Đến nội dung

Hình ảnh

Bệnh Trào Ngược Dạ Dày

nội soi tiêu hóa

  • Vui lòng đăng nhập để trả lời
3 Trả lời cho chủ đề này

#1 dinhduong

dinhduong

    Newbie

  • Newbies
  • Pip
  • 5 Bài viết:

Đã gửi 18 Tháng 12 2014 - 04:22 PM

Chào Bác Sĩ khamonline,

 

 Thưa Bác Sĩ em bị viêm dạ dạy đã hơn 1 năm, uống thuốc rất nhiều, cũng hết rồi lại bị viêm lại. Ban đêm em thường bị đau râm rang vùng bụng, cơ thể thì mệt nhừ, hồi hộp, lo lắng, đặc biệt là khi căng thẳng, lo âu, buồn phiền. Gia đình em có Cậu bị Trào ngược dạ dạy, chị em cũng bị tình trạng như em. Em vừa đi nội soi thì bác sĩ kết luận viêm dạ dạy, và ko có HP. Bác sĩ cho em hỏi, có phải tình trạng của em là Bệnh trào ngược dạ dày không? và bệnh này có chữa khỏi bằng thuốc Tây không thưa Bác Sĩ. Cả nhà em đều bị bệnh này đeo bám mãi, rất khổ sở, mong Bác Sĩ cho em lời khuyên ạ!

Trân trọng cảm ơn Bác Sĩ!



#2 BS YERSIN

BS YERSIN

    Yersin's Doctors

  • Doctors
  • 763 Bài viết:
  • Ngày sinh:1972-12-31

Đã gửi 19 Tháng 12 2014 - 08:53 AM

Em thân mến,

 

Chúng tôi cảm thấy tâm trạng em đang rất lo lắng và có phần nào có các biểu hiện suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh. Trước hết, chúng tôi muốn khẳng định với em là dù là viêm dạ dày hay trào ngược dạ dày thực quản thì đều là những bệnh có thể điều chỉnh được, hoàn toàn không phải là những bệnh nan y như ung thư hay AIDS, cũng không nghiêm trọng như những bệnh mãn tính khác như tiểu đường, suy thận v.v.. Việc điều trị tận gốc, chúng tôi không thể đưa ra ở đây vì cần có cuộc khám bệnh cụ thể, hỏi lại các triệu chứng cũng như xem lại quá trình điều trị của em trước khi đi đến kết luận. Em có thể liên hệ trực tiếp Phòng khám Yersin- Khoa tiêu hóa để được giúp đỡ. Trong khuôn khổ tư vấn qua mạng, chúng tôi chỉ muốn nêu 2 ý kiến có thể giúp đỡ em phần nào.
 
1.Em cần xem lại cách sống và chế độ sinh hoạt của mình:
 
Thật vậy, dù là trào ngược hay viêm dạ dày, việc điều trị thất bại hay kém hiệu quả phần lớn do người bệnh không hiểu được / hay không được giải thích về ảnh hưởng của chế độ sinh hoạt của mình mà chỉ chăm chăm nhìn vào tác dụng của thuốc. Thuốc chỉ là một phần quan trọng trong điều trị, nhưng một mình nó thì nhiều khi không thể hoàn thành được vai trò điều trị. Tình huống rất thường gặp trong cuộc sống như là một người bệnh xơ gan mãi oán trách bác sĩ trị hoài không hết khi mà anh ta chưa bao giờ ngừng uống rượu. Hoặc một người bệnh phổi kinh niên luôn than phiền thuốc không tác dụng dù anh ta chưa bao giờ ngưng thuốc lá. 
 
Chúng tôi rất tiếc là không biết rõ tình hình của em nên không thể xác định cần phải điều chỉnh những gì nhưng ít nhất thì trạng thái tinh thần của em không tốt, phần nào cũng sẽ ảnh hưởng lên các triệu chứng vốn có. Em cần lạc quan hơn và sống khỏe, sống vui hơn thì mới có khả năng trị hết bệnh.
 
2.Em cần hiểu là một số bệnh không thể nào " HẾT" mà người bệnh phải học cách sống chung hòa thuận với những vấn đề của cơ thể mình. Đây là một cách nghĩ rất phổ biến của người bệnh ở Việt Nam ta và là nguyên nhân dẫn đến nhiều cái chết đau lòng. Ví dụ đơn giản cho em hiểu, một bệnh nhân chợt phát hiện cao huyết áp, đi khám bác sĩ và được cho toa uống trong 3 tuần chẳng hạn. Tất nhiên, trong thời gian uống thuốc thì huyết áp sẽ được điều chỉnh rất tốt. Sau 3 tuần đó, bệnh nhân nghiểm nhiên tin là mình đã hết bệnh và ngừng uống thuốc cho đến khi có tai biến xảy ra như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não v.v.v.....Ngày nay, có rất nhiều bệnh thuộc vào nhóm mãn tính và việc điều trị của nó dựa trên các nguyên tắc cơ bản là :
           - Uống thuốc liên tục để giữ cơ thể ở trạng thái bình thường ( huyết áp bình thường, đường huyết bình thường, hô hấp bình thường v.v.v....)
           - Theo dõi liên tục để điều chỉnh thuốc và chế độ sinh hoạt nhằm tránh các đợt cấp tính hay bùng phát
           - Ngăn ngừa biến chứng hoặc phát hiện và điều chỉnh kịp thời các biến chứng
 
Số bệnh như vậy có rất nhiều, có thể đơn cử như suy mạch vành, cao huyết áp, tiểu đường, suy thận, rối loạn mỡ máu, viêm gan siêu vi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh viêm ruột đặc hiệu, thiếu máu tán huyết v.v...Trào ngược dạ dày thực quản cũng là một trong những bệnh có thể cần phải có chiến lược theo dõi và điều trị mãn tính như thế. Việc điều trị đôi khi đơn giản như thay đổi chế độ ăn, cách nằm ngủ nhưng cũng có thể phức tạp hơn như cần uống thuốc kháng bơm proton liều cao mỗi ngày. Điều trị thế nào là phù hợp, phải khám cụ thể mới biết em nhé . Riêng trong trường hợp của em, nếu kết quả nội soi không ghi nhận dấu hiệu trào ngược thì nếu có trào ngược, cũng chỉ ở mức độ nhẹ mà thôi. 
 
Chúc em tìm được phương hướng điều trị thích hợp cho mình
 
TS.BS Võ Xuân Quang
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin


#3 lâm hùng

lâm hùng

    Newbie

  • Newbies
  • Pip
  • 1 Bài viết:

Đã gửi 26 Tháng 3 2015 - 02:53 PM

Chào bác sĩ ạ.

 

Em năm nay 29 tuổi em mới đi khám nội soi dạ dày thì có kết luận em bị viêm dạ dày, trào ngược dịch mật. Em có cảm giác tức vùng bụng trên bên phải, hay nhói đau, luôn có cảm giác no, hơn nữa hiện tại em còn bị viêm gan B mãn tính. Bác sĩ kê đơn thuốc tây nhưng em sợ uống lại ảnh hưởng tới gan, nên em muốn hỏi ý kiến bác sĩ.  Điều trị tây y hay đông y ạ? Bác sĩ cho em lời khuyên và cách sử dụng thuốc.

 

Em mong sớm được sự giúp đỡ của bác sĩ. Cảm ơn bác sĩ.






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh

Gửi câu hỏi