Đến nội dung

Hình ảnh

Nhiễm HP Và Nấm Dạ Dày


  • Vui lòng đăng nhập để trả lời
Không có trả lời nào

#1 BS YERSIN

BS YERSIN

    Yersin's Doctors

  • Doctors
  • 763 Bài viết:
  • Ngày sinh:1972-12-31

Đã gửi 20 Tháng 12 2016 - 02:07 PM

CÂU HỎI

Kính chào bác sĩ Tôi có đi nội soi dạ dày và được chẩn đoán viêm dạ dày nhiễm HP và bị cả nấm dạ dày. Bác sĩ đã kê đơn điều trị HP. Sau khi uống 2 tuần và xét nghiệm lại (bằng phương pháp thở) thì HP ấm tính. Tuy nhiên, sau khi ăn xong tôi vẫn bị tức bụng nên bác sĩ kê đơn thuốc uống trong 1 tháng (đơn thuốc gồm Esomeprazol và Muscota). Sau 1 tháng tôi vẫn không cải thiện được tình trạng đau tức thượng vị sau ăn (đặc biệt sau ăn trưa). Vậy bác sĩ cho tôi hỏi, tôi đã điều trị HP âm tính thì việc tôi vẫn đau tức thượng vị sau ăn có phải do tôi chưa chữa bệnh nấm dạ dày không? Theo tôi tìm hiểu, bệnh nấm dạ dày chỉ phát bệnh ở 1 số cơ địa đặc biệt (suy giảm miễn dịch, ung thư, HIV…) hoặc bị stress nặng kéo dài. Nhưng tôi hoàn toàn không ở các thể trên. Vậy kính nhờ bác sĩ cho tôi lời khuyên có phải chữa bệnh nấm dạ dày sau khi chữa khỏi HP không? Nếu có xin bác sĩ cho phác đồ và đơn thuốc điều trị Cảm ơn bác sĩ nhiều.

TRẢ LỜI

Chào em,

HP có thể là nguyên nhân gây tổn thương dạ dày nhưng việc loại trừ HP chưa hẳn lúc nào cũng giải quyết được vấn đề. Việc nhiễm HP gây những tổn thương mãn tính ở đường tiêu hóa, thường gặp nhất là loạn sản ruột và teo niêm mạc dạ dày. Trong khi có một số bằng chứng cho thấy sự trở lại bình thường của các đảo loạn sản niêm mạc, tổn thương teo niêm mạc dạ dày cho thấy ít khả năng hồi phục trở lại bình thường. Do đó, việc điều trị HP tuy giúp ngăn cản bệnh tiến triển thêm, nhưng có thể vẫn không làm hết hoàn toàn các triệu chứng mà bệnh nhân đang mắc phải.

Trong trường hợp HP là nguyên nhân gây bệnh duy nhất và đã được loại trừ,  việc điều trị sẽ nhằm vào việc bảo vệ niêm mạc bằng các thuốc băng niêm mạc kèm theo chế độ dinh dưỡng tốt và loại trừ các tác nhân gây hại cho dạ dày. Hy vọng qua thời gian, tình trạng niêm mạc dạ dày sẽ phục hồi phần nào

Trường hợp của em còn phức tạp hơn vì có kèm theo việc nhiễm nấm. Cần chú ý là bệnh lý nhiễm nấm thường thấy ở thực quản hơn là ở dạ dày. Em cũng đúng khi nói về những cơ địa bị nhiễm nấm. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố nguy cơ cũng góp phần làm bệnh nhân bị nhiễm nấm. Những yếu tố này bao gồm hút thuốc lá, ăn nhiều đường , mang răng giả, dùng nhiều kháng sinh, có bệnh mãn tính khác, ít tiết nước bọt v.v.. Bác sĩ cần hỏi bệnh kỹ để tìm ra những yếu tố nguy cơ này để điều chỉnh khi điều trị. Chúng tôi không rõ về kết quả nội soi nhưng nếu có nấm thực quản hay dạ dày thì đều phải nên điều trị.

Cuối cùng, em nên biết là dù ở Việt Nam hay Âu Mỹ, việc cho thuốc qua mạng- đặc biệt khi có liên quan đến nhiễm khuẩn và kháng sinh- không được khuyến cáo. Những thông tin của người bệnh không đủ cơ sở pháp lý để những người hành nghề y tế ra những quyết định có liên quan đến pháp lý. Do đó, các thông tin trên mạng thường chỉ dùng để tư vấn hoặc tham khảo mà thôi.

Em cần đi khám lại bác sĩ tiêu hóa và mang theo tất cả hồ sơ cũ để tham khảo.

Thân chào!

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Yersin






0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh

Gửi câu hỏi