Đến nội dung

Nội dung của BS YERSIN

207 phương tiện bởi BS YERSIN (Tìm kiếm giới hạn từ 07-Tháng 5 23)



#3502 Điều trị hạch lao

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 24 Tháng 3 2016 - 09:14 AM trong Tổng quát

Câu hỏi:

 

Em điều trị hạch lao uống thuốc đã 6 tháng, đã mổ bóc tách hạch, giờ bác sĩ cho ngưng thuốc nhưng không có kiểm tra gì cả. Siêu âm thì thấy có hạch nhưng e không biết đó có phải là hạch viêm hay hạch lao. Em xin hỏi, muốn kiểm tra em đã hết bệnh chưa thì kiểm tra bằng cách nào ạ? Em cám ơn.

 

(Ngọc Hương)

 

Trả lời:

 

Em thân mến,

 

Việc đánh giá kết quả điều trị có thể phải dựa vào nhiều yếu tố. Đối với lao, đáp ứng điều trị thể hiện qua:
 
-Tổng trạng tốt hơn, ăn được, lên cân
-Hết các triệu chứng toàn thân như sốt, ớn lạnh, suy nhược, đổ mồ hôi về chiều
-Thử máu thấy hết hiện tượng viêm, thường là vận tốc lắng máu (VS) và số bạch cầu trở về bình thường
-Khám tại chỗ
 
Khamonline%20-%20hach%20lao.jpg
(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)
 
Cần chú ý là trong đa số trường hợp, tổn thương do lao khi lành sẽ trở thành mô xơ và ít khi nào hết khỏi 100%. Đối với phổi, là các vết xơ hay vôi hóa trong phổi. Đối với hạch, sẽ còn các hạch nhỏ không đau. Các bác sĩ sẽ dựa vào tính chất hạch khi khám và các dấu hiệu nêu trên để kết luận em đã khỏi bệnh hay chưa.
 
Thường thì không cần thiết để mổ lấy hết các nốt hạch di chứng còn lại sau điều trị. Tuy nhiên, nếu còn nghi vấn, em nên trực tiếp hỏi thẳng bác sĩ điều trị.
 
Thân chào,
 
Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin



#3613 Lai Rai Như Tai Mũi Họng

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 16 Tháng 11 2016 - 11:27 AM trong Tổng quát

Đó là một thành ngữ mà các sinh viên y khoa thường hay nói nửa đùa nửa thật về chuyên khoa tai mũi họng. Câu kết luận nghe có vẻ buồn cười nhưng lại phản ánh chính xác một thực trạng là các bệnh lý tai mũi họng ngày càng phổ biến và ngày càng trở nên bất trị.

 

Có lẽ không ai để ý, hoặc đã quen đến mức không nhìn ra được tác hại của sự ô nhiễm không khí đối với cuộc sống hằng ngày nhưng thực sự tình hình bệnh lý tai mũi họng đã trở nên nghiêm trọng một cách đáng báo động mà quá trình đô thị hóa không thể phủi tay từ chối trách nhiệm.

 

Đô thị hóa và tai mũi họng

 

Tất nhiên ở đây chúng ta sẽ không nói về quy hoạch đô thị hay chuyện ngập đường, cúp điện mà nói về những vấn đề rất gần gũi, ngay dưới tầm mắt của mình, ví dụ như …cái mũi. Bản thân vấn đề đô thị hóa không phải là xấu vì nó đem lại nhiều tiện ích và cuộc sống sung túc cho rất nhiều người. Nhưng cùng với nó là sự hủy hoại môi trường và sự tàn phá sức khỏe con người mà có lẽ đến nhiều thập kỷ sau chúng ta mới thấy được hậu quả.

 

Theo số liệu từ bộ xây dựng, từ năm 1986 đến năm 2010, số dân cư đô thị đã tăng từ 11,8 triệu đến 28,5 triệu. Cho đến nay, khoảng 1/3 dân số nước ta chen chúc nhau trong những tòa nhà cao tầng và những dãy phố chật hẹp. Cùng với những tòa nhà và những con đường đó là cả một bầu trời xám xịt đầy bụi bẩn và khói xe mù mịt.

 

Những số liệu quan trắc cho thấy lượng bụi PM10 (bụi có kích thước nhỏ hơn 10 micron) tại các thành phố lớn ở nước ta luôn vượt từ 2 - 5 lần tiêu chuẩn cho phép. Đặc biệt, báo cáo EPI 2012 của trường Đại học Yale và Columbia thực hiện, phối hợp với Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã nêu lên một thành tích mới của chúng ta: Việt Nam đứng thứ 123 trong 132 nước được khảo sát về ô nhiễm không khí, nằm trong top 10 từ … dưới đếm luôn.

 

Theo số liệu của Bộ Y tế, các bệnh về đường hô hấp đang chiếm tỷ lệ mắc cao nhất trên toàn quốc và nguyên nhân chủ yếu là do ô nhiễm không khí gây ra. Trên thực tế, sự ô nhiễm này có lẽ là thủ phạm chính hành hạ cái mũi của chúng ta mỗi ngày.

 

Cửa ngõ đường hô hấp

 

Mũi là cửa ngõ đầu tiên của đường hô hấp, cũng như miệng là trạm gác đầu tiên của ống tiêu hóa. Có một sự khác biệt giữa hai hệ thống này là một đằng thì kín, chỉ vào không có ra còn một bên thì trống cả hai đầu. Do đó, nếu không may ăn phải vài thứ không tốt thì cơ thể cũng chỉ phản ứng chút ít và tìm cách tống ra ngoài càng nhanh càng tốt. Ngược lại những thứ xấu xa lỡ hít vào qua mũi thì lại bị giữ lại hay hấp thu và khó mà thở ra hết.

 

Mũi là một cơ quan quan trọng, không phải vì không có nó thì chúng ta không… xì mũi được, mà vì nó giúp chúng ta ngửi, sởi ấm và lọc dòng không khí đi vào cơ thể, cũng như hệ thống xoang mũi giúp giúp cơ quan phát âm của chúng ta làm việc nghiêm chỉnh. Bình thường, chúng ta chẳng bao giờ phức tạp như thế, cho đến một ngày nó bỗng sựng lại, bị tắc tịt, hoặc tệ hơn nữa là bỗng chảy nước ròng ròng như ống nước bị vỡ.

 

Chuyện nhỏ lúc đầu có thể nhanh chóng trờ thành lớn vì việc “sụt sùi không dứt” lập tức giữ chân chúng ta ở nhà mà không thể đến trường, cơ quan. Đối với trẻ nhỏ, chỉ cần nghẹt mũi cũng đủ làm chúng quấy khóc cả ngày, đôi khi còn dẫn đến khó thở, tím tái.

 

lai%20rai%20nhu%20tai%20mui%20hong%202.j

 

(Hình minh họa: Nguồn internet)

 

Khi bệnh diễn tiến cấp tính, có thể dấn đến viêm họng, viêm thanh quản, và sau đó là viêm phế quản, viêm phổi. Khi bệnh diễn tiến mãn tính, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng ngửi (do sự hủy hại của các tế bào khứu giác dẫn đến “điếc mũi”), khả năng nghe (do viêm tai giữa làm giảm sức nghe) hay thậm chí là khả năng nói (do viêm thanh quản làm giảm chất giọng).

 

Bộ ba tai-mũi-họng liên quan mật thiết như thế và khi tiếp tục phát triển, còn có thể là nguồn gốc gây nên bệnh trầm trọng ở các cơ quan lân cận như mắt, não, màng não và phổi. Một số trường hợp viêm họng do liên cầu ở trẻ em còn có thể dẫn đến biến chứng toàn thân ở thận, khớp và tim.

 

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm mũi, xoang là do dị ứng, xảy ra trong khỏang 17 – 25% dân số. Ở các nước phát triển, tình trạng viêm mũi dị ứng thường xảy ra theo mùa vì các dị ứng nguyên chủ yếu là phấn hoa, tràn ngập trong không khí vào mùa hè.

 

Ngược lại, ở nước ta, tình trạng viêm mũi dị ứng xảy ra quanh năm vì dị ứng nguyên tràn lan trong khối bụi bặm khổng lồ gồm đủ chất tạp nham mà chính chúng ta đang mỗi ngày thải vào không khí. Đây cũng là nỗi khổ tâm của các bác sĩ tai-mũi-họng, vì ở các nước khác, việc điều trị viêm mũi xoang dị ứng khá bài bản nhờ vào việc xác định chính xác các dị ứng nguyên và dùng liệu pháp giải trừ miễn dịch. Ngược lại, trả lời câu hỏi, cái gì gây ra dị ứng ở nước ta, chẳng khác nào là điệp vụ bất khả thi vậy.

 

Tuy không biết những cơ chế sâu xa như thế nhưng dân ta vẫn rất ý thức được cái sự hại đời của bụi bặm nên rất tự giác đeo khẩu trang mỗi khi có việc ra đường. Điều ít ai biết là 90% các loại khẩn trang đanag được bán đầy đường không ngăn được các vi sinh vật gây bệnh, lại càng không ngăn được các loại bụi PM10 là loại bụi tinh, chủ yếu gây nên các bệnh hô hấp.

 

lai%20rai%20nhu%20tai%20mui%20hong%201.j

 

(Hình minh họa: Nguồn internet)

 

Vì thế, cảnh tượng đường phố đầy những hiệp sĩ bịt mặt, xem ra chẳng giúp ích nhiều cho ngành y tế nhưng lại làm xấu đi bộ mặt đô thị khá nhiều. Tất nhiên, không phủ nhận là các khẩu trang này vẫn giúp được phần nào đối với các loại bụi thô (cát đá xây dựng, khói đen xe tải) nhưng đó là những loại bụi vốn không được phép tồn tại trong thành phố.

 

Cũng đã có không ít người lên tiếng về tình trạng ô nhiễm không khí và cả tiếng ồn. Cũng đã có những tiêu chuẩn, quy định về ngưỡng bụi bặm, ngưỡng tiếng ồn cho các đô thị nhưng xem ra vẫn chưa có hiệu quả thực tế. Bài viết này tuy nêu được thực trạng hiện nay nhưng các giải pháp thực sự là hạn chế. Không thể khuyên độc giả bỏ đô thị để về miền quê trong lành, yên tĩnh, lại càng không thể suốt ngày ra đường bịt mũi, bịt tai kín mít. Trong thực tế việc kiểm soát tình trạng này cần có vai trò quản lý nhà nước để giảm bớt các nguồn gây ô nhiễm, nhưng phần quan trọng nhất có lẽ là ý thức của mỗi người chúng ta trong cuộc sống này.

 

Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Yersin

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3611 Ung Thư Đại Trực Tràng Nguy Hiểm?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 09 Tháng 11 2016 - 10:09 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

Nhắc đến ung thư, giới nữ thường e ngại ung thư vú, cổ tử cung hay buồng trứng. Giới nam lại ngán ngẩm ung thư tuyến tiền liệt. Riêng ung thư đại trực tràng thì ai cũng phải lo sợ, vì chúng rất phổ biến ở cả hai giới, lại có độ ác lớn và tỷ lệ tử vong cao ngất ngưởng.

 

Một trong những loại ung thư phổ biến nhất, gieo rắc kinh hoàng nhất thời nay là ung thư đại trực tràng. Tìm hiểu về căn bệnh này để có ý thức phòng ngừa, không để sự việc trở thành quá “muộn”, âu cũng là điều cần thiết đối với chúng ta, nhất là trong thời đại công nghiệp vốn nhiều ô nhiễm này.

 

Phổ biến và nguy hiểm

 

Ung thư đại trực tràng là sự phát triển bất thường và ác tính của các tế bào đại trực tràng gây những tổn hại nặng nề về mặt cấu trúc và chức năng của đại trực tràng, có khả năng xâm lấn vào những mô khác. Đây là loại ung thư đứng thứ ba trong tất cả các loại ung thư tại các nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng cũng đứng hàng thứ hai trong ung thư đường tiêu hóa và “hườm hườm” đứng hàng thứ năm, thứ sáu trong tất cả các loại ung thư.

 

Phổ biến là thế, và đáng sợ hơn nữa là ung thư đại trực tràng rất nguy hiểm. Đây là một trong những loại có tính ác rất cao, đồng nghĩa với tỷ lệ tử vong cao.

 

Rõ ràng và mơ hồ

 

Mọi người thường thắc mắc, ung thư đại - trực tràng xuất phát từ đâu? Đối với các loại ung thư khác, câu hỏi này thường không có câu trả lời rõ ràng. Nhưng với ung thư đại trực tràng, câu trả lời lại khá thuyết phục: phần lớn các ung thư đại trực tràng có nguồn gốc ban đầu là các khối polyp.

 

Thế polyp là cái gì? Có vẻ như các nhà khoa học lại một lần nữa gây bối rối cho độc giả qua một rừng thuật ngữ. Nhưng quả thực thuật ngữ này rất cần thiết khi giải thích nguồn gốc của ung thư đại trực tràng. Thực chất, đó là một quá trình tiến triển mang tính liên tục từ polyp đến ung thư. Polyp là một tổn thương nhô vào lòng đại trực tràng xuất phát từ niêm mạc trực tràng. Đa phần chúng là những tổn thương lành tính nhưng một số ít trong đó lại có tiềm năng hóa thành ung thư. Sự liên quan này mật thiết đến mức dẫn đến kết luận, không có polyp thì không có ung thư đại trực tràng.

 

Nhưng polyp sinh ra từ đâu? Các nhà khoa học cũng còn rất mơ hồ về vấn đề này. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu và thống kê, người ta thấy polyp có liên quan đến lối sống, tuổi tác, di truyền. May mắn thay, tiến trình polyp - ung thư phát triển cực kỳ chậm chạp. Từ một polyp ban đầu đến ung thư đại trực tràng ít nhất cũng 5-10 năm. Đây cũng là vấn đề mấu chốt đem lại cơ hội vàng cho chúng ta để tầm soát một cách hiệu quả bệnh ung thư đại trực tràng, bởi chúng ta chỉ cần tìm ra polyp, tiêu diệt nó. Thế là hết chuyện.

 

Tìm và diệt

 

Để truy tìm polyp, có nhiều cách thăm dò khác nhau như xét nghiệm tìm máu trong phân bằng các phương pháp

 

sinh hóa hay hoá miễn dịch, khảo sát sự thay đổi ADN của các tế bào niêm mạc ruột trong phân, chụp đại tràng đối quang kép hay nội soi đại tràng...

 

Ở Mỹ, trong 7 phương pháp tầm soát, nội soi đại tràng được xếp cuối cùng do sự quá tải của các trung tâm nội soi và chi phí rất cao. Các phương pháp chẩn đoán hóa miễn dịch hay xét nghiệm thay đổi ADN lại có chi phí thấp hơn nên được chỉ định thường xuyên hơn. Những xét nghiệm này có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu rất thấp, và mỗi khi dương tính, bệnh nhân lại phải đi nội soi đại tràng để khẳng định có bị polyp hay ung thư đại trực tràng không.

 

Tình hình thực tế ở Việt Nam rất khác biệt so với thế giới. Trước hết, các xét nghiệm về hóa miễn dịch và ADN không phổ biến, rất ít cơ sở làm được và chi phí cao - nhiều khi cao hơn cả nội soi. Kế đến, bệnh nhân ở Việt Nam sẽ thấy không phù hợp nếu sau khi xét nghiệm tốn kém lại tiếp tục được chỉ định đi soi đại tràng. Sự khác biệt trong tầm soát ung thư đại trực tràng ở Việt Nam và thế giới xuất phát từ vấn đề chi phí và tính khả dụng của các hệ thống xét nghiệm/nội soi.

 

Tiêu chuẩn vàng

 

Có thể nói nội soi đại tràng là tiêu chuẩn vàng về tầm soát và điều trị ung thư.

 

Ngày nay, các nhà khoa học đã cải tiến ống soi để cuộc soi ngày càng nhẹ nhàng và không gây khó chịu cho bệnh nhân. Hơn nữa, sự phát triển của các kỹ thuật gây mê mới giúp bạn trải qua một cuộc nội soi đại tràng nhẹ nhàng và an toàn đến mức “như không”. Nếu phát hiện polyp, bạn sẽ được cắt bỏ chúng ngay trong cuộc soi. Bằng không, việc nội soi đại tràng cũng giúp bạn phát hiện nhiều tổn thương khác nữa như viêm loét đại tràng, lao hồi manh tràng, túi thừa đại tràng, trĩ…

 

Nếu không may phát hiện ung thư đại tràng, bạn vẫn rất may mắn vì điều trị sớm có tiên lượng tốt hơn gấp nhiều lần khi phát hiện muộn. Còn nếu bạn hoàn toàn bình thường, hoặc có polyp đã cắt thì bạn được “bảo hành” cho cuộc soi từ 5 đến 10 năm.

 

Ở Việt Nam, ung thư đại tràng có tần suất cao và có xu hướng gia tăng. Do đó, người 50 tuổi trở lên nên bắt đầu nội soi tầm soát. Việc tầm soát này nên sớm hơn nếu trong dòng họ của bạn có người bị ung thư đại tràng hoặc bệnh đa polyp gia đình.

 

Việc áp dụng nội soi tầm soát ở Việt Nam nên được thực hiện thường xuyên hơn trên thế giới. Cơ sở của việc đề nghị này xuất phát từ độ nhạy thấp của xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân và độ kém phổ biến của các phương pháp khác ở Việt Nam, như xét nghiệm hóa miễn dịch, xét nghiệm ADN và cả nội soi ảo.

 

3 phương pháp thăm dò ung thư đại trực tràng tại Việt nam

  • Xét nghiệm tìm máu trong phân: nên được thực hiện mỗi năm
  • X-quang đại tràng cản quang kép hay nội soi ảo bằng CT: nên làm 3 năm 1 lần
  • Nội soi đại tràng: nên được thực hiện mỗi năm nếu có yếu tố nguy cơ, mỗi 3-5 năm nếu không có yếu tố nguy cơ.

Thạc sĩ - Bác sĩ Trần Quốc Vĩnh

Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Yersin

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3609 Đoán Bệnh Qua Ảnh Như Thế Nào?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 07 Tháng 11 2016 - 10:53 AM trong Tổng quát

Không phải các ông “lang băm” hay thầy bói mới đoán bệnh qua ảnh. Các bác sĩ từ xưa đến nay vẫn thường dùng phương pháp này để chẩn đoán bệnh tình bệnh nhân. Như thế, liệu có phản khoa học?

 

Không phải các ông “lang băm” hay thầy bói mới đoán bệnh qua ảnh. Các bác sĩ từ xưa đến nay vẫn thường dùng phương pháp này để chẩn đoán bệnh tình bệnh nhân. Như thế, liệu có phản khoa học?

 

Thoạt nghe qua tựa bài, có thể bạn hình dung đến thầy bói hoặc một dạng lang băm nào đó dám phán bừa bệnh một người khi chỉ nhìn qua ảnh. Sự thực cũng gần giống như thế, nhưng những tấm ảnh để bác sĩ chẩn đoán bệnh thực ra lại không phải ảnh chân dung, mà là những hình ảnh của cơ thể được chụp lại qua các phương pháp khác nhau.

 

Vâng, nghề chúng tôi muốn đề cập đến là chẩn đoán bệnh qua hình ảnh, một chuyên ngành non trẻ trong y khoa nhưng phát triển rất nhanh và rất sâu trong những năm gần đây: ngành Chẩn đoán Hình ảnh.

 

ung-thu-vu.jpg

 

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Lịch sử các tên gọi

 

Có rất nhiều tên gọi để nói về chuyên ngành này, nhưng người viết chọn tên gọi “Chẩn đoán Hình ảnh” để bắt đầu câu chuyện vì tính phổ cập và dễ hiểu của nó.

Từ năm 1895, tia X được phát hiện và cho ra đời kỹ thuật chụp X quang, là kỹ thuật duy nhất thống trị ngành Chẩn đoán Hình ảnh đến tận những năm 70 của thế kỷ trước. Lúc này, tên gọi của ngành là Điện quang hoặc ngành X quang.

 

Bản chất tia X là sóng điện từ nên dùng chữ Điện quang để bao quát về ngành cũng là hợp lý. Nhưng theo thời gian, các kỹ thuật mới và hiện đại dần dần xuất hiện, X quang chỉ còn là một phần trong ngành đoán bệnh qua… ảnh này. Một tên gọi mới ra đời mang tính phổ quát hơn, chính xác hơn: Chẩn đoán Hình ảnh.

 

Như tên gọi, Chẩn đoán Hình ảnh là một chuyên ngành dựa vào các kỹ thuật ghi hình ảnh để cho ra chẩn đoán. Tuy nhiên, tên gọi này dễ gây hiểu lầm vì người làm chuyên ngành này không chỉ chẩn đoán mà còn can thiệp điều trị dựa trên các thông tin hình ảnh ghi nhận được. Từ đó xuất hiện tên Hình ảnh học Y khoa, hay nói gọn lại là ngành Hình ảnh học (Imaging – tiếng Anh, Imagerie – tiếng Pháp). Từ này được xem như bao hàm đầy đủ mọi nội dung và chính xác nhất khi nói về chuyên ngành còn non trẻ này.

 

Cái bóng của sự thật

 

Chẩn đoán Hình ảnh là ngành Cận lâm sàng hỗ trợ đắc lực nhất sau khi thăm hỏi và khám bệnh nhân. Đó là chuyên ngành dựa trên hình ảnh để chẩn đoán, là những gì bệnh lý được thể hiện một cách gián tiếp thông qua các phương tiện ghi hình.

 

Các giáo sư thường ví von nó như là “cái bóng của sự thật”. Bác sĩ không trực tiếp nhìn “sự thật”, nhưng từ những “hình bóng” ghi nhận và phản ánh được, họ tiếp cận và phát hiện sự thật, tức là chẩn đoán ra được bệnh.

 

Theo thời gian, cùng với sự phát triển của các kỹ thuật mới, người ta không thể xếp Chẩn đoán Hình ảnh là ngành Cận lâm sàng được nữa. Vì nếu khám lâm sàng là đến bên giường người bệnh, thăm khám, hỏi bệnh và cho ra chẩn đoán; Cận lâm sàng là các phương tiện hỗ trợ cho chẩn đoán và hầu như không tiếp xúc với người bệnh, thì trên thực tế, bác sĩ Chẩn đoán Hình ảnh ngày nay lại là người tiếp xúc với bệnh nhân khá nhiều. Trừ kỹ thuật X quang, các kỹ thuật khác như siêu âm, CT, MRI và DSA đều rất cần sự tiếp xúc lâu dài để hỏi bệnh, thăm khám bệnh nhân toàn diện và có hướng chẩn đoán ban đầu, từ đó cho ra được chiến lược khảo sát và thiết lập phác đồ phù hợp nhất.

 

Ngoài ra, ngành Chẩn đoán Hình ảnh còn có mảng Hình ảnh học can thiệp với chủ lực là kỹ thuật DSA, là nhánh kỹ thuật trực tiếp điều trị thông qua các can thiệp bằng đường chụp mạch như điều trị các túi phình trong não, những dị dạng mạch máu, đặt stent thông nối những mạch máu bị chít hẹp, bơm các thuốc diệt ung thư trong điều trị u gan…

 

Tất cả những điều này khiến Chẩn đoán Hình ảnh phải đổi tên thành ngành khác, một ngành được xem như là “ngã ba” lâm sàng và cận lâm sàng, ngành Hình ảnh học Y khoa.

 

Nếu cho sinh viên y khoa liệt kê các chuyên khoa có liên quan đến chẩn đoán hình ảnh và ngược lại thì các bạn thường trả lời rất dễ dàng và thoải mái đối với vế đầu. Có bạn cònliệt kê được gần hết 2 trang giấy vì kể khá chi tiết, kiểu như Nội thì có Nội thần kinh, Nội hô hấp, tim mạch, Nội thận, tiêu hóa, nội tiết, lao, nhiễm…; Tương tự như vậy khi liệt kê Ngoại, Sản, Nhi… Sang đến vế ngược lại, đa số các em đều cắn bút vì đưa ra ý nào cũng bị bác bỏ. Đúng là như vậy, ngay cả da liễu cũng cần đến sự hỗ trợ của Chẩn đoán hình ảnh khi gặp các bệnh lý hệ thống thể hiện ngoài da, cũng phải chụp thêm phim X quang phổi, X quang xương khớp để đánh giá toàn diện hơn…

 

Có thể nói, Chẩn đoán Hình ảnh tương tác với mọi chuyên khoa và hỗ trợ theo nhiều cấp độ trong việc cung cấp thêm thông tin lâm sàng cho bệnh nhân. Ngành khoa học này ngày càng được xem là công cụ thiết yếu cho việc chẩn đoán bệnh. Gọi đoán bệnh qua ảnh quả là không sai, và hoàn toàn khoa học!

 

ThS. BS. Hồ Hoàng Phương

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3614 Dấu Hiệu Cảnh Báo Ung Thư

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 17 Tháng 11 2016 - 09:45 AM trong Tổng quát

1. Thay đổi trên da

 

Một nốt nhỏ mới xuất hiện trên da hoặc sự thay đổi về kích cỡ, hình dạng, màu sắc của một nốt nào đó có thể là dấu hiệu của ung thư da. Một dấu hiệu khác là khi có một nốt nào đó trên da trông không giống như các nốt khác trên cơ thể. Nếu bạn có biểu hiện bất thường thì nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ khám và có thể lấy một mẫu nhỏ để sinh thiết nhằm phát hiện tế bào ung thư.

 

493ss_getty_rf_dermatologist_checking_sk

 

2. Ho dai dẳng

 

Nếu không hút thuốc thì cơn ho dai dẳng của bạn có chút ít khả năng là triệu chứng của ung thư. Thường thì ho gây ra do chảy mũi sau, hen suyễn, trào ngược acid hoặc bệnh nhiễm trùng. Tuy nhiên, nếu ho không thuyên giảm hoặc ho ra máu, đặc biệt nếu có hút thuốc thì nên đến gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ cho làm xét nghiệm đàm hoặc chụp X-Quang phổi để kiểm tra ung thư phổi.

 

493ss_Thinkstock_rf_woman_coughing.jpg

 

3. Thay đổi ở ngực

 

Hầu hết các thay đổi ở ngực không phải là ung thư. Tuy nhiên, đến gặp bác sĩ để kiểm tra và khám ngực vẫn cần thiết. Hãy cho bác sĩ biết sự xuất hiện của các cục u, sự thay đổi của núm vú hoặc tiết dịch cũng như ngực bị đau, sưng nề hoặc đỏ. Bác sĩ sẽ khám và có thể đề nghị chụp nhũ ảnh, MRI hoặc làm sinh thiết để xác định chẩn đoán.

 

493ss_Getty_rf_woman_doing_breast_check.

 

4. Đầy hơi

Bạn có thể có cảm giác bị đầy bụng do chế độ ăn hoặc stress. Tuy nhiên, nếu triệu chứng không khỏi hoặc kèm thêm triệu chứng mệt mỏi, sụt cân, đau lưng thì nên đi khám sớm. Triệu chứng đầy hơi kéo dài ở phụ nữ có thể là biểu hiện của ung thư buồng trứng. Hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để khám và xác định nguyên nhân.

 

5. Vấn đề tiểu tiện

Khi lớn tuổi, phái nam thường gặp rắc rối về đường tiết niệu như tiểu lắt nhắt, són tiểu, dòng tiểu yếu. Thông thường thì đây là biểu hiện của phì đại tuyến tiền liệt, nhưng cũng có khả năng là ung thư tuyến tiền liệt. Hãy đến gặp bác sĩ khám và tư vấn về xét nghiệm PSA.

 

6. Hạch to

Bình thường, mọi người đều có những hạch nhỏ hình hạt đậu ở cổ, nách và vài vị trí khác trên cơ thể. Khi các hạch này to ra thường là biểu hiện cơ thể đang chống lại sự viêm nhiễm như cảm lạnh, viêm họng. Mặt khác, đó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư lympho hoặc bệnh bạch cầu. Đến gặp bác sĩ để được khám và xác định nguyên nhân là cần thiết.

493ss_Thinkstock_rf_doctor_checking_lymp

7. Có máu khi đi vệ sinh

Khi đi tiêu thấy có máu thì tốt nhất là bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Xuất hiện máu trong phân nguyên nhân có thể là do trĩ (các tĩnh mạch viêm và dãn to), nhưng cũng có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng. Xuất hiện máu trong nước tiểu có thể do nhiễm trùng đường niệu, tuy nhiên cũng có thể là biểu hiện của ung thư thận hoặc bàng quang.

 

8. Tinh hoàn thay đổi

Nếu phát hiện có u hoặc sưng tinh hoàn thì nên đi khám ngay lập tức. Một khối u không gây đau đa phần là dấu hiệu của ung thư tinh hoàn. Mặc dù, đôi khi phái nam có cảm giác nặng ở bụng dưới, tinh hoàn hoặc cảm giác phì đại tinh hoàn. Hãy đến gặp bác sĩ để khám và siêu âm nhằm xác định là u tinh hoàn hay một bệnh lý khác.

 

9. Nuốt khó

Cảm lạnh thông thường, acid trào ngược hay một số thuốc thỉnh thoảng gây ra triệu chứng nuốt khó. Nếu sau một thời gian hoặc có sau khi dùng thuốc kháng acid  mà  tình trạng này không cải thiện tốt hơn thì nên đến gặp bác sĩ. Vì triệu chứng nuốt khó có thể là biểu hiện của ung thư hầu họng hay thực quản. Có thể sau khi khám bác sĩ sẽ đề nghị chụp x quang có cản quang. Người bệnh sẽ được yêu cầu uống 1 dung dịch barium nhằm làm rõ hình ảnh hầu họng khi chụp.

493ss_Thinkstock_rf_woman_drinking.jpg

10. Ra huyết âm đạo bất thường

Ra huyết không trong chu kỳ kinh có thể do nhiều nguyên nhân như u xơ tử cung, thậm chí có thể do áp dụng biện pháp ngừa thai. Tuy vậy, bạn cần đến gặp bác sĩ nếu bị ra huyết giữa chu kỳ, sau quan hệ, có máu trong dịch âm đạo.Bác sĩ sẽ khám và loại trừ nguyên nhân ung thư tử cung, cổ tử cung hoặc âm đạo. Cũng nên tư vấn với bác sĩ nếu bị ra huyết sau mãn kinh vì đây là dấu hiệu bất thường và cần được kiểm tra ngay.

 

11. Vấn đề ở miệng

Từ hơi thở hôi đến những nốt mụn nước, hầu hết các thay đổi ở miệng đều không nghiêm trọng. Nhưng nếu xuất hiện các mảng đỏ hoặc trắng hay những nốt mụn nước không tự khỏi sau 2 tuần, nhất là với người có hút thuốc, thì tốt hơn là nên đến gặp bác sĩ. Vì đây có thể là dấu hiệu của ung thư miệng. Khám cũng kiểm tra xem có bị u má, cử động hàm có bị khó khăn hay đau miệng không.

493ss_Thinkstock_rf_woman_using_breath_f

12. Sụt cân

Tất nhiên cân nặng của bạn có thể giảm nếu bạn thay đổi chế độ ăn và tập luyện. Bạn cũng có thể bị sụt cân nếu bị stress hay có bệnh lí về tuyến giáp. Tuy nhiên khi cân nặng giảm từ 4 đến 5 kg trở lên mà không do áp dụng chế độ ăn kiêng hay tập luyện thì nên cẩn trọng. Có thể đó là dấu hiệu sớm của ung thư tụy, dạ dày, thực quản hay phổi.

493ss_Thinkstock_rf_man_on_scale.jpg

13. Sốt

Sốt không hẳn luôn là điều xấu. Đôi khi đó chỉ là biểu hiện khi cơ thể chống lại sự nhiễm trùng. Cũng có thể sốt là do tác dụng phụ của một số thuốc. Nhưng nếu sốt không thuyên giảm hoặc không rõ nguyên nhân thì sốt có thể là dấu hiệu của ung thư máu như bệnh bạch cầu hay ung thư hạch.

493ss_Thinkstock_rf_woman_with_fever.jpg

14. Nóng rát lồng ngực hoặc chứng khó tiêu

Thỉnh thoảng mọi người có triệu chứng nóng rát lồng ngực, thường nguyên nhân là do chế độ ăn hoặc stress. Nếu đã thay đổi lối sống nhưng triệu chứng nóng rát lồng ngực vẫn còn hoặc chứng khó tiêu vẫn kéo dài, tốt hơn là nênđến gặp bác sĩ để làm một số xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân. Đó có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày.

493ss_Thinkstock_rf_woman_taking_antacid

15. Mệt mỏi

Nhiều thứ có thể gây mệt mỏi cho bạn, nhưng hầu hết đều không nghiêm trọng. Tuy nhiên, mệt mỏi lại là dấu hiệu sớm của vài bệnh ung thư như bệnh bạch cầu chẳng hạn. Ung thư dạ dày hay đại tràng có thể gây mất máu mà không phát hiện, sẽ gây ra cảm giác rất mệt mỏi cho người bệnh. Nếu lúc nào cũng mệt mà vẫn không khỏe sau khi đã nghỉ ngơi, nên tư vấn với bác sĩ.

493ss_Thinkstock_rf_tired_woman.jpg

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 

 




#3610 Paracetamol Giảm Đau - Dùng Sao Cho Đúng ?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 09 Tháng 11 2016 - 10:07 AM trong Tổng quát

Thưa Bác sĩ, mẹ em năm nay 66 tuổi, tiền sử Rối loạn tiền đình.

 

Những lúc thời tiết thay đổi mẹ hay bị nhức đầu (nhức nửa đầu hoặc cả hai bên), những lúc như thế là mua thuốc có chứa Paracetamol (panadol..) về uống, thường uống lúc bụng đói vì buồn nôn không ăn được gì, hơn nữa vì đau dữ dội nên một ngày cứ 3-4 tiếng lại uống 1 viên 500ng. Em rất lo lắng không biết tình trạng dùng thuốc như thế này kéo dài thì ảnh hưởng thế nào đến dạ dày và gan?

 

Liệu có biện pháp nào trị nhức đầu mà không cần dùng đến Paracetamol mà vẫn hiệu quả hay không? Nếu trong trường hợp bắt buộc phải dùng thì em có thể mua thực phẩm chức năng bảo vệ + giải độc gan (vd như Boganic,..) cho mẹ uống kết hợp với thuốc điều trị được không?

 

Cuối cùng, nhờ bác sĩ tư vấn giúp em những thực phẩm tốt cho gan và chế độ sinh hoạt hợp lý?

 

Chân thành cảm ơn bác sĩ

 

TRẢ LỜI:

 

Chào em,

 

Vấn đề rối loạn tiền đình cần được điều trị và theo dõi ở bác sĩ chuyên khoa, có thể là nội thần kinh hay tai mũi họng. Chúng tôi chỉ có góp ý về việc sử dụng Paracetamol của mẹ em.

Paracetamol (Acetaminophen,Tylenol, Panadol v.v...) là một loại thuốc giảm đau không kê toa được dùng phổ biến trên toàn thế giới. Đồng thời, cũng là thuốc gây ngộ độc thường gặp nhất ở nhiều nước, đặc biệt ở trẻ em. Thuốc được ưa dùng vì không cần kê toa, có tác dụng nhanh và ít tác dụng phụ.

 

Yersin%20-%20Paracetamol%20dung%20sao%20

 

(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

 

Thông tin của nhà sản xuất, cũng như các bác sĩ thường xuyên khuyến cáo: Đây là thuốc giảm đau đơn thuần, chỉ dùng điều trị triệu chứng tạm thời trong thời gian ngắn, thường là không quá 10 ngày. Nói cách khác, Paracetamol KHÔNG PHẢI là thuốc điều trị chứng nhức đầu, cũng KHÔNG PHẢI LÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ chứng rối loạn tiền đình. Do đó, thuốc không được dùng để uống mỗi ngày, 3-4 tiếng 1 viên như mẹ em dùng.

Hầu hết các trường hợp ngộ độc Paracetamol xảy ra do:

  • Uống nhiều loại thuốc cùng chứa Acetaminophen mà không biết. Trường hợp này hay gặp ở trẻ khi bác sĩ cho thuốc có paracetamol với tên biệt dược khác mà cha mẹ bé không nhận ra.
  • Uống quá liều, ở người lớn thường là trên 4000 mg mỗi ngày.
  • Có thể chưa uống quá liều trong ngày nhưng uống quá gần nhau. Thuốc thường được khuyên dùng mỗi 4-6 giờ.

Trường hợp của mẹ em, ngay cả khi  tổng liều mỗi ngày không quá cao, nhưng do uống thuốc quá gần nhau (mỗi 3 giờ) là đã có nguy cơ ngộ độc rồi. Có thể một lúc nào đó sẽ bùng phát cơn suy gan cấp do thuốc.

 

Tóm lại, nếu bị nhức đầu thì cần khám và điều trị nguyên nhân. Paracetamol không phải là giải pháp cho chứng nhức đầu.

 

Việc uống Paracetamol thường xuyên, sau đó kèm theo thuốc "bổ gan" như em suy nghĩ là không thực tế và không nên thực hiện. Riêng về thức ăn bổ gan, một chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng các chất sẽ giữ cho gan hoạt động khỏe mạnh. Bữa ăn giàu chất "xanh" (rau xanh, trái cây xanh, trà xanh...) và nghèo chất " mỡ" sẽ làm nhẹ gánh nặng mỗi ngày cho gan. Một số củ quả như tỏi, nghệ, dầu oliu cũng được cho là giúp gan hoạt động tốt. Tuy nhiên, xét cho cùng, để bảo vệ gan thì giải pháp đúng đắn nhất không phải là "ăn gì bổ cho gan" mà là lập tức ngưng ngay những "chất phá hoại gan", có thể kể như nhiều loại thuốc (paracetamol là một), rượu, các loại hóa chất, các chất độc v.v...

 

Chúc mẹ em mau chóng điều trị hết bệnh.

Thân chào,

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3623 Những Cơn Đột Qụy Thầm Lặng

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 06 Tháng 12 2016 - 11:12 AM trong Tổng quát

Đột qụy là nỗi lo sợ chung của nhiều người. Nếu không tử vong, đột qụy có thể để lại di chứng là những tổn thương dai dẳng và khó hồi phục. Do đó, việc  nhận diện sớm những dấu hiệu cảnh báo và đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời là vô cùng quan trọng. Các dấu hiệu dễ nhận biết của đột qụy thường được nhắc đến trong từ gợi nhớ là FAST (xệ mặt, tay tê yếu, khó nói). Ngược lại, một số bệnh nhân có thể có đột qụy mà không hề có những dấu hiệu báo động này. Họ có thể không biết hoặc không nhớ vì những triệu chứng trong trường hợp này rất mơ hồ và khó nhận biết: Đó là những cơn đột qụy thầm lặng. Thật đáng tiếc là dù diễn tiến thầm lặng, những cơn đột qụy này vẫn gây nên những tổn thương không hồi phục cho bộ não.

 

Nếu bị đột qụy hơn 1 lần dù là dạng thầm lặng, bạn có thể có vấn đề về suy nghĩ và về trí nhớ. Các cơn đột qụy thầm lặng cũng có thể dẫn đến những cơn đột qụy nặng nề hơn.

Phát hiện đột qụy thầm lặng

Nếu bạn bị đột qụy thầm lặng, có thể bạn sẽ không biết cho đến khi đi chụp cắt lớp não  và phần não tổn thương được nhận ra. Bạn có thể gặp chút vấn đề về trí nhớ hoặc thấy khó khăn khi đi lại. Bác sĩ có thể nhận ra những biểu hiện của đột qụy mà không cần làm thêm bất kỳ xét nghiệm nào.

Khác biệt với thiếu máu não

Như những cơn đột qụy thông thường, đột qụy thầm lặng thường gây ra do tắc mạch bởi những cục máu đông trong não bộ không tan.

Các cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), hay được gọi là đột qụy nhỏ (mini-troke) gây ra do những cục máu đông tự tan trong 5 phút hoặc ít hơn. Khác với những cơn đột qụy thầm lặng, các cơn thiếu máu não thoáng qua không gây ra thương tổn lâu dài ở não. Trên lâm sàng, các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua cũng giống như một cơn đột qụy điển hình như sau:

  • Một bên mặt bị xệ xuống hoặc có cảm giác tê
  • Bị yếu hoặc tê ở một cánh tay hoặc một chân
  • Nói lắp hoặc nói lời khó hiểu
  • Chậm hiểu, khó khăn trong giao tiếp
  • Lơ mơ đột ngột
  • Đột ngột mất thăng bằng hoặc mất sự phối hợp các bộ phận trong cơ thể
  • Đột ngột đau đầu dữ dội

Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào như trên, hãy gọi ngay cấp cứu, thậm chí dù triệu chứng biến mất sau vài phút. Như những cơn đột qụy, cơn thiếu máu não thoáng qua là tình huống cấp cứu và cần được điều trị sớm.

Cơn đột qụy thầm lặng thường xảy ra hơn bạn nghĩ

Một nghiên cứu trên những người trung niên, không có biểu hiện đột qụy rõ rệt, cho thấy có khoảng 10% có tổn thương não do đột qụy dù họ không biết. Các yếu tố như: cao huyết áp và nhịp tim không đều, làm tăng nguy cơ đột qụy.

Tổn thương não do đột qụy là vĩnh viễn, nhưng việc điều trị có thể khôi phục những chức năng đã bị suy yếu nhờ vào sự hoạt động của vùng não khác.

Các thói quen tốt có thể giúp phòng ngừa đột qụy

Những thói quen có lợi cho sức khỏe có thể giúp bạn giảm nguy cơ đột qụy và bệnh lý tim mạch:

  • Theo dõi và kiểm soát huyết áp
  • Theo dõi và kiểm soát mỡ máu
  • Kiểm soát đường huyết
  • Bỏ hút thuốc
  • Có chế độ ăn kiêng hợp lý, ăn nhiều trái cây tươi, rau củ và tất cả các loại hạt. Loại bỏ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối và đường
  • Tập thể dục đều đặn
  • Giữ cân nặng cơ thể lý tưởng

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3634 Viêm Ruột Thừa

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 24 Tháng 12 2016 - 08:58 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm. Ruột thừa là một phần của ống tiêu hóa nằm ở cuối đại tràng có chiều dài từ 8-9 cm. Tuy không rõ ruột thừa còn có chức năng gì không nhưng một điều chắc chắn là chúng ta vẫn sống khỏe nếu không có nó.

 

Viêm ruột thừa là một tình trạng cấp cứu, đòi hỏi phải được phẫu thuật cắt bỏ ngay. Nếu không xử trí kịp thời, ruột thừa viêm sẽ vỡ làm lan dịch nhiễm trùng vào khoang bụng gây viêm phúc mạc. Viêm phúc mạc là tình trạng nhiễm trùng nặng có thể gây tử vong nếu không được điều trị nhanh bằng kháng sinh mạnh.

Yersin%20-%20Viem%20ruot%20thua%201.jpg

Đôi lúc, ruột thừa làm mủ và được các quai ruột và mạc treo chung quanh khu trú lại thành một ổ mủ (abscess). Tuy việc này giúp ngặn chận nhiễm trùng lan rộng ra nhưng mổ abscess ruột thừa là tình trạng bán cấp, cũng cần giải quyết bằng phẫu thuật. Vì lý do này, nên tất cả các trường hợp viêm ruột thừa đều có chỉ định mổ cấp cứu ngay.

Ở Mỹ, tỷ lệ bị viêm ruột thừa là 1/15. Tuy bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hiếm khi gặp trước 2 tuổi và thường gặp nhất là từ 10-30 tuổi.

Nguyên nhân gây viêm ruột thừa

Ruột thừa bị viêm khi nó bị tắc nghẽn do phân, dị vật hoặc ung thư. Ruột thừa cũng có thể bị viêm thứ phát sau một nhiễm trùng nào khác của cơ thể.

Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa

Yersin%20-%20Viem%20ruot%20thua%202.jpg

  • Đau quanh rốn hoặc trên rốn, đau lan xuống hố chậu phải. Đây là dấu hiệu đặc trưng của viêm ruột thừa.
  • Ăn không ngon.
  • Đau bụng kèm buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Chướng bụng.
  • Sốt 37.5 - 38.5 độ C
  • Bí trung tiện.

Trong giai đoạn đầu có thể xuất hiện một số triệu chứng

  • Đau nhiều khắp bụng, lưng hoặc hậu môn.
  • Đau đường tiểu.
  • Nôn ói.
  • Bụng cứng nhiều.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy kèm trung tiện.
Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào ở trên, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm. Không ăn uống hay dùng bất kỳ thuốc giảm đau, dạ dày, chườm ấm vì có thể làm ruột thừa đang viêm bị vỡ.
Chẩn đoán viêm ruột thừa
Chẩn đoán viêm ruột thừa cũng khá khó, vì các triệu chứng thường mơ hồ, không đặc thù và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của sỏi túi mật, nhiễm trùng tiết niệu, bệnh lý đường tiêu hóa hoặc bệnh lý buồng trứng.
Một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán

Yersin%20-%20Viem%20ruot%20thua%203_1.jp

(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

  • Khám bụng để phát hiện tình trạng viêm.
  • Xét nghiệm nước tiểu để loại trừ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.
  • Khám hậu môn.
  • Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể.
  • CT-Scan hoặc siêu âm hỗ trợ.

Điều trị viêm ruột thừa

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Thông thường, nếu nghi ngờ viêm ruột thừa, để đảm bảo an toàn bác sĩ thường chỉ định cắt sớm để tránh tình trạng vỡ ruột thừa. Nếu ruột thừa bị abscess, bác sĩ sẽ đặt dẫn lưu dịch sau phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho rằng nếu đánh kháng sinh trong tình trạng ruột thừa viêm cấp cũng có thể có hiệu quả mà không cần phải phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt ruột thừa

Trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho thuốc kháng sinh để tránh viêm nhiễm. Mổ cắt ruột thừa thường được thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật nội soi và có sự can thiệp của gây mê. Nếu có viêm nhiễm, sau khi cắt bỏ ruột thừa bác sĩ sẽ đặt dẫn lưu dịch.

Trong 12 giờ đầu sau phẫu thuật, bạn có thể ngồi dậy, tập đi lại. Do phẫu thuật nội soi nên vết thương tương đối nhỏ, thời gian hồi phục sẽ nhanh, thông thường khoảng 2-3 tuần sau, bạn có thể sinh hoạt bình thường.

Một số trường hợp cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện

  • Nôn ói liên tục.
  • Đau bụng nhiều hơn.
  • Chóng mặt, mệt nhiều.
  • Nôn ra máu hoặc tiểu ra máu.
  • Vết mổ đau, đỏ nhiều.
  • Sốt.
  • Vết thương nung mủ.

Có biện pháp nào giúp ngăn ngừa viêm ruột thừa không?

Thật đáng tiếc là không có cách nào để ngăn ngừa viêm ruột thừa. Tuy nhiên, viêm ruột thừa thường ít xảy ra ở những người ăn thực phẩm nhiều chất xơ như rau, trái cây tươi.

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@yersinclinic.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3645 Làm sao để cả gia đình tôi khỏe mạnh?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 21 Tháng 3 2017 - 09:02 AM trong Tổng quát

Hạnh phúc đơn giản là khi những người thân yêu của chúng ta luôn mạnh khỏe và vui vẻ. Ngày Quốc Tế Hạnh Phúc (2017) sắp đến, hãy đồng hành cùng Bác sĩ Yersin kiểm soát lại sức khỏe của cả gia đình thông qua chương trình “Gia Đình Là Số 1” với các gói khám chuyên biệt dành riêng cho từng thành viên.

 

Hãy để cả nhà luôn khỏe mạnh tự tin, phấn chấn cùng nhau tô điểm thêm cho ngôi nhà nhỏ những sắc màu yêu thương.

 

 

1web%20yersin_1.png

 

  • Gói: Tổng quát & Tầm soát HP dành cho bé

Có nhiều lý do để bố mẹ cần quan tâm hơn tới việc tầm soát sức khỏe cho bé. Bé còn nhỏ nên chưa tự ý thức trong việc giữ vệ sinh ăn uống, sinh hoạt chung với bạn bè và những người xung quanh gây dẫn đến việc dễ bị lây nhiễm bệnh (nhất là vi khuẩn HP), ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

 

  • Gói: Tầm soát Ung Thư Vú và Ung Thư Phụ Khoa dành cho mẹ.​

Sau khi thực hiện thiên chức làm mẹ, người phụ nữ cần quan tâm hơn đến sức khỏe của mình nhằm kiểm soát kịp thời các căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt Ung Thư Vú & Ung Thư Phụ Khoa.

 

  • Gói: Tầm soát và phòng ngừa Đột Quỵ dành cho bố

Người đàn ông giữ vai trò trụ cột trong gia đình, do đó chúng ta cần phải có một sức khỏe vững vàng để đương đầu với mọi khó khăn, gánh vác gia đình. Nam giới từ 35 tuổi trở lên có xu hướng mắc các bệnh về tim mạch, bệnh cao huyết áp – Hai căn bệnh nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

 

Hãy tầm soát để sớm phát hiện và ngăn ngừa kịp thời.

web%20MAT%20SAU.png

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@yersinclinic.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3632 Bệnh Rubella Và Dị Tật Bẩm Sinh Ở Trẻ Sơ Sinh

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 21 Tháng 12 2016 - 11:13 AM trong Tổng quát

Rubella là gì?

Rubella là bệnh sốt phát ban cấp tính do cơ thể nhiễm siêu vi Rubella qua đường hô hấp. Khi người bệnh Rubella ho hay hắt hơi, siêu vi từ đường hô hấp của người bệnh có thể lây truyền sang người khoẻ mạnh khác. Bệnh thường gặp vào những tháng mùa hè và ở những nơi tiếp xúc đông người như trường học, bệnh viện, nhà trọ, khu công nghiệp…

 

Triệu chứng bệnh nhẹ nhàng, ít ai chú ý

Biểu hiện bệnh bao gồm: sốt nhẹ vài ngày, phát ban ngoài da trong vòng 2 – 3 ngày, nổi hạch cổ và sau tai, đau khớp. Bệnh có thể xảy ra cho cả trẻ em và người lớn nếu chưa có miễn dịch bảo vệ. Đây là bệnh rất nhẹ nhàng, tự giới hạn và hiếm khi có biến chứng. Do đó, người bệnh thường không biết mình đã mắc bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ có miễn dịch bảo vệ lâu dài, hiếm có trường hợp nào mắc bệnh lần thứ hai.

 

Nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ nếu mẹ nhiễm bệnh khi mang thai

Nếu bệnh xảy ra trên một phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, thai nhi có thể gặp những tác hại nghiêm trọng. Siêu vi Rubella trong máu của người mẹ có thể truyền sang thai nhi qua đường nhau thai, gây nên tình trạng nhiễm Rubella kéo dài ở thai nhi, và từ đó có thể gây sẩy thai, sinh non hay dị tật bẩm sinh. Nguy cơ dị tật bẩm sinh càng nhiều nếu mẹ nhiễm Rubella lúc tuổi thai càng nhỏ: tỷ lệ dị tật thai nhi có thể lên đến 65 – 85% khi mẹ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những dị tật ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là điếc, bệnh tim bẩm sinh, đục thuỷ tinh thể, viêm não, chậm phát triển tâm thần, động kinh, bất thường về xương…

Virus%20Rubella.PNG

Vi rút Rubella (Nguồn http://www.rkm.com.a...a/Rubella.html)

 

Biện pháp phòng bệnh

Vấn đề phòng bệnh rất quan trọng. Biện pháp chính là chích ngừa vắc-xin. Vắc-xin Rubella thường được kết hợp với các loại vắc-xin ngừa những loại bệnh khác, phổ biến nhất là vắc-xin MMR (Measles – Mumps – Rubella), để phòng ngừa 3 loại bệnh là sởi, quai bị và Rubella. Vắc-xin phòng bệnh Rubella có độ an toàn cao, ít tác dụng phụ và đạt hiệu quả trong khoảng 95% người được tiêm ngừa. Để phòng ngừa bệnh Rubella, bạn chỉ cần tiêm 1 mũi vắc-xin MMR, 1 mũi vắc-xin này sẽ giúp bạn được bảo vệ lâu dài sau đó. Vì nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi khi mẹ nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai, do đó cần tiêm ngừa vắc-xin sớm cho tất cả phụ nữ trước khi họ có kế hoạch lập gia đình và mang thai. Cần lưu ý là không được tiêm vắc-xin cho phụ nữ đang mang thai và những người dự định có thai trong vòng 1 tháng sau đó.

 

Ở các nước phát triển, từ những năm 1970 cho đến nay, tất cả trẻ em đều được tiêm vắc-xin MMR sớm, khi trẻ đạt độ tuổi 12 – 15 tháng. Hiệu quả mang lại là bệnh Rubella và dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh do Rubella đã giảm đến mức rất thấp ở các quốc gia này. Ở Việt Nam, trong năm 2015, chương trình tiêm chủng mở rộng bắt đầu triển khai tiêm miễn phí vắc-xin phối hợp 2 bệnh sởi và Rubella cho trẻ: tiêm mũi sởi đơn khi trẻ được 9 tháng tuổi, sau đó tiêm mũi phối hợp sởi và Rubella khi trẻ 18 tháng tuổi. Ngoài ra, trong năm 2014 – 2015, ngành y tế cũng triển khai chiến dịch tiêm ngừa miễn phí 1 mũi vắc-xin sởi và Rubella cho tất cả các trẻ từ 1 – 14 tuổi ở trường học hoặc trạm y tế xã/phường. Chắc chắn những chương trình này sẽ mang lại hiệu quả tốt trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bé gái trong lứa tuổi dậy thì và phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ chưa được tiêm ngừa vắc-xin trước đây. Do đó, những trường hợp này nên đến khám và tư vấn với bác sĩ về vấn đề chích ngừa Rubella. Bác sĩ có thể chỉ định tiêm vắc-xin cho bạn ngay hoặc bác sĩ có thể kiểm tra kháng thể Rubella IgG để xem bạn có miễn dịch bảo vệ với bệnh chưa (miễn dịch bảo vệ tự nhiên có được sau khi nhiễm bệnh trong quá khứ). Nếu kết quả Rubella IgG > 10 IU/L, bạn đã có miễn dịch bảo vệ nên không cần chích ngừa nữa. Khi kết quả ≤ 10 IU/L, bạn cần chích ngừa 1 mũi vắc-xin MMR.

 

Bác sĩ Yersin

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email info@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3626 "Kháng Kháng Sinh" là gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 08 Tháng 12 2016 - 03:44 PM trong Tổng quát

Kháng kháng sinh ảnh hưởng trực tiếp đến bạn. Hãy nhớ lại xem, bạn từng phải dùng đến hai loại kháng sinh trong đơn thuốc hay điều trị bệnh đến hai đợt chưa? Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết, ví dụ trong bệnh cảm cúm, sẽ khiến các vi khuẩn trong đường ruột của bạn mang gen kháng thuốc. Khi chúng có điều kiện thuận lợi để phát bệnh, bạn sẽ biết thế nào là hậu quả.

 

Trường hợp của Nguyễn Hải H. 21 tuổi, một bà mẹ đang nuôi con nhỏ 5 tháng tuổi trú tại Trương Định, Hà Nội ra đi để lại niềm thương nhớ cho cả gia đình. H. bị sụt sịt, ho và có dấu hiệu sốt. Đến ngày thứ 3 sốt truyền dịch không khỏi, H đi vào Bệnh viện Thanh Nhàn khám.

 

Trong lúc chờ vào khám, đột nhiên H. ngất và các bác sĩ đưa vào cấp cứu sau đó chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai. Sau 1 tuần điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai H. đã trút hơi thở cuối cùng.

 

Bác sĩ chẩn đoán H. bị nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng vì loại siêu vi khuẩn. Suốt một tuần điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai chi phí điều trị cho H. lên tới 300 triệu đồng bởi vì các chi phí lọc máu hiện đại tốn kém nhưng cuối cùng H. vẫn không qua khỏi vì vi khuẩn cô mắc phải đã kháng thuốc.

 

"Kháng kháng sinh" một lần nữa lại trở thành hồi chuông báo động cho cộng đồng nói chung và cá nhân bạn nói riêng. Và đây là những điều bạn cần biết ngay hôm nay:

 

1. Thuốc kháng sinh

 

Thuật ngữ kháng sinh (antibiotic) nguyên thủy được dùng để nói về một hợp chất tự nhiên được sản xuất bởi một loại nấm hoặc vi sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở người và động vật. Một số thuốc kháng sinh có thể là các hợp chất tổng hợp (không sản xuất bởi các vi sinh vật) cũng có thể giết hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

 

Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ “tác nhân kháng sinh” là nói đến cả hợp chất thiên nhiên lẫn tổng hợp, tuy nhiên, nhiều người quen sử dụng từ kháng sinh để chỉ đến hỗn hợp hai chất nói trên.

 

Mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng tích cực song chính việc dùng loại thuốc thiếu khoa học, dài kỳ nên đã dẫn đến trình trạng kháng thuốc.

 

2. Kháng kháng sinh là gì?

 

Kháng thuốc kháng sinh là nói đến khả năng của vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh dạng vi khuẩn khác kháng lại hiệu quả của thuốc kháng sinh. Kháng thuốc kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn thay đổi theo một cách mới để làm giảm hoặc loại bỏ hiệu quả của thuốc, hóa chất hoặc các tác nhân khác được dùng cho việc chữa bệnh hoặc ngăn ngừa viêm nhiễm. Một khi kháng thuốc, virút, vi khuẩn không chết mà vẫn tồn tại và tiếp tục nhân lên, gây ra nhiều tác hại khác.

 

Nếu kháng sinh mất tác dụng, đồng nghĩa với việc chúng ta trở lại thời kỳ những năm 1930. Khi đó, ngay cả một nhiễm trùng hết sức bình thường cũng có thể gây tử vong.

 

photo-7-1474517850881-1481163079885.jpg

 

3. Tại sao lại phải quan tâm đến hiện tượng kháng thuốc kháng sinh?

 

Kháng thuốc kháng sinh là một vấn đề nan giải, hiện là mối quan tâm của cộng đồng bởi nó gây ra những dòng khuẩn khỏe hơn, nguy hiểm hơn làm cho dịch bệnh lây lan nhanh hơn, khó chữa trị hơn và gây tốn kém, đặc biệt là cho người già, trẻ em và những người có sức khỏe hệ miễn dịch yếu làm tăng rủi ro khuyết tật, tử vong.

 

Ngoài ra, hiện tượng này chẳng khác gì phòng phẫu thuật sẽ được xây ở “rìa địa ngục”. Phẫu thuật bản chất là một thủ tục y tế giúp cứu sống bệnh nhân. Nhưng những hoạt động phẫu thuật phức tạp kéo theo nguy cơ nhiễm trùng cao, ví dụ phẫu thuật tim hoặc thay thế khớp.

 

Do vậy, nếu không có kháng sinh, mọi ca phẫu thuật phức tạp gần như đang được thực hiện trên “rìa địa ngục”. Một bệnh nhân phẫu thuật khớp để có được sự thoải mái hơn trong vận động, lại phải đặt lên phía bên kia bàn cân là cả mạng sống của mình.

 

Chưa kể, chúng ta có thể sẽ không phát triển được loại thuốc mới, các bệnh nhân ung thư cận kề cái chế hơn khi hóa trị cần kháng sinh và các bác sĩ bó tay trước công cụ kì diệu của y học: cấy ghép...

 

4. Vì sao vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh?

 

Sử dụng kháng sinh chính là nguyên nhân làm cho vi khuẩn kháng thuốc. Mỗi khi dùng thuốc, vi khuẩn nhạy sẽ bị tiêu diệt, còn những vi trùng không bị tiêu diệt lại kháng thuốc, phát triển và nhân rộng.

 

Nếu cứ sử dụng thuốc theo kiểu lặp đi lặp lại và không đúng chủng loại, lạm dụng hay thiếu khoa học sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc. Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, không hiệu quả dùng cho trường hợp nhiễm virút như cảm lạnh, viêm họng, hay cảm cúm.

 

Sử dụng thuốc kháng sinh thông minh chính là chìa khóa để kiểm soát, hạn chế tình trạng kháng thuốc.

 

5. Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam thế nào?

 

Trước đó, báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 2/12 có bài viết phản ánh tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam đứng đầu thế giới.

 

Theo phản ánh, mặc dù thuốc kháng sinh là thuốc bán theo đơn của bác sĩ, nhưng tại Việt Nam thuốc kháng sinh được bán ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào mà không cần chỉ định đã gây nên tình trạng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến việc người sử dụng khi có bệnh bị kháng thuốc, phải chịu chi phí cao để được điều trị bằng những dòng thuốc mới.

 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người trên toàn cầu. Đáng báo động hơn, trong số các quốc gia có tình trạng kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng thì Việt Nam là một trong số những nước đứng đầu.


Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Y tế kiểm tra nội dung trên, báo cáo trước ngày 15/12.

 

6. Làm thế nào để ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc?

 

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc là chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết và theo đúng chỉ dẫn của chuyên môn. Điều quan trọng nữa là chỉ nên dùng thuốc kháng sinh cho các loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn chứ không dùng cho việc nhiễm virút như ho, cảm lạnh hoặc cúm. Nên chú ý đến một số khuyến cáo sau:

  • Khi đã kháng thuốc nên cho bác sĩ biết để dùng thuốc cho thích hợp
  • Không dùng thuốc kháng sinh cho các loại bệnh nhiễm virút như cảm lạnh hoặc cúm.
  • Không tiết kiệm thuốc để dùng cho lần tiếp theo, thuốc thừa nên loại bỏ.
  • Dùng thuốc kháng sinh đúng theo đơn bác sĩ, không bỏ liều khi thấy đỡ bệnh, nếu dừng lại sẽ làm cho khuẩn kháng thuốc.
  • Không dùng kháng sinh của người khác. Uống thuốc không đúng có thể làm tăng bệnh và làm cho khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở.
  • Nếu bác sĩ khuyên không nên dùng thuốc kháng sinh thì không nên ép bác sĩ kê đơn dùng loại thuốc này.

Nguyễn Nguyễn

 

(Sống/ Cafef.vn)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3624 Mỡ Máu Cao (Rối Loạn Lipid Máu)

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 06 Tháng 12 2016 - 11:20 AM trong Tổng quát

Trái tim không chỉ đơn thuần tạo ra nhịp đập mà từng phút từng giờ mang lại nhịp sống cho mỗi chúng ta. Ở các nước phát triển, bệnh tim là kẻ thù giết người số một. Ở Việt Nam, kinh tế ngày càng phát triển, dinh dưỡng ngày càng dư dã cùng với lối sống không hợp lý của đời sống công nghiệp hóa dẫn đến số người mắc bệnh tim mạch ngày càng tăng cao và đang trở thành một bệnh xã hội.

 

Tìm hiểu về mỡ máu cao (Rối loạn lipid máu)

Bệnh tim phổ biến và nguy kịch hàng đầu gây lo sợ cho mọi người là THIẾU MÁU CƠ TIM – NHỒI MÁU CƠ TIM mà cốt lõi là do MỠ MÁU CAO (Rối loạn Lipid máu) gây xơ vữa động mạch với các mảng xơ vữa, mảng mỡ làm nghẽn động mạch. Ngoài ra, mỡ máu cao – xơ vữa động mạch còn có thể dẫn đến cao huyết áp, suy tim, đột quỵ. Việc hiểu biết về MỠ MÁU CAO là hết sức quan trọng và giúp chúng ta tránh được những sự cố tim mạch đáng tiếc xảy ra.

 

2%20tim.jpg

 

(Hình minh họa: Nguồn internet)

1. Thuật ngữ:

Có nhiều thuật ngữ được dùng có ý nghĩa tương đương nhau: “Tăng Cholesterol máu”, “Tăng mỡ máu”, “Mỡ máu cao”, “Máu nhiễm mỡ”, “Rối loạn mỡ máu”, “Rối loạn Lipid máu”, “Rối loạn chuyển hóa Lipid” nhưng chính xác nhất vẫn là “Rối loạn Lipid máu”

2. Hai loại mỡ chính trong cơ thể:

Có hai loại mỡ có thể gây hại nếu nồng độ trong máu quá cao, đó là Cholesterol và Triglyceride.Cholesterol xấu gây ra bệnh lý tim mạch. Triglyceride không chỉ ảnh hưởng lên tim mạch mà có thể dẫn đến thấm mỡ trong gan (gan nhiễm mỡ), viêm tụy.

Triglyceride

Triglyceride trong máu tăng cao thường liên quan đến chế độ ăn quá nhiều năng lượng, đặc biệt từ đường, các thức ăn giàu tính bột (carbohydrates) và các loại nước uống năng lượng cao (nước ngọt, rượu, bia). Nồng độ Triglyceride quá cao chủ yếu là do béo phì, nên có thể điều trị bằng cách dùng chế độ ăn ít năng lượng Người ăn chay, tu hành có thể có Triglyceride trong máu cao là do ăn  nhiều các chất tinh bột, đường.

Cholesterol

Tăng Cholesterol trong máu là một vấn đề lớn hơn. Cholesterol là một loại mỡ trăng chủ yếu được tạo ra trong gan động vật, bao gồm cả gan người. Cholesterol ở người chủ yếu là từ các thức ăn được chế biến từ động vật (Do vậy mức cholesterol máu cao hiếm gặp ở người ăn chay). Hầu hết mọi người có thể tự làm giảm mức cholesterol bằng cách thay đổi chế độ ăn của mình.

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn và tập thể dục, đối với những người có mỡ máu quá cao (hoặc tăng Cholesterol, hoặc tăng Triglyceride hoặc tăng cả hai), cần phải dùng thêm thuốc để điều trị. Tuy những thuốc này rất hiệu quả nhưng có một số tác dụng phụ cần phải có bác sĩ hướng dẫn điều trị.

3. Xét nghiệm mỡ máu thế nào là chuẩn mực?

Khi muốn lấy máu làm xét nghiệm mỡ trong máu, cần nhịn ăn ít nhất 12 giờ trước khi lấy máu. Để tiện lợi, có thể nhịn đói từ sau bữa ăn tối hôm trước (6 giờ tối) đến 6 giờ sáng hôm sau.

Bộ xét nghiệm mỡ máu bao gồm 4 thông số: Cholesterol toàn phần, LDL- Cholesterol, HDL-Cholesterol, Triglyceride.

4. Mỡ tốt và mỡ xấu:

LDL-C là một dạng Cholesterol kết hợp với LDL (LDL: Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp) gây hại cho cơ thể. LDL-C vận chuyển cholesterol vào trong máu, thấm vào thành mạch máu. LDL-C có vai trò quan trọng trong quá trình hình mãng xơ mỡ động mạch.

HDL-C là một dạng Cholesterol kết hợp với HDL (HDL: Lipoprotein trọng lượng phân tử cao) có lợi cho cơ thể. HDL-C chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan.

5. Mười nguyên tắc vàng để làm giảm mỡ cao trong máu:

  1. Duy trì cân nặng lý tưởng
  2. Tích cực tập thể dục đều đặn
  3. Nhớ loại mỡ ra khỏi thịt
  4. Nên bỏ thói quen dùng thức ăn nhanh
  5. Tránh các thức ăn chiên rán nhiều mỡ
  6. Tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ
  7. Ưu tiên ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần
  8. Lưu ý tránh ăn bánh kẹo giữa các bữa ăn
  9. Uống nước nhiều hơn
  10. Không hút thuốc

Thức ăn nên tránh: lòng đỏ trứng; Sữa nguyên chất và các sản phẩm từ sữa nguyên chất – bơ, kem, pho-mát, sữa chua, sữa đặc; Nội tạng động vật (Não, gan, paté, xúc xích, gan, thận, phổi, phèo); Hải sản (Tôm, mực ống, trứng cá, cá tẩm bột, cá hộp xốt dầu); Thịt mỡ - Thịt lợn muối xông khói, d8am bông, xúc xích, thịt hộp, thịt nhồi, paté thịt thịt băm viên; Gia cầm (Vịt, ngỗng, da gà, thịt gà nhồi); Các loại bánh (Bánh nướng, chả nướng bột lọc, bánh ngọt, bánh bao, bánh rán, bánh quy); Thức ăn nhanh (Gà rán, khoai tây chiên, cá rán, bánh bao, chả giò, hot-dogs, pizza, cơm chiên); dừa, đậu phụng chiên bơ.

 

1%20tim.jpg

 

(Hình minh họa: Nguồn internet)

Thức ăn thích hợp: Lòng trắng trứng; Sữa có hàm lượng mỡ thấp, sữa không kem và các sản phẩm làm từ sửa không kem – pho – mát gạn kem và pho-mát trắng, nước sữa (chất lỏng còn lại sau khi lấy bơ ra khỏi sữa), sữa chua không mỡ; Cá tươi, sò điệp, cá hộp (xốt nước), tôm hùm và cua; Thịt thỏ, thịt bê (không mỡ), thịt bò, cừu non và heo nạc (Cho những người ăn kiêng vừa phải); Thịt gà nạc không da, tốt nhất là gà nuôi trong môi trường tự nhiên; Bánh mì, bánh xốp, bánh mì khô, bánh quy nước (chỉ làm bằng bột mì và nước), các loại bánh làm ở nhà có thành phần thích hợp; Tất cả các loại trái cây, đặc biệt quả hồ đào, quả óc chó, các hạt giống (Cho những người ăn kiêng vừa phải); Gạo, mì ống, ngũ cốc, thạch, thảo mộc, gia vị, mì ống đóng hộp kiểu Y, bột nhão Vegemite, trà, cà phê, mật, mức, rượu (lượng ít); Mỡ không bão hòa - bơ thực vật, dầu thực vật – dầu ô-liu, dầu quả óc chó, dầu bắp, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu cây rum, dầu hạt bông (Tất cả đều dành cho những người ăn kiêng vừa phải).

Bác sĩ Vũ Minh Đức

Phòng khám Đa khoa Quốc tế YERSIN

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 

 




#3604 Tại sao phải khám sức khỏe tổng quát?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 31 Tháng 10 2016 - 02:59 PM trong Tổng quát

Sức khỏe là vàng, là nền tảng của hạnh phúc, thế nhưng vẫn còn rất nhiều người e dè với việc khám sức khỏe tổng quát bởi nỗi lo không biết chọn bệnh viện nào uy tín, gói khám nào phù hợp và hơn hết là tâm lý sợ khám “ra” bệnh thì mất ăn mất ngủ.

 

Nên hiểu, có một số bệnh lý sẽ biểu hiện sớm trong giai đoạn đầu như nhiễm trùng hô hấp trên, viêm phổi, viêm dạ dày. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh lý khi có dấu hiệu là đã qua giai đoạn trễ hoặc có biến chứng (phù, tiểu nhiều do biến chứng tiểu đường gây suy thận, xuất hiện liệt nửa người hoặc đau ngực do tăng huyết áp lâu ngày không kiểm soát, xuất hiện sụt cân, tiểu nhiều, khát nhiều trong tiểu đường...). Do đó nếu không phát bệnh trong những giai đoạn sớm, việc điều trị sau này sẽ rất khó khăn, mất thời gian, tốn kém và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

webyersin.png

Vì thế, khám sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi năm một lần là hết sức cần thiết để bảo vệ bản thân và những người bạn yêu thương. Từ 1/11 – 31/12, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin triển khai gói khám tổng quát “TRI ÂN KHÁCH HÀNG”. Xem thông tin chi tiết chương trình tại: goo.gl/iKd7sz

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3603 Làm Sao Để Trẻ Mãi Không Già

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 29 Tháng 10 2016 - 09:22 AM trong Tổng quát

1. Giao lưu với bạn bè

Có bạn bè giúp cuộc sống của bạn thoải mái. Khoảng thời gian giao lưu với mọi người có thể tạo dấu ấn tích cực trong cuộc đời của bạn hơn là việc bạn sống ở đâu, làm gì hay thậm chí là có gia đình hay chưa.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_group_of_fr

 

2. Sáng tạo

 

Một chút khoảnh khắc nghệ sỹ sẽ làm cuộc sống thêm thi vị, suy nghĩ thông suốt và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Nếu bạn cần gợi ý, hãy thử đi các lớp diễn kịch. Những người đang tìm tòi sự sáng tạo cho biết họ ít cảm thấy bị e ngại khi thử diễn hơn là ca hát hay hội họa. Nếu bạn vẫn luôn tự hỏi mình sẽ là ai trên sàn diễn, đây là lúc để bạn tỏa sáng.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_mature_woma

 

3. Ít trang điểm

 

Rất có khả năng là bạn đang trang điểm quá nhiều. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường có khuynh hướng trang điểm nhiều hơn cần thiết, nhất là khi họ muốn thu hút đối tượng khác. Trang điểm quá dày làm bạn có vẻ như đang cố gắng che giấu tuổi thực của mình.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_woman_apply

 

4. Thể thao

 

Không nhất thiết phải tập một môn thể thao mới. Chỉ cần làm việc trong vườn hoặc đi bộ loanh quanh trong phố là được. Mỗi tuần tập ít nhất là 2,5 giờ các loại hoạt động đủ làm tăng nhịp tim. Nên kết hợp với các động tác tập cơ như hít đất hay các bài tập cơ bụng.  Kết quả tốt sẽ đến với bạn, giúp bạn thấy thoải mái hơn, thể chất khỏe, tinh thần thoải mái. Bên cạnh đó, còn giúp phòng tránh bệnh đái tháo đường, cao huyết áp và tim mạch. Tuy nhiên cũng cần tư vấn trước với bác sĩ trước khi bắt đầu kế hoạch tập luyện mới.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_stretching_

 

5. Dùng kem chống nắng

 

Làm sạm da vì nắng thật ra không làm bạn trẻ hơn. Trên thực tế,  các tia UV gây ra hơn 90% các tổn thương da, kể cả nhiều thứ bạn có thể thấy như nhăn nheo,  thô ráp,  đồi mồi,  chảy xệ. Kem chống nắng cũng giúp phòng ngừa ung thư da.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_man_applyin

 

6. Học thêm điều mới mẻ

 

Tiếp tục tìm các thử thách cho bản thân để tránh trí não bị trì trệ. Thậm chí sẽ tốt hơn nếu học một kỹ năng mới liên quan đến thể chất. Khiêu vũ là một ví vụ tuyệt vời, vì nó vừa giúp bạn vận động vừa giúp bạn giao lưu với mọi người. Hai điều này sẽ giúp thể chất và tinh thần bạn  luôn tươi trẻ.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_dance_class

 

7. Đánh răng, chải răng và súc miệng

 

Nếu không chăm sóc răng miệng, răng sẽ bị ố vàng và dẫn đến bệnh nướu răng. Kết quả là đường viền nướu bị ăn mòn, một dấu hiệu của tuổi tác. Chăm sóc răng miệng kém cũng có liên quan đến các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ và cả ung thư tụy.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_man_flossin

 

8. Không hút thuốc

 

Thuốc lá sẽ tạo nếp nhăn do nó làm hẹp mạch máu và hạn chế máu lưu thông đến bề mặt da. Hút thuốc gây ung thư, bệnh tim mạch, bệnh phổi … Chẳng cái nào giúp bạn duy trì tuổi trẻ được.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_extinguishe

 

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3579 Huyết Áp Thấp Có Gây Nhồi Máu Cơ Tim Không?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 27 Tháng 9 2016 - 11:33 AM trong Tim mạch

Ai cũng biết huyết áp cao có thể nguy cơ gây nhồi máu cơ tim, nhưng huyết áp quá thấp cũng dẫn đến tình trạng này.

 

Ngày 01/9/2016, một nghiên cứu đã cảnh báo giới bác sĩ là nên thận trọng khi điều trị tăng huyết áp. Hạ huyết áp quá nhiều ở những người có bệnh lý mạch vành có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

 

Một nhóm nghiên cứu quốc tế, bao gồm cả Imperial College London, nhận xét là ai cũng biết huyết áp cao có thể nguy cơ gây nhồi máu cơ tim, nhưng huyết áp quá thấp cũng dẫn đến tình trạng này.

 

Chỉ số huyết áp có ý nghĩa như thế nào?

 

BP.jpg

 

Chỉ số huyết áp được tính bằng đơn vị mmHg, gồm:

  • Huyết áp tâm thu: là áp lực máu lên thành động mạch khi tim đập.
  • Huyết áp tâm trương: là áp lực máu giữa 2 nhịp đập của tim.
  • Huyết áp lý tưởng là dưới 120/80 mmHg. Theo American Heart Association cho biết, khoảng 1/3 người Mỹ bị cao huyết áp.

Huyết áp cao có nguy cơ gây ra các vấn đề về sức khỏe như tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ cũng như bệnh thận.

 

Nghiên cứu quốc tế

world.jpg

 

Nghiên cứu trên 22.672 người có bệnh lý tim mạch và đang điều trị cao huyết áp, ở 45 quốc gia. Các nhà khoa học nhận thấy, khi huyết áp cao hơn 140/90 mmHg thì có nguy cơ gây nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện, khi huyết áp tâm thu dưới 120 mmHg cũng như huyết áp tâm trương dưới 70 mmHg có liên quan đến các trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim hoặc các ca nhập viện do suy tim.

 

Cảnh báo trong việc điều trị quá mức bệnh cao huyết áp

 

Giáo sư Kim Fox, cộng tác viên của nghiên cứu này, kiêm lãnh đạo National Heart and Lung Institute at Imperial College London phát biểu, phân tích cho thấy tầm quan trọng trong điều trị cao huyết áp.

 

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng cảnh báo không nên kiểm soát huyết áp quá mức. Dù huyết áp vẫn trong giới hạn bình thường, nhưng huyết áp thấp hơn 120/70 mmHg có thể xem là quá thấp với người có bệnh lý mạch vành và đang điều trị cao huyết áp.

 

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, để giảm nguy cơ đột quỵ, huyết áp càng thấp thì càng tốt.

 

Các nhà nghiên cứu viên cho biết, cần nhiều nghiên cứu hơn để có chuẩn huyết áp lý tưởng. Mặt khác, họ cũng đề nghị nên thận trọng khi dùng thuốc hạ áp với các ca có bệnh lý tim mạch.

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

 

Nguồn WebMD

 

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

 

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3576 Hướng Dẫn Về Ung Thư Phổi

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 19 Tháng 9 2016 - 10:17 AM trong Tổng quát

Bức tranh toàn cảnh

Ung thư phổi là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở cả hai giới nam và nữ. Tuy nhiên điều này không hẳn là đúng ở thời gian trước đây. Trước khi thuốc lá được sử dụng rộng rãi, ung thư phổi rất hiếm hoi.

 

Ngày nay, 9/10 ca ung thư phổi tử vong nguyên nhân chủ yếu là do hút thuốc lá, trong khi khí radon, ô nhiễm và những chất hóa học khác chỉ đóng một vai trò khá nhỏ. Mặt khác, ngày nay cũng đã có một số thuốc mới mang lại hi vọng cho người bị ung thư phổi.

 

Thuốc lá gây ra ung thư phổi như thế nào?

 

Yersin%20-%20Ung%20thu%20phoi%202.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Thuốc lá không chỉ chứa những hóa chất gây ung thư mà còn phá hủy khả năng đề kháng tự nhiên của phổi. Bình thường, đường thở được phủ bởi những sợi lông mao. Các lông mao này sẽ bảo vệ phổi bằng cách quét sạch những độc tố, vi khuẩn, và virus. Khói thuốc cản trở những lông mao thực hiện công việc của chúng. Chính vì vậy mà những hóa chất gây ung thư có cơ hội tích tụ trong phổi.

 

Triệu chứng của ung thư phổi

 

Yersin%20-%20Ung%20thu%20phoi%203.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Ung thư phổi diễn biến khá thầm lặng. Giai đoạn đầu, thường không có triệu chứng hay dấu hiệu cảnh báo. Khi bệnh tiến triển nặng, triệu chứng, có thể xuất hiện các triệu chứng:

  • Ho kéo dài
  • Đau ngực khi hít thở sâu
  • Thở khò khè hay khó thở
  • Ho ra đàm có máu
  • Mệt mỏi

Tầm soát ung thư phổi

 

Yersin%20-%20Ung%20thu%20phoi%204.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Ung thư phổi có thể phát hiện sớm sao? Đúng vậy, chụp CT có thể phát hiện ung thư phổi giai đoạn sớm ở một số người, nhưng cũng không hẳn đã đủ sớm đủ để cứu mạng họ.

Tổ chức Preventive Services Task Force của Hoa Kỳ khuyến cáo tầm soát ung thư phổi hàng năm bằng cách chụp CT bức xạ thấp ở người lớn, độ tuổi từ 55 đến 80, đặc biệt những người có tiền sử hút thuốc 30 năm và hiện vẫn đang hút hoặc đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm. Bác sĩ tính con số “năm hút thuốc” bằng cách nhân số điếu thuốc hút mỗi ngày với số năm hút. Có thể ngưng chương trình tầm soát sau khi đã ngưng thuốc 15 năm.

 

Chẩn đoán ung thư phổi

 

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ không phát hiện ung thư cho đến khi xuất hiện các triệu chứng như: ho kéo dài hay thở khò khè. Lúc đó, bác sĩ có thể cho bạn chụp X-quang hay làm các chẩn đoán hình ảnh khác. Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm đàm. Nếu một trong những cận lâm sàng này có dấu hiệu nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm sinh thiết.

 

Sinh thiết phổi

 

Nếu trong phim chụp X-quang phát hiện có khối u nghi ngờ, hay phát hiện trong đàm có tế bào ung thư, bác sĩ sẽ dùng kim lấy mẫu sinh thiết phổi để xác định chẩn đoán.

 

Những loại ung thư phổi

 

Yersin%20-%20Ung%20thu%20phoi%207.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Có 2 loại chủ yếu.

  • Ung thư tế bào nhỏ là loại nguy hiểm, loại ung thư này di căn rất nhanh dù trong giai đoạn sớm. Loại ung thư này thường liên quan tới hút thuốc lá và rất hiếm xuất hiện ở những người không hút thuốc.
  • Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, nó phát triển từ từ và loại này phổ biến đến nỗi nó chiếm 85% ở hầu hết các ca ung thư phổi.

Các giai đoạn của ung thư phổi

 

Việc phân giai đoạn ung thư nhằm đánh giá qua mức độ lan tràn của bệnh. Tuy nhiên 2 loại ung thư phổi này có cách phân giai đoạn khác nhau.

  • Ung thư phổi tế bào nhỏ, gồm 2 giai đoạn chính: Giai đoạn “hạn chế” là thời kỳ ung thư chỉ diễn ra ở 1 bên phổi hoặc các hạch bạch huyết gần đó. Giai đoạn “lan rộng” là thời kỳ ung thư đã lan sang lá phổi còn lại hoặc xa hơn nữa.
  • Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ có 4 giai đoạn, tùy thuộc vào tế bào ung thư đã lan rộng đến đâu.

Tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư phổi

 

Theo thống kê mới nhất của Viện Ung Thư Quốc Gia từ năm 2004 đến năm 2010, cơ hội sống của những bệnh nhân ung thư phổi dao động từ 4% đến 54%, tùy thuộc vào giai đoạn ung thư được phát hiện. Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sống 5 năm, tiếp tục tăng theo thời gian.

 

Điều trị ung thư trong giai đoạn đầu

 

Khi ung thư phổi không phải tế bào nhỏ được phát hiện trước khi lan ra phổi còn lại, phẫu thuật có thể có tác dụng. Bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần phổi có khối u, hoặc nếu cần thiết, sẽ cắt cả một bên phổi. Một số bệnh nhân phải trải qua quá trình xạ trị hay hóa trị sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại. Tuy nhiên, phẫu thuật cắt bỏ không phải là lựa chọn cho những bệnh nhân bị ung thư tế bào nhỏ vì ngay khi có chẩn đoán ung thư thì bệnh đã di căn.

 

Điều trị ung thư phổi di căn

 

Yersin%20-%20Ung%20thu%20phoi%2011.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Khi ung thư đã di căn và không chữa khỏi được, các phương pháp điều trị vẫn có thể giúp bệnh nhân sống lâu hơn và có chất lượng sống tốt hơn. Xạ trị và hóa trị giúp giảm kích thước khối u và giảm triệu chứng, chẳng hạn như xương đau hay tắc nghẽn đường hô hấp. Hóa trị là phương pháp chính điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ.

 

Các phương pháp điều trị tập trung

 

Yersin%20-%20Ung%20thu%20phoi%2012.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Điều trị nhằm vào khối u là dạng điều trị mới có thể kết hợp với hóa trị hoặc khi những liệu pháp khác thất bại. Có 2 phương pháp trị liệu mới.

  • Một loại dùng để chặn sự tăng trưởng của các mạch máu tân sinh dùng để nuôi các tế bào ung thư. Phương pháp này giúp những bệnh nhân ung thư trễ sống lâu hơn.
  • Loại khác ngăn cản các tín hiệu dẫn đến sự tăng sinh tế bào ung thư.

Sau khi có kết quả chẩn đoán...

 

Bị chẩn đoán ung thư phổi có thể là một cú sốc đối với người bệnh, và nếu do hút thuốc gây ra, họ sẽ cảm thấy hối hận. Thay vì phí thời gian tự trách bản thân. bạn nên nhìn về phía trước. Không bao giờ là quá trễ để bắt đầu một lối sống mới lành mạnh hơn. Có bằng chứng cho thấy những bệnh nhân biết mình bị ung thư phổi và đã bỏ thuốc có cuộc sống tốt hơn so với những người vẫn giữ thói quen hút thuốc.

 

Ung thư phổi và người hít khói thuốc gián tiếp (hút thuốc thụ động)

 

Yersin%20-%20Ung%20thu%20phoi%2015.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Mặc dù hút thuốc là nguyên nhân hàng đầu của ung thư phổi nhưng đây không phải là nguy cơ duy nhất. Hít khói thuốc gián tiếp ở nhà hay ở nơi làm việc đều tăng nguy cơ bị bệnh. Những người kết hôn với bạn đời có thói quen hút thuốc thì nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn những người có vợ/chồng không hút thuốc từ 20% đến 30%.

 

Ung thư phổi và nguy cơ phơi nhiễm tại nơi làm việc

 

Yersin%20-%20Ung%20thu%20phoi%2016.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Một số công việc tăng nguy cơ ung thư phổi ở cả người hút thuốc và người không hút thuốc. Những người làm việc trong môi trường có uranium, arsenic, và các hóa chất khác nên hạn chế tiếp xúc với những chất này. Chất amiăng, trước đây dùng rộng rãi để cách nhiệt, là một trong các nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư phổi. Mặc dù hiện nay chất này ít được dùng đến, nhưng những người lao động trước đây tiếp xúc với chất này nhiều năm trước vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh.

 

Ung thư phổi và khí radon

 

Radon là một loại khí phóng xạ tự nhiên, ở một số vùng của nước Mỹ nồng độ khí này cao hơn mức bình thường. Khí gas có thể tích tụ trong nhà và tăng nguy cơ ung thư phổi, đặc biệt ở những người hút thuốc. Đây là nguy cơ đứng hàng thứ hai gây ung thư phổi ở Mỹ. Khoảng 12% ca tử vong do ung thư phổi đều liên quan đến việc tiếp xúc khí radon. Khí gas này không màu và không mùi, nhưng có thể phát hiện ra nhờ sử dụng bộ dụng cụ xét nghiệm đơn giản.

 

Ung thư do ô nhiễm không khí

 

Yersin%20-%20Ung%20thu%20phoi%2018.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Trong khi ung thư do ô nhiễm ít hơn số ca do thuốc lá gây ra, nhưng ô nhiễm không khí cũng tăng nguy cơ ung thư. Chuyên gia cho rằng ô nhiễm từ khói xe, nhà máy và các nhà máy điện có thể gây tác hại cho phổi như do hít khói thuốc gián tiếp gây ra. Trên thế giới, ô nhiễm không khí gây ra khoảng 223,000 ca tử vong do ung thư phổi.

 

Những yếu tố nguy cơ khác của ung thư phổi

  • Tiền sử gia đình về ung thư phổi
  • Uống nước có nồng độ arsenic cao

Những người không nằm trong nhóm nguy cơ vẫn có khả năng bị ung thư phổi – gồm cả những người không bao giờ hút thuốc. Các nhà nghiên cứu hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân nhưng ung thư phổi ở những người không hút thuốc thường là nữ giới chứ không phải nam. Một loại ung thư tuyến hay xuất hiện ở những người không hút thuốc hơn là ở những người nghiện thuốc lá.

 

Phòng tránh ung thư phổi

 

Yersin%20-%20Ung%20thu%20phoi%2020.jpg

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Ung thư phổi có thể là một trong những loại ung thư nguy hiểm nhất, nhưng có thể phòng tránh được. Đơn giản nhất là không hút thuốc. Nếu được, hãy tìm cách bỏ thuốc. Nếu bỏ thuốc được 10 năm, nguy cơ ung thư phổi giảm từ 30% đến 50%.

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com hay Đăng ký qua link: https://goo.gl/TNGSa8 để đặt hẹn và được tư vấn.

 

 




#3575 Khối U Giấu Mặt

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 19 Tháng 9 2016 - 10:12 AM trong Tổng quát

Ung thư phổi thường khó phát hiện bằng phương pháp X quang thông thường, vì nhiều trường hợp khối u được giấu khéo léo sau các mô. Với phương pháp MSCT, khả năng phát hiện và đánh giá ung thư phổi sẽ cao hơn.

 

Không phải lúc nào bệnh ung thư cũng được phát hiện bởi những triệu chứng đặc trưng riêng của nó. Thường thì những khối u luôn khéo léo giấu mặt và chỉ bị phát hiện bởi những dịp tình cờ, có khi khám bệnh này lại ra bệnh khác, như trường hợp anh T. (Gò Vấp).

 

Tưởng vậy mà … không phải vậy

Thời tiết giao mùa, bệnh là lẽ thường nên thấy ho khan cả tháng trời, anh T. cũng không chú ý mấy, chỉ uống vài viên thuốc kháng sinh nhưng không thấy đỡ. Có điều, những cơn ho chỉ khiến anh cảm thấy hơi bất tiện chứ ngẫm ra cũng không sốt, không đau ngực gì, thành thử anh cũng để mặc.

Không biết rủi hay may, ngón tay anh bỗng sưng đau các khớp. Đau khớp thì không phớt lờ được, anh T. thu xếp đi khám và điều trị tại phòng khám Yersin. Kết quả chụp phim X quang tim phổi phát hiện thấy hình ảnh đám mờ đáy phổi phải. Nghi ngờ “có vấn đề”, bác sĩ chỉ định cho anh T. chụp CT ngực, kết quả ghi nhận u thùy dưới phổi phải.

Hỏi kỹ lại, anh T. cho biết có ho, tức có triệu chứng ở phổi nhưng lý do chính để anh vào viện lại là một bệnh khác. Bệnh phổi chỉ phát hiện tình cờ khi khám toàn thân.

Trường hợp của anh T. cho thấy tầm quan trọng của khám sức khỏe định kỳ và sàng lọc ung thư sớm. Trong hầu hết các trường hợp, việc chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh tật có vai trò rất quan trọng, nhất là trong bệnh ung thư. Theo y văn, ung thư phổi, nếu phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn sớm (IA) thì tỷ lệ sống còn sau 5 năm điều trị có thể lên 70%, trong khi phát hiện và điều trị ở giai đoạn muộn (III – IV) thì tỷ lệ sống sau 5 năm chỉ khoảng dưới 5 %.

 

Bệnh của người hút thuốc

Các nhà sản xuất thuốc lá đã buộc phải in lên vỏ bao thuốc lá dòng chữ “Hút thuốc lá gây ung thư phổi”, nhưng xem ra vẫn chưa khiến dân nghiện thuốc lá chùn tay. Nếu biết, có đến 80% trường hợp ung thư phổi do hút thuốc lá, các anh liệu có đắn đo khi rút một điếu thuốc ?

 

Yersin%20-%20khoi%20u%20giau%20mat%204.j

(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

 

Khói thuốc là một nguy cơ quan trọng và nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến ung thư phổi. Những hợp chất nguy hại trong thuốc lá phá hủy các tế bào phổi và hình thành ung thư. Đó là lý do tại sao hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi. Thậm chí những người không hút thuốc lá nhưng hít phải những chất trên (Hút thuốc thụ động) cũng bị mắc ung thư.

20% còn lại là tổng hợp của một nhóm những nguyên nhân khác: tia xạ, bụi phổi, di truyền,…

 

Tầm soát ung thư phổi

Có nhiều phương pháp tầm soát ung thư phổi như: X quang, xét nghiệm đàm tìm tế bào ung thư, CT … nhưng hiện nay, MSCT là kỹ thuật nhạy hơn nhiều so với các phương pháp khác trong việc phát hiện ung thư phổi gian đoạn sớm (I).

 

Không giống như chụp X quang, CT phổi thực hiện cắt lát phổi theo hình ảnh cắt ngang. Điều này cho phép bác sĩ khảo sát phổi từ trên xuống dưới và cách khảo sát lát cắt mỏng giúp ta tầm soát được những tổn thương có kích thước nhỏ. Đổi với khối u có kích thước khoảng 20 mm, độ tin cậy trên CT khoảng 97 %.

 

Yersin%20-%20khoi%20u%20giau%20mat%201.j

(Ảnh minh họa: Nguồn internet)

 

Với hình ảnh tái tạo 3D, CT phổi có thể đo được sự tăng trưởng của khối u theo 3 chiều để đánh giá thể tích của khối u, trong khi X quang chỉ có thể đo khối u tại điểm rộng nhất. Do vậy, việc tầm soát ung thư phổi với máy MSCT ở những đối tượng có thời gian hút thuốc lá trên 10 năm đã và đang được khuyến cáo.

Trong quá trình tầm soát ung thư phổi, bệnh nhân được yêu cầu nằm trên bàn của máy quét CT. Bàn này di chuyển cơ thể của bệnh nhân vào vị trí cần khảo sát, đầu đèn sẽ phát tia, lượng tia còn lại sau khi đi xuyên qua cơ thể sẽ được ghi nhận bởi các detector, gửi về máy tính xử lý thông tin và hiện thị ra các hình ảnh tương ứng trên màn hình máy tính. Kỹ thuật chụp ảnh này tránh bất kỳ sự chồng chéo nào của các cơ quan hoặc có mô khác.

 

Những ai cần tầm soát ung thư phổi

Tầm soát ung thư phổi được khuyến cáo cho cá nhân ở độ tuổi trên 45 có các yếu tố nguy cơ sau:

  • Có tiền sử hút 1 gói thuốc lá mỗi ngày trong 10 năm, hoặc 2 gói thuốc lá mỗi ngày trong 5 năm,…
  • Tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá.
  • Tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư (ví dụ: amiăng, tia xạ, hóa chất, bụi …) kéo dài.
  • Ho kéo dài chưa rõ nguyên nhân hoặc điều trị thuốc không đáp ứng.
  • Ho ra máu chưa rõ nguyên nhân

Trưởng Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh, Bác sĩ Phan Thị Thu Thủy

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com hay Đăng ký qua link: https://goo.gl/TNGSa8 để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3573 Bệnh Sỏi Thận Đang Gia Tăng

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 16 Tháng 9 2016 - 10:26 AM trong Tiết niệu - Thận

Trước đây, các sách y khoa mô tả bệnh nhân điển hình bị sỏi thận là người da trắng, tuổi trung niên, béo phì do chế độ ăn không lành mạnh và không uống đủ nước. Hiện nay thì những cuốn sách này cần phải cập nhật lại. Một nghiên cứu mới cho thấy không những tỷ lệ người bị sỏi thận đang tăng mà những người trước kia được cho là ít có nguy cơ bị sỏi thận lại nằm trong số những bệnh nhân mới, bao gồm trẻ em, phụ nữ và người Mỹ gốc Phi.

 

Tại sao bị sỏi?

Sỏi thận hình thành do một số chất đặc trưng trong nước tiểu như canxi hay uric acid, dạng tinh thể. Những yếu tố giúp hình thành sỏi thận:

  • Chế độ ăn chứa nhiều đạm động vật, natri, và đường, uống ít nước.
  • Một số tình trạng như bệnh gút, tiểu đường và béo phì
  • Ảnh hưởng của thuốc, chẳng hạn thuốc bổ sung canxi
  • Tiền sử gia đình và di truyền – người trong nhà có thể bị sỏi thận mặc dù người ta vẫn chưa chắc chắn bệnh là do những yếu tố cụ thể như, cùng chung gen di truyền hay là sống cùng môi trường và cùng chung một chế độ ăn.

bigstock-Young-man-eating-a-healthy-sal-

 

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Trong khi việc tìm ra nguyên nhân cụ thể dường như bất khả thi thì bệnh sỏi thận khá phổ biến, ảnh hưởng khoảng 19% nam giới và 9% nữ giới ở độ tuổi 70.

 

Sỏi thận có nghiêm trọng không?

Thỉnh thoảng, người ta tình cờ phát hiện mình bị sỏi thận và cũng tự khỏi, không gây ra triệu chứng gì và chẳng cần điều trị. Nhưng khi sỏi kẹt ở đâu đó, nó sẽ làm bạn đau hay làm tắc dòng chảy nước tiểu. Sỏi có thể bị kẹt ở bất kỳ nơi đâu trong hệ thống tiết niệu, gồm thận, niệu quản (ống dẫn kết nối mỗi quả thận với bàng quang), bàng quang hay niệu đạo (ống thông nước tiểu từ bàng quang ra ngoài). Bạn có thể nghe nói “thoát sỏi thận” có thể gây đau đớn cùng cực – đó là khi sỏi làm tắc nghẽn trong niệu quản.

Bên cạnh cơn đau và những bất tiện khi tiểu tiện, người bệnh còn bị chảy máu và suy thận. Những viên sỏi gây tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu và thậm chí liên quan đến bệnh tim mạch. Do đó, sỏi thận là bệnh nặng.

 

Tin mới

Một nghiên cứu mới đăng trên tờ Tạp chí Y khoa Hiệp hội Hoa Kỳ về Niệu Học mô tả một phân tích hơn 150.000 người ở Nam Carolina, những người này từng bị sỏi thận ở thời điểm nào đó giữa năm 1997 đến 2012. Những phát hiện chính của nghiên cứu:

  • Tần suất của sỏi thận tăng 16% trong suốt thời gian nghiên cứu.
  • Những ca sỏi thận tăng chủ yếu ở trẻ em, phụ nữ và người Mỹ gốc Phi.
  • Trong khi nam giới bị sỏi thận chiếm đa số (điều này đã ghi nhận trong quá khứ), thì con số những phụ nữ dưới 25 bị sỏi thận lại nhiều hơn.

Tại sao những ca sỏi thận tăng?

Nghiên cứu này và những nghiên cứu trước đây chưa biết nguyên nhân tại sao sỏi thận lại có chiều hướng tăng. Tỷ lệ tăng của bệnh béo phì có thể là nguyên do. Một khả năng khác có thể do thay đổi khí hậu vì khi nhiệt độ ấm hơn người ta càng dễ mất nước. Thực tế, không ai biết chính xác nguyên nhân là gì.

dua-bung-tieu-ra-mau-hiem-hoa-ung-thu-tu

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Vậy bạn có thể làm gì?

Nếu bạn có những triệu chứng của sỏi thận, nên đi gặp bác sĩ hay báo trực tiếp cho nhân viên phòng cấp cứu. Triệu chứng phổ biến nhất là những cơn đau ở lưng hay vùng bụng dưới, đau khi đi tiểu, hay có máu trong nước tiểu.

Nếu bạn được chẩn đoán bị sỏi thận, bạn cần tìm hiểu nguyên do tại sao (nếu có thể) và có biện pháp ngăn ngừa bệnh tái phát. Đến gặp bác sĩ và tư vấn về thay đổi chế độ ăn cũng như thuốc uống (hay phòng tránh). Chi tiết buổi tư vấn tùy thuộc vào loại sỏi và kết quả xét nghiệm máu, nước tiểu.

 

Cần làm gì?

Cần nhiều nghiên cứu để tìm hiểu nguyên nhân – hay những nguyên nhân – làm sỏi thận trở nên ngày càng phổ biến. Nếu chúng ta tìm ra nguyên nhân thì có cơ hội tìm ra những cách tốt hơn để phòng bệnh. Hãy tưởng tượng xem sỏi thận gây đau đớn và tiềm ẩn nguy hiểm ra sao, phòng bệnh là cách tốt. Hãy hỏi bất kỳ ai bị sỏi thận: nên phòng tránh trước nếu có thể.

 

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn Harvard Health Publications

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com hay Đăng ký qua link: https://goo.gl/TNGSa8 để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3585 Ăn Uống Thất Thường Có Thể Ảnh Hưởng Đến Sức Khỏe?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 04 Tháng 10 2016 - 09:57 AM trong Tổng quát

1. Tăng cân và béo phì

Nếu bạn thường xuyên ăn nhanh và nhiều, có thể bạn đang bị rối loạn ăn uống (binge eating disorder viết tắc là BED). Điều này làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn về nhiều mặt, tuy nhiên kết quả dễ thấy nhất là gây tăng cân và béo phì. 2/3 người có BED là những người béo phì, mặc dù người có thể trạng trung bình cũng có nguy cơ mắc phải.

 

1_4.jpg

 

2. Bạn sẽ làm gì khi bị tăng cân?

Lập mục tiêu giảm cân nặng thừa. Bạn sẽ đạt được cân nặng hợp lý nếu tập thể dục, kiểm soát khẩu phần ăn và lựa chọn thực phẩm phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng cần có liệu pháp điều trị cho chứng rối loạn này. Bác sĩ sẽ giúp bạn chọn phương pháp phù hợp.

 

3. Đái tháo đường type 2

Ăn uống quá độ có nguy cơ dẫn đến đái tháo đường. Nguyên nhân là do cơ thể không thể sử dụng hormone insulin một cách hiệu quả, gây khó kiểm soát nồng độ đường trong máu. Theo thời gian, tình trạng này gây tổn thương thận, mắt và tim.

 

3_3.jpg

 

4. Làm sao để kiểm soát bệnh đái tháo đường?

Biết nhiều về bệnh đái tháo đường thì khả năng kiểm soát bệnh lý này sẽ tốt hơn. Bạn cần theo dõi đường huyết, có chế độ ăn hợp lý cũng như năng tập thể dục. Mặt khác, có thể dùng thuốc để hỗ trợ điều trị đái tháo đường, tuy nhiên không phải ai cũng cần dùng thuốc.

 

5. Trầm cảm và lo lắng

Rối loạn ăn uống thường đi đôi với tinh thần bất ổn. Các bác sĩ nghĩ rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn ăn uống. Do đó, cũng khó chắc chắn rằng trầm cảm là nguyên nhân gây ra rối loạn này. Tuy nhiên, những người phàm ăn thường có cảm giác xấu hổ, mặc cảm. Nên hầu hết họ hay che giấu.

 

5_1.jpg

 

6. Làm sao kiểm soát được tâm trạng bất ổn?

Dinh dưỡng tốt, tập thể dục và ngủ đủ giấc. Vì đây là những thói quen không những tốt cho sức khỏe, mà còn giúp chống lại cảm giác lo lắng và trầm cảm. Tuy nhiên, cũng nên tìm đến các chuyên gia sức khỏe tâm lý, họ sẽ có phác đồ điều trị bằng liệu pháp nói chuyện cũng như kết hợp với thuốc chống trầm cảm, hoặc một số thuốc khác, nhằm giúp bạn cải thiện tốt hơn.

 

6_1.jpg

 

7. Vấn đề tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích hay chứng nóng rát lồng ngực kéo dài thường xảy ra ở người phàm ăn. Các triệu chứng đó cũng liên quan với tình trạng tăng cân và béo phì. Vì thế bác sĩ cũng không chắc liệu chứng rối loạn này và tình trạng béo phì có phải là nguyên nhân không.

 

8. Điều trị chứng nóng rát lồng ngực và hội chứng kích thích đường tiêu hóa

Chứng nóng rát lồng ngực nếu không được cải thiện tốt hơn sẽ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng như tổn thương thực quản. Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn bị ợ nóng từ 2 lần/ tuần trở lên. Có thể bác sĩ sẽ kê toa cho bạn hoặc có thể chuyển bạn đến chuyên khoa tiêu hóa. Với hội chứng kích thích đường ruột, một chế độ ăn hợp lý kết hợp với giảm stress sẽ có ích, tuy nhiên cũng cần thuốc hỗ trợ.

 

8_1.jpg

 

9. Sỏi túi mật

Có nhiều vấn đề về sức khỏe có liên quan đến BED như béo phì, mỡ máu cao, tăng hoặc giảm cân quá mức cũng góp phần làm tăng nguy cơ sỏi túi mật. Túi mật là một túi nhỏ nằm dưới gan. Bệnh phổ biến ở bộ phận này là sỏi túi mật, do sự tích tụ cholesterol hoặc sắc tố mật tạo nên.

 

9_1.jpg

 

10. Điều trị sỏi túi mật

Bác sĩ có thể sẽ phẫu thuật lấy sỏi hoặc phẫu thuật cắt bỏ túi mật. Đôi lúc bác sĩ sẽ điều trị nội khoa, nhưng đây không phải là giải pháp lâu dài.

 

11. Đột quỵ và bệnh tim mạch

BED thường dẫn đến cao huyết áp và mỡ máu cao. Đây cũng nguyên nhân làm tăng nguy cơ đột quỵ cũng như các bệnh lý tim mạch. Vì khi huyết áp cao kéo dài sẽ làm căng các mạch máu, và mỡ máu cao là thủ phạm tạo huyết khối động mạch.

 

getty_rf_photo_of_clogged_artery_with_pl

 

12. Thay đổi lối sống để tim khỏe mạnh

Ngưng hút thuốc, giảm cân nặng thừa, tập thể dục thường xuyên để giảm huyết áp, giảm mỡ máu. Chế độ ăn nên có nhiều rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, protein. Đồng thời bác sĩ có thể kê toa giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol.

 

getty_rf_photo_of_cooked_salmon_and_vege

 

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3587 8 Tác Nhân Làm Tổn Thương Thận

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 05 Tháng 10 2016 - 10:18 AM trong Tổng quát

1. Thịt đỏ

Với một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh thì protein là thành phần thiết yếu. Tuy nhiên, với người có thận hoạt động không tốt, chế độ ăn giàu protein, nhất là protein có nguồn gốc từ thịt đỏ có thể gây hại cho thận. Hãy tư vấn với bác sĩ, có thể bạn cần một lượng nhỏ protein loại khác có nguồn gốc từ trứng, cá hoặc các loại đậu.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_grilled_str

 

2. Muối

Ở vài người, ăn quá nhiều muối sẽ gây tăng protein niệu và làm suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, có thể gây sỏi thận với các triệu chứng như buồn nôn, đau quặn và tiểu khó.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_man_hand_re

 

3. Hút thuốc

Hút thuốc sẽ làm bệnh lý cao huyết áp và đái tháo đường nặng thêm. Hai bệnh mãn tính này là nguyên nhân chính gây bệnh thận. Mặt khác, thuốc lá còn làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm giảm tuần hoàn máu đến thận và gây hại cho thận với những người có bệnh lý thận từ trước.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_woman_smoki

 

4. Bia rượu

Người uống nhiều bia rượu có nguy cơ tăng gấp đôi bệnh thận. Hoặc trường hợp uống nhiều bia rượu trong vòng 2 giờ thì đôi lúc có thể dẫn đến bệnh thận cấp tính. Đây là trường hợp khá nặng, người bệnh có thể cần được chạy thận nhân tạo.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_young_man_d

 

5. Sodas

Nếu bạn uống nước sodas dành cho người ăn kiêng nhiều hơn 2 lần/ ngày thì có nguy cơ bị bệnh thận nhiều hơn. Trong một nghiên cứu cho thấy, thức uống này làm suy giảm 30% chức năng thận ở phụ nữ sau 20 năm. Những thức uống ngọt khác thì không gây tác hại như vậy.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_couple_eati

 

6. Mất nước

Thận cần nước để hoạt động. Nếu không đủ nước, nhất là trường hợp này xảy ra thường xuyên thì thận dễ bị tổn thương. Và có bằng chứng cho rằng, uống nước giúp giảm nguy cơ bị bệnh thận.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_sweating_yo

 

7. Thuốc giảm đau

Nếu dùng thường xuyên với số lượng lớn các thuốc giảm đau như acetaminophen, aspirin, ibuprofen có thể gây tổn thương thận. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn từ chối chúng hoàn toàn. Hãy tư vấn với bác sĩ về các thuốc đang dùng và liều lượng khi cần thay thế bằng một loại thuốc khác.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_ibuprofen_p

 

8. Thuốc gây nghiện

Các thuốc gây nghiện như cocaine, heroin hoặc methamphetamine có thể gây tổn thương thận ở nhiều dạng khác nhau. Vài loại có thể làm huyết áp cao, một số thì gây bệnh thận.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_cocaine_lin

 

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3600 Loét Dạ Dày

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 24 Tháng 10 2016 - 11:21 AM trong Tổng quát

Không có bằng chứng rõ ràng cho rằng, stress trong cuộc sống hiện đại hoặc thường xuyên ăn thức ăn nhanh là nguyên nhân gây loét dạ dày và ruột non, tuy nhiên loét lại khá phổ biến trong xã hội: có khoảng 1/10 người Mỹ sẽ chịu đựng cơn đau bụng, nóng rát, cồn cào do loét vào một dịp nào đó trong đời.

 

Loét là những vết hoặc mảng trượt xuất hiện ở niêm mạc tá tràng (phần trên của ruột non) hoặc dạ dày- vùng tiếp xúc với các acid và enzyme dạ dày. Loét thường xuất hiện ở tá tràng nhiều hơn ở dạ dày. Loét thực quản thì tương đối khá hiếm. Loét hình thành ở thực quản thường là hậu quả của một số thuốc đặc trưng như kháng sinh, kháng viêm hoặc uống quá nhiều rượu.

 

Đến giữa những năm 1980, mọi người vẫn cho là loét hình thành là do stress, do di truyền với việc tăng tiết acid dạ dày quá mức, do nếp sống không tốt (như dùng nhiều thức ăn mỡ, rượu, caffeine và thuốc lá). Người ta tin rằng, các tác nhân đó gây ảnh hưởng góp phần làm tăng tiết acid dạ dày, bào mòn niêm mạc dạ dày, tá tràng và thực quản.

 

Stomach-Pain_1.jpg

 

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Trong khi sự tăng tiết acid vẫn đóng một vai trò khá quan trọng trong việc sinh ra loét, một lý thuyết gần đây cho rằng nhiễm trùng mới là nguyên nhân chủ yếu của loét dạ dày. Thật vậy, nghiên cứu được tiến hành từ giữa những năm 1980 cho thấy, vi khuẩn Helicobacter Pylori hiện diện ở hơn 90% ca loét tá tràng, và khoảng 80% ca loét dạ dày. Tuy nhiên, những con số gần đây cho thấy tỷ lệ này này đang giảm sút.

 

Các nhân tố khác có vẻ cũng góp phần hình thành loét. Uống quá nhiều thuốc giảm đau phổ thông (như aspirin, Ibuprofen, naproxen), hay uống rượu, stress tâm lý, hút thuốc lá làm nặng thêm và có thể làm xuất hiện loét, nhất là ở những người đang có H.Pylori dương tính.

 

Vài nghiên cứu khác cho thấy rằng, loét dạ dày thường xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi. Có thể là do người già hay bị viêm khớp, và hằng ngày họ phải dùng thuốc giảm triệu chứng như ibuprofen hoặc aspirin. Mặt khác, có thể do tuổi tác cao nên chức năng của môn vị (valve giữa dạ dày và tá tràng) bị suy giảm và làm cho dịch mật (do gan sản sinh giúp tiêu hóa) tràn vào dạ dày, bào mòn niêm mạc dạ dày.

 

Ngoài ra, tuy không rõ vì sao, nhưng dường như người nhóm máu A thì loét dạ dày có nguy cơ phát triển thành ung thư nhiều hơn.

 

dau-hieu-dau-da-day.jpg

 

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

 

Loét tá tràng thì có khuynh hướng xuất hiện nhiều ở người có nhóm máu O, do bản thân họ không sản xuất được các chất trên bề mặt của tế bào máu để bảo vệ niêm mạc tá tràng.

May mắn thay, loét thường dễ điều trị; trong nhiều trường hợp có thể trị khỏi hoàn toàn bằng thuốc kháng sinh, kháng acid và một số thuốc ức chế tiết acid dạ dày. Cũng có các biện pháp và điều trị thay thế có thể hỗ trợ giảm đau. Tuy vậy, loét dạ dày cũng có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như thiếu máu, xuất huyết dạ dày, và ung thư dạ dày. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được khám và theo dõi tình trạng loét.

 

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

 

Nguồn WebMD

 

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3598 Các Thực Phẩm Không Tốt Cho Hệ Tiêu Hóa

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 22 Tháng 10 2016 - 10:45 AM trong Tổng quát

1. Các món chiên (rán)

Các món này chứa nhiều chất béo và có khả năng gây tiêu chảy. Nước xốt đậm đặc, mỡ động vật, món tráng miệng nhiều bơ hoặc kem đều có thể ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.

Nên chọn các món quay hoặc nướng và ít nước xốt loãng với ít rau củ thay thế cho bơ hay kem.

 

2. Trái cây họ cam quít

Vì chúng có hàm lượng chất xơ cao, chúng có khả năng làm một số người thấy cồn cào dạ dày. Nếu thấy bụng không ổn, nên tránh bớt nhóm trái cây này, như cam quít và bưởi chẳng hạn.

 

getty_rf_photo_of_vitamins.jpg

 

3. Đường hóa học

Nhai nhiều chewing gum không đường, vốn chứa nhiều sorbitol, có thể bị tiêu chảy hoặc đau bụng. Bất cứ thực phẩm nào khác chứa đường dạng này cũng có thể gây hậu quả tương tự.

FDI khuyến cáo, mỗi ngày nếu ăn từ 50g sorbitol trở lên có thể gây tiêu chảy, mặc dù ở một số người, một lượng thấp hơn nhiều cũng đủ sinh chuyện.

 

getty_rm_photo_of_gum_in_foil.jpg

 

4. Quá nhiều chất xơ

Thực phẩm dạng chất bột đường như ngũ cốc nguyên hạt hoặc rau củ thường là tốt cho hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, bắt đầu bằng một lượng quá nhiều sẽ gây khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng. Vì thế, nếu muốn áp dụng chế độ ăn giàu xơ, nên tăng từ từ.

 

getty_rf_photo_of_assorted_breads_rolls.

 

5. Đậu

Đậu có chứa protein và chất xơ tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nó cũng chứa một lượng đường khó tiêu hóa gây đầy hơi, chướng bụng. Cơ thể chúng ta vốn không có enzyme để phân hủy dạng đường này. Các vi khuẩn đường ruột sẽ giúp ta làm việc đó nhưng quá trình đó sẽ làm sinh ra nhiều hơi.

Thử mẹo nhỏ để giảm bớt chút lượng đường rắc rối này. Ngâm đậu khô trong nước ít nhất 4 tiếng sau đó xả sạch nước trước khi nấu.

 

getty_rf_photo_of_bean_soup_with_bread.j

 

6. Các loại bắp cải

Họ bắp cải như bông cải xanh, cải bắp cũng chứa loại đường khó tiêu, gây đầy hơi. Bên cạnh đó, họ bắp cải còn chứa hàm lượng chất xơ cao, nên hơi khó tiêu hóa. Để giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, nên ăn sau khi nấu chín thay vì ăn sống.

 

getty_rf_photo_of_head_of_cabbage.jpg

 

7. Đường fructose

Thực phẩm ngọt chứa loại đường này như sodas, kẹo, nước trái cây và bánh...gây khó tiêu ở một số người. Ngoài ra, còn có nguy cơ gây tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng.

 

getty_rf_photo_of_soda_bubbles.jpg

 

8. Ăn cay

Một số người sẽ gặp triệu chứng khó tiêu hoặc nóng rát lồng ngực khi ăn cay nhiều.

Nghiên cứu cho thấy thành phần capsaicin chứa trong ớt chính là thủ phạm.

 

getty_rf_photo_of_bowl_of_chili.jpg

 

9. Sản phẩm từ sữa

Nếu loại thực phẩm này gây tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng, có thể cơ thể bạn không dung nạp lactose. Điều đó có nghĩa là cơ thể không có loại enzyme giúp tiêu hóa đường trong sữa và các sản phẩm từ sữa. Do đó, nên tránh loại thực phẩm này hoặc tìm cách bổ sung bằng các thuốc chứa men bổ sung, thường được bán tự do không cần toa.

 

getty_rf_photo_of_cheese_slices_and_fork

 

10. Kẹo the (kẹo bạc hà)

Kẹo này sẽ làm dãn các cơ vòng tâm vị, gây trào ngược và triệu chứng nóng rát lồng ngực. Chocolate hoặc cafe cũng được cho là thủ phạm.

Các chuyên gia khuyên, để tránh trào ngược bạn có thể giảm áp lực gây trào ngược bằng cách giảm cân, chia nhỏ bữa ăn hoặc không nằm ngay sau khi ăn.

Ngoài ra, cần chú ý những món gây trào ngược để tránh.

 

getty_rf_photo_of_hands_with_peppermints

 

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3596 Ăn Sáng Giúp Giảm Cân?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 18 Tháng 10 2016 - 10:12 AM trong Tổng quát

Nên ăn sáng hay không ăn sáng? Một câu hỏi khá cam go với những ai đang muốn có vóc dáng thanh mảnh.

 

Nhiều năm, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn sáng là sự lựa chọn khôn ngoan. Tuy nhiên, một nghiên cứu của University of Alabama at Birmingham (UAB) cho thấy, những người thừa cân có ăn sáng có cân nặng không khác gì người không ăn sáng. Điều này làm nhiều người trở nên băn khoăn.

 

Theo Giáo sư tiến sĩ Suzy Weems, chuyên gia dinh dưỡng của Family and consumer sciences at Baylor University, câu trả lời là nên. Điều này không có nghĩa là bạn có thể ăn thật nhiều vào buổi sáng, như một chồng bánh kẹp kèm thêm một đĩa thịt ba chỉ chẳng hạn. Nghiên cứu của UAB không nhằm vào thực đơn bữa sáng cũng như lượng calories dung nạp vào.

 

Tiến sĩ Weems nói: “ Không nên hy vọng là chỉ dùng chút bánh ngọt và một tách cafe sẽ giúp bạn giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Thực phẩm lại là vấn đề.”

 

650x350_triglyceridefriendly_meals_featu

 

Đó là vì sao các nghiên cứu khác cho rằng, ăn sáng sẽ giúp giảm cân. Thật ra, hơn 75% người giảm được hơn 13 kg (30 pounds) có thể duy trì được điều này mà vẫn ăn sáng mỗi ngày.

 

Bữa ăn sáng mang lại gì?

 

Giúp ngon miệng. Sau khi ngủ dậy, phải chờ hàng giờ mới được dùng bữa dễ có nguy cơ gây tụt đường huyết. Một vài hormone sẽ bị kích hoạt khi bị đói. “Kết quả là gì? Bạn thấy đói muốn chết khi chờ đến trưa, hoặc có khi còn sớm hơn.” Ts Weems nói.

 

Leigh Tracy, một chuyên gia dinh dưỡng tại Mercy Medical Center, cho biết: “Khi quá đói, bạn sẽ ít có khuynh hướng chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe mà có thể sẽ chọn thực phẩm nhiều calories và giàu béo, và tất nhiên sẽ khó giảm cân được.”

 

Nạp năng lượng

 

Bác sĩ Tracy cho biết, giống như một chiếc xe sắp cạn xăng thì không thể lái xa được nếu không nạp nhiên liệu. Cơ thể bạn cũng giống vậy. Nếu không ăn sáng, cơ thể cũng không được nạp dinh dưỡng và năng lượng để "chạy" hết ngày. Khi năng lượng dồi dào, bạn sẽ quan tâm đến vòng eo nhiều hơn, như tập thể thao, đi nấu những bữa ăn tốt cho sức khỏe thay vì chọn thức ăn nhanh bên ngoài.

 

Nâng cao sức khỏe

 

Theo Ts Weems, ăn sáng luôn đi đôi với lối sống khỏe mạnh. Điều này sẽ giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đái tháo đường.

 

Chọn thực phẩm giàu protein và chất xơ

 

Thực phẩm giàu protein (trứng) và chất xơ (bột yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt) là lựa chọn tuyệt vời giúp giảm cân và giữ cân nặng hợp lý. Cô Tracy cho biết, thực phẩm này giúp bạn thấy dễ chịu và no lâu.

 

Đừng quên hoa quả và rau củ

 

Chế độ ăn của người Mỹ thì đủ protein và chất béo, nhưng gần như là không đủ vitamin và rau, trái cây giàu chất xơ. Hãy nghĩ rằng, ăn sáng là một dịp tốt để thêm thực phẩm giàu vitamin và chất xơ. Thậm chí một quả táo, một lát phô mai hoặc một quả trứng luộc cộng với mấy khoanh cà rốt và cần tây sẽ giúp bạn no đến trưa.

 

Tính lượng calories

 

Vài món ăn sáng chứa nhiều calories mà bạn không ngờ. Một số người đã thêm bột protein và đủ thứ trái cây để làm sinh tố buổi sáng, mà không nhận ra lượng calories tăng thêm đáng kể.

 

Khẩu phần cần phải được tuân thủ nghiêm ngặt, nên cần dùng tách đo lường. Một tách ngũ cốc có thể ít hơn bạn nghĩ. Lượng calories nạp vào còn phải tùy thuộc vào cân nặng, chiều cao, số cân cần giảm và mức độ hoạt động trong ngày.

 

Nên nạp ít nhất khoảng 250-300 calories vào buổi sáng. Tuy nhiên, với một người đàn ông năng động có thể nạp từ 500-600 calories. Nếu không chắc, nên tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

 

Chọn thực phẩm phù hợp với lối sống

 

Không phải là người hay ăn sáng? Nếu bệnh nhân cảm giác khó ăn sáng khi còn quá sớm,  Tracy đề nghị nên mang theo đồ ăn sáng khi đi làm.

Điểm tâm nhanh, đủ dinh dưỡng.

  • Một trái chuối kẹp trong bánh mì với thêm 2 muỗng bơ đậu phộng.
  • Một ly sinh tố làm từ berries, yogurt ít béo, đá và nước.
  • Bột yến mạch ăn nhanh.

Nếu luôn vội vã vào buổi sáng, nên ưu tiên chuẩn bị bữa ăn trước đó. Ví dụ, chế biến món trứng, thịt bằm với rau củ vào ngày đầu tuần, có thể trữ chúng trong tủ lạnh và mang ra chế biến vào mỗi sáng.

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3593 U Nang Buồng Trứng - Ai Cũng Có Phần

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 12 Tháng 10 2016 - 09:16 AM trong Phụ khoa

U nang buồng trứng có thể là một bệnh ung thư. Nhưng thật ra, nó bao gồm nhiều loại bệnh khác nhau. 95% u nang buồng trứng là lành tính và khả năng tự khỏi rất lớn. Có thể nói, là phụ nữ, hầu như ai cũng từng một lần bị u nang buồng trứng trong đời.

 

Một hôm, chị bạn thời trung học hớt ha hớt hãi đến tìm tôi: ”Chết rồi, con bé nhà tớ bị ung nang buồng trứng!”. Sau khi trấn an hai mẹ con, tôi yêu cầu được xem xét kết quả siêu âm: Cháu có một nang noãn 20 mm. Tôi phì cười: ”Đây là bình thường mà! Không có mới là bất thường đấy!”. Chị bạn tròn mắt ngạc nhiên. Khổ thân bạn tôi, chị làm sao biết nang cũng có năm bảy loại nang, chẳng cái nào giống cái nào.

 

Nang và noãn (Cyst vs Follile)

 

Có câu chuyện vui về chiếc xe mới thì chỉ có cái kèn là kêu, còn xe cũ cái gì cũng kêu trừ cái kèn. Vâng, trong cơ thể con người, nang ở đâu cũng bất thường, trừ buồng trứng không có nang mới là có chuyện!

Chúng ta đang nói về một loại nang đặc biệt – nang noãn (Follicle). Mỗi phụ nữ có hai buồng trứng hai bên – hai nhà máy sản xuất noãn với số lượng dự trữ hầu như vô tận. Tuy vậy, mỗi tháng chỉ một noãn duy nhất được chọn làm “ứng viên giải bé cưng”. Từ ngày thứ 8 của chu kỳ, dưới tác động của estrogen, có một gen phát triển lớn dần lên khoảng 25 mm mỗi ngày. Vào ngày thứ 14, nang noãn đạt kích thước khoảng 25 mm, được gọi là nang trưởng thành hay nang Graaf. Dưới tác động của nội tiết tố, nang sẽ vỡ ra, phóng thích trứng, chuẩn bị cho sự thụ tinh.

Yersin%20-%20u%20nang%20buong%20trung%20

 

Ảnh minh họa (Nguồn: dantri.com.vn)

 

Như vậy, một nang có kích thước nhỏ hơn 33 mm phát hiện ở khoảng ngày 14 của chu kỳ, không bất thường mà chính là biểu hiện bình thường của quá trình sinh sản ở nữ giới.

Sau khi phóng noãn, phần còn lại của nang hình thành hoàng thể và teo dần. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, chu kỳ rụng trứng có thể bị rối loạn sinh ra một số hậu quả mà thường gặp nhất là các u nang buồng trứng.

 

Nang chức năng (Functional Cyst)

 

Trước hết, có một số trường hợp “đến ngày đến tháng” mà nang không chịu rụng. Thay vì vậy, nang tiếp tục lớn dần lên 3 cm, 4 cm và đôi khi đến 5 cm. Các nang này chứa dịch trong đơn thuần (Simple cyst), thường có thể tồn tại một vài chu kỳ rồi mất đi. Do đó, khá nhiều trường hợp bạn nữ phát hiện có u nang nhưng không cần điều trị, chỉ cần kiểm tra lại sau 3 tháng. Trong một số trường hợp khác, phần nang còn lại sau khi hình thành hoàng thể không teo đi mà cũng lại thàng nang, gọi là nang hoàng thể (Luteum Cyst), rất hay gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ.

 

Nang đơn thuần và nang hoàng thể nằm chung trong một nhóm gọi là nang chức năng. Chúng sinh ra do rối loạn chức năng buồng trứng, hoàn toàn lành tính và có thể tự mất đi mà không cần điều trị.

 

Nang không chức năng (Non Functional Cyst)

 

Có nhiều loại ung nang buồng trứng khác sinh ra do những cơ chế phức tạp hơn và ít khi tự mất đi mà cần có điều trị đặc hiệu, như:

  • Nang dạng bì (Dermoid cyst) hay còn gọi là u quái (Teratoma): các u sinh ra từ nguồn gốc các tế bào sơ khai có nguồn gốc từ cả 3 lớp của tế bào mầm. Vì thế, cấu trúc của u nang dạng bì rất hỗn tạp và bao gồm các loại mô răng, tóc, xương, da, móng, mỡ, … Do tính chất đặc biệt này, nang dạng bì có hình ảnh rất đặc trưng trên siêu âm và CT, ít khi nhầm lẫn.
  • Nang lạc nội mạc tử cung (Endometrial Cyst): Nang sinh ra do sự lạc chỗ (có thể bẩm sinh hay thứ phát) của một mảng nội mạc tử cung vào tổ chức buồng trứng. Cuối mỗi chu kỳ, chỗ nội mạc cũng chảy máu nhưng bị đóng kén thành nang. Dịch máu tích tụ lâu ngày thường đổi màu nâu nên nang còn có tên gọi khác là nang sôcôla (Chocolate Cyst). Cũng vì thế, mang thường to ra và gây đau vào những ngày bệnh nhân có kinh.
  • U nang tuyến thanh dịch (Ovanrian serous cystadenoma): Đây thực sự là khối u nang của buồng trứng nhưng lành tính.
  • Nang cạnh buồng trứng (Paraovarian Cyst): Nang cũng có thể xuất hiện từ các cấu trúc bên cạnh buồng trứng mà thường nhất là ở dây chằng rộng.

Buồng trứng đa nang: Thường do tình trạng tăng hoạt động buồng trứng, có thể nguyên phát hay thứ phát do dùng các thuốc kích thích rụng trứng (Chủ yếu là khi điều trị vô sinh). Cả hai buồng trứng đều to, có nhiều nang và một số nang có thể lớn.

 

Ung thư buồng trứng (Cystadenocarcinoma)

 

Ai cũng có phần

 

Phần lớn u nang được phát hiện tình cờ khi siêu âm vì chúng có triệu chứng khá mơ hồ như đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, cảm giác đầy bụng hay rối loạn đi tiêu – đi tiểu. Một vài trường hợp hiếm u rất to kèm theo mất kinh có thể gây ngộ nhận có thai.

 

Bệnh nhân có u nang buồng trứng phải chú ý đến khả năng biến chứng. Khối u có thể vỡ, có thể xoắn và cũng có thể gây chảy máu bên trong nang hay ra ổ phúc mạc. Triệu chứng đau dữ dội là dấu hiệu báo động bệnh có thể diễn biến trầm trọng. Tuy nhiên, phần lớn các u nang này lành tính và có thể tự khỏi mà không cần uống thuốc hay mổ xẻ gì.

 

Khi được chẩn đoán có u nang buồng trứng, hãy bình thĩnh tìm hiểu đó là loại u gì và khả năng điều trị như thế nào? Việc điều trị một khối u nang buồng trứng thường được cân nhắc theo những yếu tố: Có phải là thực tế không? Có kích thước lớn không (thường lấy mốc là 5 cm)? Có biến chứng không (xuất huyết, vỡ, xoắn)? Có dấu hiệu nghi ngờ ung thư không?

 

Nếu có một câu trả lời có, có thể phải phẫu thuật cắt bỏ u nang. Với sự phát triển của kỹ thuật mổ qua nội soi, việc phẫu thuật ngày nay nhẹ nhàng hơn ngày xưa rất nhiều.

 

Tóm lại, u nang buồng trứng là bệnh khá thường gặp, bao gồm nhiều dạng khác nhau. Nếu bạn không may mắc phải, trước hết đừng lo lắng vì có thể nói hầu như mọi chị em đều một lần bị u nang buồng trứng trong quãng tuổi có hoạt động tình dục. Thứ hai, 95% u nang buồng trứng là lành tính và khả năng tự khỏi rất lớn. Thứ ba, nếu phải mổ thì hãy lạc quan vì đây chỉ là một cuộc mổ rất nhẹ nhàng, thậm chí không để lại sẹo.

Bác sĩ La Hằng (CK Sản - Phụ Khoa)

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3602 Lây Nhiễm Qua Nội Soi. Những Chuyện Cần Giật Mình

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 28 Tháng 10 2016 - 03:07 PM trong Nội soi -Tiêu hóa

Việt Nam đang là nước có tần suất cao về các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là các nhóm bệnh về gan như viêm gan B, C và một số bệnh về tiêu hóa liên quan đến HP (Helicobacter Pylori). Một thực tế trớ trêu là phần lớn bệnh nhân đều không biết mình bị mắc bệnh từ bao giờ và ở đâu.

 

Hiện tượng này phổ biến đến mức các bác sĩ lâm sàng nhiều khi không còn quan tâm việc tìm hiểu nguồn gốc lây bệnh. Nếu nói một cách đơn giản, đó chỉ là chuyện xui xẻo, trời kêu ai nấy dạ. Tuy nhiên, tiềm ẩn bên dưới là hai vấn đề đáng chú ý: sự an toàn của môi trường mà chúng ta đang sống và sự kiểm soát các cơ chế lây nhiễm cùng đường lây nhiễm trong cộng đồng.

 

Nghiêm trọng hơn, nguy cơ lây nhiễm không chỉ liên quan đến nhóm phổ thông, không đủ nhận thức (hành nghề tự do như cắt tóc, làm móng, xăm mình, chích lể, châm cứu...) mà đôi khi vẫn có thể gặp trong giới chuyên môn y khoa. Các bất cập trong ngành nội soi hiện nay là một ví dụ điển hình.

 

Nguy cơ ở đâu?

 

Nội soi là một phương tiện cao cấp dùng để chẩn đoán và điều trị bệnh, chủ yếu cho các ống tự nhiên (tiêu hóa, hô hấp, niệu - sinh dục) và một số khoang (màng bụng, màng phổi). Lúc đầu, nội soi chỉ được áp dụng ở một vài cơ quan như dạ dày, ruột và chỉ dùng cho chẩn đoán. Khoảng 30 năm nay, nội soi được mở rộng ra hầu như cho tất cả cơ quan và được dùng để điều trị nhiều loại bệnh. Nói vắn tắt, máy nội soi ngày càng phức tạp và càng được sử dụng rộng rãi. Nguy cơ lây nhiễm cũng theo đó gia tăng không ngừng.

 

Có nhiều dạng lây nhiễm khác nhau. Nhân viên y tế mang mầm bệnh có thể là nguồn lây cho bệnh nhân nhưng khả năng này rất hiếm xảy ra. Thường gặp hơn là bệnh nhân lây cho nhân viên y tế qua trung gian các dịch tiết, máu từ bệnh nhân bị tiếp xúc qua da, niêm trong quá trình làm thủ thuật. Tuy nhiên, nguy cơ cao hơn và được nhắc đến nhiều hơn cả là lây từ bệnh nhân này sang bệnh nhân kia qua một dụng cụ (ở đây đang nói đến máy nội soi) không được tiệt trùng đầy đủ.

 

UTDTT.jpg

 

Cho đến nay đã có rất nhiều báo cáo ghi nhận hơn 50 loại vi sinh vật gây bệnh có thể lây qua trung gian máy soi, trong đó các “siêu sao” phải kể tên là các virút viêm gan B và C, xoắn khuẩn HP, trực khuẩn lao (BK) và trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas Aeruginosa).

 

Các báo cáo của Mỹ cho biết từ năm 1974-2004 có khoảng 58 trận bộc phát nho nhỏ ở các trung tâm nội soi do có sơ suất trong quy trình xử lý máy. Điều đáng sợ là những con số, những báo cáo này chỉ là phần nổi của tảng băng vì phần lớn các ca bị nhiễm qua nội soi có thể diễn tiến âm thầm và chỉ phát bệnh nhiều tháng nhiều năm sau đó, khi người bệnh đã hoàn toàn quên về lần đi nội soi năm nào.

 

Câu hỏi đầu tiên đặt ra là vì sao người ta nhấn mạnh đến lây nhiễm trong nội soi hơn là các lĩnh vực khác như phẫu thuật, can thiệp X-quang? Câu trả lời khá đơn giản: vì đây là một dụng cụ dùng chung đặc biệt khó xử lý. Cần biết là để loại trừ nguy cơ lây nhiễm giữa các bệnh nhân, nguyên tắc cơ bản và hiệu quả nhất là hạn chế việc dùng chung đến mức tối đa tất cả dụng cụ.

 

Còn nhớ một thời khó khăn mà chúng ta phải dùng chung kim chích cho hàng chục, hàng trăm bệnh nhân, một ống thông tiểu hay ống thông dạ dày rửa đi rửa lại để dùng đến khi cũ mèm. Những việc làm chẳng đặng đừng đó đã giúp cứu được nhiều người, nhưng cũng là lý do khiến một số người mắc thêm một số bệnh.

 

Ngày nay, việc dùng kim riêng, ống chích riêng, ống thông riêng, găng riêng, quần áo mổ riêng... là rất bình thường. Nhưng máy nội soi vẫn còn quá đắt tiền để có thể dùng mỗi người một cái. Dở nhất là trong khi những dụng cụ khác như kềm kéo, kẹp, panh... chỉ cần đưa vào lò hấp là đảm bảo an toàn tuyệt đối thì máy nội soi quá mỏng mảnh và dễ hư nên không thể áp dụng cách tiệt trùng này.

 

Chẳng những thế, nó còn cần những hóa chất đặc biệt áp dụng theo những quy trình nhất định, bên trong máy là những đường ống, chỗ nối, ngóc ngách - “đất lành” để đủ loại vi khuẩn, virút tranh nhau đậu!

Nói như trên không phải để hù dọa, bởi khi được xử lý đúng thì mức an toàn của thủ thuật là rất cao. Theo số liệu ghi nhận chính thức của Hiệp hội Nội soi tiêu hóa Mỹ, tỉ lệ nhiễm trùng do máy nội soi chỉ khoảng 1 ca cho 1,8 triệu lần làm thủ thuật. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo được quy trình, con số này sẽ tăng cao đến mức nào thì không ai dám nói.

Một số báo cáo ở Pháp đã nêu lên nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng và tử vong do vi khuẩn Klebsiella kháng thuốc ở một số máy soi tá tràng không được xử lý đúng cách khi làm thủ thuật ERCP.

 

Vấn đề lương tâm và trách nhiệm

 

Do trình độ dân trí và mức sống ngày càng cao, ý thức bảo vệ sức khỏe của người bệnh cũng thay đổi dần. Tuy nhiên, khi tồn tại những khoảng trống mà người dân không biết, đặc biệt khi thiếu sự kiểm soát của các cơ quan hữu trách, đó chính là điều kiện thuận lợi để các tiêu cực phát sinh.

 

Một máy soi để xử lý đúng cần khoảng 30 phút. Rất dễ nhận ra công suất làm việc của một máy soi trong một ngày làm việc 8 giờ là 8x2=16 bệnh nhân. Điều gì sẽ xảy ra khi một phòng soi có hai máy soi nhưng lại nhận đến 200 bệnh nhân mỗi ngày?

 

Để nâng cao mức phục vụ bệnh nhân cũng như để giảm thiểu thời gian chờ đợi, một số cơ sở không có cách nào khác hơn là phải cắt bớt các công đoạn và thời gian xử lý máy - trực tiếp vi phạm quy trình khử trùng. Rất tiếc là điều này diễn ra ở ngoài tầm mắt bệnh nhân.

 

Trong những năm 1970-1980, do hạn chế về nhận thức, việc chú ý chống lây nhiễm rất ít ỏi. Các máy soi chỉ được rửa bằng nước sạch, sau đó tráng lại bằng cồn trong vài phút. Thời nay thì không, các nhân viên nội soi hoàn toàn ý thức được tầm quan trọng của quá trình xử lý máy và những ai đang làm sai đều biết rõ điều đó.

 

Tuy nhiên, áp lực về số lượng bệnh nhân và chỉ tiêu hoạt động của cấp trên, chưa nói đến lợi ích kinh tế trực tiếp là những yếu tố góp phần đưa đến tình trạng mắt nhắm mắt mở, giả vờ không biết của nhiều người, trong đó có các nhà quản lý. Sự chọn lựa giữa lương tâm và chức vụ, giữa sự an toàn và doanh thu là yếu tố quyết định đúng sai của một cơ sở. Chỉ với hai máy soi cũng có thể soi 100 ca mỗi ngày, vậy có cần phải mua sáu máy?

 

Cũng như vậy, dùng một nhân viên rửa máy bằng tay có thể rửa 50 lần/ngày, vậy có nên bỏ ra vài trăm triệu đồng mua một máy rửa chỉ thực hiện được 16 chu kỳ mỗi ngày? Có nhà quản lý nào bỏ tiền ra mua một cái máy khi biết tác dụng của nó là làm giảm doanh thu? Ngay cả khi đã mua máy rửa, không cài đặt đúng, không dùng hóa chất đúng, thậm chí nếu không sử dụng thì có ích lợi gì ngoài qua mắt thanh tra?

 

Nguồn gốc sâu xa của vấn đề

 

Thật ra, đã làm trong ngành y thì không ai muốn làm sai, cũng không ai muốn làm những việc ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân. Điều đáng tiếc là những bất cập trên khá phổ biến, không chỉ ở các phòng khám tư mà ngay cả ở các bệnh viện lớn, thậm chí tại các trung tâm đào tạo. Một phần nào đó có thể nói là họ “bị ép” phải làm sai. Lý do thật sự ở đâu?

 

Có thể nói thẳng ra ở đây là do nhận thức chung chưa theo kịp thời đại mà vẫn còn ở đâu đó của những năm 1980. Lấy ví dụ đơn giản nhất là kỹ thuật nội soi dạ dày. Theo thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 29-2-2012 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính, mức giá tối đa là 148.000 đồng/ca. Trong khi một bộ máy soi đơn giản hiện nay bao gồm máy soi, bộ xử lý, màn hình, máy hút, phụ kiện... khoảng 75.000 USD.

 

Chưa nói đến chi phí phòng ốc, quản lý..., để lấy lại số tiền mua máy, nhà quản lý cần khoảng năm năm. Do tuổi thọ trung bình của một máy soi chỉ khoảng ba năm nên đây đơn giản là một “điệp vụ bất khả”.

 

Và đấy là so với mức giá tối đa vừa ban hành năm 2012 chứ đừng nhắc đến việc giá nội soi chỉ bằng một tô phở hạng sang trước đó, vốn có lẽ được ban hành bởi các nhà làm giá nghĩ về nội soi như thuở nào, chỉ cần đúng một dây soi và một nguồn sáng mù mờ mà khi soi xong thì đặt đầu ống vào chậu nước quậy vài cái để rửa, như các bà hàng rong ngoài đường vẫn làm với đống bát đĩa bẩn.

 

Ngành y ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Ngoài sự phát triển về công nghệ và kỹ thuật, chất lượng phục vụ, sự an toàn của bệnh nhân và chất lượng sống dần trở nên là những yếu tố chủ yếu làm nên chất lượng của dịch vụ y khoa. Tại Mỹ, một ca MRI có giá 1.000-1.500 usd trong khi một ca soi có giá 2.000-2.500 USD. Cần biết là một thiết bị MRI trị giá hàng triệu USD, trong khi một hệ thống máy soi ít khi nào vượt quá 100.000 USD.

 

Sự khác biệt này là do giá trị dịch vụ nội soi nằm ở kỹ thuật, trách nhiệm của người làm cũng như những yêu cầu rất cao về an toàn của bệnh nhân. Ở Việt Nam thì ngược lại, một ca chụp MRI có giá 2-2,5 triệu đồng, trong khi một ca nội soi chỉ từ 100.000-500.000 đồng.

 

Có thể nói ta chỉ quan tâm đến giá cả thiết bị mà bỏ qua vấn đề trách nhiệm của người soi, càng không để ý đến những yếu tố đảm bảo an toàn cho bệnh nhân soi. Khi có tai biến dẫn đến tử vong của một vài ca, dư luận đổ xô lên tiếng kết án những người thực hiện thủ thuật, có ai nghĩ đến vì sao những quy định về an toàn thủ thuật không được đảm bảo trong những trường hợp như vậy?

 

Thay lời kết

 

Khi tình cờ quan sát quy trình rửa máy soi tại Piedmont West Surgery Center, Atlanta, Georgia (Mỹ), một bác sĩ đã phát hiện thiếu sót ở bước cuối cùng trong quy trình rửa máy. Căn cứ vào nhật ký rửa máy, 456 bệnh nhân soi từ tháng 5-2011 đến tháng 4-2013 đã được thông báo họ có nguy cơ bị lây HIV, HBV, HCV và một số bệnh nguy hiểm khác. Các bệnh nhân này sau đó đã được giám sát để phát hiện kịp thời khi phát bệnh.

 

Một vụ việc không kém tai tiếng khác của ngành nội soi Mỹ xảy ra ở Southern Nevada Endoscopy Center, dù không trực tiếp liên quan đến quy trình rửa máy nhưng hơn 63.000 ca có thể bị phơi nhiễm HIV, HBV và HCV từ năm 2004-2008. Nhà chức trách đã gửi hơn 50.000 lá thư đề nghị các bệnh nhân đi kiểm tra các bệnh này.

Tháng 4-2013, hai nhà bảo hiểm có liên quan đã nhận cáo buộc yêu cầu bồi thường hơn 500 triệu USD cho các nạn nhân. Bác sĩ Dipak Desai, người phụ trách, đã bị ra tòa hồi tháng 8-2013 với 27 tội danh, gồm cả giết người cấp độ 2.

 

Ở Việt Nam, những vụ việc như trên chưa từng được nêu, chưa từng được điều tra nhưng như vậy không có nghĩa là không có. Thủ thuật nội soi nói cho cùng cũng là một dịch vụ, nhưng không giống như một món ăn mà ta có thể chọn lựa. Bạn có thể chọn ăn vặt lề đường, cũng có thể chọn một nhà hàng năm sao.

 

Khi ăn uống bên ngoài, bạn hoàn toàn ý thức được thực phẩm có nguồn gốc không rõ ràng hoặc chứa mầm bệnh, cách chế biến không hợp vệ sinh hoặc vật dụng/chén bát dơ bẩn. Nếu biết rõ nguy cơ và chấp nhận nó vì giá cả hợp túi tiền, bạn có thể trách người bán khi bị bệnh?

 

Ngược lại, khi đến một cơ sở nội soi, bạn hoàn toàn không ý thức được về các rủi ro có thể xảy ra cũng như mức độ an toàn của thủ thuật. Bạn thậm chí không ý thức được mình có thể là nạn nhân kế tiếp của một căn bệnh thời đại. Mà dù có biết, bạn có cơ may nào thay đổi được sự lựa chọn của mình không?

 

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

 

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

 

Khi điều hành một phòng nội soi, thiết lập một quy trình rửa máy chặt chẽ và hiệu quả là điều bắt buộc. Máy soi có thể rửa bằng phương pháp thủ công, qua khoảng 12 bước và cần khoảng 30 phút. Trong đó, chỉ riêng thời gian tối thiểu ngâm trong dung dịch khử trùng là 12 phút. Bất cứ việc bỏ qua bước nào hoặc rút ngắn quy trình cũng dẫn đến nguy cơ lây bệnh cho bệnh nhân được soi tiếp theo.

 

Chính vì quy trình soi quá phức tạp và chi tiết như trên mà người ta đã chế tạo các máy rửa tự động, trong đó mỗi bước đều được lập trình theo thứ tự và thời gian định sẵn. Về nguyên tắc, xử lý bằng máy hay thủ công đều có hiệu quả như nhau. Điểm khác biệt duy nhất ở đây chính là vai trò của người sử dụng.

 

Khi rửa bằng máy, các bước trong chu kỳ sẽ lần lượt được thực hiện để đảm bảo cuối chu kỳ cho ra một thiết bị an toàn. Ngược lại, việc rửa thủ công không được kiểm soát chặt sẽ khiến người rửa bỏ qua hay rút ngắn bất cứ bước nào nếu muốn.

 

Nguồn: http://tuoitre.vn/Tu...-giat-minh.html

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 





Hội thảo chuyên môn

Gửi câu hỏi