Đến nội dung

Nội dung của BS YERSIN

207 phương tiện bởi BS YERSIN (Tìm kiếm giới hạn từ 20-Tháng 5 23)



#3641 Đau đầu, ớn rét, sốt cao,...?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 10 Tháng 2 2017 - 09:47 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Người bệnh tiền sử bị xoang trán, xuất huyết dạ dày. Triệu chứng hiện tại sốt cao, ớn rét, đau đầu vùng trán. Nên sơ cứu như thế nào ạ. Cảm ơn Bác sĩ!

TRẢ LỜI

Chào em,

Vấn đề trước mắt là sốt cao và đau đầu. Việc sơ cứu bao gồm hạ sốt và giảm cơn đau. Tại nhà, em dùng khăn lạnh lau mát toàn thân, kèm theo dùng hạ sốt giảm đau đường uống hoặc nhét hậu môn.

Sau khi hạ sốt, cần đi khám để xác định lại nguyên nhân và có điều trị thích hợp.

Nếu không hạ sốt được và nhiệt độ quá cao, trên 41oC, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Các thuốc hạ nhiệt tĩnh mạch sẽ hiệu quả hơn trong trường hợp đó.

Thân chào!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

 

 




#3552 Đau đầu thường xuyên...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 05 Tháng 8 2016 - 08:22 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Em là nữ năm nay 22 tuổi. Cứ tầm 2, 3 tuần em lại bị một cơn đau đầu kéo dài vài ngày. Ban đầu cơn đau nhức xảy ra ở giữa trán và thái dương bên trái, có lúc đau theo mạch đập. Sau đó em bị đau buốt nhói từng cơn phía trên thái dương bên phải, cứ tầm 1, 2 phút lại nhói lên vài lần, rất đau và khó chịu. Em bị thế này đã lâu, tầm 1 - 2 năm nay. Em rất lo lắng không biết mình bị bệnh gì, mong Bác sĩ tư vấn giúp em. Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều ạ.

TRẢ LỜI

Chào em,

Nhức đầu là một căn bệnh phổ biến, gây ra do nhiều nguyên nhân. Riêng trong trường hợp của em, vị trí đau và tính chất đau có gợi ý đến bệnh lý viêm động mạch thái dương (temporal arteritis) hay còn gọi là bệnh Horton. Tuy nhiên, để xác định cần loại trừ các bệnh khác bằng khám lâm sàng và CT. Để khẳng định, có thể cần phải làm sinh thiết tại chỗ.

Do đó, em cần khám chuyên khoa thêm để có chẩn đoán và điềru trị chính xác.

Thân chào

Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3616 Đau đầu - Đau họng - Đau bụng?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 21 Tháng 11 2016 - 10:08 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ! Em thường hay đau họng và đau đầu. Ăn nhiều dầu mỡ hay uống nước đá là bị nóng sốt va đau họng. Đầu em thường hay đau nhức, em đã chụp X quang xoang, chuẩn đoán xoang bình thường. Nhưng khi bị đau đầu em đau nhiều lắm. Em còn bị sau khi ăn thỉnh thoảng bị đau bụng bên trái. Xin Bác sĩ tư vấn sức khỏe giúp em. Cảm ơn Bác rất nhiều!

TRẢ LỜI

Chào em,

Tóm tắt các vấn đề của em bao gồm đau đầu, đau họng và đau bụng. Các triệu chứng đau này không có dấu hiệu lên quan với nhau, nên cần được chẩn đoán và xử trí riêng biệt. Đáng tiếc, những thông tin mà em cung cấp quá sơ sài và không thể có chẩn đoán xác định.

1. Đau đầu:

Trừ viêm xoang đã được em loại trừ,  còn có nhiều lý do khác thường gặp như cao huyết áp, nhức đầu vận mạch, nhức đầu do thần kinh, do trầm cảm. Nhức đầu có thể là nguyên phát hay thứ phát nhưng việc chẩn đoán phân biệt thường không dễ dàng. Trường hợp của em, không ghi nhận dấu hiệu chỉ điểm nào. Nếu thấy đau đầu có ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc, em nên đi khám chuyên khoa thần kinh.

2. Đau họng: tình trạng đau khi uống lạnh hay gặp trong các trường hợp viêm họng mãn tính . Trong khi việc điều trị thuốc thường kéo dài và kém hiệu quả, việc hạn chế các tác nhân kích thích ( trong trường hợp này là lạnh ) thường giúp đỡ đáng kể.

3. Đau bụng:

Sau khi ăn, thỉnh thoảng đau bụng bên trái. Đây có thể là triệu chứng của căn bệnh viêm dạ dày. Nếu nhẹ và ít, em có thể dùng các loại gel kháng acid uống sau khi ăn như Maalox, Pepto Bismol hay Pepsan. Các thuốc này đều có bán tự do ở nhà thuốc. Nếu đau nặng và nhiều, em cần đi khám tiêu hóa và nội soi.

Thân chào.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3672 Đau bụng đi ngoài là triệu chứng bệnh gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 01 Tháng 8 2017 - 09:46 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

 

CÂU HỎI:
Tôi năm nay 49 tuổi, bị sôi bụng hơn 1 tháng nay, ăn xong bị đau, trước ăn cũng bị đau, đi ngoài phân cục nhỏ, phân lỏng. Thưa bác sĩ tôi bị làm sao? Mong bác sĩ giải đáp giúp. Cám ơn Bác sĩ!
TRẢ LỜI:
Chào bạn,
Đây là những triệu chứng không đặc hiệu của đường tiêu hóa và có thể gặp trong rất nhiều bệnh khác nhau, tuy nhiều khả năng là bạn có bệnh vùng đại trực tràng.
Bạn nên đến khám tiêu hóa để được xem xét.
Thân chào.

CÂU HỎI:
Tôi năm nay 49 tuổi, bị sôi bụng hơn 1 tháng nay, ăn xong bị đau, trước ăn cũng bị đau, đi ngoài phân cục nhỏ, phân lỏng. Thưa bác sĩ tôi bị làm sao? Mong bác sĩ giải đáp giúp.

Cám ơn Bác sĩ!

 

 

TRẢ LỜI:

Chào bạn,

Đây là những triệu chứng không đặc hiệu của đường tiêu hóa và có thể gặp trong rất nhiều bệnh khác nhau, tuy nhiều khả năng là bạn có bệnh vùng đại trực tràng. Bạn nên đến khám tiêu hóa để được xem xét.

Thân chào.





#3679 Đau bụng dữ dội là triệu chứng của bệnh gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 16 Tháng 8 2017 - 03:15 PM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI:

Chào Bác Sĩ, em bị đau dữ dội phía dưới bên phải bụng từ 3h sáng đến giờ. Không phải là đau bụng đại tiện. Tối qua, em có đi ăn mấy đồ ăn vặt ngoài đường, cho em hỏi là em bị sao ạ?

TRẢ LỜI:

 

Chào em,
Có nhiều lý do gây nên đau ở vùng bụng này nhưng bao giờ cũng phải loại trừ viêm ruột thừa cấp.
Em cần đi khám ngay lập tức, có nhiều trường hợp không điển hình với mức đau không nhiều và vị trí không điển hình.
Thân chào,

Chào em,
Có nhiều lý do gây nên đau ở vùng bụng này nhưng bao giờ cũng phải loại trừ viêm ruột thừa cấp.Em cần đi khám ngay lập tức, có nhiều trường hợp không điển hình với mức đau không nhiều và vị trí không điển hình.

Thân chào,

 

 





#3587 8 Tác Nhân Làm Tổn Thương Thận

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 05 Tháng 10 2016 - 10:18 AM trong Tổng quát

1. Thịt đỏ

Với một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh thì protein là thành phần thiết yếu. Tuy nhiên, với người có thận hoạt động không tốt, chế độ ăn giàu protein, nhất là protein có nguồn gốc từ thịt đỏ có thể gây hại cho thận. Hãy tư vấn với bác sĩ, có thể bạn cần một lượng nhỏ protein loại khác có nguồn gốc từ trứng, cá hoặc các loại đậu.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_grilled_str

 

2. Muối

Ở vài người, ăn quá nhiều muối sẽ gây tăng protein niệu và làm suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, có thể gây sỏi thận với các triệu chứng như buồn nôn, đau quặn và tiểu khó.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_man_hand_re

 

3. Hút thuốc

Hút thuốc sẽ làm bệnh lý cao huyết áp và đái tháo đường nặng thêm. Hai bệnh mãn tính này là nguyên nhân chính gây bệnh thận. Mặt khác, thuốc lá còn làm giảm tác dụng của thuốc điều trị. Bên cạnh đó, hút thuốc cũng làm giảm tuần hoàn máu đến thận và gây hại cho thận với những người có bệnh lý thận từ trước.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_woman_smoki

 

4. Bia rượu

Người uống nhiều bia rượu có nguy cơ tăng gấp đôi bệnh thận. Hoặc trường hợp uống nhiều bia rượu trong vòng 2 giờ thì đôi lúc có thể dẫn đến bệnh thận cấp tính. Đây là trường hợp khá nặng, người bệnh có thể cần được chạy thận nhân tạo.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_young_man_d

 

5. Sodas

Nếu bạn uống nước sodas dành cho người ăn kiêng nhiều hơn 2 lần/ ngày thì có nguy cơ bị bệnh thận nhiều hơn. Trong một nghiên cứu cho thấy, thức uống này làm suy giảm 30% chức năng thận ở phụ nữ sau 20 năm. Những thức uống ngọt khác thì không gây tác hại như vậy.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_couple_eati

 

6. Mất nước

Thận cần nước để hoạt động. Nếu không đủ nước, nhất là trường hợp này xảy ra thường xuyên thì thận dễ bị tổn thương. Và có bằng chứng cho rằng, uống nước giúp giảm nguy cơ bị bệnh thận.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_sweating_yo

 

7. Thuốc giảm đau

Nếu dùng thường xuyên với số lượng lớn các thuốc giảm đau như acetaminophen, aspirin, ibuprofen có thể gây tổn thương thận. Tuy nhiên, không có nghĩa là bạn từ chối chúng hoàn toàn. Hãy tư vấn với bác sĩ về các thuốc đang dùng và liều lượng khi cần thay thế bằng một loại thuốc khác.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_ibuprofen_p

 

8. Thuốc gây nghiện

Các thuốc gây nghiện như cocaine, heroin hoặc methamphetamine có thể gây tổn thương thận ở nhiều dạng khác nhau. Vài loại có thể làm huyết áp cao, một số thì gây bệnh thận.

 

493ss_thinkstock_rf_photo_of_cocaine_lin

 

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3626 "Kháng Kháng Sinh" là gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 08 Tháng 12 2016 - 03:44 PM trong Tổng quát

Kháng kháng sinh ảnh hưởng trực tiếp đến bạn. Hãy nhớ lại xem, bạn từng phải dùng đến hai loại kháng sinh trong đơn thuốc hay điều trị bệnh đến hai đợt chưa? Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết, ví dụ trong bệnh cảm cúm, sẽ khiến các vi khuẩn trong đường ruột của bạn mang gen kháng thuốc. Khi chúng có điều kiện thuận lợi để phát bệnh, bạn sẽ biết thế nào là hậu quả.

 

Trường hợp của Nguyễn Hải H. 21 tuổi, một bà mẹ đang nuôi con nhỏ 5 tháng tuổi trú tại Trương Định, Hà Nội ra đi để lại niềm thương nhớ cho cả gia đình. H. bị sụt sịt, ho và có dấu hiệu sốt. Đến ngày thứ 3 sốt truyền dịch không khỏi, H đi vào Bệnh viện Thanh Nhàn khám.

 

Trong lúc chờ vào khám, đột nhiên H. ngất và các bác sĩ đưa vào cấp cứu sau đó chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai. Sau 1 tuần điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai H. đã trút hơi thở cuối cùng.

 

Bác sĩ chẩn đoán H. bị nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng vì loại siêu vi khuẩn. Suốt một tuần điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai chi phí điều trị cho H. lên tới 300 triệu đồng bởi vì các chi phí lọc máu hiện đại tốn kém nhưng cuối cùng H. vẫn không qua khỏi vì vi khuẩn cô mắc phải đã kháng thuốc.

 

"Kháng kháng sinh" một lần nữa lại trở thành hồi chuông báo động cho cộng đồng nói chung và cá nhân bạn nói riêng. Và đây là những điều bạn cần biết ngay hôm nay:

 

1. Thuốc kháng sinh

 

Thuật ngữ kháng sinh (antibiotic) nguyên thủy được dùng để nói về một hợp chất tự nhiên được sản xuất bởi một loại nấm hoặc vi sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở người và động vật. Một số thuốc kháng sinh có thể là các hợp chất tổng hợp (không sản xuất bởi các vi sinh vật) cũng có thể giết hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

 

Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ “tác nhân kháng sinh” là nói đến cả hợp chất thiên nhiên lẫn tổng hợp, tuy nhiên, nhiều người quen sử dụng từ kháng sinh để chỉ đến hỗn hợp hai chất nói trên.

 

Mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng tích cực song chính việc dùng loại thuốc thiếu khoa học, dài kỳ nên đã dẫn đến trình trạng kháng thuốc.

 

2. Kháng kháng sinh là gì?

 

Kháng thuốc kháng sinh là nói đến khả năng của vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh dạng vi khuẩn khác kháng lại hiệu quả của thuốc kháng sinh. Kháng thuốc kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn thay đổi theo một cách mới để làm giảm hoặc loại bỏ hiệu quả của thuốc, hóa chất hoặc các tác nhân khác được dùng cho việc chữa bệnh hoặc ngăn ngừa viêm nhiễm. Một khi kháng thuốc, virút, vi khuẩn không chết mà vẫn tồn tại và tiếp tục nhân lên, gây ra nhiều tác hại khác.

 

Nếu kháng sinh mất tác dụng, đồng nghĩa với việc chúng ta trở lại thời kỳ những năm 1930. Khi đó, ngay cả một nhiễm trùng hết sức bình thường cũng có thể gây tử vong.

 

photo-7-1474517850881-1481163079885.jpg

 

3. Tại sao lại phải quan tâm đến hiện tượng kháng thuốc kháng sinh?

 

Kháng thuốc kháng sinh là một vấn đề nan giải, hiện là mối quan tâm của cộng đồng bởi nó gây ra những dòng khuẩn khỏe hơn, nguy hiểm hơn làm cho dịch bệnh lây lan nhanh hơn, khó chữa trị hơn và gây tốn kém, đặc biệt là cho người già, trẻ em và những người có sức khỏe hệ miễn dịch yếu làm tăng rủi ro khuyết tật, tử vong.

 

Ngoài ra, hiện tượng này chẳng khác gì phòng phẫu thuật sẽ được xây ở “rìa địa ngục”. Phẫu thuật bản chất là một thủ tục y tế giúp cứu sống bệnh nhân. Nhưng những hoạt động phẫu thuật phức tạp kéo theo nguy cơ nhiễm trùng cao, ví dụ phẫu thuật tim hoặc thay thế khớp.

 

Do vậy, nếu không có kháng sinh, mọi ca phẫu thuật phức tạp gần như đang được thực hiện trên “rìa địa ngục”. Một bệnh nhân phẫu thuật khớp để có được sự thoải mái hơn trong vận động, lại phải đặt lên phía bên kia bàn cân là cả mạng sống của mình.

 

Chưa kể, chúng ta có thể sẽ không phát triển được loại thuốc mới, các bệnh nhân ung thư cận kề cái chế hơn khi hóa trị cần kháng sinh và các bác sĩ bó tay trước công cụ kì diệu của y học: cấy ghép...

 

4. Vì sao vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh?

 

Sử dụng kháng sinh chính là nguyên nhân làm cho vi khuẩn kháng thuốc. Mỗi khi dùng thuốc, vi khuẩn nhạy sẽ bị tiêu diệt, còn những vi trùng không bị tiêu diệt lại kháng thuốc, phát triển và nhân rộng.

 

Nếu cứ sử dụng thuốc theo kiểu lặp đi lặp lại và không đúng chủng loại, lạm dụng hay thiếu khoa học sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc. Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, không hiệu quả dùng cho trường hợp nhiễm virút như cảm lạnh, viêm họng, hay cảm cúm.

 

Sử dụng thuốc kháng sinh thông minh chính là chìa khóa để kiểm soát, hạn chế tình trạng kháng thuốc.

 

5. Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam thế nào?

 

Trước đó, báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 2/12 có bài viết phản ánh tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam đứng đầu thế giới.

 

Theo phản ánh, mặc dù thuốc kháng sinh là thuốc bán theo đơn của bác sĩ, nhưng tại Việt Nam thuốc kháng sinh được bán ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào mà không cần chỉ định đã gây nên tình trạng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến việc người sử dụng khi có bệnh bị kháng thuốc, phải chịu chi phí cao để được điều trị bằng những dòng thuốc mới.

 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người trên toàn cầu. Đáng báo động hơn, trong số các quốc gia có tình trạng kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng thì Việt Nam là một trong số những nước đứng đầu.


Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Y tế kiểm tra nội dung trên, báo cáo trước ngày 15/12.

 

6. Làm thế nào để ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc?

 

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc là chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết và theo đúng chỉ dẫn của chuyên môn. Điều quan trọng nữa là chỉ nên dùng thuốc kháng sinh cho các loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn chứ không dùng cho việc nhiễm virút như ho, cảm lạnh hoặc cúm. Nên chú ý đến một số khuyến cáo sau:

  • Khi đã kháng thuốc nên cho bác sĩ biết để dùng thuốc cho thích hợp
  • Không dùng thuốc kháng sinh cho các loại bệnh nhiễm virút như cảm lạnh hoặc cúm.
  • Không tiết kiệm thuốc để dùng cho lần tiếp theo, thuốc thừa nên loại bỏ.
  • Dùng thuốc kháng sinh đúng theo đơn bác sĩ, không bỏ liều khi thấy đỡ bệnh, nếu dừng lại sẽ làm cho khuẩn kháng thuốc.
  • Không dùng kháng sinh của người khác. Uống thuốc không đúng có thể làm tăng bệnh và làm cho khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở.
  • Nếu bác sĩ khuyên không nên dùng thuốc kháng sinh thì không nên ép bác sĩ kê đơn dùng loại thuốc này.

Nguyễn Nguyễn

 

(Sống/ Cafef.vn)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.





Hội thảo chuyên môn

Gửi câu hỏi