Đến nội dung

Nội dung của BS YERSIN

207 phương tiện bởi BS YERSIN (Tìm kiếm giới hạn từ 21-Tháng 5 23)



#3646 Cháu có bị Zona?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 13 Tháng 4 2017 - 10:13 AM trong Nhi Khoa

CÂU HỎI

Con em mới 1.5 tháng tuổi. Từ hôm qua cháu có 1 vết đỏ ở ngấn cổ to bằng đót ngón tay, bên trong có những mụn màu trắng, có mụn bị vỡ ra. Nhìn bề ngoài rất giống bị zona thần kinh. Nhưng bé chỉ bị 1 vết ở đó thôi. Cháu không sốt, ăn ngoan, ngủ ngoan. Bác sĩ cho hỏi vậy cháu bị làm sao ạ? Cảm ơn Bác sĩ!

101433570.jpg

TRẢ LỜI

Chào em,

Có những tổn thương da giống nhau nhưng do các nguyên nhân khác nhau gây ra.  Bác sĩ phải nhìn trực tiếp mới chẩn đoán chính xác. Theo cách em mô tả trường hợp con em giống 1 dạng tổn thương da do virus, tổn thương có thể tự hạn chế (tự khỏi) nhưng cũng có thể lây ra các vị trí khác trên cơ thể bé. Nên giữ gìn vệ sinh da, tắm rửa sạch sẽ tránh nhiễm trùng. Nếu có hiện tượng lan rộng, em nên cho cháu đi khám để được xử trí thích hợp.

 




#3645 Làm sao để cả gia đình tôi khỏe mạnh?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 21 Tháng 3 2017 - 09:02 AM trong Tổng quát

Hạnh phúc đơn giản là khi những người thân yêu của chúng ta luôn mạnh khỏe và vui vẻ. Ngày Quốc Tế Hạnh Phúc (2017) sắp đến, hãy đồng hành cùng Bác sĩ Yersin kiểm soát lại sức khỏe của cả gia đình thông qua chương trình “Gia Đình Là Số 1” với các gói khám chuyên biệt dành riêng cho từng thành viên.

 

Hãy để cả nhà luôn khỏe mạnh tự tin, phấn chấn cùng nhau tô điểm thêm cho ngôi nhà nhỏ những sắc màu yêu thương.

 

 

1web%20yersin_1.png

 

  • Gói: Tổng quát & Tầm soát HP dành cho bé

Có nhiều lý do để bố mẹ cần quan tâm hơn tới việc tầm soát sức khỏe cho bé. Bé còn nhỏ nên chưa tự ý thức trong việc giữ vệ sinh ăn uống, sinh hoạt chung với bạn bè và những người xung quanh gây dẫn đến việc dễ bị lây nhiễm bệnh (nhất là vi khuẩn HP), ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

 

  • Gói: Tầm soát Ung Thư Vú và Ung Thư Phụ Khoa dành cho mẹ.​

Sau khi thực hiện thiên chức làm mẹ, người phụ nữ cần quan tâm hơn đến sức khỏe của mình nhằm kiểm soát kịp thời các căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt Ung Thư Vú & Ung Thư Phụ Khoa.

 

  • Gói: Tầm soát và phòng ngừa Đột Quỵ dành cho bố

Người đàn ông giữ vai trò trụ cột trong gia đình, do đó chúng ta cần phải có một sức khỏe vững vàng để đương đầu với mọi khó khăn, gánh vác gia đình. Nam giới từ 35 tuổi trở lên có xu hướng mắc các bệnh về tim mạch, bệnh cao huyết áp – Hai căn bệnh nguyên nhân hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

 

Hãy tầm soát để sớm phát hiện và ngăn ngừa kịp thời.

web%20MAT%20SAU.png

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@yersinclinic.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3644 Bé 4 tuổi cần tiêm nhắc những mũi nào?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 15 Tháng 2 2017 - 09:35 AM trong Chủng ngừa - Tiêm phòng

CÂU HỎI

Dạ thưa bác sĩ, bé nhà em được 4 tuổi từ khi sinh ra, bé đã được tiêm ngừa đủ trong chương trình mở rộng và tiêm các mũi dịch vụ như thủy đậu, quai bị, viêm màng não, viêm phổi, cúm, viêm màng não do não mô cầu, viêm não nhật bản. Vậy giờ có cần tiêm nhắc mũi nào trong chương trình mở rộng không ạ? Cảm ơn Bác sĩ!

TRẢ LỜI

Chào em,

Nếu cháu đã tiêm đủ các mũi vaccin như trên, trong khoảng từ 4 - 6 tuổi cháu cần nhắc lại vaccin Bạch hầu - Ho gà - Uốn ván - Bại liệt (còn gọi là vaccin 4 trong 1), vaccin Sởi - Quai bị - Rubella, vaccin Thủy đậu. Các vaccin như Viêm não nhật bản, Viêm màng não do não mô cầu nhắc lại sau mỗi 3 năm. Chương trình tiêm chủng mở rộng chỉ áp dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Thân mến,

Trưởng Khoa Nhi, Bác sĩ Nguyễn Thị Hải Thanh

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3643 Triệu chứng khó tiêu?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 15 Tháng 2 2017 - 09:22 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ, Bác sĩ cho em hỏi là em đang bị tình trạng khó tiêu sau khi ăn nhìu mỡ heo trong những ngày tết, tình trạng của em là không thèm ăn, không đi đại tiện được và có cảm giác buồn nôn. Mong chờ sự chuẩn đoán của bác sĩ, em xin cảm ơn!

TRẢ LỜI

Chào em,

Các triệu chứng này khá phổ biến sau những ngày tết, nhưng khó có thể kết án thủ phạm là mỡ heo như em nghĩ. Có thể do bia, rượu... Có thể do một món gỏi hơi bị ê ... hoặc cũng có thể là biểu hiện của hội chứng đại tràng kích thích. Chúng tôi đề nghị bạn ăn nhẹ, dễ tiêu, tránh xa bia rượu trong vòng vài ngày. Cố gắng đi tiêu với sự hỗ trợ của các viên thuốc đặt hoặc dung dịch bơm rửa ruột .

Nếu sau 3 ngày vẫn không đỡ, bạn nên đi khám bác sĩ.

Thân chào,

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

 




#3642 Ợ dịch chua có tia máu, có nên nội soi lại?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 15 Tháng 2 2017 - 09:04 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Kính thưa Bác sĩ, em tên Minh, 25 tuổi, hiện đang sống và làm việc tại Pháp. Tháng 3/2013, em có đi nội soi ở Việt Nam thì kết quả là viêm xung huyết dạ dày HP âm tính (em chỉ đi tầm soát vì em không có triệu chứng gì đặc hiệu). Sau đó em sang Pháp sinh sống đến tháng 8/2015, do cảm thấy nóng rát thượng vị nên em đã đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá và đã được nội soi và sinh thiết với kết quả là không có gì bất thường, không viêm, không loét, kết quả xét nghiệm H.pylorie cũng là âm tính và các kết quả sinh thiết cung không có gì bất thường. Vì vậy bác sĩ tiêu hoá nói với em là có thể dạ dày của em nhạy cảm với acid dịch vị và cũng không cho thuốc uống chỉ dặn tránh đồ chua cay nóng. Tháng 12/2016 em có đi khám sức khoẻ định kỳ thử máu thì các chỉ số đều nằm trong mức bình thường. Đầu tuần này tháng 1/2017, do ko ăn sáng nên đến trưa em ợ chua và em nhổ dịch chua ra thì thấy có tia máu như trong hình đính kèm. (tia máu nhỏ có màu nâu đen). sau đó em theo dõi 3 - 4 ngày hôm sau cứ mỗi buổi trưa trc khi ăn em cố ợ ra dịch chua đó và thấy vẫn có tia máu. (Có thể trc đây em chưa bào giờ cố tình ợ ra dịch chua để kiểm tra nên không biết ). Dịch chua màu trong, có tí bọt trắng nhưng luôn luôn đi kèm tia máu. Em hiện đang rất hoang mang lo sợ mình bị loét, ung thư hay gì đó.

Xin hỏi Bác sĩ trường hợp em có một ít tia máu trong dịch dạ dày như thế (do niêm mạc dạy dày bị ảnh hưởng bởi acid dịch vị) có bình thường không ạ? (em không có bất cứ một triệu chứng nào khác, ăn uống sinh hoạt vẫn bình thường). Bên cạnh đó, em có nên đi nội soi lại không? (lần nội sôi gần nhất cách đây 1,5 năm). Cảm ơn Bác sĩ!

TRẢ LỜI

Chào em,

Em là một thanh niên, điều kiện sức khỏe chắc chắn là tốt hơn các chú bác râu ria rậm rạp, nên không cần phải nghiêm trọng hóa vấn đề như thế. Qua những thông tin mà em cung cấp, chúng tôi xin có một vài góp ý như sau:

  1. "... Tháng 3/2013, em có đi nội soi ở Việt Nam thì kết quả là viêm xung huyết dạ dày HP âm tính (em chỉ đi tầm soát vì em không có triệu chứng gì đặc hiệu). Sau đó em sang Pháp sinh sống đến tháng 8/2015, do cảm thấy nóng rát thượng vị nên em đã đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá và đã được nội soi và sinh thiết với kết quả là không có gì bất thường, không viêm, không loét, kết quả xét nghiệm H.pylorie cũng là âm tính và các kết quả sinh thiết cung không có gì bất thường. Vì vậy bác sĩ tiêu hoá nói với em là có thể dạ dày của em nhạy cảm với acid dịch vị và cũng không cho thuốc uống chỉ dặn tránh đồ chua cay nóng. Tháng 12/2016 em có đi khám sức khoẻ định kỳ thử máu thì các chỉ số đều nằm trong mức bình thường...."
    Toàn bộ đoạn này chỉ nói lên một điều : em chẳng có bệnh gì nghiêm trọng ở dạ dày. Đặc biệt, ở tuổi 25 và không có triệu chứng gì đặc hiệu, chúng tôi thực sự không nghĩ là nên tầm soát bất cứ vấn đề gì về đường tiêu hóa, trừ khi có một lý do nào khác rõ ràng hơn, mà em không muốn nói ra đây. Dù sao đi nữa, 2 lần nội soi này đều ghi nhận không có gì nghiệm trọng. Enm cũng nên biết là " viêm dạ dày xung huyết...." có thể chỉ  là một vấn đề thoáng qua, xảy ra sau khi uống vài ly rượu, hoặc vài viên thuốc giảm đau và nếu không có triệu chứng, không nhất thiết phải điều trị. Đặc biệt, một số cơ sở nội soi có thể đánh giá hơi quá mức những hình ảnh quan sát được và nghi ngờ viêm xung huyết cho nhiều bệnh nhân ... vốn không có bệnh ! Điều đó phần nào giải thích tại sao có kết quả khác nhau giữa hai lần soi.
  2. "Đầu tuần này tháng 1/2017, do ko ăn sáng nên đến trưa em ợ chua và em nhổ dịch chua ra thì thấy có tia máu như trong hình đính kèm. (tia máu nhỏ có màu nâu đen). sau đó em theo dõi 3-4 ngày hôm sau cứ mỗi buổi trưa trc khi ăn em cố ợ ra dịch chua đó và thấy vẫn có tia máu. (Có thể trc đây em chưa bào giờ cố tình ợ ra dịch chua để kiểm tra nên không biết ). Dịch chua màu trong, có tí bọt trắng nhưng luôn luôn đi kèm tia máu. Em hiện đang rất hoang mang lo sợ mình bị loét, ung thư hay gì đó....".
    Việc cố ợ ra dịch chua thật sự là không cần thiết. Thỉnh thoảng ăn trễ hay quên ăn, hoặc uống vài ly rượu, hoặc ăn thức ăn không tốt ... có thể làm người ta khó chịu, khó tiêu, ợ hay nôn một vài ngày. Cách xử trí đúng nhất trong những trường hợp này là khôi phục chế độ ăn bình thường , đúng giờ, đúng chất và hạn chế bia rượu, thuốc giảm đau hay bất kỳ tác nhân nào ảnh hưởng đến dạ dày. Kèm theo, có thể sử dụng các loại thuốc trung hòa acid, bảo vệ niêm mạc có thể mua không cần toa. Các thuốc thường dùng là Pepsan, Mylanta, Phosphalugel, PeptoBismol v.v....Thường thì triệu chứng sẽ giảm đi và mất sau vài ngày. Nếu không, cần khám bác sĩ thêm.
    Vài tia máu nhỏ trong dịch vị khi cố ợ ra dịch chua là phổ biến và chẳng có ý nghĩa gì. Chúng thường có nguồn gốc từ hầu họng do niêm mạc vùng này không được bảo vệ với dịch acid trào lên từ dịch vị. Mặt khác, tác động cơ học của việc " ... cố ợ" càng làm dễ xuất hiện các tổn thương niêm mạc ở vùng này.

Tóm lại, với những gì mà em mô tả, chúng tôi chẳng thấy gì gợi ý đến ung thư hay loét và nội soi hoàn toàn không có chỉ định . Chúng tôi muốn nhấn mạnh một lần nữa là tuy nội soi dạ dày khá an toàn nhưng vẫn có một tỷ lệ tai biến . Ở nước ngoài, nội soi chỉ được chỉ định khi thật sự cần thiết. Trong trường hợp của em, có thể đã có dấu hiệu của sự lạm dụng kỹ thuật không cần thiết. Điều đó làm tăng chi phí y khoa và tăng rủi ro y khoa cho em.

Thân chào,

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

 




#3641 Đau đầu, ớn rét, sốt cao,...?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 10 Tháng 2 2017 - 09:47 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Người bệnh tiền sử bị xoang trán, xuất huyết dạ dày. Triệu chứng hiện tại sốt cao, ớn rét, đau đầu vùng trán. Nên sơ cứu như thế nào ạ. Cảm ơn Bác sĩ!

TRẢ LỜI

Chào em,

Vấn đề trước mắt là sốt cao và đau đầu. Việc sơ cứu bao gồm hạ sốt và giảm cơn đau. Tại nhà, em dùng khăn lạnh lau mát toàn thân, kèm theo dùng hạ sốt giảm đau đường uống hoặc nhét hậu môn.

Sau khi hạ sốt, cần đi khám để xác định lại nguyên nhân và có điều trị thích hợp.

Nếu không hạ sốt được và nhiệt độ quá cao, trên 41oC, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu. Các thuốc hạ nhiệt tĩnh mạch sẽ hiệu quả hơn trong trường hợp đó.

Thân chào!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

 

 




#3640 Phòng Ngừa Bệnh Thủy Đậu

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 06 Tháng 2 2017 - 10:25 AM trong Tổng quát

Nếu không tiêm chủng ngừa, 80% người sẽ mắc thủy đậu trước 20 tuổi. Phụ nữ mang thai mắc bệnh 3 tháng đầu thai kỳ có thể sảy thai sinh con dị tật.

 

Bệnh thủy đậu còn có tên gọi khác như trái rạ. Bệnh do siêu vi trùng varicella - zoster herpes gây ra. Đây là bệnh rất hay lây. Bệnh lây qua đường hô hấp, siêu vi trùng gây bệnh có trong các chất tiết đường hô hấp, trong chất dịch của mụn nước (nốt rạ). Người lành hít phải chất tiết này khi người bệnh ho hay hắt hơi sẽ bị bệnh.

 

Một số trường hợp hiếm hơn bệnh có thể bị lây do tiếp xúc với mụn nước, dụng cụ sinh hoạt có chứa siêu vi trùng gây bệnh. Siêu vi trùng này có thể lây từ mẹ sang bé sơ sinh khi còn trong bào thai hay khi sinh và gây bệnh cho trẻ sơ sinh.

29.jpg

Bệnh thủy đậu thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Bệnh thủy đậu thường gặp ở trẻ em. Người lớn nếu chưa mắc bệnh khi tiếp xúc với người bệnh cũng bị lây và bệnh nặng hơn trẻ em, có thể là nguồn lây cho trẻ em trong nhà. Bệnh thường xảy ra rải rác quanh năm, nhưng xuất hiện nhiều từ tháng giêng đến tháng sáu. Khoảng 70% số trường hợp mắc bệnh trong năm gặp trong những tháng này.

Bệnh thủy đậu xuất hiện 10-14 ngày sau khi tiếp xúc với người bệnh. Khởi phát bệnh thường đột ngột với triệu chứng nổi mụn nước ở vùng đầu mặt, chi và thân. Mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12-24 giờ có thể nổi toàn thân. Mụn nước có kích thước từ 1-3 mm đường kính, chứa dịch trong. Những trường hợp nặng mụn nước sẽ to hơn hay khi nhiễm thêm vi trùng mụn nước sẽ có màu đục do chứa mủ.

Bên cạnh mụn nước trẻ nhỏ thường kèm sốt nhẹ, biếng ăn nhưng ở người lớn hay trẻ lớn thường kèm sốt cao, đau đầu, đau cơ, nôn ói. Bệnh kéo dài 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt rạ sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi mụn nước nhưng không để lại sẹo. Trường hợp bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo.

Biến chứng nhẹ của bệnh là nhiễm trùng da nơi mụn nước, nặng hơn vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu gây nhiễm trùng huyết. Các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm não, viêm tiểu não… có thể nguy hiểm đến tính mạng, hay để lại di chứng sau này.

Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh thủy đậu sẽ rất nguy hiểm vì sẽ dễ bị biến chứng nặng, đặc biệt là viêm phổi. Khi phụ nữ mang thai bị thủy đậu ở 3 tháng đầu của thai kỳ siêu vi trùng sẽ lây qua bào thai sẽ gây sảy thai, hay khi sinh ra trẻ sẽ bị thủy đậu bẩm sinh với nhiều dị tật như đầu nhỏ, co gồng tay chân, bại não, sẹo bẩm sinh… Trong những ngày sắp sinh hay sau sinh, trẻ bị lây bệnh sẽ diễn tiến rất nặng với mụn nước nổi rất nhiều và dễ bị biến chứng viêm phổi.

Bệnh thủy đậu nếu nhẹ có thể điều trị tại nhà mà không cần nhập viện. Trẻ chỉ cần nhập viện khi có biến chứng. Hiện nay bệnh đã có thuốc điều trị đặc hiệu chống siêu vi trùng gây bệnh là thuốc Acyclorvir nhưng cần phải điều trị sớm trong 2-3 ngày đầu và chi phí cao. Bên cạnh điều trị thuốc chống siêu vi trùng là điều trị hạ sốt, vệ sinh thân thể tránh các biến chứng nhiễm trùng, không cần phải kiêng cữ gì. Điều quan trọng là phải theo dõi và phát hiện kịp thời các biến chứng và nên tránh các thuốc có thể gây bệnh nặng hơn như corticoide.

Để phòng bệnh, nếu chỉ cách ly không tiếp xúc với người bệnh sẽ không hiệu quả. Vì khi chưa nổi mụn nước thì người bệnh đã có thể lây cho người lành và khả năng lây này còn kéo dài nhiều ngày sau khi mụn nước đã lành hẳn.

Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh thuỷ đậu hiện nay là chích ngừa. Trẻ có thể bắt đầu chích ngừa từ 18 tháng tuổi hay bất kỳ ở lứa tuổi nào sau đó khi có điều kiện. Có một quan niệm sai lầm thường gặp ở phụ huynh là chỉ nghĩ đến chích ngừa khi xung quanh có nhiều trẻ bệnh (từ tháng giêng đến tháng sáu). Tuy nhiên chích vào thời điểm này thì khả năng phòng ngừa ít hơn vì có thể trẻ đã tiếp xúc với siêu vi trùng gây bệnh rồi. Thời điểm chích ngừa tốt nhất là khi bé bắt đầu đi nhà trẻ hay lúc 12 đến tháng 18 tuổi.

Các quan niệm sai lầm

  • Kiêng tắm, kiêng ăn: Làm như vậy bé sẽ dễ bị nhiễm trùng do da ẩm ướt không sạch. Kiêng ăn sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng thêm, giảm sức đề kháng khó lành bệnh.
  • Kiêng gió, trùm kín để xổ ra hết không lậm vào nội tạng. Điều này sai vì trẻ ra càng ít là sức đề kháng tốt và ít biến chứng hơn.
  • Tắm hay uống nước gốc rạ: Không có giá trị chữa bệnh, có thể gây nhiễm trùng thêm hay ngộ độc hóa chất nông nghiệp có trong gốc rạ.

BS. Trương Hữu Khanh

Sức Khỏe, Báo Vnexpress

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email info@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3639 Hay mệt, thở dốc, khó thở, tim đập nhanh,...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 23 Tháng 1 2017 - 02:30 PM trong Tim mạch

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ, khoảng hơn 1 năm nay, tôi rất hay bị mệt và thở dốc. Nhiều lúc đang làm việc nhà bỗng cảm thấy khó thở, tức ngực và tim đập rất nhanh. Thỉnh thoảng lúc nằm, hay nghe mọi người to tiếng, âm thanh ồn tôi cũng bị trường hợp tương tự vậy. Không biết tôi mắc phải bệnh gì và nên dùng thuốc thì để cải thiện tình hình này ạ?

Cảm ơn Bác sĩ!

TRẢ LỜI

Chào bạn,

Chúng tôi không biết giới tính, độ tuổi và cơ địa bản thân cũng như tiền sử bệnh, nên chẳng thể tư vấn kỹ hơn. Có khả năng là bạn  chỉ bị rối loạn chức năng( các tên khác là rối loạn thần kinh tim, rối loạn thần kinh chức năng, rối loạn thần kinh thực vật v.v..). Trong trường hợp đó, nguyên nhân chủ yếu là tâm lý, bạn chỉ cần dùng  các vitamin, thay đổi chế độ sinh hoạt và có thể dùng thuốc an thần nhẹ. Mặt khác, đây cũng có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân (ví dụ: thiếu máu, cường giáp, cao huyết áp v..v...) hoặc là biểu hiện của một bệnh cơ quan (suy mạch vành, viêm phế quản mãn, rối loạn nhịp tim, v.v...).

Nói cách khác, bệnh gì cũng có thể có biểu hiện như bạn mô tả và khó mà có chẩn đoán hay điều trị với thông tin hạn chế như trên- Bạn cần đi khám tổng quát hoặc khám chuyên khoa tim mạch để được tư vấn chính xác hơn.

Thân chào.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin


 




#3638 Thường xuyên bị đau đầu và chóng mặt...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 23 Tháng 1 2017 - 02:23 PM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ, tôi năm nay 27 tuổi và thường xuyên bị đau đầu và chóng mặt, các BS có chẩn đoán rối loạn tiền đình nhưng tôi uống thuốc không đỡ, vậy nên tôi cần làm gì hay đi khám ở đâu để kiểm tra chính xác hơn ạ. cảm ơn Bác sĩ rất nhiều!

TRẢ LỜI

Chào cháu,

Cháu còn trẻ nên cần chú ý đến một số điều kiện sinh hoạt có thể gây nhức đầu chóng mặt tạm thời, đơn giản như làm việc quá sức, thức đêm thường xuyên, ăn uống không điều độ v.v.... Nếu không phải do sinh hoạt, có thể có nhiều bệnh có thể gây nhức đầu chóng mặt , đặc biệt  hai nhóm nguyên nhân chủ yếu là tai mũi họng và thần kinh. Trong nhóm tai mũi họng, các bệnh lý của xoang là thường gặp nhất. các bệnh lý về thần kinh có thể do vấn đề cung cấp máu não và bệnh lý ốc tai, tiền đình. Cũng cần chú ý là ngay cả khi các bác sĩ đã chẩn đoán đúng bệnh, việc điều trị nhiều khi cũng cần thời gian dài mới có hiệu quả.

Do thông tin hạn chế, chúng tôi cũng không thể có lời khuyên chính xác. Tuy nhiên, cháu nên đi khám tai mũi họng- có lẽ cần chụp x quang hay CT để loại trừ các bệnh của xoang. Đồng thời kiểm tra các vấn đề của tai. Nếu bác sĩ tai mũi họng xác định cháu không có vấn đề gì, cháu cần kiểm tra tiếp với chuyên khoa thần kinh. Ngoài ra, cũng cần làm các xét nghiệm tổng quát để đánh giá tổng trạng và các bệnh toàn thân.

Một nguyên nhân ít người nghĩ đến, nhưng cũng khá thường gặp là cháu có vấn đề về mắt. Có thể chỉ đơn giản là cháu đang đeo kính không đúng, nhẹ hoặc nặng độ , hoặc là bị loạn thị không điều chỉnh. Nếu cháu đang đeo kính hoặc cảm thấy thị lực thay đổi, nên đi khám lại để điều chỉnh kính mắt. Nếu may mắn, điều đó có thể giải quyết được chuyện nhức đầu chóng mặt.

Thân chào!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc tế Yersin

 




#3637 Trẻ nôn ói rất nhiều trong ngày...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 30 Tháng 12 2016 - 09:45 AM trong Nhi Khoa

CÂU HỎI

Bé nhà em bị nôn ói rất nhiều trong ngày phải đi cấp cứu. Bé được cho uống Domperidon thì không nôn ói nữa nhưng vẫn bị buồn nôn và không chịu ăn uống gì. Sau đó vài ngày thì bé bị sốt, ho và sổ mũi. Em đưa bé đi khám và được chẩn đoán bị viêm họng cấp, cổ họng có mủ. Em đã cho bé uống thuốc gói Amoxicillin 500mg - Acid Clavulanic 62,5 mg nhưng bé vẫn sốt cao 38,8 -39,8 độ. Em có nhét thuốc hạ sốt nhưng không hạ nhiệt. Xin cảm ơn Bác sĩ.

TRẢ LỜI

Chào em,

Con của em đang có nhiều triệu chứng cấp tính trong cùng 1 thời điểm, với tình trạng này em nên đưa cháu đến khám Bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị và theo dõi, tái khám theo hẹn để đạt hiệu quả tốt nhất. Ói là một triệu chứng của đường tiêu hóa và có thể đi kèm trong các bệnh lý khác, khi cơ thể đang bệnh sẽ làm cho trẻ biếng ăn và cần thời gian để hồi phục ít nhất 3-5 ngày sau. Sức đề kháng kém sẽ làm cho bé chưa hết bệnh này lại bị thêm bệnh khác, bé bị viêm họng mủ (theo chẩn đoán BS) uống kháng sinh ĐỦ 48 giờ mà vẫn không giảm sốt thì phải xem lại các vấn đề sau:

1. Bệnh do virus không lệ thuộc kháng sinh, sốt đủ ngày sẽ tự hết (phải tái khám để BS đánh giá lại bệnh)

2. Uống thuốc chưa đủ liều (theo cân nặng - trong câu hỏi Bác không thấy phụ huynh nêu cân nặng và liều lượng thuốc bé dùng)

3. Vi khuẩn đề kháng thuốc đang dùng

4. Một số trường hợp sốt không hạ khi dùng đơn thuần thuốc có hoạt chất Paracetamol, cần hỗ trợ lau mát tích cực hay thay thế thuốc hạ sốt khác nhưng cần có chỉ định của Bác sĩ.

Chưa kể đến là có thể có bệnh lý khác kèm theo.

Vậy nên, trong những trường hợp như thế này em nên cho bé gặp lại Bác sĩ để được điều trị tốt nhất. Chúc cháu nhanh hết bệnh. Chào em!

Trưởng Khoa Nhi, Bác sĩ Nguyễn Thị Hải Thanh

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin


 

 




#3636 Có nên Test hơi thở C14?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 29 Tháng 12 2016 - 08:56 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI


Chào Bác sĩ. Con trai tôi chưa đủ 3 tuổi, xuống bệnh viện bác sỹ đề nghị test thở C14 để thử HP dạ dày, liệu con tôi sẽ bị ảnh hưởng sức khỏe như thế nào không? Nhờ Bác sĩ giải đáp. Tôi thấy lo lắng quá. Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều.


TRẢ LỜI


Xin chào bạn,


Test hơi thở C14 có sử dụng chất phóng xạ với hàm lượng rất nhỏ. Người ta ước tính rằng mức phóng xạ thu nhập khi dùng test C14 tương ứng với mức phơi nhiễm trong tự nhiên ít hơn một ngày hoặc chỉ bằng một phần tư so với việc chụp một hình X quang phổi thông thường. Nhiều nghiên cứu đã xác nhận dùng test hơi thở C14 là an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, những người cẩn thận luôn cho rằng nếu có thể dùng những phương pháp chẩn đoán hoàn toàn không gây hại thì vẫn tốt hơn. Do đó,  khuynh hướng chung là đề nghị việc thay thế hoàn toàn test hơi thở C14 băng nhóm C13 không có hoạt tính phóng xạ, nếu có thể được.


Về mặt lý luận, nếu bạn hỏi là test C14 có hại cho trẻ hay không thì câu trả lời là có nhưng mức độ rất thấp và chấp nhận được. Cũng giống như khi trẻ bị bệnh, bạn bắt buộc phải cho cháu đi thử máu, chụp X quang phổi hay đôi khi là CT.


Về mặt thực hành, các phòng khám trên thế giới vẫn cho phép sử dụng test hơi thở C14 cho trẻ em.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, nếu bạn quá lo lắng về vấn đề này, bạn có thể đưa cháu đến test hơi thở C13 tại Phòng Khám Yersin. Phương pháp test hơi thở C13 có độ nhạy cao, chuyên biệt và chính xác (tương đồng với C14) nhưng đặc biệt không có chất phóng xạ nên an toàn cho tất cả mọi người kể cả trẻ em dưới 8 tuổi và phụ nữ đang mang thai.

Chúc cháu chóng khỏe!

Thân chào,
Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin



#3635 Vàng da ở trẻ sơ sinh...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 28 Tháng 12 2016 - 02:15 PM trong Nhi Khoa

CÂU HỎI

Kính thưa Bác Sỹ. Con em sinh đến nay được 33 ngày tuổi bé trai. Em có cho cháu đi khám vàng da ở bệnh viện. Lúc đó cháu được 28 ngày, có làm xét nghiệm máu , lấy máu ở chân. Kết quả siêu âm bác sỹ nói Vàng da sơ sinh do ức chế sữa mẹ. còn xét nghiệm máu có chỉ số Bilirubin như sau: Bilirubin total : 163 (<14mg/l) Bilirubin direct : 9.2 ( <3mg/l) SGOT/AST :65 (<45 U/L) SGPT/ALT: 27 (<40 U/L) Akaline Phosphatase : 348 (<300 U/L) TSH: 3.73 (0.35-4 .94)uUI/ML) Free T3: 2.30 (1.71-3.71 pg/ml) Free T4 : 1.17 (0.7-1.48 mg/dl) Đến nay cháu vẫn còn vàng, mặc dù cháu ăn ngủ tốt và không quấy, nhưng gia đình vẫn khá lo lắng. Kính mong Bác Sỹ tư vấn cho em Xin chân thành cảm ơn.

TRẢ LỜI

Chào bạn,

Trước hết, chúng tôi tin là bạn sẽ không có những quyết định hay lo lắng dựa vào các thông tin hay tư vấn trên mạng. Với mọi bệnh nhân, đặc biệt là các cháu bé, việc thăm khám cụ thể kèm hỏi bệnh chi tiết là tuyết đối cần thiết để đảm bảo có một chẩn đoán và điều trị chính xác. Riêng về câu hỏi của bạn, chúng tôi có vài ý kiến như sau :

- Trước hết, xin lưu ý với bạn là bác sĩ siêu âm không có cách nào để nói vàng da liên quan đến sữa mẹ. Đây là một chẩn đoán lâm sàng, thường là loại trừ khi không tìm được nguyên nhân nào khác qua các chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm. Siêu âm thường được dùng để chắc chắn là cháu bé không bị các tổn thương bẩm sinh đường mật, nguy hiểm nhất là hẹp đường mật bẩm sinh.

- Vấn đề vàng da ở trẻ sơ sinh là rất phổ biến. Mức độ nặng nhẹ và thời gian dài ngắn thay đổi rất nhiều theo trẻ . Thời kỳ vàng da sinh lý thường nhẹ và kéo dài khoảng 1-2 tuần. Các trường hợp vàng da liên quan đến sữa mẹ có thể kéo dài đến 3 tháng. Tuy nhiên, do sự phát triển của cháu bé không bị ảnh hưởng nên các bác sĩ chỉ theo dõi bằng lâm sàng và thử máu.

- Riêng trong trường hợp của cháu bé, tuy bạn cho biết là cháu ăn ngủ tốt và không quấy, chúng tôi vẫn cho là bạn nên cẩn thận và cần khám bác sĩ cũng như thử máu thường xuyên. Lý do là mức độ tăng bilirubin của cháu quá cao, hơn 10 lần bình thường. Bất cứ thay đổi nào được ghi nhận đều cần được báo cáo và đánh giá ngay bằng bác sĩ nhi khoa. Bạn nên có một bác sĩ cố định để theo dõi cháu thay vì đi khám ở các phòng khám thường xuyên thay đổi bác sĩ. Thảo luận với bác sĩ đế có lịch theo dõi và thử máu phù hợp. Theo lời bạn nói "... cháu vẫn còn vàng...", chúng tôi hy vọng là con số bilirubin đã giảm đáng kể

Chúc cháu mau khỏe

Thân mến!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

 




#3634 Viêm Ruột Thừa

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 24 Tháng 12 2016 - 08:58 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm. Ruột thừa là một phần của ống tiêu hóa nằm ở cuối đại tràng có chiều dài từ 8-9 cm. Tuy không rõ ruột thừa còn có chức năng gì không nhưng một điều chắc chắn là chúng ta vẫn sống khỏe nếu không có nó.

 

Viêm ruột thừa là một tình trạng cấp cứu, đòi hỏi phải được phẫu thuật cắt bỏ ngay. Nếu không xử trí kịp thời, ruột thừa viêm sẽ vỡ làm lan dịch nhiễm trùng vào khoang bụng gây viêm phúc mạc. Viêm phúc mạc là tình trạng nhiễm trùng nặng có thể gây tử vong nếu không được điều trị nhanh bằng kháng sinh mạnh.

Yersin%20-%20Viem%20ruot%20thua%201.jpg

Đôi lúc, ruột thừa làm mủ và được các quai ruột và mạc treo chung quanh khu trú lại thành một ổ mủ (abscess). Tuy việc này giúp ngặn chận nhiễm trùng lan rộng ra nhưng mổ abscess ruột thừa là tình trạng bán cấp, cũng cần giải quyết bằng phẫu thuật. Vì lý do này, nên tất cả các trường hợp viêm ruột thừa đều có chỉ định mổ cấp cứu ngay.

Ở Mỹ, tỷ lệ bị viêm ruột thừa là 1/15. Tuy bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng hiếm khi gặp trước 2 tuổi và thường gặp nhất là từ 10-30 tuổi.

Nguyên nhân gây viêm ruột thừa

Ruột thừa bị viêm khi nó bị tắc nghẽn do phân, dị vật hoặc ung thư. Ruột thừa cũng có thể bị viêm thứ phát sau một nhiễm trùng nào khác của cơ thể.

Triệu chứng điển hình của viêm ruột thừa

Yersin%20-%20Viem%20ruot%20thua%202.jpg

  • Đau quanh rốn hoặc trên rốn, đau lan xuống hố chậu phải. Đây là dấu hiệu đặc trưng của viêm ruột thừa.
  • Ăn không ngon.
  • Đau bụng kèm buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Chướng bụng.
  • Sốt 37.5 - 38.5 độ C
  • Bí trung tiện.

Trong giai đoạn đầu có thể xuất hiện một số triệu chứng

  • Đau nhiều khắp bụng, lưng hoặc hậu môn.
  • Đau đường tiểu.
  • Nôn ói.
  • Bụng cứng nhiều.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy kèm trung tiện.
Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào ở trên, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm. Không ăn uống hay dùng bất kỳ thuốc giảm đau, dạ dày, chườm ấm vì có thể làm ruột thừa đang viêm bị vỡ.
Chẩn đoán viêm ruột thừa
Chẩn đoán viêm ruột thừa cũng khá khó, vì các triệu chứng thường mơ hồ, không đặc thù và dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của sỏi túi mật, nhiễm trùng tiết niệu, bệnh lý đường tiêu hóa hoặc bệnh lý buồng trứng.
Một số xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán

Yersin%20-%20Viem%20ruot%20thua%203_1.jp

(Ảnh minh họa: Nguồn Internet)

  • Khám bụng để phát hiện tình trạng viêm.
  • Xét nghiệm nước tiểu để loại trừ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu.
  • Khám hậu môn.
  • Xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể.
  • CT-Scan hoặc siêu âm hỗ trợ.

Điều trị viêm ruột thừa

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là phương pháp điều trị tối ưu nhất. Thông thường, nếu nghi ngờ viêm ruột thừa, để đảm bảo an toàn bác sĩ thường chỉ định cắt sớm để tránh tình trạng vỡ ruột thừa. Nếu ruột thừa bị abscess, bác sĩ sẽ đặt dẫn lưu dịch sau phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu cho rằng nếu đánh kháng sinh trong tình trạng ruột thừa viêm cấp cũng có thể có hiệu quả mà không cần phải phẫu thuật.

Phẫu thuật cắt ruột thừa

Trước phẫu thuật, bác sĩ sẽ cho thuốc kháng sinh để tránh viêm nhiễm. Mổ cắt ruột thừa thường được thực hiện bằng phương pháp phẫu thuật nội soi và có sự can thiệp của gây mê. Nếu có viêm nhiễm, sau khi cắt bỏ ruột thừa bác sĩ sẽ đặt dẫn lưu dịch.

Trong 12 giờ đầu sau phẫu thuật, bạn có thể ngồi dậy, tập đi lại. Do phẫu thuật nội soi nên vết thương tương đối nhỏ, thời gian hồi phục sẽ nhanh, thông thường khoảng 2-3 tuần sau, bạn có thể sinh hoạt bình thường.

Một số trường hợp cần đến gặp bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện

  • Nôn ói liên tục.
  • Đau bụng nhiều hơn.
  • Chóng mặt, mệt nhiều.
  • Nôn ra máu hoặc tiểu ra máu.
  • Vết mổ đau, đỏ nhiều.
  • Sốt.
  • Vết thương nung mủ.

Có biện pháp nào giúp ngăn ngừa viêm ruột thừa không?

Thật đáng tiếc là không có cách nào để ngăn ngừa viêm ruột thừa. Tuy nhiên, viêm ruột thừa thường ít xảy ra ở những người ăn thực phẩm nhiều chất xơ như rau, trái cây tươi.

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@yersinclinic.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 




#3633 Nên điều trị gì tiếp theo sau khi cắt Polyp đại tràng?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 22 Tháng 12 2016 - 08:55 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ, Xin Bác sỹ cho biết kết quả xét nghiệm sau khi cắt nội soi POLYP đại tràng ngang d=6mm, cuống ngắn như sau: Bướu tuyến ống (TUBULAR ADENOMA), nghịch sản nhẹ thì như thế nào và hướng điều trị tiếp theo? Xin cảm ơn Bác sỹ!

TRẢ LỜI

Chào em,

Nếu khối polyp này không được cắt, nó được xếp vào nhóm có nguy cơ ung thư thấp.

Khi đã cắt, em được xem như khỏi bệnh. Tuy nhiên, cần theo dõi bằng nội soi định kỳ vì có khả năng xuất hiện những polyp mới. Chúng tôi đề nghị em nên kiểm tra mỗi 3 năm.

Thân chào.

Tiến sĩ, Bác sí Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3632 Bệnh Rubella Và Dị Tật Bẩm Sinh Ở Trẻ Sơ Sinh

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 21 Tháng 12 2016 - 11:13 AM trong Tổng quát

Rubella là gì?

Rubella là bệnh sốt phát ban cấp tính do cơ thể nhiễm siêu vi Rubella qua đường hô hấp. Khi người bệnh Rubella ho hay hắt hơi, siêu vi từ đường hô hấp của người bệnh có thể lây truyền sang người khoẻ mạnh khác. Bệnh thường gặp vào những tháng mùa hè và ở những nơi tiếp xúc đông người như trường học, bệnh viện, nhà trọ, khu công nghiệp…

 

Triệu chứng bệnh nhẹ nhàng, ít ai chú ý

Biểu hiện bệnh bao gồm: sốt nhẹ vài ngày, phát ban ngoài da trong vòng 2 – 3 ngày, nổi hạch cổ và sau tai, đau khớp. Bệnh có thể xảy ra cho cả trẻ em và người lớn nếu chưa có miễn dịch bảo vệ. Đây là bệnh rất nhẹ nhàng, tự giới hạn và hiếm khi có biến chứng. Do đó, người bệnh thường không biết mình đã mắc bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh sẽ có miễn dịch bảo vệ lâu dài, hiếm có trường hợp nào mắc bệnh lần thứ hai.

 

Nguy cơ dị tật bẩm sinh cho trẻ nếu mẹ nhiễm bệnh khi mang thai

Nếu bệnh xảy ra trên một phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, thai nhi có thể gặp những tác hại nghiêm trọng. Siêu vi Rubella trong máu của người mẹ có thể truyền sang thai nhi qua đường nhau thai, gây nên tình trạng nhiễm Rubella kéo dài ở thai nhi, và từ đó có thể gây sẩy thai, sinh non hay dị tật bẩm sinh. Nguy cơ dị tật bẩm sinh càng nhiều nếu mẹ nhiễm Rubella lúc tuổi thai càng nhỏ: tỷ lệ dị tật thai nhi có thể lên đến 65 – 85% khi mẹ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ. Những dị tật ở trẻ sơ sinh thường gặp nhất là điếc, bệnh tim bẩm sinh, đục thuỷ tinh thể, viêm não, chậm phát triển tâm thần, động kinh, bất thường về xương…

Virus%20Rubella.PNG

Vi rút Rubella (Nguồn http://www.rkm.com.a...a/Rubella.html)

 

Biện pháp phòng bệnh

Vấn đề phòng bệnh rất quan trọng. Biện pháp chính là chích ngừa vắc-xin. Vắc-xin Rubella thường được kết hợp với các loại vắc-xin ngừa những loại bệnh khác, phổ biến nhất là vắc-xin MMR (Measles – Mumps – Rubella), để phòng ngừa 3 loại bệnh là sởi, quai bị và Rubella. Vắc-xin phòng bệnh Rubella có độ an toàn cao, ít tác dụng phụ và đạt hiệu quả trong khoảng 95% người được tiêm ngừa. Để phòng ngừa bệnh Rubella, bạn chỉ cần tiêm 1 mũi vắc-xin MMR, 1 mũi vắc-xin này sẽ giúp bạn được bảo vệ lâu dài sau đó. Vì nguy cơ dị tật bẩm sinh cho thai nhi khi mẹ nhiễm bệnh trong thời kỳ mang thai, do đó cần tiêm ngừa vắc-xin sớm cho tất cả phụ nữ trước khi họ có kế hoạch lập gia đình và mang thai. Cần lưu ý là không được tiêm vắc-xin cho phụ nữ đang mang thai và những người dự định có thai trong vòng 1 tháng sau đó.

 

Ở các nước phát triển, từ những năm 1970 cho đến nay, tất cả trẻ em đều được tiêm vắc-xin MMR sớm, khi trẻ đạt độ tuổi 12 – 15 tháng. Hiệu quả mang lại là bệnh Rubella và dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh do Rubella đã giảm đến mức rất thấp ở các quốc gia này. Ở Việt Nam, trong năm 2015, chương trình tiêm chủng mở rộng bắt đầu triển khai tiêm miễn phí vắc-xin phối hợp 2 bệnh sởi và Rubella cho trẻ: tiêm mũi sởi đơn khi trẻ được 9 tháng tuổi, sau đó tiêm mũi phối hợp sởi và Rubella khi trẻ 18 tháng tuổi. Ngoài ra, trong năm 2014 – 2015, ngành y tế cũng triển khai chiến dịch tiêm ngừa miễn phí 1 mũi vắc-xin sởi và Rubella cho tất cả các trẻ từ 1 – 14 tuổi ở trường học hoặc trạm y tế xã/phường. Chắc chắn những chương trình này sẽ mang lại hiệu quả tốt trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bé gái trong lứa tuổi dậy thì và phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ chưa được tiêm ngừa vắc-xin trước đây. Do đó, những trường hợp này nên đến khám và tư vấn với bác sĩ về vấn đề chích ngừa Rubella. Bác sĩ có thể chỉ định tiêm vắc-xin cho bạn ngay hoặc bác sĩ có thể kiểm tra kháng thể Rubella IgG để xem bạn có miễn dịch bảo vệ với bệnh chưa (miễn dịch bảo vệ tự nhiên có được sau khi nhiễm bệnh trong quá khứ). Nếu kết quả Rubella IgG > 10 IU/L, bạn đã có miễn dịch bảo vệ nên không cần chích ngừa nữa. Khi kết quả ≤ 10 IU/L, bạn cần chích ngừa 1 mũi vắc-xin MMR.

 

Bác sĩ Yersin

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email info@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3631 Nhiễm HP Và Nấm Dạ Dày

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 20 Tháng 12 2016 - 02:07 PM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Kính chào bác sĩ Tôi có đi nội soi dạ dày và được chẩn đoán viêm dạ dày nhiễm HP và bị cả nấm dạ dày. Bác sĩ đã kê đơn điều trị HP. Sau khi uống 2 tuần và xét nghiệm lại (bằng phương pháp thở) thì HP ấm tính. Tuy nhiên, sau khi ăn xong tôi vẫn bị tức bụng nên bác sĩ kê đơn thuốc uống trong 1 tháng (đơn thuốc gồm Esomeprazol và Muscota). Sau 1 tháng tôi vẫn không cải thiện được tình trạng đau tức thượng vị sau ăn (đặc biệt sau ăn trưa). Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, tôi đã điều trị HP âm tính thì việc tôi vẫn đau tức thượng vị sau ăn có phải do tôi chưa chữa bệnh nấm dạ dày không? Theo tôi tìm hiểu, bệnh nấm dạ dày chỉ phát bệnh ở 1 số cơ địa đặc biệt (suy giảm miễn dịch, ung thư, HIV…) hoặc bị stress nặng kéo dài. Nhưng tôi hoàn toàn không ở các thể trên. Vậy kính nhờ bác sĩ cho tôi lời khuyên có phải chữa bệnh nấm dạ dày sau khi chữa khỏi HP không? Nếu có xin bác sĩ cho phác đồ và đơn thuốc điều trị Cảm ơn bác sĩ nhiều.

TRẢ LỜI

Chào em,

HP có thể là nguyên nhân gây tổn thương dạ dày nhưng việc loại trừ HP chưa hẳn lúc nào cũng giải quyết được vấn đề. Việc nhiễm HP gây những tổn thương mãn tính ở đường tiêu hóa, thường gặp nhất là loạn sản ruột và teo niêm mạc dạ dày. Trong khi có một số bằng chứng cho thấy sự trở lại bình thường của các đảo loạn sản niêm mạc, tổn thương teo niêm mạc dạ dày cho thấy ít khả năng hồi phục trở lại bình thường. Do đó, việc điều trị HP tuy giúp ngăn cản bệnh tiến triển thêm, nhưng có thể vẫn không làm hết hoàn toàn các triệu chứng mà bệnh nhân đang mắc phải.

Trong trường hợp HP là nguyên nhân gây bệnh duy nhất và đã được loại trừ,  việc điều trị sẽ nhằm vào việc bảo vệ niêm mạc bằng các thuốc băng niêm mạc kèm theo chế độ dinh dưỡng tốt và loại trừ các tác nhân gây hại cho dạ dày. Hy vọng qua thời gian, tình trạng niêm mạc dạ dày sẽ phục hồi phần nào

Trường hợp của em còn phức tạp hơn vì có kèm theo việc nhiễm nấm. Cần chú ý là bệnh lý nhiễm nấm thường thấy ở thực quản hơn là ở dạ dày. Em cũng đúng khi nói về những cơ địa bị nhiễm nấm. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy cơ cũng góp phần làm bệnh nhân bị nhiễm nấm. Những yếu tố này bao gồm hút thuốc lá, ăn nhiều đường , mang răng giả, dùng nhiều kháng sinh, có bệnh mãn tính khác, ít tiết nước bọt v.v.. Bác sĩ cần hỏi bệnh kỹ để tìm ra những yếu tố nguy cơ này để điều chỉnh khi điều trị. Chúng tôi không rõ về kết quả nội soi nhưng nếu có nấm thực quản hay dạ dày thì đều phải nên điều trị.

Cuối cùng, em nên biết là dù ở Việt Nam hay Âu Mỹ, việc cho thuốc qua mạng- đặc biệt khi có liên quan đến nhiễm khuẩn và kháng sinh- không được khuyến cáo. Những thông tin của người bệnh không đủ cơ sở pháp lý để những người hành nghề y tế ra những quyết định có liên quan đến pháp lý. Do đó, các thông tin trên mạng thường chỉ dùng để tư vấn hoặc tham khảo mà thôi.

Em cần đi khám lại bác sĩ tiêu hóa và mang theo tất cả hồ sơ cũ để tham khảo.

Thân chào!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3630 Polyp đại tràng kích thước lớn, gần góc gan...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 14 Tháng 12 2016 - 08:59 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ, em nay 28 tuổi bị Polyp đại tràng lên gần góc gan (kích thước lớn hơn 40mm) và kết luận sinh thiết: Polyp tuyến ống nhánh của ruột, nghịch sản nhẹ, Bác sĩ cho cắt nội soi nhưng vì polyp quá to nên chỉ cắt 1 phần làm xét nghiệm giải phẫu bệnh, nhưng vì em mới bị lao phổi nên Bác sĩ khuyên phải điều trị lao hết mới phẫu thuật được. Vậy Bác sĩ cho em hỏi về tình trạng của em, kết quả sinh thiết là sao và vì sao phải điều trị lao phổi trước ạ, em lo lắm, mong BS tư vấn giúp em, em cảm ơn BS.

TRẢ LỜI

Chào em,

Trường hợp bệnh của em khá phức tạp vì tổn thương tại chỗ quá lớn và nhiều khả năng có biến chứng, trên một cơ địa có bệnh suy yếu tổng trạng toàn thân. Do đó, cần cân nhắc nhiều mặt để có được phương pháp điều trị tối ưu.

1. Trước hết, bàn về tổn thương. Theo kết quả sinh thiết, đây là dạng u lành tuy vẫn có khả năng tiến triển đến ung thư. Do mức độ nghịch sản nhẹ, nguy cơ ung thư thấp nên việc trì hoãn phẫu thuật vài tháng là một đề nghị có thể chấp nhận được.

2. Tuy nhiên, cần thấy là khối polyp này có khả năng gây biến chứng rất cao.

  • Xuất huyết do loét ở bề mặt polyp.
  • Tắc ruột do  khối u quá to.
  • Ung thư là một vấn đề không thể loại trừ do khối u quá to và việc sinh thiết không đúng chỗ là rất có khả năng.
  • Do đó, chỉ định phẫu thuật nên càng sớm càng tốt để hạn chế các rủi ro này.

3. Việc chọn lựa thời điểm phẫu thuật phụ thuộc khá nhiều vào tổng trạng bệnh nhân. Mặt khác, việc sử dụng thuốc mê , kháng sinh và các loại thuốc giảm đau sau mổ có thể tăng rủi ro gây tác dụng phụ do thuốc, khi bệnh nhân vẫn đang uống thuốc kháng lao.

4. Do đó, cần cân nhắc lợi/ hại trong việc chọn lựa thời điểm mổ. Nếu cho là bệnh nhân có thể chờ được hết liệu trình điều trị lao mà không có biến chứng đáng kể, việc chờ là hợp lý. Điều này chúng tôi không có đủ thông tin để cho em lời khuyên chinh xác.

5. Tuy nhiên, nếu khối u có thể cắt qua nội soi thì bệnh nhân không nên chờ đợi vì thủ thuật cắt polyp không gây tác động xấu trong điều trị lao. Ngay cả khi khối polyp rất lớn, các bs nội soi có kinh nghiệm vẫn có thể lấy hết tổn thương bằng cách cắt từng phần. Tất nhiên, phải chấp nhận rủi ro có biến chứng thủng cao hơn bình thường. Do đó, chúng tôi đề nghị em nên soi lại ở một trung tâm chuyên nội soi điều trị như Chợ Rẫy hay Bình Dân. Nếu các bác sĩ không thể cắt hết, sinh thiết lần 2 cũng sẽ giúp an tâm hơn trong thời gian chờ điều trị lao.

Thân chào!




#3629 Viêm gan B mạn có phải dùng thuốc?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 09 Tháng 12 2016 - 09:42 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Xin chào bác sĩ! em năm nay 30 tuổi, em bị viêm gan B mạn thể hoạt động (HBeAg +) (định lượng vi rút 10^8), men gan alt năm 2015 là 30, năm 2016 là 40. Vừa rồi em khám t12/2016 là 60. Xin Bác sĩ tư vấn trường hợp của em có phải dùng thuốc không? Bác sĩ có chỉ định em dùng thuốc terfovir gì đó. Nhưng em vẫn chưa an tâm lắm. Nhờ Bác sĩ tư vấn giúp. Em xin cảm ơn bác sĩ.

TRẢ LỜI

Chào em,

Tình trạng viêm gan của em đã bắt đầu gây ảnh hưởng xấu trên gan.

Nếu không điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng diễn tiến thành xơ gan, đồng thời cũng tăng rủi to bị ung thư.

Chúng tôi cho là chỉ định điều trị là phù hợp. Tuy nhiên, thuốc cần được theo dõi sát để phòng biến chứng và các tác dụng phụ.

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3628 Nhói vùng ngực phải...

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 09 Tháng 12 2016 - 09:42 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Chào Bác sĩ. Dạo gần đây, em vừa học vừa làm rồi tối về làm công việc nhà cho gia đình đến khuya nên có phần kiệt sức. Hiện tại em hay bị nhói nhói từng cơn nhỏ ở vùng ngực phải. Bác sĩ cho em hỏi tình trạng như vậy là bệnh gì ạ? Và cách khắc phục ạ. Cám ơn bác sĩ.

TRẢ LỜI

Chào em,

Rất tiếc là triệu chứng của em quá nghèo nàn, khó có thể gợi ý chính xác một bệnh nào. Một số nguyên nhân thường gặp bao gồm tim (các rối loạn nhịp) , phổi (viêm phổi hay tràn dịch màng phổi. Các khớp sụn sườn bị viêm cũng hay gây đau nhẹ.

Trước mắt, em cố sắp xếp nghĩ ngơi một vài ngày và dùng các thuốc giảm đau thông thường.

Sau 3 ngày mà vẫn còn đau, cần khám bác sĩ để có chẩn đoán.

Chúc em khỏe!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin





#3627 Có quá mức nhiễm xạ?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 09 Tháng 12 2016 - 09:41 AM trong Tổng quát

CÂU HỎI

Kính chào bác sỹ! Ngày 30/11/2016 em được chỉ định chụp vú bằng phương pháp mammography, chụp 4 phim. Ngày 01/12/2016 em lại được chỉ định chụp tiếp 2 phim vùng xương thắt lưng (1 phim thẳng, 1 phim nghiêng). Trong vòng 2 ngày liên tiếp em chụp tất cả 6 phim xquang. Vậy em có bị nhiễm xạ quá mức cho phép và có nguy hiểm cho sức khoẻ sau này không ạ? Hiện em đang rất hoang mang và lo lắng. Em mong nhận được câu trả lời sớm của bác sỹ ạ. Em cảm ơn rất nhiều!

TRẢ LỜI

Chào em,

Với số phim như em kể, em không có rủi ro hay nguy hiểm về vấn đề nhiễm xạ. Các chỉ định X quang chẩn đoán này vẫn là an toàn rm nhé.

Thân mến,

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin




#3626 "Kháng Kháng Sinh" là gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 08 Tháng 12 2016 - 03:44 PM trong Tổng quát

Kháng kháng sinh ảnh hưởng trực tiếp đến bạn. Hãy nhớ lại xem, bạn từng phải dùng đến hai loại kháng sinh trong đơn thuốc hay điều trị bệnh đến hai đợt chưa? Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết, ví dụ trong bệnh cảm cúm, sẽ khiến các vi khuẩn trong đường ruột của bạn mang gen kháng thuốc. Khi chúng có điều kiện thuận lợi để phát bệnh, bạn sẽ biết thế nào là hậu quả.

 

Trường hợp của Nguyễn Hải H. 21 tuổi, một bà mẹ đang nuôi con nhỏ 5 tháng tuổi trú tại Trương Định, Hà Nội ra đi để lại niềm thương nhớ cho cả gia đình. H. bị sụt sịt, ho và có dấu hiệu sốt. Đến ngày thứ 3 sốt truyền dịch không khỏi, H đi vào Bệnh viện Thanh Nhàn khám.

 

Trong lúc chờ vào khám, đột nhiên H. ngất và các bác sĩ đưa vào cấp cứu sau đó chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai. Sau 1 tuần điều trị tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai H. đã trút hơi thở cuối cùng.

 

Bác sĩ chẩn đoán H. bị nhiễm trùng máu, suy đa phủ tạng vì loại siêu vi khuẩn. Suốt một tuần điều trị ở Bệnh viện Bạch Mai chi phí điều trị cho H. lên tới 300 triệu đồng bởi vì các chi phí lọc máu hiện đại tốn kém nhưng cuối cùng H. vẫn không qua khỏi vì vi khuẩn cô mắc phải đã kháng thuốc.

 

"Kháng kháng sinh" một lần nữa lại trở thành hồi chuông báo động cho cộng đồng nói chung và cá nhân bạn nói riêng. Và đây là những điều bạn cần biết ngay hôm nay:

 

1. Thuốc kháng sinh

 

Thuật ngữ kháng sinh (antibiotic) nguyên thủy được dùng để nói về một hợp chất tự nhiên được sản xuất bởi một loại nấm hoặc vi sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh ở người và động vật. Một số thuốc kháng sinh có thể là các hợp chất tổng hợp (không sản xuất bởi các vi sinh vật) cũng có thể giết hoặc ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

 

Về mặt kỹ thuật, thuật ngữ “tác nhân kháng sinh” là nói đến cả hợp chất thiên nhiên lẫn tổng hợp, tuy nhiên, nhiều người quen sử dụng từ kháng sinh để chỉ đến hỗn hợp hai chất nói trên.

 

Mặc dù thuốc kháng sinh có tác dụng tích cực song chính việc dùng loại thuốc thiếu khoa học, dài kỳ nên đã dẫn đến trình trạng kháng thuốc.

 

2. Kháng kháng sinh là gì?

 

Kháng thuốc kháng sinh là nói đến khả năng của vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh dạng vi khuẩn khác kháng lại hiệu quả của thuốc kháng sinh. Kháng thuốc kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn thay đổi theo một cách mới để làm giảm hoặc loại bỏ hiệu quả của thuốc, hóa chất hoặc các tác nhân khác được dùng cho việc chữa bệnh hoặc ngăn ngừa viêm nhiễm. Một khi kháng thuốc, virút, vi khuẩn không chết mà vẫn tồn tại và tiếp tục nhân lên, gây ra nhiều tác hại khác.

 

Nếu kháng sinh mất tác dụng, đồng nghĩa với việc chúng ta trở lại thời kỳ những năm 1930. Khi đó, ngay cả một nhiễm trùng hết sức bình thường cũng có thể gây tử vong.

 

photo-7-1474517850881-1481163079885.jpg

 

3. Tại sao lại phải quan tâm đến hiện tượng kháng thuốc kháng sinh?

 

Kháng thuốc kháng sinh là một vấn đề nan giải, hiện là mối quan tâm của cộng đồng bởi nó gây ra những dòng khuẩn khỏe hơn, nguy hiểm hơn làm cho dịch bệnh lây lan nhanh hơn, khó chữa trị hơn và gây tốn kém, đặc biệt là cho người già, trẻ em và những người có sức khỏe hệ miễn dịch yếu làm tăng rủi ro khuyết tật, tử vong.

 

Ngoài ra, hiện tượng này chẳng khác gì phòng phẫu thuật sẽ được xây ở “rìa địa ngục”. Phẫu thuật bản chất là một thủ tục y tế giúp cứu sống bệnh nhân. Nhưng những hoạt động phẫu thuật phức tạp kéo theo nguy cơ nhiễm trùng cao, ví dụ phẫu thuật tim hoặc thay thế khớp.

 

Do vậy, nếu không có kháng sinh, mọi ca phẫu thuật phức tạp gần như đang được thực hiện trên “rìa địa ngục”. Một bệnh nhân phẫu thuật khớp để có được sự thoải mái hơn trong vận động, lại phải đặt lên phía bên kia bàn cân là cả mạng sống của mình.

 

Chưa kể, chúng ta có thể sẽ không phát triển được loại thuốc mới, các bệnh nhân ung thư cận kề cái chế hơn khi hóa trị cần kháng sinh và các bác sĩ bó tay trước công cụ kì diệu của y học: cấy ghép...

 

4. Vì sao vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh?

 

Sử dụng kháng sinh chính là nguyên nhân làm cho vi khuẩn kháng thuốc. Mỗi khi dùng thuốc, vi khuẩn nhạy sẽ bị tiêu diệt, còn những vi trùng không bị tiêu diệt lại kháng thuốc, phát triển và nhân rộng.

 

Nếu cứ sử dụng thuốc theo kiểu lặp đi lặp lại và không đúng chủng loại, lạm dụng hay thiếu khoa học sẽ gây ra tình trạng kháng thuốc. Thuốc kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, không hiệu quả dùng cho trường hợp nhiễm virút như cảm lạnh, viêm họng, hay cảm cúm.

 

Sử dụng thuốc kháng sinh thông minh chính là chìa khóa để kiểm soát, hạn chế tình trạng kháng thuốc.

 

5. Tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam thế nào?

 

Trước đó, báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 2/12 có bài viết phản ánh tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam đứng đầu thế giới.

 

Theo phản ánh, mặc dù thuốc kháng sinh là thuốc bán theo đơn của bác sĩ, nhưng tại Việt Nam thuốc kháng sinh được bán ở bất cứ đâu, bất cứ thời gian nào mà không cần chỉ định đã gây nên tình trạng kháng thuốc kháng sinh, dẫn đến việc người sử dụng khi có bệnh bị kháng thuốc, phải chịu chi phí cao để được điều trị bằng những dòng thuốc mới.

 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân gây tử vong cho 10 triệu người trên toàn cầu. Đáng báo động hơn, trong số các quốc gia có tình trạng kháng thuốc kháng sinh nghiêm trọng thì Việt Nam là một trong số những nước đứng đầu.


Về việc này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Y tế kiểm tra nội dung trên, báo cáo trước ngày 15/12.

 

6. Làm thế nào để ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc?

 

Cách tốt nhất để ngăn ngừa hiện tượng kháng thuốc là chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết và theo đúng chỉ dẫn của chuyên môn. Điều quan trọng nữa là chỉ nên dùng thuốc kháng sinh cho các loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn chứ không dùng cho việc nhiễm virút như ho, cảm lạnh hoặc cúm. Nên chú ý đến một số khuyến cáo sau:

  • Khi đã kháng thuốc nên cho bác sĩ biết để dùng thuốc cho thích hợp
  • Không dùng thuốc kháng sinh cho các loại bệnh nhiễm virút như cảm lạnh hoặc cúm.
  • Không tiết kiệm thuốc để dùng cho lần tiếp theo, thuốc thừa nên loại bỏ.
  • Dùng thuốc kháng sinh đúng theo đơn bác sĩ, không bỏ liều khi thấy đỡ bệnh, nếu dừng lại sẽ làm cho khuẩn kháng thuốc.
  • Không dùng kháng sinh của người khác. Uống thuốc không đúng có thể làm tăng bệnh và làm cho khuẩn gây bệnh sinh sôi nảy nở.
  • Nếu bác sĩ khuyên không nên dùng thuốc kháng sinh thì không nên ép bác sĩ kê đơn dùng loại thuốc này.

Nguyễn Nguyễn

 

(Sống/ Cafef.vn)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3625 Trước nội soi cần chuẩn bị những gì?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 08 Tháng 12 2016 - 10:52 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Xin hỏi Bác Sĩ khi nội soi dạ dày thì cần chuẩn bị những gì ạ? Em lúc trước bị nhịp nhanh kịch phát trên thất đã cắt đốt thì có thể nội soi tiền mê không ạ? Em xin cảm ơn ạ.

TRẢ LỜI

Chào em,

Để nội soi dạ dày, việc chuẩn bị không có gì phức tạp. Em chỉ cần nhịn đói khoảng 6 giờ trước khi soi. Nếu khát nước, em có thể uống vài ngụm nước nhỏ nhưng nên tuyệt đối ngưng 2 giờ trước soi.

Một số người nghi có hẹp đường tiêu hóa hay có chậm thoát thức ăn qua dạ dày có thể phải nhịn đến 12 giờ.

Mặt khác, nếu dự định tầm soát HP qua nội soi, em cần ngưng các loại kháng sinh và các thuốc ức chế tiết acid 2 tuần trước soi để đảm bảo độ chính xác. Tốt nhất, em nên thông báo với đơn vị soi về những thuốc đang dùng.

Vấn đề loạn nhịp của em không phải là chống chỉ định cho gây mê, nhất là khi nó đã được điều trị. Tuy nhiên, em cần thông bào chi tiết cho bác sĩ gây mê để có tiên lượng và xử trí phù hợp khi có tai biến.

Chúc em khỏe

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin





#3624 Mỡ Máu Cao (Rối Loạn Lipid Máu)

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 06 Tháng 12 2016 - 11:20 AM trong Tổng quát

Trái tim không chỉ đơn thuần tạo ra nhịp đập mà từng phút từng giờ mang lại nhịp sống cho mỗi chúng ta. Ở các nước phát triển, bệnh tim là kẻ thù giết người số một. Ở Việt Nam, kinh tế ngày càng phát triển, dinh dưỡng ngày càng dư dã cùng với lối sống không hợp lý của đời sống công nghiệp hóa dẫn đến số người mắc bệnh tim mạch ngày càng tăng cao và đang trở thành một bệnh xã hội.

 

Tìm hiểu về mỡ máu cao (Rối loạn lipid máu)

Bệnh tim phổ biến và nguy kịch hàng đầu gây lo sợ cho mọi người là THIẾU MÁU CƠ TIM – NHỒI MÁU CƠ TIM mà cốt lõi là do MỠ MÁU CAO (Rối loạn Lipid máu) gây xơ vữa động mạch với các mảng xơ vữa, mảng mỡ làm nghẽn động mạch. Ngoài ra, mỡ máu cao – xơ vữa động mạch còn có thể dẫn đến cao huyết áp, suy tim, đột quỵ. Việc hiểu biết về MỠ MÁU CAO là hết sức quan trọng và giúp chúng ta tránh được những sự cố tim mạch đáng tiếc xảy ra.

 

2%20tim.jpg

 

(Hình minh họa: Nguồn internet)

1. Thuật ngữ:

Có nhiều thuật ngữ được dùng có ý nghĩa tương đương nhau: “Tăng Cholesterol máu”, “Tăng mỡ máu”, “Mỡ máu cao”, “Máu nhiễm mỡ”, “Rối loạn mỡ máu”, “Rối loạn Lipid máu”, “Rối loạn chuyển hóa Lipid” nhưng chính xác nhất vẫn là “Rối loạn Lipid máu”

2. Hai loại mỡ chính trong cơ thể:

Có hai loại mỡ có thể gây hại nếu nồng độ trong máu quá cao, đó là Cholesterol và Triglyceride.Cholesterol xấu gây ra bệnh lý tim mạch. Triglyceride không chỉ ảnh hưởng lên tim mạch mà có thể dẫn đến thấm mỡ trong gan (gan nhiễm mỡ), viêm tụy.

Triglyceride

Triglyceride trong máu tăng cao thường liên quan đến chế độ ăn quá nhiều năng lượng, đặc biệt từ đường, các thức ăn giàu tính bột (carbohydrates) và các loại nước uống năng lượng cao (nước ngọt, rượu, bia). Nồng độ Triglyceride quá cao chủ yếu là do béo phì, nên có thể điều trị bằng cách dùng chế độ ăn ít năng lượng Người ăn chay, tu hành có thể có Triglyceride trong máu cao là do ăn  nhiều các chất tinh bột, đường.

Cholesterol

Tăng Cholesterol trong máu là một vấn đề lớn hơn. Cholesterol là một loại mỡ trăng chủ yếu được tạo ra trong gan động vật, bao gồm cả gan người. Cholesterol ở người chủ yếu là từ các thức ăn được chế biến từ động vật (Do vậy mức cholesterol máu cao hiếm gặp ở người ăn chay). Hầu hết mọi người có thể tự làm giảm mức cholesterol bằng cách thay đổi chế độ ăn của mình.

Ngoài việc thay đổi chế độ ăn và tập thể dục, đối với những người có mỡ máu quá cao (hoặc tăng Cholesterol, hoặc tăng Triglyceride hoặc tăng cả hai), cần phải dùng thêm thuốc để điều trị. Tuy những thuốc này rất hiệu quả nhưng có một số tác dụng phụ cần phải có bác sĩ hướng dẫn điều trị.

3. Xét nghiệm mỡ máu thế nào là chuẩn mực?

Khi muốn lấy máu làm xét nghiệm mỡ trong máu, cần nhịn ăn ít nhất 12 giờ trước khi lấy máu. Để tiện lợi, có thể nhịn đói từ sau bữa ăn tối hôm trước (6 giờ tối) đến 6 giờ sáng hôm sau.

Bộ xét nghiệm mỡ máu bao gồm 4 thông số: Cholesterol toàn phần, LDL- Cholesterol, HDL-Cholesterol, Triglyceride.

4. Mỡ tốt và mỡ xấu:

LDL-C là một dạng Cholesterol kết hợp với LDL (LDL: Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp) gây hại cho cơ thể. LDL-C vận chuyển cholesterol vào trong máu, thấm vào thành mạch máu. LDL-C có vai trò quan trọng trong quá trình hình mãng xơ mỡ động mạch.

HDL-C là một dạng Cholesterol kết hợp với HDL (HDL: Lipoprotein trọng lượng phân tử cao) có lợi cho cơ thể. HDL-C chống lại quá trình xơ mỡ động mạch bằng cách mang cholesterol dư thừa ứ đọng từ trong thành mạch máu trở về gan.

5. Mười nguyên tắc vàng để làm giảm mỡ cao trong máu:

  1. Duy trì cân nặng lý tưởng
  2. Tích cực tập thể dục đều đặn
  3. Nhớ loại mỡ ra khỏi thịt
  4. Nên bỏ thói quen dùng thức ăn nhanh
  5. Tránh các thức ăn chiên rán nhiều mỡ
  6. Tăng cường chế độ ăn nhiều chất xơ
  7. Ưu tiên ăn cá ít nhất hai lần mỗi tuần
  8. Lưu ý tránh ăn bánh kẹo giữa các bữa ăn
  9. Uống nước nhiều hơn
  10. Không hút thuốc

Thức ăn nên tránh: lòng đỏ trứng; Sữa nguyên chất và các sản phẩm từ sữa nguyên chất – bơ, kem, pho-mát, sữa chua, sữa đặc; Nội tạng động vật (Não, gan, paté, xúc xích, gan, thận, phổi, phèo); Hải sản (Tôm, mực ống, trứng cá, cá tẩm bột, cá hộp xốt dầu); Thịt mỡ - Thịt lợn muối xông khói, d8am bông, xúc xích, thịt hộp, thịt nhồi, paté thịt thịt băm viên; Gia cầm (Vịt, ngỗng, da gà, thịt gà nhồi); Các loại bánh (Bánh nướng, chả nướng bột lọc, bánh ngọt, bánh bao, bánh rán, bánh quy); Thức ăn nhanh (Gà rán, khoai tây chiên, cá rán, bánh bao, chả giò, hot-dogs, pizza, cơm chiên); dừa, đậu phụng chiên bơ.

 

1%20tim.jpg

 

(Hình minh họa: Nguồn internet)

Thức ăn thích hợp: Lòng trắng trứng; Sữa có hàm lượng mỡ thấp, sữa không kem và các sản phẩm làm từ sửa không kem – pho – mát gạn kem và pho-mát trắng, nước sữa (chất lỏng còn lại sau khi lấy bơ ra khỏi sữa), sữa chua không mỡ; Cá tươi, sò điệp, cá hộp (xốt nước), tôm hùm và cua; Thịt thỏ, thịt bê (không mỡ), thịt bò, cừu non và heo nạc (Cho những người ăn kiêng vừa phải); Thịt gà nạc không da, tốt nhất là gà nuôi trong môi trường tự nhiên; Bánh mì, bánh xốp, bánh mì khô, bánh quy nước (chỉ làm bằng bột mì và nước), các loại bánh làm ở nhà có thành phần thích hợp; Tất cả các loại trái cây, đặc biệt quả hồ đào, quả óc chó, các hạt giống (Cho những người ăn kiêng vừa phải); Gạo, mì ống, ngũ cốc, thạch, thảo mộc, gia vị, mì ống đóng hộp kiểu Y, bột nhão Vegemite, trà, cà phê, mật, mức, rượu (lượng ít); Mỡ không bão hòa - bơ thực vật, dầu thực vật – dầu ô-liu, dầu quả óc chó, dầu bắp, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu cây rum, dầu hạt bông (Tất cả đều dành cho những người ăn kiêng vừa phải).

Bác sĩ Vũ Minh Đức

Phòng khám Đa khoa Quốc tế YERSIN

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.

 

 




#3623 Những Cơn Đột Qụy Thầm Lặng

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 06 Tháng 12 2016 - 11:12 AM trong Tổng quát

Đột qụy là nỗi lo sợ chung của nhiều người. Nếu không tử vong, đột qụy có thể để lại di chứng là những tổn thương dai dẳng và khó hồi phục. Do đó, việc  nhận diện sớm những dấu hiệu cảnh báo và đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời là vô cùng quan trọng. Các dấu hiệu dễ nhận biết của đột qụy thường được nhắc đến trong từ gợi nhớ là FAST (xệ mặt, tay tê yếu, khó nói). Ngược lại, một số bệnh nhân có thể có đột qụy mà không hề có những dấu hiệu báo động này. Họ có thể không biết hoặc không nhớ vì những triệu chứng trong trường hợp này rất mơ hồ và khó nhận biết: Đó là những cơn đột qụy thầm lặng. Thật đáng tiếc là dù diễn tiến thầm lặng, những cơn đột qụy này vẫn gây nên những tổn thương không hồi phục cho bộ não.

 

Nếu bị đột qụy hơn 1 lần dù là dạng thầm lặng, bạn có thể có vấn đề về suy nghĩ và về trí nhớ. Các cơn đột qụy thầm lặng cũng có thể dẫn đến những cơn đột qụy nặng nề hơn.

Phát hiện đột qụy thầm lặng

Nếu bạn bị đột qụy thầm lặng, có thể bạn sẽ không biết cho đến khi đi chụp cắt lớp não  và phần não tổn thương được nhận ra. Bạn có thể gặp chút vấn đề về trí nhớ hoặc thấy khó khăn khi đi lại. Bác sĩ có thể nhận ra những biểu hiện của đột qụy mà không cần làm thêm bất kỳ xét nghiệm nào.

Khác biệt với thiếu máu não

Như những cơn đột qụy thông thường, đột qụy thầm lặng thường gây ra do tắc mạch bởi những cục máu đông trong não bộ không tan.

Các cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), hay được gọi là đột qụy nhỏ (mini-troke) gây ra do những cục máu đông tự tan trong 5 phút hoặc ít hơn. Khác với những cơn đột qụy thầm lặng, các cơn thiếu máu não thoáng qua không gây ra thương tổn lâu dài ở não. Trên lâm sàng, các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua cũng giống như một cơn đột qụy điển hình như sau:

  • Một bên mặt bị xệ xuống hoặc có cảm giác tê
  • Bị yếu hoặc tê ở một cánh tay hoặc một chân
  • Nói lắp hoặc nói lời khó hiểu
  • Chậm hiểu, khó khăn trong giao tiếp
  • Lơ mơ đột ngột
  • Đột ngột mất thăng bằng hoặc mất sự phối hợp các bộ phận trong cơ thể
  • Đột ngột đau đầu dữ dội

Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào như trên, hãy gọi ngay cấp cứu, thậm chí dù triệu chứng biến mất sau vài phút. Như những cơn đột qụy, cơn thiếu máu não thoáng qua là tình huống cấp cứu và cần được điều trị sớm.

Cơn đột qụy thầm lặng thường xảy ra hơn bạn nghĩ

Một nghiên cứu trên những người trung niên, không có biểu hiện đột qụy rõ rệt, cho thấy có khoảng 10% có tổn thương não do đột qụy dù họ không biết. Các yếu tố như: cao huyết áp và nhịp tim không đều, làm tăng nguy cơ đột qụy.

Tổn thương não do đột qụy là vĩnh viễn, nhưng việc điều trị có thể khôi phục những chức năng đã bị suy yếu nhờ vào sự hoạt động của vùng não khác.

Các thói quen tốt có thể giúp phòng ngừa đột qụy

Những thói quen có lợi cho sức khỏe có thể giúp bạn giảm nguy cơ đột qụy và bệnh lý tim mạch:

  • Theo dõi và kiểm soát huyết áp
  • Theo dõi và kiểm soát mỡ máu
  • Kiểm soát đường huyết
  • Bỏ hút thuốc
  • Có chế độ ăn kiêng hợp lý, ăn nhiều trái cây tươi, rau củ và tất cả các loại hạt. Loại bỏ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối và đường
  • Tập thể dục đều đặn
  • Giữ cân nặng cơ thể lý tưởng

Nhóm Biên Dịch Y Khoa, Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin

Nguồn WebMD

(Bản quyền các bài dịch thuộc về các dịch giả và yersinclinic.com. Mọi hành vi đăng lại, trích dẫn phải ghi rõ nguồn yersinclinic.com)

___________________________________________________________________________________

Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0933 668 827 hoặc email CS@khamonline.com để đặt hẹn và được tư vấn.




#3622 Trào ngược dạ dày thực quản...?

Đã gửi bởi BS YERSIN trong 02 Tháng 12 2016 - 10:07 AM trong Nội soi -Tiêu hóa

CÂU HỎI

Chào Bác sỹ. Tôi có cảm giác nghẹn ở cổ họng gần 1 tháng, kèm viêm họng. Đã điều trị bên bác sỹ TMH (chẩn đoán là viêm họng do trào ngược dạ dày). Tôi đã uống thuốc trị viêm họng kết hợp trị trào ngược dạ dày trong tháng. Tuy nhiên cảm giác nghẹn càng tăng lên. Bác sỹ Tai Mũi Họng bảo tôi nên đi khám tiêu hóa. Bác sỹ tư vấn giúp tôi có khả năng liên quan đến tiêu hóa không, và tôi phải đi khám ở đâu (trước đó tôi có uống thuốc điều trị viêm dạ dày). Cảm ơn Bác sĩ rất nhiều!

TRẢ LỜI

Xin chào bạn,

Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản có khả năng gây ra một vài triệu chứng vùng họng và thanh quản. tuy nhiên, để chẩn đoán trường hợp này, cần loại trừ tất cả các nguyên nhân bệnh lý khác ở vùng hầu họng cũng như làm nội soi để xác định mức độ trào ngược. Tuy một số trường hợp trào ngược gây viêm họng , thanh quản không có biểu hiện rõ ràng qua nội soi nhưng hầu hất đều đáp ứng rất tốt với các điều trị bằng thuốc kháng tiết acid.

Trong trường hợp của bạn, chưa có khẳng định bằng nội soi, lại  không đáp ứng với điều trị tiêu hóa, chúng tôi cho rằng khả năng nghẹn hay viêm họng do trào ngược là rất ít.

Để xác định, bạn nên đi nội soi để kiểm tra, đồng thời chú ý lại một số vấn đề trong sinh hoạt có thể làm cho điều trị kém hiệu quả. Các sai lầm thường gặp là ăn quá no, uống nhiều bia rượu-cafe, nằm hay vận động mạnh ngay sau ăn, ngủ nằm đầu thấp ...

Đi khám tiêu hóa là cần thiết để xác định hay loại trừ chắc chắn. Bạn có thể đến khám ở các bệnh viện công như Chợ Rẫy, Đại học Y dược hoặc các phòng khám tư nhân chuyên tiêu hóa, tùy theo khả năng và lựa chọn của chính bạn. Đây cũng không phải là vấn đề quá khó khăn nên hầu hết các phòng khám đều có thể giải quyết được.

Chúc bạn mau khỏe

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin





Hội thảo chuyên môn

Gửi câu hỏi