hiện 44 tuổi. Đi siêu âm Bác sĩ bảo lách to nhẹ 51^117mm và cho xét nghiệm máu và gan tổng quát thì kết quả bình thường nhưng phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày. Cho em hỏi lách to và vi khuẩn HP có liên quan nhau không và trường hợp này cần phải làm gì. Cám ơn Bác sĩ.

TRẢ LỜI

Chào em,

Lách to và nhiễm HP không liên quan, là 2 vấn đề riêng biệt. Do đó, cần tách biệt 2 chuyện này.

  1. Đối với nhiễm HP : điều trị theo phác đồ.
  2. Đối với lách to : cần theo dõi thêm. Cũng cần chú ý là con số mà em cung cấp vẫn nằm trong giới hạn bình thường  nên việc xác định lách có to thật sự không vẫn là một câu hỏi.

Nếu bệnh nhân có triệu chứng, nên tiếp tục kiểm tra để tìm nguyên nhân lách yo.

Nếu bệnh nhân không có triệu chứng gì thì nên kiểm tra lại siêu âm sau 1 tháng.

Chúc em khỏe. Thân mên!

Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3627 Có quá mức nhiễm xạ?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 09 Tháng 12 2016 - 09:41 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Kính chào bác sỹ! Ngày 30/11/2016 em được chỉ định chụp vú bằng phương pháp mammography, chụp 4 phim. Ngày 01/12/2016 em lại được chỉ định chụp tiếp 2 phim vùng xương thắt lưng (1 phim thẳng, 1 phim nghiêng). Trong vòng 2 ngày liên tiếp em chụp tất cả 6 phim xquang. Vậy em có bị nhiễm xạ quá mức cho phép và có nguy hiểm cho sức khoẻ sau này không ạ? Hiện em đang rất hoang mang và lo lắng. Em mong nhận được câu trả lời sớm của bác sỹ ạ. Em cảm ơn rất nhiều!

TRẢ LỜI

Chào em,

Với số phim như em kể, em không có rủi ro hay nguy hiểm về vấn đề nhiễm xạ. Các chỉ định X quang chẩn đoán này vẫn là an toàn rm nhé.

Thân mến,

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3522 Câu hỏi về Virut viêm gan C

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 09 Tháng 5 2016 - 08:11 AM trong Tổng quát

Câu Hỏi

Chào bác sĩ xin bác sĩ tư vấn giúp mẹ tôi năm nay 50 tuổi bị viêm gan virut C type 2 điều trị 6 tháng với thuốc chích với uống ribavirin .

Đã điều trị xong và xét nghiệm điều dưới ngưỡng phát hiện . nhưng sau khi điều trị mẹ tôi vẫn còn cảm thấy hơi sốt và nóng trong người .

Vậy tôi hỏi 1, thuốc điều trị viêm gan c bao lau mới thải ra khỏi cơ thể và trở về bình thường 2, tỷ lệ khỏi bệnh là bao nhiêu .

Cám ơn nhiều . Trân trọng !

( Trần Anh )

Trả Lời

Xin chào bạn,

Tuy thông tin không rõ nhưng do bạn có đề cập đến thuốc chích, chúng tôi đoán là mẹ bạn được điều trị bằng phác đồ Peg-Interferon kết hợp với Ribavirin.

Đây là phác đồ điều trị đã có từ hơn 10 năm trước, có tác dụng tốt nhưng không hoàn toàn hiệu quả trên mọi bệnh nhân. Kết quả điều trị thành công vào khoảng 50-70% tùy theo kiểu gen của virus gây bệnh. Sau điều trị thành công, vẫn có một tỷ lệ nhỏ tái phát khoảng 5%.

Gần đây, có những thuốc mới giúp điều trị thành công đến 99% trong thời gian ngắn từ 8-24 tuần, ngay cả với kiểu gen 1, loại khó điều trị nhất. Tuy nhiên, chi phí cho các thuốc này là rất cao, có thể lên đến 100.000 usd cho một đợt điều trị. Ở Việt Nam đã có một số thuốc dạng generic có nguồn gốc từ Ấn độ với chi phí thấp hơn.

Trở lại vấn đề tác dụng phụ do thuốc. Peg-Interferon có thời gian bán hủy khoảng 40 giờ nên thuốc sẽ nhanh chóng biến mất vài ngày sau khi dùng thuốc. Đối với Ribavirin dùng kéo dài, thời gian bán hủy của thuốc là 12 ngày. Tuy nhiên, ngay cả khi thuốc đã lọc ra từ máu thì vẫn cón một lượng lớn Ribavirin còn tồn tại ngoài mạch máu.

Lượng Ribavirin này có thể tồn tại kéo dài đến 6 tháng và có thể giải thích vì sau bệnh nhân vẫn cảm thấy mệt mỏi khó chịu kéo dài sau khi ngưng thuốc.

 

Thân chào

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Hình gửi kèm thu nhỏ

  • icon quang cao thương hieu.png



#3608 Nên Làm Gì Khi Bị Ngộ Độc Thực Phẩm?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 04 Tháng 11 2016 - 09:27 AM trong Tổng quát

Bạn nên gọi ngay cấp cứu nếu: Nghi ngờ ngộ độc thực phẩm do hải sản hoặc nấm và khi người bệnh bị mất nước trầm trọng.

 

1. Kiểm soát nôn ói

 

How-to-get-rid-of-nausea-naturally.jpg

 

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

  • Tránh ăn những thực phẩm cứng cho đến khi hết ói. Sau đó ăn những thực phẩm mềm, nhẹ như bánh mặn, chuối, cơm hoặc bánh mì.
  • Hớp từng ngụm chất lỏng có thể đỡ hơn
  • Không ăn các loại thực phẩm chiên, béo, cay hoặc ngọt.
  • Không uống thuốc chống ói hoặc cầm tiêu chảy mà không có chỉ định của bác sĩ . Một vài dạng tiêu chảy có thể diễn tiến nặng thêm khi dùng thuốc này. Trường hợp người bệnh có nguy cơ mất nước thì bác sĩ sẽ cho dùng thuốc chống ói.

2. Ngăn sự mất nước

 

Dehydration.png

 

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

  • Bổ sung nước. Ban đầu có thể hớp từng ngụm nhỏ rồi dần dần uống nhiều hơn.
  • Nếu ói và tiêu chảy kéo dài quá 24 tiếng, nên uống dung dịch bù nước và điện giải.

3. Đi khám

 

FP.GP_.14.jpg

 

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Đến gặp bác sĩ ngay nếu triệu chứng kéo dài quá 3 ngày và kèm theo:

  • Đau bụng dữ dội
  • Sốt
  • Phân có máu hoặc đen sẫm
  • Ói liên tục hoặc có máu
  • Dấu hiệu mất nước như, miệng khô, tiểu ít, choáng váng, mệt mỏi, tăng nhịp tim hoặc nhịp thở.

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3658 Viêm gan siêu vi B cần tuyệt đối chú ý những gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 15 Tháng 6 2017 - 09:47 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI:
KhamOnline ơi nếu mắc bệnh viêm Gan siêu vi B thì nên chú ý những gì ạ?

viem-gan-B.jpg

TRẢ LỜI:
Chào em,
Em cần chú ý những điều sau để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh một cách tốt nhất:
• Ăn uống hợp lý: Đủ chất dinh dưỡng, cân đối và đa dạng. Chú ý ăn đủ đạm, hạn chế chất béo, giảm muối và uống nhiều nước.
• Vận động: có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực huyền. Tuy nhiên không nên tập luyện quá sức.
• Không uống rượu, không hút thuốc lá.
• Thận trọng khi điều trị với các thuốc và các loại thảo mộc. Khi cần sử dụng phải hỏi ý kiến của Bác sĩ.
Chúc em khỏe,
Thân mến.

 

Bác sĩ CKII Trần Ánh Tuyết
Giám Đốc Y Khoa – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

Bác sĩ CKII Trần Ánh Tuyết

Giám Đốc Y Khoa – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#3566 Polyp ở hồi tràng, 8mm...?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 07 Tháng 9 2016 - 10:43 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Em bị Polyp ở hồi tràng 8mm. Bác sĩ bảo khó cắt, vậy cho em hỏi vấn đề này nên giải quyết như thế nào là tốt nhất. Xin cảm ơn Bác sĩ.

TRẢ LỜI

Xin chào em,

Polyp hồi tràng thường là lành tính hoặc đôi khi chỉ là giả polyp do tăng sinh cách nang bạch huyết. Mặt khác, việc các polyp hồi tràng cũng có rủi ro cao hơn do thành ruột non khá mỏng. Do đó, phần lớn các bác sĩ chọn lựa việc sinh thiết để đảm bảo về bản chất lành tính của tổn thương và theo dõi tiếp.

Các polyp hồi tràng phát triển chậm và cũng không dẫn đến biến chứng cơ học như tắc nghẽn hay xuất huyết.

Theo dõi định kỳ bằng nội soi là giải pháp phù hợp nếu bác sĩ nội soi nhận định cắt không an toàn.

Thời gian theo dõi còn tùy thuộc vào kích thước và tính chất giải phẫu bệnh.

Thân chào

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin





Hội thảo chuyên môn

Gửi câu hỏi