Đến nội dung

Hình ảnh

Đau bụng, trướng bụng kéo dài


  • Vui lòng đăng nhập để trả lời
1 Trả lời cho chủ đề này

#1 Haitac

Haitac

    Member

  • Newbies
  • PipPip
  • 10 Bài viết:

Đã gửi 14 Tháng 9 2015 - 02:26 PM

Chào bác sĩ.

 

Cháu bị đau bụng âm ỉ kéo dài kèm theo đầy hơi trướng bụng. Năm ngoái cháu có đi nội soi đại tràng 1 lần nhưng kết quả bình thường. Nhưng đến năm nay triệu trứng ngày càng nhiều đau âm ỉ nhiều hơn. Hôm trước cháu đi ngoài ra phân cục có khuôn kèm theo máu dính vào bề mặt phân. Và rát hậu môn khi đại tiện. Nhưng tiếp đó phân lại nát luôn và có màu rất lạ là màu nâu đỏ và rất nát như đất sét. Cháu rất lo lắng ko biết bị làm sao. Liệu có phải do chảy máu đại tràng ko thưa bác sĩ. Hôm đó cháu có ăn quả thanh long đỏ. Và cháu bị xung huyết rải rác dạ dày. Bác sĩ tư vấn giúp cháu.



#2 BS YERSIN

BS YERSIN

    Yersin's Doctors

  • Doctors
  • 763 Bài viết:
  • Ngày sinh:1972-12-31

Đã gửi 14 Tháng 9 2015 - 03:34 PM

Chào cháu,
 
1.Vấn đề chảy máu trong phân của cháu phần nhiều không liên quan đến viêm dạ dày xung huyết.
 
2.Đi tiêu phân to, cứng với máu bọc bên ngoài lè triệu chứng khá điển hình của xuất huyết tiêu hóa dưới, thường nhất là hậu quả của một vết nứt hậu môn. Do có vết nứt nên thường thì bệnh nhân sẽ có cảm giác đau, rát như cháu mô tả. Vết nứt có thể tự lành nhưng cũng có thể tồn tại khá lâu nếu như tình trạng bón vẫn kéo dài hoặc đi tiêu phân lỏng làm nơi bị nứt thường xuyên bị kích thích. Quả thanh long cũng không liên quan đến việc này.
 
Để có thể giúp vết nứt lành nhanh:
 
*Ăn nhẹ dễ tiêu, nhiều chất xơ và uống nhiều nước để đi tiêu dễ dàng, 1 lần mỗi ngày
*Giữ vệ sinh vùng hậu môn, dùng giấy mềm sạch để lau sau khi đi tiêu
*Tránh rặn mạnh, đi tiêu gấp làm dãn hậu môn đột ngột, có thể làm vết nứt rộng thêm ra
*Dùng các loại kem hay viên đặt hậu môn để giúp vết nứt mau lành và chống nhiễm trùng. Có nhiều loại kem có thể mua dễ dàng, không cần toa.
 
Vết nứt thường lành trong vòng 1 tuần nhưng có khả năng tái phát nếu cháu bị bón thường xuyên. Do đó, cần chú ý thay đổi chế độ ăn và chế độ sinh hoạt sau này.
 
3. Cháu không cần soi đại tràng. Để xác định chẩn đoán và đánh giá chính xác, chỉ cần khám bác sĩ tiêu hóa để được khám hậu môn. Đôi khi, bác sĩ sẽ soi hậu môn bằng một dụng cụ đơn giản.
 
Chúc cháu mau khỏe,

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Xuân Quang
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh

Gửi câu hỏi