Đến nội dung

Hình ảnh

Về đại tràng

ung thư đại tràng

  • Vui lòng đăng nhập để trả lời
1 Trả lời cho chủ đề này

#1 admin

admin

    Administrator

  • Administrators
  • 39 Bài viết:

Đã gửi 09 Tháng 3 2015 - 02:18 PM

Xin chào BS năm nay em 45 Tuổi,

Cho em hỏi e bị đau bụng dưới bên trái ngay đường mổ baby mà nằm ngay bên trái, đau âm ỉ và lâu lâu nhói, nay đã 4 Tháng mà không hết. Mới đầu em tưởng về tử cung nhưng đi pap test và biogsy đều tốt không có gì. Bây giờ đang chuyển về BS ruột. Xin hỏi BS có phải đau chỗ đó là Đại Tràng không ? Em đi cầu thì bình thường, khi ăn gì lạ thì sôi bụng, đi cầu hai lần.

 

Nhưng mà ngày nào cũng xì hơi rất nhiều, ăn uống bình thường. E có đi thử máu nước tiểu, siêu âm điều không có gì. Ngày hôm qua em lại đi CT Scan, kết quả cũng không có gì. Xin hỏi BS CT SCAN CÓ PHÁT HIỆN UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG KHÔNG? Và có phát hiện polyp không? Xin BS cho e biết chổ đó có phải đau đại tràng không?

 

Chân thành cám ơn Bs.

 

Xin BS Gởi về email kimlele460@yahoo.ca



#2 BS YERSIN

BS YERSIN

    Yersin's Doctors

  • Doctors
  • 763 Bài viết:
  • Ngày sinh:1972-12-31

Đã gửi 10 Tháng 3 2015 - 11:20 AM

Em thân mến,

 
Chúng tôi xin trả lời như sau:
 
1. Việc điều trị HP chỉ dựa vào kết quả thử máu là chưa đủ. Em cần phải nội soi hoặc ít nhất, cần thử test hơi thở dương tính để khẳng định trình trạng nhiễm HP đang hoạt động. Việc thử máu dương tính có thể là hậu quả của việc nhiễm HP từ rất lâu, chưa hẳn là em đang có. Tuy nhiên, dù sao thì em cũng đã qua đợt điều trị và có kết quả test hơi thở âm tính, chúng tôi xin chúc mừng việc này.
 
Cũng như đa số bệnh nhân, các triệu chứng của em ít khi nào hết ngay mà thường thì sẽ giảm dần và mất đi sau vài tuần đến vài tháng. Hiện tại, không có chứng cứ gì để nghĩ đến tình trạng tái nhiễm .
Việc tái nhiễm (re-infection) khác với tái phát ( Recurrence) vì vi khuẩn HP bắt buộc là một chủng MỚI, thường xảy ra sau 12 tháng. Ngược lại, tái phát thường là do cùng một chủng và hay xảy ra trong vòng 12 tháng sau điều trị. Do việc tái nhiễm là một chủng mới, chẳng có lý do gì để xem đây là chủng kháng thuốc cả.  
 
Chúng  tôi cho là nghệ và mật ong không ảnh hưởng đến kết quả của test hơi thở. Việc ảnh hưởng đến tính chính xác thường là do dùng thuốc không đúng hướng dẫn. Việc em còn triệu chứng phần nhiều do dạ dày vẫn còn viêm nhẹ, cần tiếp tục điều trị thêm.
 
2. Việc tái nhiễm lại phụ thuộc vào tỷ lệ nhiễm HP trong môi trường và nguy cơ tiếp xúc của từng cá thể. Nói chung, nguy cơ tái nhiễm cũng giống như nhiễm lần đầu: rất cao ở các nước đang phát triển và rất thấp ở các nước đã phát triển. Con số cụ thể rất khác nhau tùy theo vùng địa lý và đặc điểm kinh tế xã hội nhưng thường được tính dồn sau 1 năm. Mặt khác, để thực sự xác nhận là tái nhiễm, vi khuẩn HP cần được phân lập DNA và xác định chủng chính xác nên việc phân biệt không thể thực hiện được qua lâm sàng hay các cận lâm sàng thường dùng. Mốc 6 tháng không đúng vì bệnh nhân có thể nhiễm lại bất cứ lúc nào nếu có rủi ro tiếp xúc tác nhân gây bệnh trong điều kiện thuận lợi. Các kháng thể chống HP ở trong máu không có tác dụng bảo vệ lại việc lây nhiễm này.
 
3.Việc tăng men gan có thể liên quan đến một số rối loạn chuyển hóa, thường nhất là gan nhiễm mỡ. Nhiều rối loạn di truyền gây thay đổi hoạt động các men chuyển hóa ở gan cũng có thể làm tăng men gan kéo dài. Chúng tôi không rõ mức độ trầm trọng của men gan như thế nào nhưng nhiễm HP là một bệnh mãn tính nên việc điều trị có thể trì hoãn nếu cần. Nên làm rõ nguyên nhân gây tăng men gan trước khi điều trị bất cứ loại thuốc gì. Trong trường hợp của em, men gan tăng được phát hiện SAU KHI em dùng thuốc nên cũng có nhiều khả năng là tăng men gan do thuốc. Trong trường hợp này, men gan sẽ giảm dần sau một thời gian dù không điều trị đặc hiệu. Em nên theo dõi xét nghiệm định kỳ, và tốt nhất là theo dõi ở bác sĩ chuyên khoa gan. Câu hỏi cuối cùng của em hơi thừa và em đã điều trị bệnh dạ dày một thời gian khá dài rồi. Vấn đề hiện nay là tiếp tục dùng thuốc hay ngưng. Để trả lời cầu hỏi đó, cần xem xét tương quan giữa hai yếu tố 
 
-Mức độ trầm trọng của tăng men gan
 
-Mức độ trầm trọng của tình trạng đau dạ dày và các rối loạn tiêu hóa kèm theo.
 
Chỉ có bác sĩ điều trị trực tiếp mới đánh giá được để quyết định nên làm gì trước. Chúng tôi khó có thể có lời khuyên chính xác về việc này.
 
Chúc em mau khỏe,
 
TS.BS Võ Xuân Quang
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Yersin





0 người đang xem chủ đề

0 thành viên, 0 khách, 0 thành viên ẩn danh

Gửi câu hỏi