Đến nội dung

Hình ảnh

Những cơn đột quỵ thầm lặng


  • Vui lòng đăng nhập để trả lời
Không có trả lời nào

#1 BS YERSIN

BS YERSIN

    Yersin's Doctors

  • Doctors
  • 763 Bài viết:
  • Ngày sinh:1972-12-31

Đã gửi 01 Tháng 7 2015 - 11:38 AM

Đột quy là nỗi lo sợ chung của nhiều người. Nếu không tử vong, đột quỵ có thể để lại di chứng là những tổn thương dai dẳng và khó hồi phục. Do đó, việc  nhận diện sớm những dấu hiệu cảnh báo và đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời là vô cùng quan trọng. Các dấu hiệu dễ nhận biết của đột quỵ thường được nhắc đến trong từ gợi nhớ là FAST (xệ mặt, tay tê yếu, khó nói). Ngược lại, một số bệnh nhân có thể có đột quỵ mà không hề có những dấu hiệu báo động này. Họ có thể không biết hoặc không nhớ vì những triệu chứng trong trường hợp này rất mơ hồ và khó nhận biết: Đó là những cơn đột quỵ thầm lặng. Thật đáng tiếc là dù diễn tiến thầm lặng, những cơn đột quỵ này vẫn gây nên những tổn thương không hồi phục cho bộ não.

 

Nếu bị đột quỵ hơn 1 lần dù là dạng thầm lặng, bạn có thể có vấn đề về suy nghĩ và về trí nhớ. Các cơn đột quỵ thầm lặng cũng có thể dẫn đến những cơn đột quỵ nặng nề hơn.


Phát hiện đột quỵ thầm lặng


Nếu bạn bị đột quỵ thầm lặng, có thể bạn sẽ không biết cho đến khi đi chụp cắt lớp não  và phần não tổn thương được nhận ra. Bạn có thể gặp chút vấn đề về trí nhớ hoặc thấy khó khăn khi đi lại. Bác sĩ có thể nhận ra những biểu hiện của đột quỵ mà không cần làm thêm bất kỳ xét nghiệm nào.


Khác biệt với thiếu máu não.


Như những cơn đột quỵ thông thường, đột quỵ thầm lặng thường gây ra do tắc mạch bởi những cục máu đông trong não bộ không tan.


Các cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), hay được gọi là đột quỵ nhỏ (mini-troke) gây ra do những cục máu đông tự tan trong 5 phút hoặc ít hơn. Khác với những cơn đột quỵ thầm lặng, các cơn thiếu máu não thoáng qua không gây ra thương tổn lâu dài ở não. Trên lâm sàng, các triệu chứng của cơn thiếu máu não thoáng qua cũng giống như một cơn đột quỵ điển hình như sau:


-    Một bên mặt bị xệ xuống hoặc có cảm giác tê.
-    Bị yếu hoặc tê ở một cánh tay hoặc một chân
-    Nói lắp hoặc nói lời khó hiểu.
-    Chậm hiểu, khó khăn trong giao tiếp.
-    Lơ mơ đột ngột.
-    Đột ngột mất thăng bằng hoặc mất sự phối hợp các bộ phận trong cơ thể.
-    Đột ngột đau đầu dữ dội.


Nếu bạn có bất cứ triệu chứng nào như trên, hãy gọi ngay cấp cứu, thậm chí dù triệu chứng biến mất sau vài phút. Như những cơn đột quỵ, cơn thiếu máu não thoáng qua là tình huống cấp cứu và cần được điều trị sớm.


Cơn đột quỵ thầm lặng thường xảy ra hơn bạn nghĩ.


Một nghiên cứu trên những người trung niên, không có biểu hiện đột quỵ rõ rệt, cho thấy có khoảng 10% có tổn thương não do đột quỵ dù họ không biết. Các yếi tố như; cao huyết áp và nhịp tim không đều, làm tăng nguy cơ đột quỵ.


Tổn thương não do đột quỵ là vĩnh viễn, nhưng việc điều trị có thể khôi phục những chức năng đã bị suy yếu nhờ vào sự hoạt động của vùng não khác.


Các thói quen tốt có thể giúp phòng ngừa đột quỵ


Những thói quen có lợi cho sức khỏe có thể giúp bạn giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh lý tim mạch:


-    Theo dõi và kiểm soát huyết áp.
-    Theo dõi và kiểm soát mỡ máu.
-    Kiểm soát đường huyết.
-    Bỏ hút thuốc.
-    Có chế độ ăn kiêng hợp lý, ăn nhiều trái cây tươi, rau củ và tất cả các loại hạt. Loại bỏ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, muối và đường.
-    Tập thể dục đều đặn.
-    Giữ cân nặng cơ thể lý tưởng.

 

Trích dịch từ nguồn WebMD






2 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 2 khách, 0 thành viên ẩn danh

Gửi câu hỏi