Đến nội dung

Nội dung của BS YERSIN

207 phương tiện bởi BS YERSIN (Tìm kiếm giới hạn từ 07-Tháng 5 23)



#3653 Xét nghiệm máu và các chỉ số "không thể không biết"

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 08 Tháng 6 2017 - 01:46 PM trong Tổng quát

CÂU HỎI:
Thưa bác sĩ, em xét nghiệm máu có kết quả như sau : IgG : POS 16,8U/ml và IgM : NEG 11,2U/ml. Bác sỹ có thể giúp em giải thích kết quả này như thế nào không ạ? Cám ơn Bác rất nhiều.
 
x%C3%A9t-nghi-m-m%C3%A1u.jpg
 

TRẢ LỜI:

Chào em,

IgG và IgM đều là kháng thể giúp bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân vi khuẩn, virus từ bên ngoài.
Tùy theo giai đoạn và loại nhiễm khuẩn mà cơ thể sẽ sản xuất ra loại kháng thể tương ứng. Thông thường , IgM hay gặp ở giai đoạn sớm trong khi IgG gặp ở giai đoạn trễ hơn. Bác sĩ còn dựa vào sự hiện diện hay vắng mặt của các kháng thể này để xác định giai đoạn nhiễm bệnh.
Các kết quả thường là định tính, có hay không. Các con số kèm theo là giá trị cắt ngang để phạn biệt, có thể thay đổi theo phương pháp hay theo từng loại kit.
Tronng trường hợp của em, IgG dương tính (positive) và IgM âm tính (negative) cho thấy em có nhiễm bệnh và khá lâu rồi.
Nhiễm bệnh gì hay vi khuẩn, virus gì thì phải xem test tìm loại gì.
Trong khá nhiều trường hợp, sự hiện diện của IgG chỉ mang giá trị chỉ điểm, cho biết người bệnh đã từng tiếp xúc với tác nhân đó. Tuy nhiên, bệnh có thể đã khỏi hoàn toàn và không cần điều trị.
Để xác định, cần làm thêm một vài xét nghiệm khác.
Thân chào em!
Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin



#3668 Xuất hiện cục cứng ở bụng có phải khối u không?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 21 Tháng 7 2017 - 08:44 AM trong Tổng quát

 

CÂU HỎI:
BS cho em hỏi thỉnh thoảng em sờ thấy có cục cứng cứng ở bụng, nó di chuyển được, sờ không thấy đau,em vẫn bình thường không có triệu chứng bệnh lý gì, lúc sờ thấy, có lúc lại không thấy. Đó có phải là khối u gì không BS?
Chào em,
Khối u di động được có thể là u của mạc treo u buồng trứng hay là u của. Tuy nhiên, việc xác định khối u cần khám bác sĩ lâm sàng và có thể cần một số xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh.
Nếu vị trí của khối mà em sờ thấy nằm ở vùng hố chậu bên trái thì có nhiều khả năng đó chỉ là thừng đại tràng có thể gặp ở một số người gầy hoặc những người có hội chứng đại tràng kích thích.
Thân chào

CÂU HỎI:

BS cho em hỏi thỉnh thoảng em sờ thấy có cục cứng cứng ở bụng, nó di chuyển được, sờ không thấy đau,em vẫn bình thường không có triệu chứng bệnh lý gì, lúc sờ thấy, có lúc lại không thấy. Đó có phải là khối u gì không BS?

 

TRẢ LỜI:
Chào em,

Khối u di động được có thể là u của mạc treo u buồng trứng hay là u của. Tuy nhiên, việc xác định khối u cần khám bác sĩ lâm sàng và có thể cần một số xét nghiệm về chẩn đoán hình ảnh. Nếu vị trí của khối mà em sờ thấy nằm ở vùng hố chậu bên trái thì có nhiều khả năng đó chỉ là thừng đại tràng có thể gặp ở một số người gầy hoặc những người có hội chứng đại tràng kích thích.

Thân chào!





#3527 Vấn đề chích ngừa vaccin 6 in 1 cho bé

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 20 Tháng 5 2016 - 03:08 PM trong Nhi Khoa

CÂU HỎI:

Thưa Bác sĩ,

Bác sĩ cho em hỏi về vấn đề chích ngừa vaccin 6 in 1 cho bé. Hiện bé nhà em đã chích ngừa vaccin 6in 1 đến mũi thứ 3, bs hẹn đến tháng 24 chích nhắc lại mũi thứ 4. Nhưng vì khan hiếm vaccin nên bé không được chích đúng thời hạn, đến giờ đã có vaccin trở lại, nhưng em gọi lên đăng ký để chích ngừa thì tổng đài trả lời là bé đã quá 24 tháng thì không được chích mũi thứ 4 vaccin 6 in 1 nữa mà sẽ chuyển sang chích 3 in 1 hoặc 4 in 1. Như vậy thì có hợp lý không. Nếu đúng thì bé có thể chích các mũi này ở đâu.

Trân trọng kính chào!

- Trần thị Bích Ngân -

TRẢ LỜI

Chào em.

Hiện tại theo chỉ đạo của Sở Y tế vacccin Pentaxim ( 5 in 1), và InfanrixHexa ( 6 in 1) chủ ưu tiên cho các bé chích mũi 1-2-3. Mũi thứ 4 sẽ được thay bằng 3 trong 1 hay 4 trong 1 (Bạch hầu- ho gà-uốn ván-bại liệt), 2 loại này em có thể cho bé chích tại BV Nhi đồng.

Vì tình hình vaccin đang khan hiếm nên con em không được ưu tiên chích mũi 4 chứ không phải không chích được 5 hay 6 trong 1. Vaccin 5 và 6 trong 1 vẫn chích được cho trẻ dưới 5 tuổi.

Thân chào bạn,

BS. Nguyễn Hải Thanh -  Chuyên khoa I - Nhi Khoa
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3582 Vướng, nóng rát ở cổ,...?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 29 Tháng 9 2016 - 10:55 AM trong Tai mũi họng

CÂU HỎI

Chào Bác sỹ. Tôi muốn nhờ Bác sỹ tư vấn cho tôi xem tôi bị làm sao không? Thời gian vừa qua tôi cảm thấy ở trong cổ họng của tôi luôn có cảm giác vướng, nuốt rồi mà vẫn vướng. Một lúc sau khi ăn tôi thấy như đầy ở cổ nhất là khi nằm, ợ hơi thì nóng rát ở cổ. Tôi có đi khám ở bệnh viện khoa tai mũi họng thì họ chuẩn đoán tôi viêm họng cấp và cho tôi thuốc về uống. Uống hết thuốc tôi không thấy hết triệu trứng trên tôi đến tái khám lần hai và bác sỹ vẫn nói như trên và kê đơn tôi đã uống hết chỗ thuốc đó rồi nhưng đến giờ trong cổ họng vẫn vướng khó chịu. Tuy nó không đau nhưng rất khó chịu. Mong Bác sỹ tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn.

TRẢ LỜI

Chào bạn,

Theo lời bạn: Cảm giác vướng, nuốt rồi mà vẫn vướng. Một lúc sau khi ăn thấy như đầy ở cổ nhất là khi nằm, ợ hơi thì nóng rát ở cổ. Có đi khám ở bệnh viện khoa tai mũi họng thì được chuẩn đoán viêm họng cấp và tái khám lần hai vẫn viêm họng cấp nay không đau vẫn vướng, bạn nên tái khám với chuyên khoa nếu cần sẽ nội soi chẩn đoán xem nguyên nhân từ đâu: từ mũi xoang, tại thánh họng, do cầu trúc amidan, hay bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản. Mong bạn sớm hồi phục.

Thân mến.

Trưởng Khoa Tai - Mũi - Họng, Bác sĩ Lữ Thị Hoàng Oanh

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

 




#3559 Vùng mắt cá chân bị sưng đỏ, đau nhức...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 25 Tháng 8 2016 - 09:00 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ! Năm nay tôi được 60 tuổi, 1 tuần trước vùng mắt cá chân của tôi bị sưng đỏ lên và tình trạng này kéo dài đến hiện tại (tôi có gửi kèm hình tình trạng của mình). Bác sĩ Bình thường thì không sao, nhưng khi di chuyển hoặc lúc đứng lên, ngồi xuống thì rất đau vùng này. Xin hỏi Bác sĩ vấn đề này có phải do đi lại nhiều, hay do vấn đề nào? Nhờ Bác sĩ tư vấn giúp tôi và cho hướng điều trị ạ. Cảm ơn Bác sĩ!

TRẢ LỜI

Chào bạn,

Tình trạng sưng, đỏ và đau ở vùng này làm nghĩ đến bệnh lý viêm khớp cổ chân. Do liên quan đến các dây chằng, gân cơ quanh khớp nên bệnh nhân thường đau khi di chuyển hoặc chịu sức nặng. Bệnh lý viêm khớp có thể gây ra do nhiều nguyên nhân như thoái hóa khớp, miễn dịch, chuyển hóahoặc nhiễm trùng. Nếu bạn chỉ bị một khớp đơn độc, có thể nghĩ thêm đến nguyên nhân tại chỗ do chấn thương các cơ, xương quanh khớp.


Việc điều trị thường bao gồm các biện pháp tại chỗ như chườm lạnh và các nẹp nâng đỡ, thuốc kháng viêm không steroid và đôi khi tiêm steroid vào khớp. Bạn cần chụp X quang để đánh giá tổn thương khớp và loại trừ tổn thương xương. Các bác sĩ cũng cần vài xét nghiệm tổng quát để kiểm tra các rối loạn miễn dịch và chuyển hóa.

Bạn có thể dùng các thuốc giảm đau để điều trị triệu chứng tạm thời nhưng cần khám để có chẩn đoán chính xác nếu muốn bệnh khỏi hẳn.

Chúc bạn mau khỏe, Thân mến!

Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3635 Vàng da ở trẻ sơ sinh...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 28 Tháng 12 2016 - 02:15 PM trong Nhi Khoa

CÂU HỎI

Kính thưa Bác Sỹ. Con em sinh đến nay được 33 ngày tuổi bé trai. Em có cho cháu đi khám vàng da ở bệnh viện. Lúc đó cháu được 28 ngày, có làm xét nghiệm máu , lấy máu ở chân. Kết quả siêu âm bác sỹ nói Vàng da sơ sinh do ức chế sữa mẹ. còn xét nghiệm máu có chỉ số Bilirubin như sau: Bilirubin total : 163 (<14mg/l) Bilirubin direct : 9.2 ( <3mg/l) SGOT/AST :65 (<45 U/L) SGPT/ALT: 27 (<40 U/L) Akaline Phosphatase : 348 (<300 U/L) TSH: 3.73 (0.35-4 .94)uUI/ML) Free T3: 2.30 (1.71-3.71 pg/ml) Free T4 : 1.17 (0.7-1.48 mg/dl) Đến nay cháu vẫn còn vàng, mặc dù cháu ăn ngủ tốt và không quấy, nhưng gia đình vẫn khá lo lắng. Kính mong Bác Sỹ tư vấn cho em Xin chân thành cảm ơn.

TRẢ LỜI

Chào bạn,

Trước hết, chúng tôi tin là bạn sẽ không có những quyết định hay lo lắng dựa vào các thông tin hay tư vấn trên mạng. Với mọi bệnh nhân, đặc biệt là các cháu bé, việc thăm khám cụ thể kèm hỏi bệnh chi tiết là tuyết đối cần thiết để đảm bảo có một chẩn đoán và điều trị chính xác. Riêng về câu hỏi của bạn, chúng tôi có vài ý kiến như sau :

- Trước hết, xin lưu ý với bạn là bác sĩ siêu âm không có cách nào để nói vàng da liên quan đến sữa mẹ. Đây là một chẩn đoán lâm sàng, thường là loại trừ khi không tìm được nguyên nhân nào khác qua các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm. Siêu âm thường được dùng để chắc chắn là cháu bé không bị các tổn thương bẩm sinh đường mật, nguy hiểm nhất là hẹp đường mật bẩm sinh.

- Vấn đề vàng da ở trẻ sơ sinh là rất phổ biến. Mức độ nặng nhẹ và thời gian dài ngắn thay đổi rất nhiều theo trẻ . Thời kỳ vàng da sinh lý thường nhẹ và kéo dài khoảng 1-2 tuần. Các trường hợp vàng da liên quan đến sữa mẹ có thể kéo dài đến 3 tháng. Tuy nhiên, do sự phát triển của cháu bé không bị ảnh hưởng nên các bác sĩ chỉ theo dõi bằng lâm sàng và thử máu.

- Riêng trong trường hợp của cháu bé, tuy bạn cho biết là cháu ăn ngủ tốt và không quấy, chúng tôi vẫn cho là bạn nên cẩn thận và cần khám bác sĩ cũng như thử máu thường xuyên. Lý do là mức độ tăng bilirubin của cháu quá cao, hơn 10 lần bình thường. Bất cứ thay đổi nào được ghi nhận đều cần được báo cáo và đánh giá ngay bằng bác sĩ nhi khoa. Bạn nên có một bác sĩ cố định để theo dõi cháu thay vì đi khám ở các phòng khám thường xuyên thay đổi bác sĩ. Thảo luận với bác sĩ đế có lịch theo dõi và thử máu phù hợp. Theo lời bạn nói "... cháu vẫn còn vàng...", chúng tôi hy vọng là con số bilirubin đã giảm đáng kể

Chúc cháu mau khỏe

Thân mến!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

 




#3677 Vàng da ở trẻ nhỏ và những điều cần chú ý

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 16 Tháng 8 2017 - 03:00 PM trong Nhi Khoa

CÂU HỎI:

Con tôi lúc sinh được 5 ngày đã được điều trị vàng da bằng chiếu đèn và bác sĩ đã cho xuất viện. Giờ cháu được 1tháng nhưg tôi quan sát lại thấy mặt cháu có phần vàng. Cho tôi hỏi vàng da đã được điều trị liệu có bị tái phát lại không?

CÂU HỎI:

Con tôi lúc sinh được 5 ngày đã được điều trị vàng da bằng chiếu đèn và bác sĩ đã cho xuất viện. Giờ cháu được 1tháng nhưg tôi quan sát lại thấy mặt cháu có phần vàng. Cho tôi hỏi vàng da đã được điều trị liệu có bị tái phát lại không?

 

 


TRẢ LỜI:

 

Trẻ sơ sinh thường gặp hiện tượng vàng da sinh lý xuất hiện từ 2-3 ngày sau sinh, vàng da nhiều cần can thiệp chiếu đèn ngừa biến chứng, vàng da ít có thể không cần làm gì cả sẽ tự hết. Vàng da sinh lý thường hết sau 5-10 ngày. Có nhiều trường hợp vàng da do nguyên nhân từ sữa mẹ kéo dài 3 tháng mà không ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Nếu bé vẫn bú tốt, ngủ chơi ngoan, không ọc ói bất thường, đi tiêu phân vàng, vàng da nhẹ(vàng da ở mặt-ngực)..., gia đình có thể theo dõi thêm cho bé tại nhà.

Nếu cháu có triệu chứng đi kèm bất thường gia đình nên cho cháu khám Bác sĩ chuyên khoa sớm để có chẩn đoán thích hợp.

Chúc cháu khỏe mạnh.

 

Trưởng Khoa Nhi, Bác sĩ Nguyễn Thị Hải Thanh

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#3544 Viêm thực quản do nấm...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 25 Tháng 7 2016 - 01:58 PM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

 

Chào Bác sĩ. Khoảng 3 -4 tháng này em hay bị ợ hơi, cấn vùng thượng vị, khó tiêu, chướng bụng, cảm thấy vướng vướng cổ họng, nghĩ là trào ngược dạ dày và loét dạ dày tái phát (tiền sử em bị viêm loét dạ dày). Sau khi nội soi BS kết luận: Nấm thực quản chứ không phải loét và cũng không phải HP. Bác sĩ cho 1 số thuốc tiêu hoá như Glosicon, Elthon,... Và em thấy có thuốc Nystatin 15 ngày (60 viên, 1 ngày 2 lần, 1 lần 2 viên). Mong BS tư vấn giúp em:

  1. Em nghe nói đây là bệnh hiếm gặp, chỉ khi sức đề kháng giảm và suy giảm miễn dịch (như HIV, Lao, ... ) hiện em đang lo lắng là nguyên nhân nào gây ra bệnh. Em cũng từng bị viêm xoang và thường phải uống kháng sinh, phải chăng đây là nguyên nhân chính?
  2. Ngoài ra, thuốc Nystatin có trị khỏi hoàn toàn nấm ko? Bệnh này có dễ tái phát và lây nhiễm cho vợ con không? Giả sử khi hôn môi và móm cho con ăn. Ngoài ra thuốc này có gây tổn thương lớn cho gan, thận hay không?
  3. Sau 15 ngày thuốc thì để kiểm tra mình đã hết nấm chưa, thì em phải đi làm xét nghiệm máu hay phải đi soi lần nữa? Em xin cám ơn Bác sĩ rất nhiều.

TRẢ LỜI

Xin chào bạn,

Đúng như bạn nghĩ, bệnh viêm thực quản do nấm là một bệnh nhiễm khuẫn cơ hội, ít khi xảy ra ở người bình thường mà hay gặp khi bệnh nhân có vấn đề về sức đề kháng của cơ thể.

Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng. HIV, tiểu đường, ung thư hay lao thì cũng chỉ là một vài nguyên nhân có thể. Trên thực tế, có khá nhiều yếu tố thuận lợi khác làm người ta bị bệnh do nấm. Lạm dụng kháng sinh gây mất cân bằng các vi khuẩn đường tiêu hóa là một yếu tố thường gặp ở nước ta. Những yếu tố khác bao gồm:

  • Hút thuốc lá
  • Mang răng giả
  • Bị khô miệng
  • Ăn nhiều đường
  • Bị một bệnh mãn tính khác...

Do đó, cần hạn chế hoặc loại trừ các yếu tố thuận lợi này để đảm bảo điều trị thành công.
Các vấn đề khác bạn hỏi:

  • Lây khi tiếp xúc? Điều này ít khả năng vì như đã nói, đây là bệnh nhiễm khuẩn cơ hội. Nếu cháu khỏe mạnh, việc tiếp xúc với bệnh nhân có nấm cũng không làm mắc bệnh. Mặt khác, cần biết là trong cơ thể người bình thường, nấm cũng có hiện diện với số lượng ít.
  • Tác dụng phụ? Nystatin là thuốc có tác dụng phụ tương đối ít, chủ yếu ở đường tiêu hóa. Với liều điều trị thông thường, ít khả năng gây tổn thương gan, thận ...
  • Theo dõi thường bằng lâm sàng, hiếm khi nào phải nội soi lại. Nếu triệu chứng không giảm hay nặng hơn, cần kiểm tra tổng quát để phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn khác.

Chúc bạn mau khỏe.

Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3634 Viêm Ruột Thừa

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 24 Tháng 12 2016 - 08:58 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm. Ruột thừa là một phần của ống tiêu hóa nằm ở cuối đại tràng có chiều dài từ 8-9 cm. Tuy không rõ ruột thừa còn có chức năng gì không nhưng một điều chắc chắn là chúng ta vẫn sống khỏe nếu không có nó.

 

Viêm ruột thừa là một tình trạng cấp cứu, đòi hỏi phải được phẫu thuật cắt bỏ ngay. Nếu không xử trí kịp thời, ruột thừa viêm sẽ vỡ làm lan dịch nhiễm trùng vào khoang bụng gây viêm phúc mạc. Viêm phúc mạc là tình trạng nhiễm trùng nặng có thể gây tử vong nếu không được điều trị nhanh bằng kháng sinh mạnh.

Yersin%20-%20Viem%20ruot%20thua%201.jpg

Đôi lúc, ruột thừa làm mủ và được các quai ruột và mạc treo chung quanh khu trú lại thành một ổ mủ (abscess). Tuy việc này giúp ngặn chận nhiễm trùng lan rộng ra nhưng mổ abscess ruột thừa là tình trạng bán cấp, cũng cần giải quyết bằng phẫu thuật. Vì lý do này, nên tất cả các trường hợp viêm ruột thừa đều có chỉ định mổ cấp cứu ngay.

Ở Mỹ, tỷ lệ bị viêm ruột thừa là 1/15. Tuy bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hiếm khi gặp trước 2 tuổi và thường gặp nhất là từ 10-30 tuổi.

Nguyên nhân gây viêm ruột thừa

Ruột thừa bị viêm khi nó bị tắc nghẽn do phân, dị vật hoặc ung thư. Ruột thừa cũng có thể bị viêm thứ phát sau một nhiễm trùng nào khác của cơ thể.

Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa

Yersin%20-%20Viem%20ruot%20thua%202.jpg

  • Đau quanh rốn hoặc trên rốn, đau lan xuống hố chậu phải. Đây là dấu hiệu đặc trưng của viêm ruột thừa.
  • Ăn không ngon.
  • Đau bụng kèm buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Chướng bụng.
  • Sốt 37.5 - 38.5 độ C
  • Bí trung tiện.

Trong giai đoạn đầu có thể xuất hiện một số triệu chứng

  • Đau nhiều khắp bụng, lưng hoặc hậu môn.
  • Đau đường tiểu.
  • Nôn ói.
  • Bụng cứng nhiều.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy kèm trung tiện.
Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào ở trên, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm. Không ăn uống hay dùng bất kỳ thuốc giảm đau, dạ dày, chườm ấm vì có thể làm ruột thừa đang viêm bị vỡ.
Chẩn đoán viêm ruột thừa
Chẩn đoán viêm ruột thừa cũng khá khó, vì các triệu chứng thường mơ hồ, không đặc thù và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của sỏi túi mật, nhiễm trùng tiết niệu, bệnh lý đường tiêu hóa hoặc bệnh lý buồng trứng.
Một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán

Yersin%20-%20Viem%20ruot%20thua%203_1.jp

(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

  • Khám bụng để phát hiện tình trạng viêm.
  • Xét nghiệm nước tiểu để loại trừ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.
  • Khám hậu môn.
  • Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể.
  • CT-Scan hoặc siêu âm hỗ trợ.

Điều trị viêm ruột thừa

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Thông thường, nếu nghi ngờ viêm ruột thừa, để đảm bảo an toàn bác sĩ thường chỉ định cắt sớm để tránh tình trạng vỡ ruột thừa. Nếu ruột thừa bị abscess, bác sĩ sẽ đặt dẫn lưu dịch sau phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho rằng nếu đánh kháng sinh trong tình trạng ruột thừa viêm cấp cũng có thể có hiệu quả mà không cần phải phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt ruột thừa

Trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho thuốc kháng sinh để tránh viêm nhiễm. Mổ cắt ruột thừa thường được thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật nội soi và có sự can thiệp của gây mê. Nếu có viêm nhiễm, sau khi cắt bỏ ruột thừa bác sĩ sẽ đặt dẫn lưu dịch.

Trong 12 giờ đầu sau phẫu thuật, bạn có thể ngồi dậy, tập đi lại. Do phẫu thuật nội soi nên vết thương tương đối nhỏ, thời gian hồi phục sẽ nhanh, thông thường khoảng 2-3 tuần sau, bạn có thể sinh hoạt bình thường.

Một số trường hợp cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện

  • Nôn ói liên tục.
  • Đau bụng nhiều hơn.
  • Chóng mặt, mệt nhiều.
  • Nôn ra máu hoặc tiểu ra máu.
  • Vết mổ đau, đỏ nhiều.
  • Sốt.
  • Vết thương nung mủ.

Có biện pháp nào giúp ngăn ngừa viêm ruột thừa không?

Thật đáng tiếc là không có cách nào để ngăn ngừa viêm ruột thừa. Tuy nhiên, viêm ruột thừa thường ít xảy ra ở những người ăn thực phẩm nhiều chất xơ như rau, trái cây tươi.

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@yersinclinic.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3513 Viêm loét niêm mạc dạ dày và HP

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 15 Tháng 4 2016 - 01:57 PM trong Nội soi -Tiêu hóa

Câu hỏi:
 
Kính gửi bác sĩ Quang. Xin bác sĩ vui lòng giúp tôi một thắc mắc này. Chồng tôi bị viêm loét toàn bộ niêm mạc dạ dày, có vi khuẩn HP. Đã uống thuốc nhưng vẫn còn đau ở vùng rốn và trên rốn. Đã nội soi và test hơi thở. Xin bác sĩ cho biết tại sao vẫn đau ở vùng rốn và vẫn còn khô miệng. Chân thành cám ơn bác sĩ Quang rất nhiều.
 

(Trần Thu Hằng, 59 tuổi, nữ)

 

Trả lời:

 

Xin chào chị,


Thông tin chị cung cấp không được rõ ràng lắm. Tuy nhiên, chúng tôi đoán là việc điều trị đã thành công và test hơi thở đã âm tính.

 

Khamonline%20-%20vi%20khuan%20HP.jpg

(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)


Trong trường hợp HP đã được tiêt trừ nhưng triệu chứng vẫn còn dai dẳng, có thể có một vài khả năng.


1.Tình trạng viêm chưa khỏi hẳn. Có thể có một số yếu tố sinh bệnh khác chưa được loại trừ như thuốc giảm đau, mật, rượu , stress v.v...


2.Có thể có một bệnh khác kèm theo

 

Cần hỏi kỹ bệnh sử và khám lại để có hướng chẩn đoán. Thường thì không cần thiết phải nội soi lại.

 

Thân chào chị,

 

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3617 Viêm Khớp Vảy Nến

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 22 Tháng 11 2016 - 10:43 AM trong Tổng quát

Viêm khớp vảy nến là gì?

Vảy nến là tình trạng trên da xuất hiện các mảng dày, màu đỏ, trắng hoặc màu bạc và ngứa. Khi bị vảy nến, người bệnh có khả năng bị viêm khớp vảy nến. Tình trạng viêm da này nguyên nhân là do hệ miễn dịch có vấn đề. Hệ miễn dịch có thể tấn công các khớp gây sưng nề và cứng. Nếu được chẩn đoán sớm có khả năng giảm được thương tổn.

 

1.jpg

Ai có nguy cơ?

Hầu hết những người viêm khớp vảy nến đã bị vảy nến rồi. Khoảng 15% là chưa có tiền sử bị bệnh về da.

 

2.jpg

 

Nếu bị vảy nến cộng với bị đau khớp, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa khớp. Có đến 3/10 người bị vảy nến có khả năng bị viêm khớp vảy nến.

Nguyên nhân

Chưa rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, bệnh có yếu tố gia đình. Khoảng 40% người bị viêm khớp vảy nến có người thân bị vấn đề về khớp hoặc da. Trường hợp nhiễm streptococcus trong viêm họng cũng có thể có vài liên quan đến vảy nến.

 

Dấu hiệu cảnh báo

 

4.jpg

 

Phổ biến là dấu hiệu ngón tay, chân bị cứng, sưng húp, đau cộng với đau khớp. Cơn bùng phát vảy nến và đau khớp có khi xuất hiện cùng lúc cũng như cùng một vị trí, tuy chúng cũng không hẳn luôn đồng hành như vậy. Các triệu chứng có thể nhận ra:

  • Những mảng da đỏ khô có những vảy trắng bạc.
  • Móng tay có vết lõm.
  • Móng bị bong vọp.
  • Mệt mỏi.
  • Mắt đỏ và đau.

Đau lưng và gót chân

Một dạng viêm khớp vảy nến là viêm các khớp cột sống hoặc gần cột sống. Còn được gọi là viêm đốt sống, gây đau lưng và cổ.

5.jpg

Một dạng khác là gây đau, nhạy cảm hoặc phù nề gân xương ở gót chân, bàn tay, gối, hông và ngực.

 

Chẩn đoán

 

Bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sẽ đưa ra chẩn đoán và phác đồ điều trị. Bác sĩ sẽ quan sát tình trạng sưng phù, đau của khớp và da hoặc sự thay đổi của móng tay. Ngoài ra, bác sĩ có thể đề nghị chụp X-Quang, MRI, CT để đánh giá sự tổn thương của khớp. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể đề nghị xét nghiệm máu, dịch khớp, da để hỗ trợ chẩn đoán.

 

Điều trị

Nếu tình trạng viêm khớp nhẹ, bạn có thể tự mua thuốc ibuprofen hoặc naproxen để giảm đau. Tiêm thuốc corticosteroid vào khớp có thể giảm sưng, nóng, đau. Để giảm các triệu chứng nặng, bạn cần được kê toa thuốc DMARDs (disease-modifying antirheumatic drugs). Thuốc có tác dụng ngăn tiến triển bệnh cũng như giải quyết được tình trạng da. Bên cạnh đó, có thể bác sĩ sẽ dùng thuốc khác để điều trị vảy nến.

 

7.jpg

 

Thuốc sinh học

 

Thuốc sẽ tác động lên một phần của hệ miễn dịch. Thuốc giúp làm giảm tổn thương khớp, giảm các triệu chứng sưng, đau và vảy nến. Khi các thuốc khác không đáp ứng điều trị, có thể bác sĩ sẽ kê toa loại thuốc này.

 

8.jpg

 

Giảm đau

  • Thử chườm nóng hoặc lạnh để giảm đau.
  • Ngâm trong nước ấm với xà phòng, tắm nước ấm, hoặc dùng túi chườm nóng để giảm đau.
  • Dùng túi chườm lạnh lấy khăn bọc lại khi chườm nhằm giúp làm tê các khớp và giảm phù nề.

Tập thể dục

 

Đau và phù sẽ tăng nếu bạn không vận động. Bơi lội hay đi bộ sẽ tốt cho tim mạch, giúp giảm đau, tăng thể lực cũng như sự linh hoạt. (Hãy tắm ngay khi rời khỏi hồ bơi để tránh chất chlorine làm khô da).

 

9.jpg

 

Nếu băn khoăn không biết tập luyện sao cho an toàn, hãy tư vấn với bác sĩ vật lý trị liệu.

 

Xua tan mệt mỏi

 

Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe đồng thời giúp ngủ ngon giấc. Mặt khác, cũng có thể hỗ trợ bằng thuốc giảm đau.

 

10.jpg

 

Sáng dậy trễ một chút, hoặc tranh thủ ngủ trưa một lát. Tập trung làm những việc quan trọng hoặc những điều bạn thích nhất. Nếu được, bạn có thể nhờ người thân hoặc bạn bè giúp.

 

Sống khỏe

 

Khoảng 1/3 người viêm khớp vảy nến nhẹ không chuyển biến theo thời gian. Những người khác cần được điều trị lâu dài để giảm triệu chứng. Thậm chí viêm khớp vảy nến nặng cũng không phải là hết cách. Tay golf Phil Mickelson (một phát ngôn viên cho thuốc Enbrel) cho biết, do được chẩn đoán sớm và điều trị tốt đã giúp ông vượt qua đau đớn để tiếp tục chơi golf.

 

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3648 Viêm hạch mạc treo ruột ở trẻ nhỏ có cần điều trị?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 17 Tháng 5 2017 - 04:24 PM trong Nhi Khoa

CÂU HỎI:

Chào bác sĩ, con trai tôi hơn 3 tuổi, suốt mấy ngày nay con thi thoảng lại kêu đau bụng (tự nhiên đau & cũng tự khỏi). Không sốt, không nôn, phân bình thường, 1 ngày đi 1 lần. Không kèm theo bất cứ triệu chứng gì.

em%20be%20bi%20dau%20bung.jpg

Đi siêu âm bụng bác sĩ bảo con bị "Hạch mạc treo ruột". Tôi không hiểu & không biết con bị như vậy có nghiêm trọng không? Tôi tìm hiểu trên mạng chỉ thấy nói về "Viêm hạch mạc treo ruột", 2 cái tên này khác nhau hay là cùng 1 bệnh ạ? Và trường hợp của con tôi có phải điều trị bằng thuốc không? Bác sĩ có kê cho con 2 lọ Debby & 1 vỉ debridat.

TRẢ LỜI:

Chào em,

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ em. Hạch mạc treo là 1 trong những nguyên nhân đó. Hạch mạc treo ruột rất thường gặp và  gây đau bụng tái diễn lành tính ở trẻ em. Nếu triệu chứng đau bụng chỉ thoáng qua, cháu vẫn ăn uống tốt, lên cân, không ảnh hưởng đến sinh hoạt thì không cần điều trị. Trong trường hợp Viêm hạch mạc treo gây biểu hiện nhiễm trùng ở trẻ, sốt cao, đau bụng, ói, biếng ăn...thì cần điều trị như 1 bệnh lý nhiễm trùng tiêu hóa, tất nhiên tình trạng này ít gặp. Trước khi chẩn đoán Hạch mạc treo gây đau bụng, các Bác sĩ sẽ khám và loại trừ hết các nguyên nhân gây đau bụng khác ảnh hưởng sức khỏe của trẻ, ví dụ như nhiễm HP dạ dày, nhiễm giun, táo bón kéo dài...



#3694 Viêm hô hấp - Làm sao để trị dứt điểm?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 23 Tháng 10 2017 - 09:24 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI:

Bác sĩ cho em hỏi, em khi bị viêm đường hô hấp thường kèm theo viêm hạch mạc treo. Vậy có cách nào để trị dứt điểm không ạ? Cám ơn Bác sĩ.

TRẢ LỜI:

Chào bạn

Viêm đường hô hấp có thể dẫn đến hạch cổ, ít khi nào đưa đến hạch mạc treo. Bản chất các hạch này là hạch viêm phản ứng nên thường sẽ giảm đi cùng lúc với căn bệnh viêm hô hấp.

Trong nhiều trường hợp, hạch không mất đi mà tồn tại kéo dài,nhưng nhỏ và không có triệu chứng nào khác, cũng không cần điều trị.

Đối với viêm đường hô hấp, kháng sinh phù hơp sẽ giúp trị hết bệnh còn phòng tái phát thì phải chú ý đến nhiều yếu tố như :
-Nâng cao sức đề kháng, miễn dịch
-Chích ngừa cúm nếu cần
-Tránh nhiễm lạnh
-Điều trị tốt các bệnh răng miệng và tai mũi họng
-Bỏ thuốc lá

 

 

Chào bạn,

Viêm đường hô hấp có thể dẫn đến hạch cổ, ít khi nào đưa đến hạch mạc treo. Bản chất các hạch này là hạch viêm phản ứng nên thường sẽ giảm đi cùng lúc với căn bệnh viêm hô hấp.

Trong nhiều trường hợp, hạch không mất đi mà tồn tại kéo dài,nhưng nhỏ và không có triệu chứng nào khác, cũng không cần điều trị. Đối với viêm đường hô hấp, kháng sinh phù hơp sẽ giúp trị hết bệnh còn phòng tái phát thì phải chú ý đến nhiều yếu tố như :

-Nâng cao sức đề kháng, miễn dịch

-Chích ngừa cúm nếu cần

-Tránh nhiễm lạnh

-Điều trị tốt các bệnh răng miệng và tai mũi họng

-Bỏ thuốc lá

 





#3658 Viêm gan siêu vi B cần tuyệt đối chú ý những gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 15 Tháng 6 2017 - 09:47 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI:
KhamOnline ơi nếu mắc bệnh viêm Gan siêu vi B thì nên chú ý những gì ạ?

viem-gan-B.jpg

TRẢ LỜI:
Chào em,
Em cần chú ý những điều sau để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh một cách tốt nhất:
• Ăn uống hợp lý: Đủ chất dinh dưỡng, cân đối và đa dạng. Chú ý ăn đủ đạm, hạn chế chất béo, giảm muối và uống nhiều nước.
• Vận động: có thể đi bộ, tập bơi, yoga hoặc thái cực huyền. Tuy nhiên không nên tập luyện quá sức.
• Không uống rượu, không hút thuốc lá.
• Thận trọng khi điều trị với các thuốc và các loại thảo mộc. Khi cần sử dụng phải hỏi ý kiến của Bác sĩ.
Chúc em khỏe,
Thân mến.

 

Bác sĩ CKII Trần Ánh Tuyết
Giám Đốc Y Khoa – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

Bác sĩ CKII Trần Ánh Tuyết

Giám Đốc Y Khoa – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin




#3666 Viêm gan B và quá trình điều trị hiệu quả nhất

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 12 Tháng 7 2017 - 11:43 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

 

CÂU HỎI:
Chào bác sĩ, em bị nhiễm virus viêm gan B. Cách đây vài ngày em có truyền ozon và bác sĩ cho uống thuốc khoảng nữa tháng sau quay lại tái khám. Em muốn hỏi bên mình có những phương pháp trị viêm gan b như thế nào.Em muốn chuyển qua bệnh viện mình để điều trị vì em có bảo lãnh viện phí tại bệnh viện. Rất mong sự tư vấn của bác sĩ. Em chân thành cảm ơn.
TRẢ LỜI:
Thân gửi Bạn
BS cám ơn câu hỏi của bạn . Bạn đang bị Nhiễm siêu vi viêm gan B , việc theo dõi và điều trị là một chương trinh quản lý chặt chẽ để phòng ngừa diễn tiến xơ gan và ung thư gan vì vậy bạn được cần được tư vấn trực tiếp với bác sĩ để hiểu thấu đáo hơn . Hiện phòng khám chúng tôi có điều trị Viêm gan siêu vi B . Bạn vui lòng sắp xếp thời gian để đến Phòng khám gặp BS Tuyết nhé. Để thuận tiện cho thời gian gặp BS bạn nên đăng ký trước theo  số  điều trị thuốc theo toa bác sĩ/ medication is just taken if prescribed by doctor điện thoại  : 08 39336688 gặp Thư ký lầu 3 nhé
Thân chào


CÂU HỎI:

Chào bác sĩ, em bị nhiễm virus viêm gan B. Cách đây vài ngày em có truyền ozon và bác sĩ cho uống thuốc khoảng nữa tháng sau quay lại tái khám. Em muốn hỏi bên mình có những phương pháp trị viêm gan b như thế nào. Em muốn chuyển qua bệnh viện mình để điều trị vì em có bảo lãnh viện phí tại bệnh viện. Rất mong sự tư vấn của bác sĩ. Em chân thành cảm ơn.

 

TRẢ LỜI:

Thân gửi Bạn

BS cám ơn câu hỏi của bạn . Bạn đang bị Nhiễm siêu vi viêm gan B , việc theo dõi và điều trị là một chương trinh quản lý chặt chẽ để phòng ngừa diễn tiến xơ gan và ung thư gan vì vậy bạn được cần được tư vấn trực tiếp với bác sĩ để hiểu thấu đáo hơn. Hiện phòng khám chúng tôi có điều trị Viêm gan siêu vi B . Bạn vui lòng sắp xếp thời gian để đến Phòng khám gặp BS Tuyết nhé.

Để thuận tiện cho thời gian gặp BS bạn nên đăng ký trước theo  số  điều trị thuốc theo toa bác sĩ/ medication is just taken if prescribed by doctor điện thoại  : 08 39336688 gặp Thư ký lầu 3 nhé

Thân chào

Bác sĩ Ánh Tuyết - Giám Đốc Y Khoa

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin.




#3629 Viêm gan B mạn có phải dùng thuốc?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 09 Tháng 12 2016 - 09:42 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Xin chào bác sĩ! em năm nay 30 tuổi, em bị viêm gan B mạn thể hoạt động (HBeAg +) (định lượng vi rút 10^8), men gan alt năm 2015 là 30, năm 2016 là 40. Vừa rồi em khám t12/2016 là 60. Xin Bác sĩ tư vấn trường hợp của em có phải dùng thuốc không? Bác sĩ có chỉ định em dùng thuốc terfovir gì đó. Nhưng em vẫn chưa an tâm lắm. Nhờ Bác sĩ tư vấn giúp. Em xin cảm ơn bác sĩ.

TRẢ LỜI

Chào em,

Tình trạng viêm gan của em đã bắt đầu gây ảnh hưởng xấu trên gan.

Nếu không điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng diễn tiến thành xơ gan, đồng thời cũng tăng rủi to bị ung thư.

Chúng tôi cho là chỉ định điều trị là phù hợp. Tuy nhiên, thuốc cần được theo dõi sát để phòng biến chứng và các tác dụng phụ.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3621 Viêm Dạ Dày & HP+

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 25 Tháng 11 2016 - 08:54 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ.

Cháu là nữ hiện 23 tuổi, Cháu đi nội soi dạ dày - thực quản - tá tràng, kết quả là viêm dạ dày và hp+. Hôm đi khám cháu có chụp phổi do cảm thấy tức ngực, khó thở khi nằm nhưng phổi sáng, không có bất thường. Khoảng 1 tháng trở lại đây cháu bị đi ngoài phân sống, không đau bụng , có chất nhầy hay máu gì cả. Phân ngay buổi sáng đang to mà chiều lại nhỏ đi bằng 2 - 3 ngón tay. Ngoài ra cháu khám sức khỏe định kỳ thường xuyên và kết quả của những chức năng khác bình thường. Vậy cho cháu hỏi một số câu hỏi:

1. Viêm dạ dày kết hợp hp+ có tiến triển thành ung thư dạ dày ko? Nếu có thì thời gian là bao lâu?

2. Hiện tượng tức ngực khó thở khi nằm nếu không liên quan đến đường hô hấp thì liệu có phải triệu chứng của bệnh lý dạ dày không? Cháu có cần đi nội soi đại trực tràng không? Cháu nội soi dạ dày bằng phương pháp tiền mê. Vậy nếu nội soi trực tràng tiếp tục tiền mê chỉ 1 tháng sau đó thì có ảnh hưởng gì ko? Có tác dụng phụ gì không? Và khoảng cách bao lâu giữa 2 lần tiền mê là hợp lý? Cháu cảm ơn ạ!

TRẢ LỜI

Chào cháu,

1. Viêm dạ dày có HP không tiến triển thành ung thư. HP chỉ làm tăng nguy cơ bị ung thư dạ dày một cách đáng kể nhưng không phải ai nhiễm HP cũng bị ung thư cả cháu nhé. Tuy nhiên, nguy cơ này đủ để các bác sĩ yêu cầu điều trị tiệt trừ khi có bệnh. Quá trình xuất hiện ung thư sau nhiễm HP kéo dài nhiều năm nhưng không có dố liệu chắc chắn.

2.Tức ngực khó thở ít khả năng liên quan đến bệnh dạ dày. Tình trạng rối loạn tiêu hóa mới xảy ra nên được điều trị nội khoa, không phải là chỉ định nội soi đại tràng.

3. Thuốc dùng tiền mê trong nội soi phân hủy nhanh nên sẽ không có ảnh hưởng hay tai biến gì cả . Cháu có thể kết hợp soi cùng lúc hoặc cách ngày nếu có chỉ định.

Thân chào!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3611 Ung Thư Đại Trực Tràng Nguy Hiểm?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 09 Tháng 11 2016 - 10:09 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

Nhắc đến ung thư, giới nữ thường e ngại ung thư vú, cổ tử cung hay buồng trứng. Giới nam lại ngán ngẩm ung thư tuyến tiền liệt. Riêng ung thư đại trực tràng thì ai cũng phải lo sợ, vì chúng rất phổ biến ở cả hai giới, lại có độ ác lớn và tỷ lệ tử vong cao ngất ngưởng.

 

Một trong những loại ung thư phổ biến nhất, gieo rắc kinh hoàng nhất thời nay là ung thư đại trực tràng. Tìm hiểu về căn bệnh này để có ý thức phòng ngừa, không để sự việc trở thành quá “muộn”, âu cũng là điều cần thiết đối với chúng ta, nhất là trong thời đại công nghiệp vốn nhiều ô nhiễm này.

 

Phổ biến và nguy hiểm

 

Ung thư đại trực tràng là sự phát triển bất thường và ác tính của các tế bào đại trực tràng gây những tổn hại nặng nề về mặt cấu trúc và chức năng của đại trực tràng, có khả năng xâm lấn vào những mô khác. Đây là loại ung thư đứng thứ ba trong tất cả các loại ung thư tại các nước Âu Mỹ. Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng cũng đứng hàng thứ hai trong ung thư đường tiêu hóa và “hườm hườm” đứng hàng thứ năm, thứ sáu trong tất cả các loại ung thư.

 

Phổ biến là thế, và đáng sợ hơn nữa là ung thư đại trực tràng rất nguy hiểm. Đây là một trong những loại có tính ác rất cao, đồng nghĩa với tỷ lệ tử vong cao.

 

Rõ ràng và mơ hồ

 

Mọi người thường thắc mắc, ung thư đại - trực tràng xuất phát từ đâu? Đối với các loại ung thư khác, câu hỏi này thường không có câu trả lời rõ ràng. Nhưng với ung thư đại trực tràng, câu trả lời lại khá thuyết phục: phần lớn các ung thư đại trực tràng có nguồn gốc ban đầu là các khối polyp.

 

Thế polyp là cái gì? Có vẻ như các nhà khoa học lại một lần nữa gây bối rối cho độc giả qua một rừng thuật ngữ. Nhưng quả thực thuật ngữ này rất cần thiết khi giải thích nguồn gốc của ung thư đại trực tràng. Thực chất, đó là một quá trình tiến triển mang tính liên tục từ polyp đến ung thư. Polyp là một tổn thương nhô vào lòng đại trực tràng xuất phát từ niêm mạc trực tràng. Đa phần chúng là những tổn thương lành tính nhưng một số ít trong đó lại có tiềm năng hóa thành ung thư. Sự liên quan này mật thiết đến mức dẫn đến kết luận, không có polyp thì không có ung thư đại trực tràng.

 

Nhưng polyp sinh ra từ đâu? Các nhà khoa học cũng còn rất mơ hồ về vấn đề này. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu và thống kê, người ta thấy polyp có liên quan đến lối sống, tuổi tác, di truyền. May mắn thay, tiến trình polyp - ung thư phát triển cực kỳ chậm chạp. Từ một polyp ban đầu đến ung thư đại trực tràng ít nhất cũng 5-10 năm. Đây cũng là vấn đề mấu chốt đem lại cơ hội vàng cho chúng ta để tầm soát một cách hiệu quả bệnh ung thư đại trực tràng, bởi chúng ta chỉ cần tìm ra polyp, tiêu diệt nó. Thế là hết chuyện.

 

Tìm và diệt

 

Để truy tìm polyp, có nhiều cách thăm dò khác nhau như xét nghiệm tìm máu trong phân bằng các phương pháp

 

sinh hóa hay hoá miễn dịch, khảo sát sự thay đổi ADN của các tế bào niêm mạc ruột trong phân, chụp đại tràng đối quang kép hay nội soi đại tràng...

 

Ở Mỹ, trong 7 phương pháp tầm soát, nội soi đại tràng được xếp cuối cùng do sự quá tải của các trung tâm nội soi và chi phí rất cao. Các phương pháp chẩn đoán hóa miễn dịch hay xét nghiệm thay đổi ADN lại có chi phí thấp hơn nên được chỉ định thường xuyên hơn. Những xét nghiệm này có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu rất thấp, và mỗi khi dương tính, bệnh nhân lại phải đi nội soi đại tràng để khẳng định có bị polyp hay ung thư đại trực tràng không.

 

Tình hình thực tế ở Việt Nam rất khác biệt so với thế giới. Trước hết, các xét nghiệm về hóa miễn dịch và ADN không phổ biến, rất ít cơ sở làm được và chi phí cao - nhiều khi cao hơn cả nội soi. Kế đến, bệnh nhân ở Việt Nam sẽ thấy không phù hợp nếu sau khi xét nghiệm tốn kém lại tiếp tục được chỉ định đi soi đại tràng. Sự khác biệt trong tầm soát ung thư đại trực tràng ở Việt Nam và thế giới xuất phát từ vấn đề chi phí và tính khả dụng của các hệ thống xét nghiệm/nội soi.

 

Tiêu chuẩn vàng

 

Có thể nói nội soi đại tràng là tiêu chuẩn vàng về tầm soát và điều trị ung thư.

 

Ngày nay, các nhà khoa học đã cải tiến ống soi để cuộc soi ngày càng nhẹ nhàng và không gây khó chịu cho bệnh nhân. Hơn nữa, sự phát triển của các kỹ thuật gây mê mới giúp bạn trải qua một cuộc nội soi đại tràng nhẹ nhàng và an toàn đến mức “như không”. Nếu phát hiện polyp, bạn sẽ được cắt bỏ chúng ngay trong cuộc soi. Bằng không, việc nội soi đại tràng cũng giúp bạn phát hiện nhiều tổn thương khác nữa như viêm loét đại tràng, lao hồi manh tràng, túi thừa đại tràng, trĩ…

 

Nếu không may phát hiện ung thư đại tràng, bạn vẫn rất may mắn vì điều trị sớm có tiên lượng tốt hơn gấp nhiều lần khi phát hiện muộn. Còn nếu bạn hoàn toàn bình thường, hoặc có polyp đã cắt thì bạn được “bảo hành” cho cuộc soi từ 5 đến 10 năm.

 

Ở Việt Nam, ung thư đại tràng có tần suất cao và có xu hướng gia tăng. Do đó, người 50 tuổi trở lên nên bắt đầu nội soi tầm soát. Việc tầm soát này nên sớm hơn nếu trong dòng họ của bạn có người bị ung thư đại tràng hoặc bệnh đa polyp gia đình.

 

Việc áp dụng nội soi tầm soát ở Việt Nam nên được thực hiện thường xuyên hơn trên thế giới. Cơ sở của việc đề nghị này xuất phát từ độ nhạy thấp của xét nghiệm tìm máu ẩn trong phân và độ kém phổ biến của các phương pháp khác ở Việt Nam, như xét nghiệm hóa miễn dịch, xét nghiệm ADN và cả nội soi ảo.

 

3 phương pháp thăm dò ung thư đại trực tràng tại Việt nam

  • Xét nghiệm tìm máu trong phân: nên được thực hiện mỗi năm
  • X-quang đại tràng cản quang kép hay nội soi ảo bằng CT: nên làm 3 năm 1 lần
  • Nội soi đại tràng: nên được thực hiện mỗi năm nếu có yếu tố nguy cơ, mỗi 3-5 năm nếu không có yếu tố nguy cơ.

Thạc sĩ - Bác sĩ Trần Quốc Vĩnh

Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Yersin

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3570 Ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn đầu?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 12 Tháng 9 2016 - 08:52 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Thưa Bác sĩ, ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn đầu (khối u < 3cm) có khả năng chữa khỏi được hay chỉ làm các hoá trị xạ trị để kéo dài thời gian sống? Em đọc nhiều tài liệu có thấy thông tin chữa khỏi bệnh ung thư, liệu có đúng sự thực ko ạ? Hay chỉ là chiêu trò của các trang mạng quảng cáo? Em cảm ơn Bác sĩ rất nhiều!

TRẢ LỜI

Chào em,

Ung thư nào cũng có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Đối với ung thư phổi loại không phải tế bảo nhỏ, phẫu thuật có thể giúp điều trị tận gốc. Tuy nhiên, tỷ lệ sống còn sau 5 năm còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác và không ai có thể đảm bảo trị lành bệnh 100%.

Em nên tuân thủ phác đồ điều trị, giữ cơ thể khỏe mạnh và luôn lạc quan trong quá trình chiến đấu chống ung thư. Điều đó sẽ giúp cải thiện khả năng sống sót và lành bệnh.

Chúc em khỏe,

Thân mến!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3542 U tuyến ống nhánh là như thế nào? Và hướng điều trị?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 18 Tháng 7 2016 - 08:42 AM trong Các vấn đề liên quan đến Polyp

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Xin Bác sỹ cho biết kết quả xét nghiệm sau khi cắt nội soi POLYP đại tràng là: u tuyến ống nhánh, nghịch sản nặng,chân (-) là như thế nào và hướng điều trị tiếp theo? Xin cảm ơn Bác sỹ!

TRẢ LỜI

Xin chào em,

Các chi tiết được mô tả được dùng để đánh giá mức độ nguy cơ bị ung thư của tổn thương.

  • U dạng tuyến ống nhánh ( Tubular adrnoma) là dạng u xuất phát từ sự tăng sinh bất thường của lớp biểu mô lót bề mặt. Các tế bào vẫn còn giữ cấu trúc bình thường, xếp theo hình ống. Nói chung, dạng giải phẫu bệnh này có nguy cơ ung thư hóa thấp hơn u tuyến dạng nhú.
  • Tuy nhiên, sự hiện diện của tình trạng nghịch sản nặng làm cho mức rủi ro tăng thêm đáng kể. Hiện tượng nghịch sản nặng có thể coi như là tiền ung thư rồi.
  • Việc khảo sát chân polyp nhằm xác nhận khối u đã được lấy hết an toàn và không còn sót tế bào u có thể tái phát.

Trong trường hợp của em, chỉ định nội soi đại tràng cần được thực hiện mỗi 3 năm, hoặc ít hơn nếu cần thiết.

Chúc em khỏe.

Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersi




#3593 U Nang Buồng Trứng - Ai Cũng Có Phần

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 12 Tháng 10 2016 - 09:16 AM trong Phụ khoa

U nang buồng trứng có thể là một bệnh ung thư. Nhưng thật ra, nó bao gồm nhiều loại bệnh khác nhau. 95% u nang buồng trứng là lành tính và khả năng tự khỏi rất lớn. Có thể nói, là phụ nữ, hầu như ai cũng từng một lần bị u nang buồng trứng trong đời.

 

Một hôm, chị bạn thời trung học hớt ha hớt hãi đến tìm tôi: ”Chết rồi, con bé nhà tớ bị ung nang buồng trứng!”. Sau khi trấn an hai mẹ con, tôi yêu cầu được xem xét kết quả siêu âm: Cháu có một nang noãn 20 mm. Tôi phì cười: ”Đây là bình thường mà! Không có mới là bất thường đấy!”. Chị bạn tròn mắt ngạc nhiên. Khổ thân bạn tôi, chị làm sao biết nang cũng có năm bảy loại nang, chẳng cái nào giống cái nào.

 

Nang và noãn (Cyst vs Follile)

 

Có câu chuyện vui về chiếc xe mới thì chỉ có cái kèn là kêu, còn xe cũ cái gì cũng kêu trừ cái kèn. Vâng, trong cơ thể con người, nang ở đâu cũng bất thường, trừ buồng trứng không có nang mới là có chuyện!

Chúng ta đang nói về một loại nang đặc biệt – nang noãn (Follicle). Mỗi phụ nữ có hai buồng trứng hai bên – hai nhà máy sản xuất noãn với số lượng dự trữ hầu như vô tận. Tuy vậy, mỗi tháng chỉ một noãn duy nhất được chọn làm “ứng viên giải bé cưng”. Từ ngày thứ 8 của chu kỳ, dưới tác động của estrogen, có một gen phát triển lớn dần lên khoảng 25 mm mỗi ngày. Vào ngày thứ 14, nang noãn đạt kích thước khoảng 25 mm, được gọi là nang trưởng thành hay nang Graaf. Dưới tác động của nội tiết tố, nang sẽ vỡ ra, phóng thích trứng, chuẩn bị cho sự thụ tinh.

Yersin%20-%20u%20nang%20buong%20trung%20

 

Ảnh minh họa (Nguồn: dantri.com.vn)

 

Như vậy, một nang có kích thước nhỏ hơn 33 mm phát hiện ở khoảng ngày 14 của chu kỳ, không bất thường mà chính là biểu hiện bình thường của quá trình sinh sản ở nữ giới.

Sau khi phóng noãn, phần còn lại của nang hình thành hoàng thể và teo dần. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, chu kỳ rụng trứng có thể bị rối loạn sinh ra một số hậu quả mà thường gặp nhất là các u nang buồng trứng.

 

Nang chức năng (Functional Cyst)

 

Trước hết, có một số trường hợp “đến ngày đến tháng” mà nang không chịu rụng. Thay vì vậy, nang tiếp tục lớn dần lên 3 cm, 4 cm và đôi khi đến 5 cm. Các nang này chứa dịch trong đơn thuần (Simple cyst), thường có thể tồn tại một vài chu kỳ rồi mất đi. Do đó, khá nhiều trường hợp bạn nữ phát hiện có u nang nhưng không cần điều trị, chỉ cần kiểm tra lại sau 3 tháng. Trong một số trường hợp khác, phần nang còn lại sau khi hình thành hoàng thể không teo đi mà cũng lại thàng nang, gọi là nang hoàng thể (Luteum Cyst), rất hay gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ.

 

Nang đơn thuần và nang hoàng thể nằm chung trong một nhóm gọi là nang chức năng. Chúng sinh ra do rối loạn chức năng buồng trứng, hoàn toàn lành tính và có thể tự mất đi mà không cần điều trị.

 

Nang không chức năng (Non Functional Cyst)

 

Có nhiều loại ung nang buồng trứng khác sinh ra do những cơ chế phức tạp hơn và ít khi tự mất đi mà cần có điều trị đặc hiệu, như:

  • Nang dạng bì (Dermoid cyst) hay còn gọi là u quái (Teratoma): các u sinh ra từ nguồn gốc các tế bào sơ khai có nguồn gốc từ cả 3 lớp của tế bào mầm. Vì thế, cấu trúc của u nang dạng bì rất hỗn tạp và bao gồm các loại mô răng, tóc, xương, da, móng, mỡ, … Do tính chất đặc biệt này, nang dạng bì có hình ảnh rất đặc trưng trên siêu âm và CT, ít khi nhầm lẫn.
  • Nang lạc nội mạc tử cung (Endometrial Cyst): Nang sinh ra do sự lạc chỗ (có thể bẩm sinh hay thứ phát) của một mảng nội mạc tử cung vào tổ chức buồng trứng. Cuối mỗi chu kỳ, chỗ nội mạc cũng chảy máu nhưng bị đóng kén thành nang. Dịch máu tích tụ lâu ngày thường đổi màu nâu nên nang còn có tên gọi khác là nang sôcôla (Chocolate Cyst). Cũng vì thế, mang thường to ra và gây đau vào những ngày bệnh nhân có kinh.
  • U nang tuyến thanh dịch (Ovanrian serous cystadenoma): Đây thực sự là khối u nang của buồng trứng nhưng lành tính.
  • Nang cạnh buồng trứng (Paraovarian Cyst): Nang cũng có thể xuất hiện từ các cấu trúc bên cạnh buồng trứng mà thường nhất là ở dây chằng rộng.

Buồng trứng đa nang: Thường do tình trạng tăng hoạt động buồng trứng, có thể nguyên phát hay thứ phát do dùng các thuốc kích thích rụng trứng (Chủ yếu là khi điều trị vô sinh). Cả hai buồng trứng đều to, có nhiều nang và một số nang có thể lớn.

 

Ung thư buồng trứng (Cystadenocarcinoma)

 

Ai cũng có phần

 

Phần lớn u nang được phát hiện tình cờ khi siêu âm vì chúng có triệu chứng khá mơ hồ như đau bụng dưới, rối loạn kinh nguyệt, cảm giác đầy bụng hay rối loạn đi tiêu – đi tiểu. Một vài trường hợp hiếm u rất to kèm theo mất kinh có thể gây ngộ nhận có thai.

 

Bệnh nhân có u nang buồng trứng phải chú ý đến khả năng biến chứng. Khối u có thể vỡ, có thể xoắn và cũng có thể gây chảy máu bên trong nang hay ra ổ phúc mạc. Triệu chứng đau dữ dội là dấu hiệu báo động bệnh có thể diễn biến trầm trọng. Tuy nhiên, phần lớn các u nang này lành tính và có thể tự khỏi mà không cần uống thuốc hay mổ xẻ gì.

 

Khi được chẩn đoán có u nang buồng trứng, hãy bình thĩnh tìm hiểu đó là loại u gì và khả năng điều trị như thế nào? Việc điều trị một khối u nang buồng trứng thường được cân nhắc theo những yếu tố: Có phải là thực tế không? Có kích thước lớn không (thường lấy mốc là 5 cm)? Có biến chứng không (xuất huyết, vỡ, xoắn)? Có dấu hiệu nghi ngờ ung thư không?

 

Nếu có một câu trả lời có, có thể phải phẫu thuật cắt bỏ u nang. Với sự phát triển của kỹ thuật mổ qua nội soi, việc phẫu thuật ngày nay nhẹ nhàng hơn ngày xưa rất nhiều.

 

Tóm lại, u nang buồng trứng là bệnh khá thường gặp, bao gồm nhiều dạng khác nhau. Nếu bạn không may mắc phải, trước hết đừng lo lắng vì có thể nói hầu như mọi chị em đều một lần bị u nang buồng trứng trong quãng tuổi có hoạt động tình dục. Thứ hai, 95% u nang buồng trứng là lành tính và khả năng tự khỏi rất lớn. Thứ ba, nếu phải mổ thì hãy lạc quan vì đây chỉ là một cuộc mổ rất nhẹ nhàng, thậm chí không để lại sẹo.

Bác sĩ La Hằng (CK Sản - Phụ Khoa)

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3592 Trường hợp nào cần ghép gan?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 11 Tháng 10 2016 - 09:43 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Bác sĩ cho em hỏi trường hợp viêm gan cấp tính ở độ mấy mới phải ghép gan. Và sức khỏe của người sau ghép gan sẽ như thế nào ạ? Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều.

TRẢ LỜI

Chào em,

Các bác sĩ sĩ khí không phân độ mà chỉ đánh giá mức độ nặng nhẹ của viêm gan theo bệnh cảnh lâm sàng. Đa số viêm gan cấp đều có khả năng tự hồi phục trừ nhóm viêm gan tối cấp có thể diễn tiến nhanh chóng đến tử vong. Chỉ định ghép gan được đặt ra với bệnh cảnh suy gan tối cấp điển hình (suy gan thận trầm trọng, rối loạn đông máu, phù não, có thể kèm với biến chứng tim mạch, suy hô hấp và nhiễm trùng). Chỉ định ghép gan chỉ được đặt ra nếu mọi phương pháp điều trị nội khoa khác đã thất bại và tiên lượng sống của bệnh nhân rất xấu, không quá 7 ngày.

Nguyên nhân thường gặp nhất của các ca suy gan tối cấp ngày là quá liều thuốc ( nhất là acetaminophen), phản ứng quá mẫn với nhiều thuốc khác, ngộ độc rượu và hóa chất, viêm gan do virus...

Cần chú ý là sự khó khăn về nguồn gan ghép, yếu tố kinh tế, đạo đức cũng là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn bệnh nhân ghép. Do đó, tiêu chuẩn cụ thể có thể khác biệt tùy theo nước và trung tâm ghép. Suy gan tối cấp do rượu và do virus là hai chỉ định còn có nhiều dè dặt khi chỉ định ghép.

Thân chào.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3625 Trước nội soi cần chuẩn bị những gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 08 Tháng 12 2016 - 10:52 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Xin hỏi Bác Sĩ khi nội soi dạ dày thì cần chuẩn bị những gì ạ? Em lúc trước bị nhịp nhanh kịch phát trên thất đã cắt đốt thì có thể nội soi tiền mê không ạ? Em xin cảm ơn ạ.

TRẢ LỜI

Chào em,

Để nội soi dạ dày, việc chuẩn bị không có gì phức tạp. Em chỉ cần nhịn đói khoảng 6 giờ trước khi soi. Nếu khát nước, em có thể uống vài ngụm nước nhỏ nhưng nên tuyệt đối ngưng 2 giờ trước soi.

Một số người nghi có hẹp đường tiêu hóa hay có chậm thoát thức ăn qua dạ dày có thể phải nhịn đến 12 giờ.

Mặt khác, nếu dự định tầm soát HP qua nội soi, em cần ngưng các loại kháng sinh và các thuốc ức chế tiết acid 2 tuần trước soi để đảm bảo độ chính xác. Tốt nhất, em nên thông báo với đơn vị soi về những thuốc đang dùng.

Vấn đề loạn nhịp của em không phải là chống chỉ định cho gây mê, nhất là khi nó đã được điều trị. Tuy nhiên, em cần thông bào chi tiết cho bác sĩ gây mê để có tiên lượng và xử trí phù hợp khi có tai biến.

Chúc em khỏe

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin





#3643 Triệu chứng khó tiêu?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 15 Tháng 2 2017 - 09:22 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ, Bác sĩ cho em hỏi là em đang bị tình trạng khó tiêu sau khi ăn nhìu mỡ heo trong những ngày tết, tình trạng của em là không thèm ăn, không đi đại tiện được và có cảm giác buồn nôn. Mong chờ sự chuẩn đoán của bác sĩ, em xin cảm ơn!

TRẢ LỜI

Chào em,

Các triệu chứng này khá phổ biến sau những ngày tết, nhưng khó có thể kết án thủ phạm là mỡ heo như em nghĩ. Có thể do bia, rượu... Có thể do một món gỏi hơi bị ê ... hoặc cũng có thể là biểu hiện của hội chứng đại tràng kích thích. Chúng tôi đề nghị bạn ăn nhẹ, dễ tiêu, tránh xa bia rượu trong vòng vài ngày. Cố gắng đi tiêu với sự hỗ trợ của các viên thuốc đặt hoặc dung dịch bơm rửa ruột .

Nếu sau 3 ngày vẫn không đỡ, bạn nên đi khám bác sĩ.

Thân chào,

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

 




#3727 Triệu chứng buồn nôn vào buổi sáng là dấu hiệu bệnh gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 28 Tháng 2 2018 - 02:48 PM trong Nội soi -Tiêu hóa

 

CÂU HỎI:
Xin chào Bác Sĩ. Tôi từng có triệu trứng buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng hoặc sau khi ăn. Tôi đã đi nội soi kiểm tra bác sĩ kết luận viêm dạ dày và trào ngược thực quản. Tôi đã uống thuốc và đỡ buồn nôn nhưng lại ngâm ngẩm đau bụng. Tôi hiện đang ăn tinh bột nghệ và mật ong. Bác sĩ cho tôi hỏi là bao lâu tôi nên đi nội soi lại thực dạ dày. Vì tôi nghe nói trào ngược dạ dày có nguy cơ gây barret thực quản nên rất lo lắng. Cảm ơn bác sĩ đã lắng nghe và mong nhận được tư vấn ạ!

CÂU HỎI:
Xin chào Bác Sĩ. Tôi từng có triệu trứng buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng hoặc sau khi ăn. Tôi đã đi nội soi kiểm tra bác sĩ kết luận viêm dạ dày và trào ngược thực quản. Tôi đã uống thuốc và đỡ buồn nôn nhưng lại ngâm ngẩm đau bụng. Tôi hiện đang ăn tinh bột nghệ và mật ong. Bác sĩ cho tôi hỏi là bao lâu tôi nên đi nội soi lại thực dạ dày. Vì tôi nghe nói trào ngược dạ dày có nguy cơ gây barret thực quản nên rất lo lắng. Cảm ơn bác sĩ đã lắng nghe và mong nhận được tư vấn ạ!

 

CÂU HỎI:
Xin chào Bác Sĩ. Tôi từng có triệu trứng buồn nôn, nôn khan vào buổi sáng hoặc sau khi ăn. Tôi đã đi nội soi kiểm tra bác sĩ kết luận viêm dạ dày và trào ngược thực quản. Tôi đã uống thuốc và đỡ buồn nôn nhưng lại ngâm ngẩm đau bụng. Tôi hiện đang ăn tinh bột nghệ và mật ong. Bác sĩ cho tôi hỏi là bao lâu tôi nên đi nội soi lại thực dạ dày. Vì tôi nghe nói trào ngược dạ dày có nguy cơ gây barret thực quản nên rất lo lắng. Cảm ơn bác sĩ đã lắng nghe và mong nhận được tư vấn ạ!

TRẢ LỜI:

Chào bạn,

Ở đây có 2 vấn đề khác nhau :

-Soi tầm soát niêm mạc Barrett ở người bệnh bị trào ngược dạ dày thực quản.

-Soi tầm soát ung thư thực quản ở người có niêm mạc Barrett.

 

Trường hợp thứ nhất thì còn có nhiều bàn cãi và chưa được khuyến cáo rộng rãi. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có triệu chứng trào ngược kéo dài và phải điệu trị duy trì, nên soi định kỳ mỗi 3 năm để đánh giá tổn thương và tìm niêm mạc Barrett.

Trường hợp thứ hai, nếu có niêm mạc Barrett thì đều nên kiểm tra định kỳ mỗi 6 tháng đến 3 năm tùy theo việc có hay không có loạn sản và mức độ loạn sản nhiều hay ít.

Trường hợp của bạn chỉ là trào ngược đơn thuần, chưa có niêm mạc Barrett thì chẳng có gì phải lo lắng cả. Bạn có trào ngược, chưa hẳn là sẽ bị niêm mạc Barrett. Nếu không may có niêm mạc Barrett, chưa hẳn là bạn sẽ có tổn thương dạng loạn sản. Ngay cả khi có loạn sản, chưa hẳn là loạn sản ở mức cao. Cuối cùng, cho là bạn rất không may mà bị Barrett có loạn sản cao thì ta vẫn có thể phát hiện kịp thời và điều trị bằng nội soi.

Bởi vậy, bạn cảnh giác với bệnh là tốt nhưng không cần lo lắng quá mức như thế nhé.

Thân chào!






Hội thảo chuyên môn

Gửi câu hỏi